1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC TẬP-Hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P.P của Công ty Phân Phối Nguyên Liệu Công Nghiệp Dầu Khí (PIMD)

25 1,6K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 170,5 KB

Nội dung

Với vai trò là công ty con của Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí Petrosetco trực thuộc Tập đoàn Dầu Khí ViệtNam, Công ty Phân phối Nguyên liệu Công Nghiệp Dầu Khí PIMD luôn p

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường ngày càng đổi mới, pháttriển mạnh mẽ cả về hình thức lẫn quy mô sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi ViệtNam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) - một sân chơilớn chứa đựng nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức đối với nền kinh tế ViệtNam Việc Việt Nam tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế ở khu vực và thế giới tạođiều kiện thuận lợi cho lĩnh vực xuất khẩu phát triển

Tại Việt Nam, ngành nhựa là ngành công nghiệp mũi nhọn với tốc độ tăngtrưởng rất cao, từ 25 - 30% một năm Với vai trò là công ty con của Tổng Công ty

cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco) trực thuộc Tập đoàn Dầu Khí ViệtNam, Công ty Phân phối Nguyên liệu Công Nghiệp Dầu Khí (PIMD) luôn phấn đấunhằm cung ứng kịp thời nhu cầu hạt nhựa P.P cho thị trường trong và ngoài nướcdựa vào năng lực tài chính vững mạnh, am hiểu thị trường, cùng dịch vụ giao hàngnhanh chóng và hệ thống kho bãi hiện đại

Là một sinh viên năm 3, phần nào nhận thức được tầm quan trọng của hoạt

động xuất nhập khẩu hạt nhựa P.P, tôi đã chọn đề tài báo cáo: “Hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P.P của Công ty Phân Phối Nguyên Liệu Công Nghiệp Dầu Khí (PIMD)” với mục đích kiểm nghiệm những kiến thức đã học ở trường Đại học

Ngoại Thương cơ sở 2 tại TPHCM, đồng thời trau dồi thêm kiến thức và kinhnghiệm thực tế Bài báo cáo có kết cấu 3 chương như sau:

- Chương 1: Tổng quan về Công ty Phân Phối Nguyên Liệu Công Nghiệp Dầu Khí

- Chương 2: Hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P.P tại Công ty Phân Phối NguyênLiệu Công Nghiệp Dầu Khí

- Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu hạt nhựaP.P của Công ty Phân Phối Nguyên Liệu Công Nghiệp Dầu Khí

Báo cáo được thực hiện qua việc nghiên cứu các văn bản, chứng từ liên quancũng như những thông tin do tôi trực tiếp quan sát được và từ kinh nghiệm thực tiễncủa các cán bộ nhân viên tại nơi tôi thực tập Do kiến thức bản thân còn nhiều hạnchế và thời gian hạn hẹp, nên báo cáo có thể chưa thật sâu sắc, phản ánh hết mọi

Trang 2

khía cạnh của các vấn đề và còn tồn tại những hạn chế, sai sót Tôi rất mong nhậnđược sự góp ý tích cực từ Quý Thầy Cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

Tôi xin gửi lời càm ơn chân thành tới các thầy cô Trường Đại học NgoạiThương cơ sở 2 tại TPHCM đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian qua, đặcbiệt là cô Hà Hiền Minh – giảng viên trường Đại học Ngoại Thương cơ sở 2 tạiTPHCM đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để hoànthành đề tài này Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Phân PhốiNguyên Liệu Công Nghiệp Dầu Khí, các anh chị phòng Kinh doanh – Xuất nhậpkhẩu đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành quátrình thực tập

Tp Hồ Chí Minh, Tháng 6 năm 2013

SINH VIÊNVương Hải Nam

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY PHÂN PHỐI NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ

1.1 Quá trình hình thành và phát triển

1.1.1 Lịch sử hình thành

Công ty Phân Phối Nguyên Liệu Công Nghiệp Dầu Khí (PIMD) là đơn vịthành viên của Tổng Công ty Dịch vụ Tổng hợp Dầu Khí (Petrosetco) trực thuộcTập đoàn Dầu khí Việt Nam Công ty được thành lập vào tháng 1 năm 2010 vớimục tiêu bao tiêu và phân phối sản phẩm hóa dầu nói chung, đặc biệt là hạt nhựaP.P của nhà máy Dung Quất cho vào thị trường trong và ngoài nước

Tháng 2 năm 2010, Công ty Phân Phối Nguyên Liệu Công Nghiệp Dầu Khíđược Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh vàhoạt động trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm hóa dầu của ngành Dầu khí (trừxăng, dầu)

Các thông tin về công ty:

- Tên đầy đủ: Công ty Phân Phối Nguyên Liệu Công Nghiệp Dầu Khí

- Tên đối ngoại: Petroleum Industrial Materials Distribution Company

- Tên viết tắt: PIMD

- Trụ sở: Lầu 6, Phòng 609, Tòa nhà Petro Vietnam, số 1-5 Lê Duẩn, PhườngBến Nghé, Quận 1, TP HCM

Trang 4

nhà phân phối chính thức các sản phẩm của Nhà Máy Polyester Đình Vũ Từ đây,Công ty buôn bán các loại hạt nhựa P.P cho thị trường trong nước và nước ngoài,P.E và phân bón, sắn lát cho khách hàng nội địa.

Tháng 4 năm 2012, chi nhánh miền Trung được sát nhập vào PIMD Hiện nay,PIMD đã thiết lập 2 tổng kho ở Quãng Ngãi và ở Cảng Bến Nghé, TP HCM PIMDđang xây dựng hệ thống kho bãi ở Đình Vũ, Hải Phòng để phục vụ cho việc phânphối các sản phẩm xơ sợi của nhà máy Polyester Đình Vũ

Sau hơn một năm từ ngày thành lập, PIMD đã trở thành một trong nhữngthương hiệu uy tín nhất trên thị trường PIMD luôn phấn đấu trở thành “Bạn đồnghành chuyên nghiệp” của khách hàng với phương châm hai bên cùng có lợi

1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và công tác quản trị nhân sự của Công ty

1.2.1 Chức năng

- Công ty có chức năng là một đơn vị phân phối Công ty phân phối các sảnphẩm của nhà máy Polypropylene Dung Quất cho khách hàng trong nước

- Công ty xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa với mục đích thương mại

- Công ty còn cung cấp các dịch vụ giao hàng tận nơi, dịch vụ chăm sóc, tưvấn khách hàng nhằm giúp tối đa hóa hiệu quả và lợi ích cho khách hàng

1.2.2 Nhiệm vụ

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh theo quychế hiện hành nhằm thực hiện mục đích và chức năng mà Công ty đề ra

- Tự trang trải nợ đã vay và làm tròn nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước

- Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất nhậpkhẩu và giao dịch đối ngoại do Bộ Thương Mại ban hành

- Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn vốn của Công ty

- Nộp thuế đầy đủ theo quy định của Nhà nước

- Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản XHCN

Trang 5

- Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính, tài sản, các chế độ chínhsách cán bộ và quyền lợi của người lao động, chăm lo đời sống, đào tạo bồi dưỡngnhằm nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên của Công ty để đáp ứng được yêu cầu,nhiệm vụ kinh doanh ngày càng cao.

1.2.3 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Công ty PIMD

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Công ty PIMD)

Công ty được tổ chức khá chặt chẽ, với các khâu, các bộ phận được phân định

rõ ràng, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trôi chảy, thuận lợi Với đặcđiểm Công ty phân phối, kinh doanh – thương mại, kết cấu Công ty như vậy là hợp

lý và đảm bảo có thể quản lý toàn bộ, thông suốt tất cả các khu vực

Nhiệm vụ và chức năng một số phòng ban tiêu biểu:

- Ban Giám đốc: Với sơ đồ như trên thì Ban Giám đốc là người điều hành mọihoạt động của Công ty như quyết định các hoạt động kinh doanh của Công ty; tổchức thực hiện các hoạt động kinh doanh của Công ty; ban hành các quy chế quan

lý nội bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức năng quản lý

Phòng Kếhoạch -Marketing

Phòng Tổchức -Hànhchính

Kho

-Sắn lát

Tổ Xơ Sợi

Trang 6

- Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu:

+ Tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty hoạch định các phương án sản xuấtkinh doanh của toàn Công ty dài hạn, ngắn hạn hoặc trong từng thương vụ kinhdoanh cụ thể

+ Trực tiếp nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, khách hàng trong và ngoàinước để xúc tiến thương mại, ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu

+ Kinh doanh nội địa các mặt hàng phục vụ yêu cầu xuất nhập khẩu

+ Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại, điều kiện và hìnhthức thanh toán Thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục xuất nhập khẩu đúng quy địnhcũng như theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng

+ Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường để đầu tư đẩy mạnhkinh doanh bao gồm hàng xuất, hàng nhập, hàng nội địa Đề xuất Tổng Giám ĐốcCông ty các chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế trong lĩnh vựckinh doanh xuất nhập khẩu

- Phòng Kế toán:

+ Quản lý công tác kế toán, bao gồm kế toán tài chính theo pháp luật về thuế vàchuẩn mực kế toán Việt Nam và kế toán quản trị theo hệ thống quản lý của Công ty.+ Phối hợp thực hiện và kiểm soát các kế hoạch chi tiêu, quảng cáo, lươngthưởng, doanh thu và công nợ khách hàng, đầu tư và quản lý tài sản

+ Quản lý công tác nhập, giữ và xuất tiền mặt

+ Chịu trách nhiệm cung cấp vốn, các dịch vụ tài chính, kế toán cho tất cả các

Trang 7

+ Điều phối phương tiện vận tải chở hàng từ nhà máy về kho.

+ Có trách nhiệm theo dõi tiến độ của từng lô hàng do các bộ phận khác báo

về, từ đó lên kế hoạch sắp xếp phương tiện vận tải, liên hệ với khách hàng về địađiểm, thời gian và phương thức giao hàng đến khi hàng hóa được giao đến kho củakhách hàng một cách an toàn đầy đủ

và nhận dạng những cơ hội mà Công ty sẽ có được

+ Tiếp thị, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng, các dịch vụ hậu mãi

1.2.4 Công tác quản trị nhân sự

Bảng 1.1: Số lượng và trình độ nhân sự của Công ty PIMD

BanGiámđốc

PhòngKinhdoanh

PhòngLogistics

PhòngKếhoạch

PhòngKếtoán

Phòng

Tổ chức

- Hànhchính

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Công ty PIMD)

Từ bảng 1.1, ta thấy trình độ nhân viên của Công ty phần lớn đều là nhữngnhân viên tri thức, lành nghề Điều này chứng tỏ Công ty một mặt đã quan tâm đến

Trang 8

công tác tuyển dụng và đào tạo các lao động có trình độ cao để đáp ứng yêu cầu mởrộng loại hình kinh doanh, mặt khác cũng cho thấy PIMD là một trong những điểmđến hấp dẫn đối với lao động có kỹ năng và tay nghề.

Ở Ban Giám đốc, phòng Kinh doanh và Phòng Kế hoạch, trình độ nhân sự đềuđạt 100% Đại học, cho thấy sự tuyển lựa gắt gao vào các vị trí then chốt của Công

ty, nhân viên ở các phòng, ban này là người dẫn dắt con đường thánh công củaCông ty nên sự lựa chọn đầu vào khắt khe là hoàn toàn phù hợp Ở các phòngLogistics, Kế toán, trình độ Đại học chiếm trên 50% cho thấy nguồn nhân lựccũng phải đạt được một mức chất lượng nhất định, nếu không thể hiện qua trình

độ học vấn cũng thế hiện qua số năm kinh nghiệm, do vậy mà đa số nhân viêntrong các ban đều là những con người có trình độ cao, lành nghề, được lựa chọnđầu vào rất kĩ để đáp ứng được những chuẩn mực nhất định của Công ty PhânPhối Nguyên Liệu Công Nghiệp Dầu Khí nói riêng và Tổng Công ty Tổng hợpdịch vụ Dầu khí nói chung

Công ty PIMD cho nhân viên hưởng chế độ lương thưởng cụ thể là 1 thánglương sau mỗi quý; Công ty sẽ thưởng thêm 1 tháng lương cho tất cả nhân viên nếuđạt chỉ tiêu và 3 tháng lương nếu vượt chỉ tiêu vào cuối năm

Về việc nghỉ phép, số ngày nghỉ phép có lương của nhân viên làm việc choCông ty dưới 5 năm là 10 ngày/ năm và cứ sau 5 năm làm việc thì tăng thêm 1 ngàyphép có lương

1.3 Khái quát tình hình kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010 - 2012

Trang 9

Bảng 1.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty PIMD

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị %

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty PIMD)

Năm 2010, tổng doanh thu đạt 758,56 tỷ đồng Cũng trong năm này, Công tychú trọng đầu tư vào việc nâng cao trình độ nhân sự và bộ máy làm việc nên tổngchi phí là 734,67 tỷ đồng Do là Công ty vừa thành lập, nên Công ty không phảiđóng thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu tiên Do đó, lợi nhuận trước thuế

và sau của năm 2010 là 23,89 tỷ đồng Đây là con số đáng kinh ngạc đối với mộtCông ty mới, thể hiện được chiến lược phát triển của Công ty đang đi đúng hướng,góp phần tạo thuận lợi cho những bước phát triển dài hạn trong những năm tiếp theo.Năm 2011, tổng doanh thu đạt 1.207,57 tỷ đồng, tăng 449,01 tỷ đồng so vớinăm trước Tổng doanh thu tăng là do Công ty đã giải quyết tốt khó khăn về thịtrường tiêu thụ, Công ty đã mở rộng quan hệ với nhiều thương nhân mới nên hoạtđộng kinh doanh ngày càng phát triển Bên cạnh đó, tổng chi phí năm 2011 là1.194,40 tỷ đồng được Công ty đầu tư vào việc củng cố đội ngũ bán hàng, quản lýdoanh nghiệp, vay tài chính và hoạt động nhập khẩu tăng nên tổng chi phí tăngnhiều so với năm trước, tăng 459,73 tỷ đồng Lợi nhuận trước và sau thuế chỉ đạt13,17 tỷ, giảm 10,72 tỷ đồng so với năm 2010

Trang 10

Năm 2012, tổng doanh thu đạt 1.543,02 tỷ đồng, tăng 335,45 tỷ so với nămtrước Doanh thu tăng do thị trường tiêu thụ các sản phẩm hạt nhựa P.P, P.E,… năm

2012 tăng đáng kể, sản lượng đặt hàng và mua của các đối tác đều tăng Tuy nhiên,Công ty lại phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn như: chi phí cho việc nâng caotrình độ nhân sự, giá cước vận tải ảnh hưởng nghiêm trọng trong lĩnh vực giao nhậnhàng hóa xuất nhập khẩu, chi phí phân phối hàng hóa trong nước cao, tăng lươngcông nhân viên,… làm tổng chi phí là 1.534,12 tỷ đồng, tăng 339,72 tỷ so với năm

2011 Tuy Công ty vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức làm tổng chi phí tăng liêntục qua các năm, nhưng do hoạt động kinh doanh có chiến lược đúng đắn nên lợinhuận trước và sau thuế của Công ty vẫn đạt con số dương là 8,90 tỷ đồng

Qua phân tích tình hình kinh doanh của Công ty PIMD, tôi nhận thấy chỉ trongmột thời gian ngắn, Công ty đã đạt tốc độ phát triển nhanh với doanh thu hằng nămtăng liên tục và đạt lợi nhuận ở mức cao Vì thế, tôi tin tưởng rằng trong năm 2013Công ty sẽ vượt qua được những khó khăn trước mắt, giúp giảm chi phí, tăng doanhthu và việc lợi nhuận tăng sẽ là điều chắc chắn

1.4 Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P.P đối với sự phát triển của Công ty

Bảng 1.3: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu hạt nhựa P.P/tổng doanh thu của

Công ty

Đơn vị tính: tỷ đồng

Doanh thu xuất

khẩu hạt nhựa

P.P

86,78 11,44 160,52 13,29 325,08 21,07

Tổng doanh thu 758,56 100 1.207,57 100 1.543,02 100

(Nguồn: Phòng Kinh doanh – Xuất nhập khẩu Công ty PIMD)

Theo các số liệu bảng 1.3 cho thấy năm 2010 tỷ trọng doanh thu xuất khẩuchiếm 11,44% tổng doanh thu, năm 2011 tỷ trọng doanh thu xuất khẩu chiếm13,29% tổng doanh thu, năm 2012 tỷ trọng doanh thu xuất khẩu chiếm 21,07% tổng

Trang 11

doanh thu Tỷ trọng xuất khẩu hằng năm tăng nhanh, cho thấy hoạt động xuất khẩuhạt nhựa P.P đang được đẩy mạnh và đóng góp vai trò quan trọng đối với Công ty:

- Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P.P tạo động lực khiến Công ty cạnhtranh để có thể đứng vững trên thị trường Khi đó, Công ty phải củng cố và nângcao hiệu quả trong kinh doanh, luôn luôn có chiến lược trong chính sách giá cả cótính cạnh tranh nhất

- Thứ hai, hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P.P còn tạo điều kiện mở rộng thịtrường, tăng nhanh sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu, làm tăng tốc độ quay vòngvốn Đồng thời, khi tham gia vào thị trường thế giới, Công ty có cơ hội mở rộngmối quan hệ, tận dụng sự hợp tác, từ đó giúp Công ty chia sẻ được rủi ro

- Thứ ba, hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P.P còn giúp Công ty quảng bá thươnghiệu của mình trên thị trường quốc tế

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HẠT NHỰA P.P CỦA CÔNG TY PHÂN PHỐI NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ (PIMD)

Trang 12

2.1 Tình hình hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P.P

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hạt nhựa P.P của Công ty PIMD

(Nguồn: Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu)

Năm 2010, do Công ty mới thành lập nên kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt4.584.030,16 USD Tuy nhiên đây cũng là một con số đáng kinh ngạc và hứa hẹn nhiềuthành công cho hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P.P của Công ty trong thời gian tới.Đến năm 2011, Công ty đã khẳng định được uy tín và thương hiệu trên thịtrường thế giới; cơ cấu sản phẩm đa dạng và phong phú hơn, chất lượng đạt tiêuchuẩn quốc tế, ngày càng được khách hàng tín nhiệm nên kim ngạch xuất khẩu năm

2011 đạt 7.756.155,52 USD, tăng 69,20% so với năm trước

Năm 2012 là một năm thành công cho hoạt động xuất khẩu của Công ty khikim ngạch xuất khẩu lên đến 15.608.116,98 USD, tăng 101,24% so với năm 2011.Nguyên nhân của cú tăng vọt này là do Công ty đã có chiến lược hợp tác nhằm mởrộng thị trường sang khu vực Châu Á và đạt được thành công ngoài mong đợi Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong 3 năm vừa qua tăng liêntục, chưa kể đến doanh thu Công ty có được nhờ vào hoạt động phân phối trongnước, dù Công ty còn non trẻ Việc xuất khẩu mặt hàng nhựa P.P không chỉ đónggóp một phần lớn vào tổng doanh thu mà còn giúp Công ty tiếp thu, học hỏi cũngnhư cạnh tranh với các nhà sản xuất khác trên thế giới Đây là tín hiệu đáng mừng

và hy vọng hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P.P của Công ty sẽ được phát triển và mởrộng hơn nữa trong tương lai

2.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Clive Maier, Teresa Calafut, 1998, Polypropylene - The definitive user’s guide and databook, New York, Plastics Design Library Sách, tạp chí
Tiêu đề: Polypropylene - The definitive user’sguide and databook
2. Công ty Phân phối Nguyên liệu Công nghiệp Dầu khí, Báo cáo tài chính năm 2010, tài liệu nội bộ của Công ty Phân phối Nguyên liệu Công nghiệp Dầu khí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chínhnăm 2010
3. Dương Hữu Hạnh, 2005, Cẩm nang nghiệp vụ xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nghiệp vụ xuất nhập khẩu
Nhà XB: Nhà xuấtbản Thống Kê
4. Harutun G.Karian, 2003, Handbook of polypropylene and polypropylene composites, 2 nd ed., New York, Marcel Dekker, Inc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook of polypropylene and polypropylenecomposites, 2"nd" ed
10. Võ Thanh Thu, 2011, Kỹ thuật Kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật Kinh doanh xuất nhập khẩu
Nhà XB: Nhà xuất bảnTổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
5. Nexant, 2009, Framework for Conducting a Detailed Evaluation of the PP Market in Vietnam Khác
7. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển An toàn & Môi trường Dầu khí, Báo cáo ĐTM chi tiết dự án nhà máy Polypropylene Dung Quất Khác
8. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chế biến Dầu khí, 2006, Khảo sát thị trường tiêu thụ sản phẩm Polypropylene tại Việt Nam Khác
9. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chế biến Dầu khí, 2007, Báo cáo nghiên cứu thị trường dầu thô và các sản phẩm lọc, hóa dầu Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w