1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn kinh doanh quốc tế nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty may long mã sang thị trƣờng hàn qu c

49 70 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 238,71 KB

Nội dung

Những yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp ảnh hưởng tới nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu của hàng dệt may...14 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT MAY CỦ

Trang 1

Cuối cùng em xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các anh/chị phòng Xuất –NhậpKhẩu của Công ty cổ phần may Long Mã đã giúp em hoàn thành tốt khóa luận này.

Do kiến thức còn hạn hẹp và thời gian nghiên cứu có hạn nên khóa luận của emkhông tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báucủa công ty cũng như giáo viên hướng dẫn để khóa luận của em hoàn thiện hơn

Em xin cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã luôn

hỗ trợ ,tạo điều kiện, chia sẻ khó khăn và luôn động viên thường xuyên tác giả trongsuốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành bản Luận án này

Em xin chân trọng cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 26 tháng 04 năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Vân Trang

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNGBIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ v

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU v

1.1.Tính cấp thiết của vấn đề 1

1.2 Tổng quát vấn đề nghiên cứu 1

1.3 Mục đích nghiên cứu 1

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu 2

1.6 Đối tượng nghiên cứu 2

CHƯƠNG II :NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT MAY 3

2.1 Lý luận chung về cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm dệt may 3

2.1.1 Những vấn đề cơ bản của sản phẩm dệt may 3

1.1.2 Xuất khẩu sản phẩm dệt may 4

1.1.3 Cạnh tranh sản phẩm dệt may 5

1.2.Những vấn đề cơ bản về nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm dệt may 5

1.2.1 Khái niệm sức cạnh tranh 5

1.2.2 Những vấn đề cơ bản về nâng cao sức cạnh tranh 6

1.2.3 Hệ thống chi tiêu đánh giá nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may 7 1.2.4 Những yếu tố bên trong của doanh nghiệp tác động tới nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may 13

1.2.5 Những yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp ảnh hưởng tới nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu của hàng dệt may 14

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY MAY LONG MÃ SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC 18

Trang 3

3.1.Giới thiệu về công ty Long Mã và tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may sang

thị trường Hàn Quốc của công ty cổ phần may Long Mã từ năm 2014-2016 18

3.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần may Long Mã 18

3.1.2 Tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Hàn Quốc của công ty cổ phần may Long Mã từ năm 2014-2016 20

3.2 Phân tích thực trạng nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty Long Mã sang thị trường Hàn Quốc từ năm 2014-2016 theo các hệ thống chỉ tiêu đánh giá nâng cao sức cạnh tranh 24

3.2.1 Năng suất sản xuất 24

3.2.2 Doanh thu và Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp 27

3.2.3 Thị phần và khả năng mở rộng thị phần 29

3.2.4 Khả năng thích ứng của công ty Long Mã trên thị trường Hàn Quốc 29

3.3 Đánh giá về thực trạng nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty Long Mã sang thị trường Hàn Quốc từ năm 2014-2016 30

3.3.1 Thành công 30

2.3.2 Khó khăn 31

2.3.3 Nguyên nhân 32

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY LONG MÃ TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC TRONG NHỮNG NĂM 34

4.1.Xây dựng chiến lược nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Hàn Quốc của công ty cổ phần Long Mã từ 2018-2023 34

4.1 1.Quan điểm phát triển 34

4.1.2 Mục tiêu phát triển của công ty 34

4.1.3.Định hướng phát triển 35

4.2.Một số giải pháp giúp thúc đẩy năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may của công ty sang thị trường Hàn Quốc 36

4.2.1 Tập trung phát triển nguồn nhân lực 36

4.2.2 Có sự chủ động về nguồn nguyên vật liệu và đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất 37

4.2.3 Tăng cường hoạt động xúc tiến thương 37

Trang 4

4.3.4 Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất và quản lý 38

4.3.5 Xây dựng chính sách đãi ngộ nhân viên 38

4.3 Một số kiến nghị đối với chính phủ và các bộ ,ngành liên quan 38

4.3.1.Đối với các Hiệp Hội,Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam 38

3.3.2.Kiến nghị chính phủ và các bộ ngành, liên quan 40

KẾT LUẬN 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC BẢNGBIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

1 Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần Long Mã

2 Biểu đồ 3.1 : Tỉ lệ phần trăm kim ngạch xuất khẩu trên các thị

trường từ năm 2014 đến năm 2016

19

3 Biểu đồ 3.2 : So sánh doanh thu từ hoạt động xuất khẩu sản

phẩm dệt may sang thị trường Hàn Quốc với tổng doanh thu

của công ty trong giai đoạn năm 2014

28

4 Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường

Hàn Quốc

22

5 Bảng 3.2 : Cơ cấu mặt hàng dệt may của công ty sang thị

trường Hàn Quốc từ năm 2014-2016

8 Bảng 3.5 : Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt

may sang thị trường Hàn Quốc của công ty trong giai đoạn

năm 2014-2016

28

9 Bảng 3.6 : Tỷ suất lợi nhuận của Công ty may Long Mã qua

hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Hàn

Quốc từ năm 2014-2016

28

10 Bảng 3.7 : Thị phần của doanh thu từ hoạt động xuất khẩu sản

phẩm dệt may của công ty may Long Mã so với tổng doanh thu

xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Hàn Quốc của cả

nước từ năm 2014 đến 2016

29

11 Bảng 4.1: Mục tiêu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may 35

Trang 6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.Tính cấp thiết của vấn đề

Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu chính mà công ty may Long Mã xuất khẩuhàng dệt may sang với số lượng lớn mỗi năm Trong những năm gần đây, công ty mayLong Mã liên tục giành được những thành tựu lớn, biểu hiện qua những con số ấntượng về tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu , tỷ trọng theo các mặt hàng và đóng gópvào tổng doanh thu, lợi nhuận của cả doanh nghiệp

Tuy nhiên, đây cũng là thị trường có nhiều sức hút đối với nhiều doanh nghiệpdệt may khác Do vậy, Công ty may Long Mã phải nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩusản phẩm dệt may sang thị trường Hàn Quốc , qua đó tìm ra những giải pháp cho công

ty để nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may , xây dựng vị thế vững mạnh vàkhả năng thích nghi với môi trường cạnh tranh tại quốc gia này Xuất phát từ những cơ

sở trên đây, em đã chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp là ”Nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty may Long Mã sang thị trường Hàn Quốc”.

1.2 Tổng quát vấn đề nghiên cứu

Gồm 4 phần:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Những vấn đề về nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm dệtmay

Chương 3: Thực trạng nâng cao sức sức cạnh tranh xuất khẩu của của công ty cổphần Long Mã trên thị trường Hàn Quốc

Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu hàng dệtmay của công ty cổ phần Long Mã trên thị trường Hàn Quốc trong những năm tới

Trang 7

- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu hàngdệt may của công ty Long Mã sang thị trường Hàn Quốc.

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Số liệu về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty Long Mã sangthị trường Hàn Quốc, tổng doanh thu, lợi nhuận của công ty từ năm 2014-2016

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp so sánh,tổng hợp, phân tích,kết hợp những kếtquả thống kê với sự vận dụng lý luận làm sáng tỏ những vân đề nghiên cứu

1.6 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sức cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may củacông ty Long Mã sang thị trường Hàn Quốc, phân tích sâu vấn đề tìm ra những thànhcông và khó khăn mà công ty gặp phải Từ đó, đưa ra những giải pháp ,kiến nghị nhằmnâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may của công ty

Trang 8

CHƯƠNG II :NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH XUẤT

KHẨU SẢN PHẨM DỆT MAY 2.1 Lý luận chung về cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm dệt may

2.1.1 Những vấn đề cơ bản của sản phẩm dệt may

2.1.2.1 Khái niệm sản phẩm dệt may

Ngành hàng dệt may là một trong những ngành chủ đạo của công nghiệp sản xuấthàng tiêu dùng, liên quan đến việc sản xuất sợi, dệt nhuộm, vải, thiết kế sản phẩm,hoàn tất hàng may mặc và cuối cùng là phân phối hàng may mặc đến tay người tiêudùng Ngành dệt may góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, cần thiết cho hầu hết cácngành nghề và sinh hoạt; là một ngành đem lại thặng dư xuất khẩu cho nền kinh tế;góp phần giải quyết việc làm; tăng phúc lợi xã hội

2.1.2.2 Những đặc trưng cơ bản của sản phẩm dệt may

Đặc điểm về nhu cầu và tiêu thụ

Trong buôn bán thế giới, sản phẩm của ngành dệt may là một trong những hànghoá đầu tiên tham gia vào mậu dịch quốc tế Hàng dệt may có những đặc trưng riêngbiệt ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và buôn bán Những đặc trưng nổi bật củathương mại thế giới hàng dệt may là một trong những yếu tố cần thiết để tăng cườngtính cạnh tranh của sản phẩm và đảm bảo xuất khẩu thành công trên thị trường quốc tế:+ Sản phẩm dệt may là loại sản phẩm có yêu cầu rất phong phú, đa dạng tuỳthuộc vào đối tượng tiêu dùng Người tiêu dùng khác nhau về văn hoá, phong tục tậpquán, tôn giáo, khác nhau về khu vực địa lý, khí hậu, về giới tính, tuổi tác,nghềnghiệp,thu nhập… sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục

+ Sản phẩm dệt may mang tính thời trang cao, phải thường xuyên thay đổi mẫu

mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng nhu cầu thích đổi mới, độc đáo và gây ấntượng của người tiêu dùng

+ Một đặc trưng nổi bật trong buôn bán sản phẩm dệt may trên thế giới là vấn đềnhãn mác sản phẩm Mỗi nhà sản xuất cần ra được một nhãn hiệu thương mại củariêng mình Nhãn hiệu sản phẩm theo quan điểm xã hội thường là yếu tố chứng nhậnchất lượng hàng hoá và uy tín của người sản xuất

Trang 9

+ Khi buôn bán các sản phẩm dệt may cần chú trọng đến yếu tố thời vụ Phải căn

cứ vào chu kỳ thay đổi của thời tiết trong năm ở từng khu vực thị trường mà cung cấphàng hoá cho phù hợp

Đặc điểm về sản xuất

Công nghệ dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn phát huy được lợithế của những nước có nguồn lao động dồi dào với giá nhân công rẻ.Chính vì vậy sảnxuất hàng dệt may thường phát triển mạnh và có hiệu quả rất lớn đối với các nướcđang phát triển và đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá Khi một nướctrở thành nước công nghiệp phát triển có trình độ công nghệ cao, giá lao động cao, sứccạnh tranh trong sản xuất hàng dệt may giảm thì họ lại vươn tới những ngành côngnghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao hơn, tốn ít lao động và mang lại lợi nhuận cao Côngnghiệp dệt may lại phát huy vai trò ở các nước khác kém phát triển hơn Lịch sử pháttriển của ngành dệt may thế giới cũng là lịch sử chuyển dịch của công nghiệp dệt may

từ khu vực phát triển sang khu vực kém phát triển hơn do có sự chuyển dịch về lợi thế

so sánh Như vậy không có nghĩa là sản xuất dệt may không còn tồn tại ở các nướcphát triển mà thực tế ngành này đã tiến đến giai đoạn cao hơn, sản xuất các sản phẩm

có giá trị gia tăng cao

1.1.2 Xuất khẩu sản phẩm dệt may

Đối với sự phát triển của nền kinh tế

Theo lý thuyết về lợi thế so sánh thì hoạt động xuất khẩu không nhất thiết phảidiễn ra giữa các nước có lợi thế tuyệt đối về một lĩnh vực nào đó mà nó vẫn có thểdiễn ra ở các quốc gia có hiệu quả kinh tế thấp hơn Lý thuyết này có vai trò đặc biệtquan trọng đối với các nước đang phát triển, khi mà các nước này đang thiếu nguồnlực để phát triển, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng kém phát triển Xét về vaitrò mà hoạt động xuất khẩu hàng may mặc đem lại, có 3 tác động lớn nhất sau:

+ Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triểncông nghiệp và dịch vụ, góp phần giải quyết việc làm cải thiện đời sống nhân dân.+ Xuất khẩu hàng may mặc tạo nguồn vốn cho đất nước, phục vụ quá trình côngnghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước

+ Thông qua việc xuất khẩu hàng may mặc các mối quan hệ kinh tế được mởrộng ra bên ngoài, thúc đẩy các ngành khác như dịch vụ, tín dụng, bảo hiểm quốc tế…

Trang 10

Đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Khi xuất khẩu hàng may mặc ra nước ngoài, các doanh nghiệp phải trực tiếp cạnhtranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường về chất lượng, giá cả, chủng loại…do

đó để đảm bảo có chỗ đưng trên thị trường nước ngoài buộc doanh nghiệp khôngngừng hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình: phải có sự đầu tư, nghiêncứu và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, marketing cũng như sự phân phối

và mở rộng kinh doanh

Xuất khẩu hàng may mặc giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tạo thunhập ổn định cho họ.Bên cạnh đó,khuyến khích xuất khẩu hàng may mặc không nhữnggiúp doanh nghiệp mở rộng thị trường mà còn mở rộng quan hệ kinh doanh với cácđối tác, bạn hàng trên thế giới

1.1.3 Cạnh tranh sản phẩm dệt may

Cạnh tranh sản phẩm dệt may là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp trong ngànhdệt may với nhau, nhằm giành được nhiều khách hàng ,tạo ra những điều kiện có lợinhất trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dệt may với lợi nhuận cao nhất.Cạnh tranhsản phẩm dệt may không những là động lực giúp phát triển ngành mà còn giúp pháttriển nền kinh tế chung

Cạnh tranh sản phẩm dệt may có tác dụng thúc đẩy trong quá trình sản xuất vàphát triển.Thông qua cạnh tranh , sẽ kích thích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứngdụng khoa học, kỹ thuật,công nghệ mới vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm mới tốthơn và giá cả rẻ hơn

1.2.Những vấn đề cơ bản về nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm dệt may

1.2.1 Khái niệm sức cạnh tranh

Sức cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thông qua năng lực và lợi thế củadoanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi củakhách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanhnghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổchức quản trị doanh nghiệp…một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đốitác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường

Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên sức cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệpphải tạo ra và có được các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình Nhờ lợi thế, doanh

Trang 11

nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéođược khách hàng của đối tác cạnh tranh.

1.2.2 Những vấn đề cơ bản về nâng cao sức cạnh tranh

1.2.2.1 Khái niệm về nâng cao sức cạnh tranh

Nâng cao sức cạnh tranh là việc xác định những điểm mạnh của của công tymình đang có để từ đó phát huy những lợi thế vốn có của công ty mình, và khắc phụcnhững điểm yếu mà công ty mình mắc phải.Trên cơ sở các so sánh đó, muốn nâng caosức cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra và có được các lợi thế cạnh tranh choriêng mình Nhờ lợi thế, doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của kháchhàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh

1.2.2.2 Vai trò của việc nâng cao sức cạnh tranh

Nâng cao sức cạnh là động lực cho phát triển kinh tế Một mặt nó giúp doanhnghiệp nâng cao những lợi thế vốn có của công ty mình , mặt khác nó tạo điều kiệncho các doanh nghiệp khắc phục những điểm yếu đưa ra những giải pháp khắc phụcgiúp sản xuất và kinh doanh hiệu quả có cơ hội phát triển cao

Nâng cao sức cạnh tranh rút ngắn khoảng cách từ sản xuất tới tiêu dùng ,do cạnhtranh ngày càng quyết định các doanh nghiệp phải tìm hiểu nghiên cứu ,nhu cầu để cóthể đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.Doanh nghiệp

sẽ tìm mọi cách để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.Để nâng cao sức cạnhtranh , các doanh nghiệp phải áp dụng và đổi mới thiết bị ,công nghệ sản xuất, muasắm dây chuyền công nghệ hiện đại làm tăng năng suất chất lượng sản phẩm

1.2.2.3 Phân loại nâng cao sức cạnh tranh

1.2.2.3.1 Nâng cao sức cạnh tranh quốc gia

Nâng cao sức cạnh tranh quốc gia là nâng cao khả năng quốc gia đó –trong điềukiện tự do và công bằng-có thể sản xuất hàng hóa và dịch vụ đạt tiêu chuẩn của thịtrường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng thu nhập thực tế của công dân nướcmình Hay nâng cao sức cạnh tranh quốc gia là khả năng xâm nhập hàng hóa của mộtquốc gia trên thị trường quốc tế và đạt được những mục tiêu vĩ mô của quốc gia đónhư tăng trưởng GDP ,thu nhập và mức sống của người dân

Trang 12

1.2.2.3.2 Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp trongviệc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện nâng cao sức cạnh tranh quốctế.Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp là tổng hợp năng lực cạnh tranh của cácdoanh nghiệp trong một ngành và mối quan hệ giữa chúng Nói chung, nâng cao sứccạnh tranh của doanh nghiệp tùy thuộc vào khả năng sản xuất hàng hóa ,dịch vụ,chấtlượng ,mức giá bằng hoặc mức giá thấp hơn mức giá phổ biến trên thị trường màkhông cần đến trợ giá

1.2.2.3.3 Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm

Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm là khả năng nâng cao đáp ứng được nhucầu của khách hàng về chất lượng, giá cả , tính năng,kiểu dáng, tính độc đáo hay sựkhác biệt ,thương hiệu,bao bì…hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hóa cùngloại Nhưng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm lại được định đoạt bởi nâng cao sứccạnh tranh của doanh nghiệp Khả năng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm yếu khikhả năng nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất , kinh doanh sản phẩm

đó thấp Để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm ,không những doanh nghiệp cầnnâng cao chất lượng,hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp còn có chiến lược quảng bá,phát triển thị trường sản phẩm, tổ chức tiêu thụ sản phẩm…

1.2.3 Hệ thống chi tiêu đánh giá nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may

1.2.3.1 Năng suất sản xuất

Năng suất là tiêu chuẩn phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả của hoạt động quản trịsản xuất và tác nghiệp Năng suất trở thành nhân tố quan trọng nhất đánh giá khả năngcạnh tranh của hệ thống sản xuất trong mỗi doanh nghiệp, đồng thời cũng thể hiệntrình độ phát triển của các doanh nghiệp, các quốc gia Về mặt toán học, năng suất là

tỷ số giữa đầu ra và những yếu tố đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra đó Đầu ra cóthể là tổng giá trị sản xuất hoặc giá trị gia tăng, hoặc khối lượng hàng hoá tính bằngđơn vị hiện vật Đầu vào được tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu ra, đó làlao động, nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, Việc chọn đầu vào và đầu ra khác nhau

sẽ tạo ra các mô hình đánh giá năng suất khác nhau Có thể biểu diễn công thức tínhnăng suất chung cho tất cả các yếu tố như sau:

Trang 13

Như vậy, năng suất được đánh giá chung cho tất cả các yếu tố và cho từng yếu

tố đầu vào Tuy nhiên ngoài những yếu tố có thể lượng hoá được năng suất cần đượcđánh giá đầy đủ về mặt định tính như tính hữu ích của đầu ra, mức độ thoả mãn ngườitiêu dùng, mức độ đảm bảo những yêu cầu về xã hội gồm bảo vệ môi trường, sử dụngtiết kiệm nguồn tài nguyên, ít gây ô nhiễm, Khái niệm năng suất phản ánh tính lợinhuận, tính hiệu quả, sự đổi mới và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp Để đánhgiá sự đóng góp của từng nhân tố riêng biệt người ta còn dùng các chỉ tiêu năngsuất bộ phận Năng suất bộ phận bao gồm hai loại cơ bản nhất là năng suất lao động vànăng suất vốn

- Năng suất thông qua lao động:

Năng suất lao động phản ánh tính hiệu quả của việc sử dụng lao động Thực chất

nó đo giá trị đầu ra do một công nhân tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định

Trang 14

(năm, tháng, ngày, giờ, ) hoặc là số thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sảnphẩm.

- Năng suất thông qua vốn:

Năng suất vốn là một chỉ tiêu được sử dụng trong việc xác định giá trị được tạo

ra từ một đơn vị vốn sử dụng Thông qua năng suất vốn người ta có thể biết được đồngvốn được sử dụng như thế nào và mức đóng góp của nó trong sự phát triển của doanhnghiệp

Gần đây người ta còn sử dụng chỉ tiêu năng suất yếu tố tổng hợp TFP phản ánhhiệu quả và tính hiệu quả của quản lý hai nhân tố đầu vào này, đồng thời cũng đánhgiá mức thay đổi của tiến bộ công nghệ, của cơ cấu sản xuất và của hoạt động quản lý.Chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp TFP được xác định bằng khối lượng sản phẩmđược sản xuất ra khi mỗi yếu tố vốn và lao động cùng được sử dụng với cường độ nhưnhau Sản phẩm hoặc dịch vụ thu được nhiều hơn từ sử dụng tối ưu nguồn lao động,vốn, từ hoàn thiện quá trình, từ cải tiến chất lượng của vốn, lao động và chất lượng của

hệ thống các hoạt động Ngoài phần đóng góp của từng nhân tố lao động và vốn,chúng ta còn thấy một phần giá trị mới do một bộ phận vô hình tạo ra Bộ phận khôngnhìn thấy này chính là tác động tổng hợp của các yếu tố đầu vào:

Trang 15

Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh hiệu quả kinh tế - xã hội Tăng năngsuất tạo cơ sở khách quan cần thiết để đảm bảo thống nhất lợi ích của tất cả mọi lựclượng tham gia đóng góp vào hoạt động của doanh nghiệp như người lao động, kháchhàng, chủ sở hữu, cộng đồng xã hội, người cung ứng và cải thiện chất lượng công việcnói riêng Khi tài sản và quá trình được quản lý một cách có hiệu quả thì sẽ đạt đượcnăng suất cao, tăng năng suất dẫn đến chi phí đơn vị sản phẩm thấp nhưng lại tăngmức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng Đó là cơ sở cho tăng khả năng cạnh tranhtrên thị trường trong nước và quốc tế, tạo sự phát triển bền vững

1.2.3.2 Tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận vốn (doanh lợi vốn) là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt đượcvới số vốn sử dụng bình quân trong kỳ (gồm có vốn cố định và vốn lưu động hoặc vốnchủ sở hữu)

Công thức tính:

Trong đó :

Tsv là tỷ suất lợi nhuận vốn

P là lợi nhuận trong kỳ

Vbq là tổng số vốn sản xuất được sử dụng bình quân trong kỳ (vốn cố định và vốnlưu động hoặc vốn chủ sở hữu)

– Tỷ suất lợi nhuận giá thành là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ so với giáthành toàn bộ của sảnphẩm hàng hoá tiêu thụ

Công thức tính :

Trong đó :

Tsg là tỷ suất lợi nhuận giá thành

P là lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ

Zt là giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ

Thông qua tỷ suất lợi nhuận giá thành có thể thấy rõ hiệu quả của chi phí bỏ vàosản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ

Trang 16

+ Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng là một chỉ số tổng hợp phản ánh kết quảhoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc chủ động tìm nguồn nguyên liệu tới từ các đối tác khác sẽ góp phần làm đadạng nguồn nguyên vật liệu, tránh sự lệ thuộc Doanh nghiệp sớm chủ động nguồnnguyên liệu sẽ nhanh chóng hoàn thiện quy trình sản xuất kinh doanh, hướng tới sựphát triển kinh tế bền vững dù cả trong những bối cảnh khó khăn

Trong đó :

Tst là tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng

P là lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ

T là doanh thu bán hàng trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận của một đơn vị sản phẩm đem lại là chỉ tiêu chất lượng tổnghợp biểu hiện là kết quả kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp.Tỷ suất lợi nhuậnkhông chỉ có ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm mà còn là độnglực, mục tiêu của cạnh tranh, nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may là mộttrong những cách phổ biến để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Sức cạnh tranh củasản phẩm dệt may phụ thuộc và sức cạnh tranh của doanh nghiệp chính là khả năngduy trì lợi nhuận Việc phấn đấu tăng lợi nhuận và tăng tỷ suất lợi nhuận là nhiệm vụthường xuyên củadoanh nghiệp

1.2.2.4 Khả năng duy trì và mở rộng thị phần

Khả năng duy trì thị phần là khả năng công ty duy trì thị phần, thương hiệu và

vị thế của công ty trên thị trường nước ngoài Các doanh nghiệp hàng dệt may phải đốimặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên một thị trường, gặp không it những khó khăntrong việc cạnh tranh Chính vì thế khả năng duy trì lợi nhuận là mục tiêu mà doanhnghiệp dệt may nào cũng muốn hướng tới

Mở rộng thị phần là mục tiêu mà doanh nghiệp dệt may nào cũng muốn hướngtới Mở rộng thị phần tăng cao là việc khẳng định vị thế, thương hiệu của sản phẩmcủa công ty đó chất lượng, uy tín được nhiều khách hàng ưa chuộng và khả năng cạnhtranh với các sản phẩm khác cao

Trang 17

Để tăng khả năng duy trì và mở rộng thị phần của công ty mình, các doanhnghiệp dệt may phải có những chiến lược, kế hoạch rõ ràng để đạt được mục tiêu củamình.

1.2.2.5 Khả năng thích ứng và đổi mới của doanh nghiệp

Khả năng thích ứng của sản phẩm dệt may được thể hiện là khả năng đáp ứngnhu cầu khách hàng tại thị trường đó Khi khả năng thích ứng của sản phẩm dệt maytại thị trường nước nhập khẩu tăng cao, số lượng bán ra sẽ tăng , nâng cao sức cạnhtranh và làm tăng doanh thu của doanh nghiệp

Khả năng đổi mới của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó cũng cấp cácsản phẩm dệt may để đáp ứng thị trường thời trang, sự thay đổi về mẫu mã, chất lượng,giá cả để đáp ứng người tiêu dùng tại thị trường nước này Khả năng đổi mới làm giúpnâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi những xu thế thời trang ngày càng thayđổi theo thời gian, các doanh nghiệp không nắm bắt được xu thế thì số lượng sản phẩmtiêu thụ hàng hóa tại thị trường này càng giảm và làm giảm doanh thu, lợi nhuận củacông ty mẹ

1.2.2.6 Khả năng tăng doanh thu của sản phẩm dệt may

Tổng doanh thu là một chỉ tiêu mang tính tuyệt đối thể hiện sức cạnh tranh củahàng dệt may Sản phẩm hàng dệt may có sức cạnh tranh lớn sẽ bán được nhiều làmtăng doanh thu hơn sản phẩm hàng dệt may có sức cạnh tranh thấp

Tổng doanh thu hàng dệt may trên thị trường xuất khẩu mặt hàng đó đạt mứccao chứng tỏ được thị trưởng chấp nhận, khách hàng tiêu thụ nhiều Sự chấp nhận củakhách hàng được thể hiện qua việc sản phẩm hàng dệt may đó có khả năng đáp ứngđược nhu cầu của khách hàng.Như vậy, tăng doanh thu đúng nghĩa là hàng dệt may đóthỏa mãn nhu cầu của khách hàng đó trên thị trường này hơn so với mặt hàng dệt maykhác , mức độ thỏa mãn của khách hàng cũng phản ánh sức cạnh tranh của hàng hóacao hơn

Công thức tính doanh thu:

Lợi nhuận=Doanh thu- chi phí

Mục đích kinh doanh của các công ty là lợi nhuận nếu doanh thu lớn mà chi phínhỏ thì lợi nhuận lớn, điều này công ty nào cũng muốn hướng tới

Trang 18

Tăng doanh thu của sản phẩm dệt may có thể đạt được thông qua tăng giábán,trong khi giữ nguyên số lượng sản phẩm dệt may của công ty đó cung ứng sang thịtrường này Điều này khó có thể xảy ra đối với hàng hóa chưa có thương hiệu trên thịtrường và trong môi trường tự do thương mại hóa

Tăng doanh thu của sản phẩm dệt may bằng cách giảm giá thành sản phẩm vàđưa ra thị trường số lượng lớn hơn, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại.Đâychính là xu hướng chung của các nhà sản xuất và kinh doanh sản phẩm dệt may đểnâng cao sức cạnh tranh trên thị trường nào đó

1.2.4 Những yếu tố bên trong của doanh nghiệp tác động tới nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may

1.2.4.1 Quy mô của doanh nghiệp

Chúng ta đều biết một trong năm nguyên nhân dẫn đến độc quyền của một doanhnghiệp là doanh nghiệp đó có tính kinh tế nhờ qui mô Một doanh nghiệp có qui môsản xuất lớn sản xuất càng nhiều sản phẩm thì chi phí cận biên cho sản xuất đơn vị sảnphẩm tiếp theo nhỏ dần, và như vậy gía thành đơn vị sản phẩm càng hạ quy mô củadoanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong cạnh tranh, đặc biệt khi cácdoanh nghiệp này sản xuất vượt công suất

Uy tín của doanh nghiệp được hình thành từ sự tin tưởng của khách hàng vào sảnphẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Uy tín của một doanh nghiệp được hình thành saumột thời gian dài hoạt động trên thị trường và là một tài sản vô hình mà doanh nghiệpcần thiết phải biết giữ gìn và làm giàu thêm tài sản đó chính lòng trung thành củakhách hàng sẽ đem lại cho doanh nghiệp món lợi nhuận kếch xù và bảo vệ doanhnghiệp khỏi sự tấn công của các đối thủ cạnh tranh

1.2.4.2 Bộ máy quản trị của doanh nghiệp

Tổ chức quản lý tốt trước hết là áp dụng phương pháp quản lý hiện đại đã đượcdoanh nghiệp của nhiều nước áp dụng thành công như phương pháp quản lý theo tìnhhuống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo chất lượngnhư ISO 9000, ISO 1400 Bản thân doanh nghiệp phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộquản lý cho chính mình Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý tài giỏi và trung thành,ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải định hình rõ triết lý dùng người,

Trang 19

phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linhhoạt, thích nghi cao với sự thay đổi.

Bộ máy quản trị của doanh nghiệp tốt sẽ quản lý , giám sát nhân viên một cáchhiệu quả trong quá trình nâng cao sản xuất sản phẩm giúp nâng cao chất lượng, hiệuquả về mặt số lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ đó nâng cao sức cạnh tranhcủa công ty

1.2.4.3 Máy móc, trang thiết bị ,công nghệ sản xuất hàng dệt may

Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sứccạnh tranh của doanh nghiệp Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sảnxuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng caochất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm của doanh nghiệp.Công nghệ còn tác động đến tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao trình độ cơkhí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp

1.2.4.4 Trình độ của đội ngũ lao động

Nhân lực là một nguồn lực rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn sáng tạo trongmọi tổ chức Trình độ nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo,trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, trình độ tư tưởng văn hoá của mọithành viên trong doanh nghiệp Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm cóhàm lượng chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kỹ thuật của sản phẩm, mẫu mã, chấtlượng … và từ đó uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ ngày càng tăng, doanh nghiệp sẽtạo được vị trí vững chắc của mình trên thương trường và trong lòng công chúng,hướng tới sự phát triển bền vững

1.2.5 Những yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp ảnh hưởng tới nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu của hàng dệt may

1.2.5.1 Môi trường chính trị, hệ thống luật pháp và các chính sách kinh tế

Chính trị và pháp luật có tác dụng rất lớn đến sự phát triển của bất cứ doanhnghiệp nào, nhất là đối với những doanh nghiệp kinh doanh quốc tế Chính trị và phápluật là nền tảng cho sự phát triển kinh tế cũng như là cơ sở pháp lý cho các doanhnghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất cứ thị trường nào dù là trong nước haynước ngoài.Không có sự ổn định về chính trị thì sẽ không có một nền kinh tế ổn định,phát triển thực sự lâu dài và lành mạnh

Trang 20

Luật pháp tác động điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động của mỗi doanh nghiệptrong nền kinh tế Mỗi thị trường đều có hệ thống pháp luật riêng theo cả nghĩa đen lẫnnghĩa bóng Luật pháp rõ ràng, chính trị ổn định là môi trường thuận lợi cho hoạt độngkinh doanh của từng doanh nghiệp Đặc biệt đối với từng doanh nghiệp tham gia vàohoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng của quan hệ giữa các chính phủ, các hiệp địnhkinh tế quốc tế Các doanh nghiệp này cũng đặc biệt quan tâm tới sự khác biệt vềpháp luật giữa các quốc gia Sự khác biệt này có thể sẽ làm tăng hoặc giảm khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp những đièu này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động,chính sách kế hoạch chiến lược phát triển, loại hình sản phẩm danh nghiệp sẽ cung cấpcho thị trường.

Vì vậy, các doanh nghiệp luôn luôn cần một nền kinh tế ổn định một môi trườngpháp luật chặt chẽ, rõ ràng, bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế Khuyến khích phát triển, tham gia khả năng cạnh tranh

Các chính sách kinh tế là nhóm các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến thách thức

và ràng buộc, nhưng đồng thời lại là nguồn khai thác các cơ hội đối với doanh nghiệp.Các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp bao gồm: tỷ lệ tăngtrưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ suất hối đoái và tỷ lệ lạm phát

Bên cạnh đó,các yếu tố môi trường công nghệ ảnh hưởng tới các sản phẩm thôngqua quá trình đổi mới công nghệ và vật liệu mới Sự thay đổi về công nghệ có thể tácđộng lên chiều cao của rào cản nhập cuộc và định hình lại cấu trúc ngành Sự pháttriển nhanh của khoa học công nghệ có tác động mạnh mẽ đến tính chất và giá cả củasản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp, quy trình sản xuất và vị thế cạnh tranh trên thịtrường của doanh nghiệp.Khoa học – công nghệ còn tác động đến chi phí cá biệt củadoanh nghiệp, khi trình độ công nghệ thấp thì giá và chất lượng có ý nghĩa ngang bằngnhau trong cạnh tranh Khi khoa học – công nghệ phát triển làm ảnh hưởng đến bảnchất của cạnh tranh, chuyển từ cạnh tranh giá bán sang chất lượng, cạnh tranh phần giátrị gia tăng của sản phẩm, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng côngnghệ cao Đây là tiền đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm để ổn định và nâng caosức cạnh tranh của mình

1.2.5.2 Môi trường cạnh tranh

Trang 21

Các yếu tố môi trường cạnh tranh tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất vàhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích các yếu tố môi trường này giúpdoanh nghiệp xác định được vị thế cạnh tranh trong ngành dệt may và trên thị trường

mà doanh nghiệp đang hoạt động Từ đó, đưa ra những chiến lược hợp lý nâng cao sứccạnh tranh cho chính bản thân doanh nghiệp

1.2.5.2.1 Đối thủ cạnh tranh là trong ngành

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành dệt may là một trongnhững yếu tố phản ánh bản chất của môi trường này Sự có mặt của các đối thủ cạnhtranh chính trên thị trường và tình hình hoạt động của chúng là lược lượng tác độngtrực tiếp mạnh mẽ, tức thì tới quá trình hoạt động của các doanh nghiệp Trong cạnhtranh xuất khẩu hàng ngành dệt may bao gồm nhiều doanh nghiệp trong nước và ngoàinước nên chúng ta gặp không ít khó khăn khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trườngnước đó Đặc biệt là đối với các nước phát triển hơn họ sẽ có khả năng cạnh tranh caohơn bởi khả năng sản xuất, vị thể của họ trên thị trường cao hơn, Nhiệm vụ của mỗidoanh nghiệp là tìm kiếm thông tin, phân tích đánh giá chính xác khả năng của nhữngđối thủ cạnh tranh chính này để xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranh thích hợpvới môi trường chung của ngành

1.2.5.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Những doanh nghiệp dệt may mới tham gia thị trường trực tiếp làm tăng tính chấtquy mô cạnh tranh trên thị trường ngành do tăng năng lực sản xuất và khối lượng sảnxuất trong ngành Trong quá trình vận động của lực lượng thị trường, trong từng giaiđoạn, thường có những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường và những đối thủyếu hơn rút ra khỏi thị trường Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn các doanhnghiệp thường thực hiện các chiến lược như phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng,

bổ sung những đặc điểm mới của sản phẩm, không ngừng cải tiến, hoàn thiện sảnphẩm nhằm làm cho sản phẩm của mình có những đặc điểm khác biệt hoặc nổi trộihơn trên thị trường, hoặc phấn đấu giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ…

Sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường ngành phụthuộc chặt chẽ vào đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của ngành và mức độ hấp dẫn của thịtrường đó

1.2.5.3 Môi trường thương mại quốc tế

Trang 22

Môi trường thương mại quốc tế là môt trường bao gồm những hoạt động xungquanh nước đó, khu vực đó được thể hiện qua các Hiệp định được ký kết giữa cácquốc gia

Các Hiệp định này được đàm phán và kí kết nhằm mục đích là các nước đem lạilợi ích về mọi mặt cho nước mình.Bao gồm các điều khoản về thuế, bảo hộ, các chínhsách kinh tế… vừa tạo điều kiện thuận lợi vừa là công cụ cản trở các nước xuất khẩusang thị trường nào đó đã kí kết Hiệp định này

Khi xuất khẩu hàng hóa dệt may sang thị trường nào đó, doanh nghiệp khôngnhững chịu ảnh hưởng các chính sách kinh tế của đất nước này mà còn phải tuân theocác điều khoản trong Hiệp định đó Điều này một mặt giúp nâng cao sức cạnh tranhcủa doanh nghiệp, vừa hạn chế sức cạnh tranh Chính vì thế, doanh nghiệp cần cónhững bước đi đúng đắn, cần nghiên cứu rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến thị trườngnước này trước khi xuất khẩu sản phẩm của mình sang để tránh những rủi ro khôngđáng xảy ra và gây thiệt hại cho công ty

Trang 23

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY MAY LONG MÃ SANG THỊ

TRƯỜNG HÀN QUỐC 3.1.Giới thiệu về công ty Long Mã và tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Hàn Quốc của công ty cổ phần may Long Mã từ năm 2014-2016

3.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần may Long Mã

Công ty cổ phần Long Mã được thành lập năm 2002 do các cổ đông đóng góp.Theo giấy chứng nhận đăng ký Kinh doanh số 0500433474 do Sở Kế hoạch và Đầu tư

TP Hà Tây (nay là Hà Nội) cấp ngày 09/12/2002 và bắt đầu hoạt động ngày 1/1/2003

Tên tiếng anh: Long Ma Joint Stock Company.

Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN LONG MÃ

Công ty có trụ sở chính tại: Điểm Công nghiệp Bích Hoà, Xã Bích Hòa, Huyện Thanh Oai, Hà Nội.

 Lĩnh vực đăng ký sản xuất kinh doanh của công ty:

- Sản xuất các sản phẩm áo với các sản phẩm chính là quần áo các loại

- Đăng kí kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc, buôn bán thương mại cácsản phẩm thuộc ngành may

- Nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị máy móc phục vụ sản xuất

- Thực hiện xuất khẩu( ủy thác) nếu có

 Lĩnh vực hoạt động:

- Sản xuất kinh doanh các loại quần áo mặt hàng thời trang và nguyên phụ liệungành may

- Nhận gia công hàng dệt may theo đơn đặt hàng

Mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty: Công ty cổ phần Long Mã là công

ty chuyên gia công may hàng may mặc.Sản phẩm của công ty là quần áo may sẵn cácloại phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng.Các mặt hàng chủ yếu của công ty là :Jacket, trouser, pocket, …

3.1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần Long Mã

Chức năng của công ty:

Công ty cổ phần Long Mã có chức năng chính đó là sản xuất và kinh doanhcác sản phẩm may mặc như: quần âu, áo Jacket, áo sơ mi,… phục vụ nhu cầu trongnước và xuất khẩu

Phương thức kinh doanh chủ yếu của công ty là nhận gia công toàn bộ

Trang 24

Nhiệm vụ của công ty:

- Thực hiện mua,sản xuất, bán buôn, bán lẻ trong và ngoài nước nhằm đáp ứngnhu cầu thị trường Đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho khách hàng bất cứ khi nào,nghiên cứu thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất

- Cung cấp việc làm cho nhân viên ; Thực hiện chế độ về lao động, hợp đồng laođộng, đào tạo khen thưởng, kỉ luật, chính sách cán bộ, tiền lương…

-Xây dựng kế hoach,nhiệm vụ và tổ chức hoạt động kinh doanh sản xuất củadoanh nghiệp phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương và cả nước.-Bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả vốn được giao (Bao gồm tài sản,vật tư hàng hóa, vốn bổ sung và các nguồn vốn khác) làm vốn sinh lợi Được quyềnthay đổi cơ cấu vốn tài sản thực hiện cho việc phát triển sản xuất kinh doanh

- Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra ,đóng thuế và thực hiện các chínhsách pháp luật theo quy định của Nhà Nước

3.1.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Long Mã

Bộ máy tổ chức của công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN LONG MÃ được mô tả

bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần Long Mã

( Nguồn: phòng nhân sự của công ty)

Ban Giám đốc

Phòng Kỹ thuật xưởng-giải dây chuyền may

Phòng

Kế toán

Phòng xuất nhập khẩu

Phòng

Kế hoạch

Phòng

Nhân sự

Bộ phận sản xuất

Ngày đăng: 04/02/2020, 18:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Điều 3 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP: “ thương nhân được phép xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu có điều kiện thực hiện theo điều 4 và 5 Nghị định này” Sách, tạp chí
Tiêu đề: thương nhân được phép xuất khẩu,nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu có điều kiện thực hiện theo điều4 và 5 Nghị định này
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014- 2016 Khác
2. Bảng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may của Công ty giai đoạn 2014 -2016 3. Bảng cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo từng mặt hàng của sản phẩm dệt maysang thị trường Hàn Quốc của Công ty giai đoạn 2014 -2016 Khác
4. PGS. TS Doãn Kế Bôn, Giáo trình quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế- Đại Học Thương Mại, 2010 Khác
5. PGS.TS.Doãn Kế Bôn, TS.Đào Thị Bích Hòa, PGS.TS.Nguyễn Quốc Thịnh, Giáo trình quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế,Nhà xuất bản Chính trị- Hành chính, 2009 Khác
6. Thông tư số 172/2010/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w