1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn kinh doanh quốc tế giải pháp th c đẩy xuất khẩu linh kiện điện tử của công ty TNHH HICEL VINA sang thị trƣờng hàn quốc

46 198 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 196,6 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hiện đại hóa đất nước, đồng thời từng bước tham

Trang 1

cơ hội xây dựng cho mình một nền tảng lý luận vững chắc giúp em định hướng đề tài

và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đặc biệt, em xin cảm ơn cô giáo Ths Phan Thu Giang đã hướng dẫn và giúp đỡ em để bài khóa luận được hoàn thành.

Với khoảng hơn 50 trang khóa luận, em đã cố gắng đề cập từ mọi vấn đề củahoạt động xuất khẩu hàng hóa cũng như các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu bằng nhữngkiến thức được tích lũy tại trường và kinh nghiệm thực tế từ quá trình thực tập tại công

ty Tuy nhiên do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏinhững khuyết điểm và sai sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô

và bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn

Cuối cùng em xin cảm ơn đến ban giám đốc của công ty TNHH HICEL VINA,cùng các anh chị nhân viên ở các bộ phận đã luôn tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tìnhgiúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty, cũng như cung cấp cho em các tài liệucần thiết để em hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2017

Sinh viên Nguyễn Thị Kim Chi

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2

1.3 Mục đích nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng nghiên cứu 2

1.5 Phạm vi nghiên cứu 2

1.6 Phương pháp nghiên cứu 3

1.7 Kết cấu của khóa luận 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LINH KIỆN ĐIỆN TỬ 5

2.1 Một số vấn đề lí thuyết về hoạt động xuất khẩu 5

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xuất khẩu 5

2.1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 9

2.2 Nội dung hoạt động xuất khẩu và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp 11

2.2.1 Nội dung hoạt động xuất khẩu 11

2.2.2 Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu 12

2.3 Phân định nội dung đề tài nghiên cứu 17

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY TNHH HICEL VINA LLC SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC 19

3.1 Tổng quan về công ty TNHH HICEL VINA 19

3.1.1 Khát quát quá trình hình thành và phát triển của công ty 19

3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của công ty 20

3.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH HICEL VINA

Trang 3

3.3 Đặc điểm thị trường Hàn Quốc và tình hình xuất khẩu linh kiện điện tử của Việt Nam sang Hàn Quốc 25

3.3.1 Đặc điểm thị trường Hàn Quốc 25 3.3.2 Khái quát tình hình xuất khẩu linh kiện điện tử của Việt Nam 26 3.3.3 Tình hình xuất khẩu linh kiện điện tử của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc 27

3.4 Thực trạng xuất khẩu linh kiện điện tử của công ty TNHH HICEL VINA sang thị trường Hàn Quốc 28

3.4.1 Khái quát thực trạng xuất khẩu của công ty 28 3.4.2 Thực trạng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc 29 3.4.3 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử của công ty TNHH HICEL VINA sang thị trường Hàn Quốc liên quan tới cung 30 3.4.4 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử của công ty TNHH HICEL VINA sang thị trường Hàn Quốc liên quan tới cầu 31 3.4.5 Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu khác cho mặt hàng linh kiện điện tử của công ty TNHH HICEL VINA sang thị trường Hàn Quốc 32

3.5 Đánh giá thực trạng xuất khẩu của công ty TNHH HICEL VINA sang thị trường Hàn Quốc 32

3.5.1 Những thành công 32 3.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân 33

CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY HICEL VINA LLC 35 4.1 Xu hướng của ngành xuất khẩu linh kiện điện tử trong giai đoạn 2017 – 2020 35 4.2 Định hướng phát triển xuất khẩu linh kiện điện tử của công ty TNHH HICEL VINA giai đoạn 2017-2020 36 4.3 Đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu linh kiện điện tử của công ty TNHH HICEL VINA LLC 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 3.1 : Cơ cấu nhân sự Công ty TNHH HICEL VINA 22

Bảng 3.2: Cổ đông công ty HICEL VINA 23

Bảng 3.3 Báo cáo kinh doanh của công ty từ năm 2014 – 2016: 24

Bảng 3.4 : Kim ngạch xuất khẩu linh kiện điện tử của Việt Nam giai đoạn 27

2014-2016 27

Bảng 3.5: Tình hình xuất khẩu linh kiện tháng 7/2016 vào Hàn Quốc 27

Bảng 3.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu linh kiện điện tử 29

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hiện đại hóa đất nước, đồng thời từng bước tham gia hội nhập nền kinh tế khu vực vàthế giới, việc đẩy mạnh xuất khẩu được Nhà nước đặc biệt coi trọng Xuất khẩu pháttriển đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm chohàng triệu lao động, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển

hóa-Ngành công nghiệp điện tử- một trong số các ngành tạo ra kim ngạch xuất khẩulớn của Việt Nam- sau hơn 20 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã có những đónggóp nhất định đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước với doanh thu xuấtkhẩu tăng gấp 15 lần trong vòng 10 năm qua và đang trở thành một trong những ngành

có sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam Công ty TNHH HICEL VINA với vốnđầu tư 100% của Hàn Quốc là một trong số các công ty đứng đầu về xuất khẩu linhkiện điện tử đã có những thành tựu đáng kể trong công cuộc đổi mới HICEL VINA làđối tác lâu năm của các tập đoàn lớn như Samsung, LG, BOE Hydis Trong thời gianqua, công ty đã ngày càng chiếm lĩnh thị trường Hàn Quốc đồng thời chinh phục cácthị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ Tuy nhiên trong bối cảnh tự do hóa thươngmại ngày nay, công ty đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranhlớn mạnh trong xuất khẩu linh kiện điện tử là Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…Đây

là một thách thức lớn đòi hỏi công ty cần có biện pháp nhằm tăng sức cạnh tranh, đẩymạnh xuất khẩu, nâng cao uy tín của công ty trên trường quốc tế

Sau một thời gian thực tập ở công ty và những kiến thức tích lũy được ở nhàtrường, em viết khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu linhkiện điện tử của công ty TNHH HICEL VINA sang thị trường Hàn Quốc” Em hi vọngrằng những giải pháp mà em đề xuất dưới đây có thể phần nào giúp cho công ty đưa ranhững biện pháp đầy mạnh xuất khẩu linh kiện điện tử sang thị trường Hàn Quốc nóiriêng, thị trường quốc tế nói chung, đưa kim ngạch xuất khẩu của công ty ngày càngtăng và đóng góp nhiều hơn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

Trang 7

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Nhìn chung từ năm 2014 đến năm 2017 đã có một số công trình nghiên cứu củasinh viên Đại học Thương Mại đã nghiên cứu về quy trình thực hiện hợp đồng nhậpkhẩu hàng hóa, trong đó có:

 Sinh viên Nguyễn Thị Lan với đề tài “ Giải pháp thúc đẩy hàng gia công maymặc xuất khẩu sang EU tại công ty TNHH YEJIN F&G VINA”

 Sinh viên Nguyễn Thị Lan Anh với đề tài “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sảnphẩm lốp xe máy sang thị trường Campuchia của công ty cổ phần Cao su Sao”

 Sinh viên Bùi Hà Linh với đề tài “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hànggốm sứ sang thị trường Thụy Điển của công ty TNHH Thương Mại Việt Ba”

 Sinh viên Bùi Trâm Quỳnh với đề tài “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đá vôisang thị trường Nhật Bản tại công ty TNHH vận tải biển Bạch Đằng”

Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu như vậy nhưng trong mỗi công trìnhnghiên cứu vẫn có sự khác nhau về đặc điểm công ty, mặt hàng xuất khẩu, thị trườngxuất khẩu nên sẽ có các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu khác nhau.Vì vậy em có thểkhẳng định đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu linh kiện điện tử của công ty TNHHHICEL VINA sang thị trường Hàn Quốc” là một đề tài mới chưa có ai nghiên cứu ởCông ty TNHH HICEL VINA và tại trường Đại học Thương Mại Chính vì thế mà emchọn đề tài này để nghiên cứu

1.3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài nằm nhằm nghiên cứu thực trạng xuất khẩu linh kiện điện tửcủa công ty TNHH HICEL VINA để từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩulinh kiện điện tử sang thị trường Hàn Quốc của công ty

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chính được nghiên cứu trong khóa luận là:

 Những vấn đề lý thuyết về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu

 Thực trạng về xuất khẩu của công ty TNHH HICEL VINA

 Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của công ty TNHH HICEL VINA sangthị trường Hàn Quốc

1.5 Phạm vi nghiên cứu

 Mặt hàng: Linh kiện điện tử

Trang 8

 Thị trường xuất khẩu: Hàn Quốc.

 Thời gian nghiên cứu: 2014-2016

 Nội dung nghiên cứu của đề tài: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của công tyTNHH HICEL VINA sang thị trường Hàn Quốc

1.6 Phương pháp nghiên cứu

16.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp (Phương pháp phỏng vấn chuyên gia):

Em đã có cơ hội để trao đổi với trưởng phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu vềtình hình xuất khẩu linh kiện điện tử của công ty sang thị trường Hàn Quốc để kháiquát được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, những thành tựu đạt được vàđồng thời rút ra những tồn tại, nguyên nhân tồn tại trong quá trình xuất khẩu và thúcđẩy xuất khẩu của công ty TNHH HICEL VINA

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

 Nguồn dữ liệu nội bộ của doanh nghiệp:

Nguồn dữ liệu bên trong doanh nghiệp gồm có: Báo cáo tài chính từ năm 2014đến năm 2016; các văn bản và quyết định của Công ty; bản kế hoạch và mục tiêu pháttriển của Công ty, từ đó đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty vàcác mục tiêu phát triển trong tương lai

 Nguồn dữ liệu bên ngoài:

Ngoài việc thu thập thông tin bằng các phương pháp trên, em còn thu thập thôngtin từ: Các bài khóa luận và luận văn tốt nghiệp của các khóa trước; tạp chí; sách báo;sách giáo trình của trường Đại học Thương Mại; trên Internet, website của Công ty để

có thể đưa ra những giải pháp cụ thể nhất nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợpđồng nhập khẩu của Công ty

1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu:

Các phương pháp được sử dụng trong phân tích dữ liệu bao gồm: phương phápthống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh

 Phương pháp thống kê: Thống kê các kết quả thu được từ việc phỏng vấn, từcác bảng tổng kết… để phân tích chi tiết các vấn đề, các trường hợp phát sinh và cócách giải quyết

Trang 9

 Phương pháp phân tích: Thông qua các dữ liệu thu thập được, đưa ra nhữngđánh giá, nhận xét của bản thân về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công

ty hiện nay

 Phương pháp so sánh: So sánh tình hình kinh doanh và tình hình xuất khẩu củacông ty qua các năm 2014, 2015, 2016

1.7 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các bảng, biểu đồ, tài liệu tham khảo,phụ lục… đề tài được trình bày theo 4 chương:

Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lí luận về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu

Chương 3: Thực trạng về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu linh kiện điện tửcủa công ty TNHH HICEL VINA LLC

Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩulinh kiện điện tử của công ty TNHH HICEL VINA LLC

Trang 10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

LINH KIỆN ĐIỆN TỬ.

2.1 Một số vấn đề lí thuyết về hoạt động xuất khẩu.

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xuất khẩu.

2.1.1.1 Khái niệm

Theo điều 28, mục 1 chương 2 luật thương mại Việt Nam năm 2005, xuất khẩuhàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vựcđặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy địnhcủa pháp luật

Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất của hoạtđộng thương mại quốc tế Mục đích của việc xuất khẩu là khai thác được thế mạnh củatừng quốc gia trong những phân công lao động quốc tế Việc trong đổi hàng hóa dịch

vụ giữa các nước thông qua mua bán sẽ tạo điều kiện cho sự tiến bộ khoa học kĩ thuật,đẩy mạnh phạm vi chuyên môn hóa sản xuất Số sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của conngười ngày càng dồi dào và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng lớn

2.1.1.2 Đặc điểm

Xuất khẩu hàng hóa là một hoạt động kinh doanh mà phạm vi hoạt động của nóvượt ra ngoài biên giới của một quốc gia, là một hoạt động mang tính quốc tế tức làphải tuân thủ các nguyên tắc, luật pháp, quy định của quốc tế Đây là hình thức kinhdoanh quan trọng đóng góp phần lớn vào kết quả kinh doanh của hoạt động thươngmại quốc tế

Xuất khẩu hàng hóa có những đặc điểm sau:

 Thị trường rộng lớn, tách biệt, phải tuân theo thông lệ quốc tế và các quy tắcchung của tổ chức thương mại trên thế giới Vì vậy mà cần phải đầu tư cho công tácnghiên cứu thị trường, tìm hiểu luật pháp và các điều kiện liên quan tới việc trao đổibuôn bán hàng hóa dịch vụ của quốc gia mà chúng ta đã đang và sẽ có quan hệ hợptác, buôn bán

 Hoạt động xuất khẩu hàng hóa diễn ra ở hai quốc gia khác nhau, tùy thuộc vàokhoảng cách địa lí mà ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển, chi phí vận chuyển, cácđiều kiện về giao nhận hàng, thanh toán, bảo quản hàng hóa…

Trang 11

 Khi xuất khẩu hàng hóa phải chú ý tới vấn đề thuộc phong tục tập quán, thóiquen… của nước nhập khẩu để đảm bảo hàng hóa xuất khẩu có thể mang lợi nhuậnnhư mong muốn Đây là một điều tất yếu quan trọng trong định hướng xuất khẩu đượcthể hiện trong quá trình nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu của khách hàngtiến tới xác định sản phẩm dịch vụ xuất khẩu phù hợp.

 Đối tượng xuất khẩu: chủ yếu là hàng hóa hữu hình như các sản phẩm tiêudùng và máy móc thiết bị… Nhưng cho đến nơi đối tượng xuất khẩu không chỉ cóhàng hóa hữu hình mà còn có các hoạt động khác như dịch vụ, vận tải, du lịch…

 Chủ thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu: Tùy vào từng hình thức xuất khẩu

mà đối tượng tham gia vào hoạt động xuất khẩu là khác nhau, tuy nhiên chúng ta cóthể phân chia chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh làm ba bên đó là nhà xuấtkhẩu, nhà nhập khẩu và Nhà nước Hiện nay nền kinh tế phát triển thì ngoài ba chủthể chính trên còn có sự tham gia của các tổ chức tài chính với chức năng thanh toán

và vai trò của các tổ chức này ngày càng quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu

 Thanh toán trong xuất khẩu: Phương thức thanh toán ban đầu chủ yếu làphương thức chuyển tiền Ngày nay do sự phát triển của hệ thống các tổ chức tài chính

và ngân hàng thì các phương thức thanh toán mới cũng ra đời như phương thức nhờthu, phương thức tín dụng chứng từ ( L/C)… Trong đó phương thức L/C là phươngthức được sử dụng phổ biến nhất do độ an toàn của nó, đảm bảo lợi ích cho cả nhànhập khẩu và nhà xuất khẩu

2.1.1.3 Vai trò

Đối với nền kinh tế

Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng và là một trong những nhân tố cơ bản để thúcđẩy sự tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia Để tăng trưởng và phát triển kinh

tế, mỗi quốc gia đều cần phải có bốn điều kiện là vốn, nguồn nhân lực, tài nguyênthiên nhiên và kĩ thuật công nghệ Nhưng hầu hết các quốc gia đang phát triển đềuthiếu vốn và kĩ thuật công nghệ Do vậy, xuất khẩu là một biện pháp để khắc phụcđiểm yếu này, cụ thể xuất khẩu thể hiện vai trò chính như sau:

 Xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ đảm bảo nhu cầu nhập khẩu

Hiện nay các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển đều thiếu vốn nên họkhông có cơ hội để nhập khẩu công nghệ hiện đại và không thể đầu tư nâng cao trình

Trang 12

độ nhân lực do đó trình độ sản xuất của họ rất thấp Ngược lại trình độ sản xuất thấplại chính là nguyên nhân làm cho các quốc gia thiếu vốn Vì vậy, đây chính là mộtvòng luẩn quẩn của các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển Để thoát khỏivòng luẩn quẩn buộc các quốc gia này phải có vốn để nhập khẩu công nghệ tiên tiến

mà trong nước chưa sản xuất được và nâng cao trình độ nhân lực qua đó nâng cao khảnăng sản xuất

Thực tế cho thấy, để có đủ một lượng ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu này, cácquốc gia có thể sử dụng các nguồn huy động vốn chính như: nguồn thu từ hoạt độngxuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, nguồn đầu tư nước ngoài, nguồn vay nợ, viện trợ haynguồn từ các dịch vụ ngoại tệ ( dịch vụ ngân hàng, du lịch…)

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phát triển chậm lại như hiện nay thì cácquốc gia đang phát triển và chậm phát triển sẽ gặp rất nhiều vấn đề khó khăn trongviệc huy động được nguồn vốn từ các hoạt động như đầu tư, vay nợ, viện trợ và cácdịch vụ thu ngoại tệ Thêm vào đó, với các nguồn vốn này các quốc gia phải chịunhững thiệt thòi và những ràng buộc về chính trị nhất định Vì vậy, nguồn vốn quantrọng nhất mà các quốc gia này có thể trông chờ là nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu

 Xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế hướngngoại Cụ thể:

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi

- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế- kĩ thuật nhằm cải thiện và nâng caonăng lực nên sản xuất trong nước

- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào chosản xuất, khai thác tối đa nguồn lực sản xuất trong nước

- Thông qua xuất khẩu, hàng hóa trong nước sẽ tham gia vào cạnh tranh trên thịtrường thế giới về giá cả, chất lượng

 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại củađất nước, tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân

Trong điều kiện nền kinh tế lạc hậu, khu vực nông nghiệp chiếm đại bộ phận dân

cư, khả năng tích lũy công nghiệp thấp, xuất khẩu có vai trò ngày càng to lớn Xuấtkhẩu trở thành nguồn tích lũy chủ yếu trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa Xuất

Trang 13

khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân, tạo ra nguồn vốn

để nhập khẩu vật liệu tiêu dùng thiết yếu để phục vụ đời sống nhân dân

 Xuất khẩu góp phần nâng cao uy tín của quốc gia trên thị trường quốc tế

Để đánh giá uy tín của một quốc gia, người ta thường dựa vào bốn điều kiện đólà: GDP, lạm phát, thất nghiệp và cán cân thanh toán Xuất khẩu đem lại nguồn thungoại tệ, góp phần làm cân bằng cán cân thanh toán, do vậy là một trong bốn điều kiện

để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia Hơn nữa, xuất khẩu làm tăng tíchlũy ngoại tệ của một quốc gia và có thể biến quốc gia đó thành nước xuất siêu và tạo

sự đảm bảo trong cán cân thanh toán cho đối tác, tăng được uy tín trong kinh doanh.Qua hoạt động xuất khẩu, hàng hóa của quốc gia sẽ được bày bán trên thị trường quốc

tế, khuếch trương tiếng vang và quốc gia sẽ được thế giới biết đến Ngoài ra xuất khẩu

là tiền đề cho hoạt động kinh tế đối ngoại khác như dịch vụ ngân hàng, đầu tư, hợp tácliên doanh và làm cho quan hệ giữa các nước trở nên chặt chẽ hơn

 Tóm lại: Phải thông qua xuất nhập khẩu để góp phần nâng cao hiệu quả sảnxuất, mở rộng trao đổi và thúc đẩy việc tận dụng các lợi thế, các tiềm năng, các cơ hộicủa đất nước trong việc tham gia vào phân công lao động quốc tế Nó không chỉ đóngvai trò xúc tác, hỗ trợ phát triển mà còn có thể trở thành yếu tố cốt lõi của nền kinh tế

 Đối với các doanh nghiệp

Để phát triển và vươn ra thị trường thế giới, một trong những yếu tố quan trọngđối với các doanh nghiệp là hoạt động xuất khẩu Hoạt động này đóng vai trò quantrọng và mang lại cho các doanh nghiệp nhiều lợi ích

 Xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp để mở rộng và nâng caotrình độ sản xuất đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động trongdoanh nghiệp

 Xuất khẩu tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào cuộc cạnh tranh vềgiá cả, chất lượng, mẫu hàng hóa trên thị trường thế giới Chính yếu tố này buộc doanhnghiệp phải năng động, sáng tạo hơn, phải không ngừng nâng cao trình độ quản trịkinh doanh, tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị để tự hoàn thiện mình

 Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộngquan hệ kinh doanh với các bạn hàng cả trong nước và ngoài nước, trên cơ sở hai bên

Trang 14

cùng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro, mất máttrong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.

 Xuất khẩu khuyến khích việc phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanhnghiệp, chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển các hoạt động sảnxuất, marketing,… từ đó tạo được sự đa dạng trong thị trường và tiếp cận tốt hơn vớingười tiêu dùng

2.1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu.

2.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu trong đó bên xuất khẩu và bên nhậpkhẩu có trụ sở kinh doanh đặt ở các quốc gia khác nhau, trực tiếp giao dịch với nhau

để thỏa thuận mua bán hàng hóa, dịch vụ

Ưu điểm:

 Cho phép người xuất khẩu nắm bắt được nhu cầu thị trường về số lượng, chấtlượng, giá cả để người bán thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường

 Giúp giảm chi phí trung gian, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

 Thông qua thương thảo trực tiếp, đảm bảo bí mật kinh doanh, dễ dàng đi đến

hệ thống, ít xảy ra sai sót đáng tiếc Nâng cao hiệu quả đàm phán giao dịch

Nhược điểm: Đối với các mặt hàng mới và thị trường mới, doanh nghiệp thườnggặp khó khăn trong việc giao dịch vì còn bỡ ngỡ

2.1.2.2 Giao dịch qua trung gian

Giao dịch qua trung gian là phương thức giao dịch trong đó mọi quá trình traođổi giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu có trụ sở kinh doanh đặt ở các quốc giakhác nhau để mua bán hàng hóa và dịch vụ đều phải thông qua bên thứ 3 gọi là trunggian thương mại Các trung gian thương mại này chủ yếu bao gồm đại lí và môi giới

2.1.2.3 Giao dịch đối lưu

Giao dịch đối lưu trong Thương mại quốc tế là một phương thức giao dịch, trong

đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua,lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về Ở đây mục đích củaxuất khẩu không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một hàng hóakhác có giá trị tương đương

Trang 15

Đặc điểm quan trọng của giao dịch đối lưu là nhằm cân bằng lượng thu chi ngoại

tệ và phải có sự đối ứng, có đi có lại giữa hai hành vi mua bán của hai đối tác

2.1.2.4 Xuất khẩu tại chỗ

Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ áp dụng đối với hàng hóa do thương nhân Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp chế xuất) xuất khẩucho thương nhân nước ngoài nhưng theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hànghóa được giao tại Việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác

Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ coi như hàng xuất khẩu phải tuân thủ các quy địnhcủa pháp luật về quản lí hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách thuế đối vớihàng hóa xuất khẩu

2.1.2.5 Gia công quốc tế

Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh sản xuất của hoạt động xuất khẩu,trong đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu củabên đặt gia công để thực hiện một hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theoyêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao Gia công quốc tế là hình thức gia côngthương mại mà bên đặt gia công hoặc bên nhận gia công là thương nhân nước ngoài.Trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước hiện nay, gia công quốc tế ngàycàng phổ biến Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng đượcnguyên liệu phụ và nhân công rẻ của nước nhận ra công Đối với bên nhận gia công,phương thức này giúp họ giải quyết được công ăn việc làm cho người dân lao độngtrong nước hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ mới cho nước mình

2.1.2.6 Giao dịch tái xuất

Tái xuất khẩu là hình thức thực hiện xuất khẩu ra nước ngoài những hàng hóa đãnhập khẩu trước đây nhưng chưa qua gia công chế biến ở nước tái xuất

Mục đích của việc thực hiện giao dịch tái xuất khẩu là mua rẻ hàng hóa ở nướcnày bán đắt hàng hóa ở nước khác và thu số ngoại tệ lớn hơn số vốn bỏ ra ban đầu.Giao dịch này luôn thu hút ba nước tham gia: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nướcnhập khẩu

Trang 16

2.2 Nội dung hoạt động xuất khẩu và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp

2.2.1 Nội dung hoạt động xuất khẩu

Nội dung hoạt động xuất khẩu bao gồm những nghiệp vụ cơ bản sau:

2.2.1.1 Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu

Nguyên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng là quá trình điềutra để tìm triển vọng bán hàng cho một hay nhiều sản phẩm Quá trình nghiên cứu thịtrường là quá trình thu nhập thông tin, số liệu về thị trường, so sánh, phân tích những

số liệu và đưa ra những kết luận Những kết luận này sẽ giúp nhà quá lý đưa ra cácquyết định đúng đắn để lập kế hoạch kinh doanh Có 2 loại thông tin cần thu nhậptrong nghiên cứu thị trường là thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp

Lựa chọn thị trường xuất khẩu: trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp thị trường xuấtkhẩu giúp đơn vị kinh doanh lựa chọn thị trường xuất khẩu Việc lựa chọn phải đượcdựa trên những tiêu chí về chính trị, thương mại, tiền tệ

2.2.1.2 Lập phương án kinh doanh hàng xuất khẩu

Trên cơ sở những kết quả thu lượn được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thịtrường, đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh Phương án này là kế hoạch hoạtđộng của đơn vị nhằm đạt đến những mục tiêu xác định trong kinh doanh Việc xâydựng phương án kinh doanh bao gồm các bước:

- Đánh giá tổng hợp thị trường và thương nhân

- Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh

- Đề ra mục tiêu và biện pháp thực hiện

- Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh

- Hỏi hàng, chào hàng và cuối cùng là đặt hàng, đề nghị kí kết hợp đồng

2.2.1.3 Ký kết hợp đồng xuất khẩu

Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết hợp đồng ngoạithương Đây chính là sự thỏa thuận giữa những đương sự của trụ sở kinh doanh ở cácnước khác nhau Nội dung chủ yếu của một hợp đồng Thương mại quốc tế thường baogồm: sổ hợp đồng, địa điểm và ngày kí kết, tên và địa chỉ các bên, cơ sở pháp lí để kýkết hợp đồng, các điều khoản và điều kiện của hợp đồng…

Trang 17

2.2.1.4 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, đơn vị kinh doanh xuấtkhẩu với tư cách là một bên kí kết phải có tổ chức thực hiện hợp đồng Đây là mộtcông việc phức tạp và đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và luật quốc tế, đồng thờiđảm bảo được quyền lợi của quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đợn vị Cácbước cơ bản của trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm: Kiểm tra L/C, xingiấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng xuất khẩu, kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu,thuê tàu, lưu cước, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, giao hàng xuất khẩu và làmthủ tục hải quan

2.2.1.5 Đánh giá hiệu quả xuất khẩu

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu sẽ cho phép doanh nghiệp xác địnhđược doanh thu tiêu thụ, lỗ lãi trong kinh doanh và kết quả kinh doanh

2.2.2 Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu

Đối với các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu, các giải phảp thúc đẩy các mặthàng xuất khẩu là cần thiết, phải được thường xuyên thông qua và thực hiện để có thểđạt được hiệu quả xuất khẩu cao nhất

2.2.2.1 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu liên quan tới cung

Quy luật kinh tế trong kinh doanh là quy luật cung cầu.Với một doanh nghiệpxuất khẩu điều đầu tiên phải chú trọng tới là khả năng cung ứng hàng hoá cho thịtrường, nhất là khi muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài.Muốn vậy doanh nghiệp phải tính đến việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư côngnghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm và cải tiến mẫu mã sảnphẩm cũng như giảm giá thành cho đảm bảo khả năng cạnh tranh

Quy mô sản xuất.

Quy mô sản xuất của doanh nghiệp là khả năng sản xuất ra số lượng hàng hoátrong giới hạn khả năng về vốn, nhân lực và công nghệ của doanh nghiệp Đôi khi,doanh nghiệp chưa có quy mô sản xuất phù hợp với năng lực sản xuất Do vậy, trướckhi muốn đẩy mạnh xuất khẩu thì doanh nghiệp phải tận dụng tối đa năng lực sản xuấtcủa mình để mở rộng quy mô sản xuất, làm gia tăng sản lượng sản xuất cung ứng chonhu cầu thị trường

Trang 18

Khi mở rộng quy mô sản xuất, lượng sản phẩm tăng lên, lượng xuất khẩu sẽ tănglên theo đó Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải đầu tư vào trang thiết bị máy móc nhàxưởng, nguyên vật liệu đầu vào và nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất Có như vậycác doanh nghiệp mới tạo được sự thống nhất trong nội bộ để phản ứng với những biếnđộng trên thị trường mà sản phẩm hiện đang và sẽ có mặt.

Công nghệ sản xuất

Sự phát triển về khoa học kỹ thuật kéo theo sự phát triển về công nghệ đã đưaloài người có những thành tựu vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vựcsản xuất Công nghệ sản xuất ngày càng đang đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhsản xuất trực tiếp của các quốc gia Công nghệ sản xuất được hiểu là tất cả các yếu tốdùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra

Với vai trò ngày càng lớn, công nghệ sản xuất sẽ đem lại cho doanh nghiệp ưuthế cạnh tranh so với các đối thủ khác Công nghệ càng cao, càng hiện đại thì hiệu quảsản xuất càng lớn Công nghệ bao gồm bốn yếu tố: trang thiết bị, kỹ năng con người,thông tin và tổ chức Do vậy, muốn phát triển công nghệ doanh nghiệp phải phát triểnđồng đều trên tất cả các yếu tố, trong đó yếu tố con người được đánh gía là quan trọngnhất: bởi vì con người đóng vai trò là trung tâm của sự phát triển và tạo ra sự liên kếtgiữa các yếu tố

Hiện nay, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn lạchậu, nên phát triển công nghiệp chủ yếu qua con đường chuyển giao công nghệ Ngay

cả khi nhận chuyển giao công nghệ, một số doanh nghiệp còn chưa đủ khả năng vàthông tin để đánh giá hết các thuộc tính của công nghệ

Chất lượng sản phẩm

Chất lượng là một trong các yếu tố quan trọng tạo lên ưu thế cạnh tranh của sảnphẩm Chất lượng sản phẩm cao phải đặt trong mối quan hệ với giá cả, mẫu mã và cáccác dịch vụ của doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị trường Sản phẩm có chất lượngcao, giá cả, mẫu mã phù hợp với thị trường mục tiêu sẽ tạo ra ưu thế, uy tín riêng củadoanh nghiệp về sản phẩm của mình

Các doanh nghiệp xuất khẩu muốn đẩy mạnh xuất khẩu thì phải tập trung vàoviệc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các

Trang 19

nghệ của doanh nghiệp, và đặc biệt là với yếu tố chi phí Nâng cao chất lượng với chiphí tối thiểu cho phép là biện pháp mà doanh nghiệp nào cũng muốn nhưng để thựchiện nó là cả một vấn đề.

Hiện nay hướng đi cho các doang nghiệp xuất khẩu là áp dụng hệ thống tiêuchuẩn chất lượng quốc tế để khẳng định chất lượng sản phẩm của mình và kiểm soátchặt chẽ chi phí sản xuất để đưa ra giá cả hợp lý cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của người tiêu dùng

Đa dạng hoá mặt hàng

Con người luôn thích đổi mới Vì vậy, họ cũng luôn luôn thích tiêu dùng các sảnphẩm đa dạng về mẫu mã chủng loại Dựa vào tâm lý này, các doanh nghiệp cũng cần

đa dạng hoá bằng cách tạo nhiều mẫu mã hay sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để tạo

ra sự khác biệt và phong phú cho sản phẩm Và để đẩy mạnh công tác này các doanhnghiệp chú trọng nhất đến năng lực của đội ngũ thiết kế mẫu mã sản phẩm Do vậy,đầu tư có hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp là đào tạo và phát triển đội ngũ thiết

kế kết hợp với công tác điều tra, nghiên cứu thị trường, xác định xu hướng tiêu dùng

để tạo ra được sản phẩm làm hài lòng khách hàng

Ngoài các giải pháp trên, các doanh nghiệp xuất khẩu nên chú ý dặc biệt thờiđiểm giao hàng Doanh nghiệp thực hiện điều này sẽ tạo uy tín cho khách hàng, tạomối quan hệ lâu dài và mối quan hệ làm ăn

2.2.2.2 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu liên quan đến cầu

Nghiên cứu mở rộng thị trường

Môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng cạnh tranh gay gắt Vì vậy, các doanhnghiệp cần thực hiện các nghiên cứu trên thị trường nước ngoài một cách thận trọng và

tỷ mỷ để đưa ra các quyết định chính xác hơn Thêm vào đó nó còn giúp các nhà kinhdoanh hoạch định các chiến lược Marketing khi đã hiểu rõ hơn về nhu cầu của thịtrường hiện tại cũng như tương lai

Thông tin có thể được tổng hợp từ nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp Thông tinthứ cấp là những thông tin đã được công bố Các doanh nghiệp có thể thu thập thôngtin này từ:

- Các tổ chức quốc tế như niên giám thống kê về thương mại quốc tế do liên hợpquốc tế phát hành

Trang 20

- Các tổ chức chính phủ thường cung cấp các thông tin về quy định xuất nhậpkhẩu, các tiêu chuẩn chất lượng, quy mô thị trường.

- Các hiệp hội thương mại và thương nghiệp như hiệp hội Pasta,Onion phát hànhcác ấn phẩm nhằm cập nhật các sự kiện giúp các nhà kinh doanh quốc tế tìm kiếm cơhội kinh doanh và né tránh rủi ro

- Các tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin dịch vụ về văn hoá và các điều kiện vềtài chính Internet và trang web cập nhật các thông tin về thị trường như: giá cả sảnphẩm, mặt hàng, các chiến lược marketing

Thông tin sơ cấp là những thông tin chưa được công bố Các nhà kinh doanh sửdụng loại thông tin này để hiểu sâu hơn về thị trường mà thông tin thứ cấp mang lại.Các doanh nghiệp có được thông tin này bằng cách tự thu thập hoặc thuê cácthông tin điều tra thị trường

Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:

- Qua hội chợ và các phái đoàn thương mại để đánh giá được về đối thủ cạnhtranh, sản phẩm và xác định được cơ hội kinh doanh

- Phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn nhóm cho phép các doanh nghiệp đánh giáđược hành vi, thái độ của người tiêu dùng

- Các cuộc điều tra: là nghiên cứu thông tin về người tiêu dùng thông qua việc sửdụng bảng câu hỏi viết Phương pháp này cho phép thu thập được khối lượng thông tinlớn

- Quan sát môi trường:

Là quá trình liên tục thu thập, phân tích, xử lý thông tin cho các mục tiêu chiếnlược và chiến thuật Nó cho phép thu thập các thông tin chi tiết về môi trường kinhdoanh mà công ty đang hoạt động hay sắp thâm nhập Đây là phương pháp phức tạpnhất vì thông tin được cập nhật liên tục nên giúp chô doanh nghiệp nhanh chóng tìmkiếm được cơ hội kinh doanh và phát hiện rỉu ro sớm để né tránh rủi ro thành công

Xúc tiến, quảng bá về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài

Khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cần tạo ra hình ảnhriêng biệt về sản phẩm của mình, giới thiệu nó đến với người tiêu dùng Niềm tin củakhách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp là yếu tố đẩy mạnh lượng tiêu dùng

Trang 21

Các biện pháp mà doanh nghiệp thường áp dụng để tiến hành xúc tiến, quảng básản phẩm của mình:

- Tham gia các hội chợ, triển lãm

- Quảng cáo sản phẩm, hình ảnh qua các phương tiện như: qua báo chí, truyềnhình, qua mạng

- Tài trợ cho các hoạt động xã hội

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sản phẩm, về doanh nghiệp

- Khuyến mại sản phẩm và tổ chức dùng thử sản phẩm tại nơi công cộng hoặc tạigia đình

- Thông qua hệ thống kênh phân phối nước sở tại để quảng bá sản phẩm và hìnhảnh của mình

Có thể nói hoạt động xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm xây dựng thươnghiệu, quảng bá thương hiệu của công ty trên thị trường thế giới Điều này giúp nângcao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi môi trường cạnh tranh ngày càng gaygắt

2.2.2.3 Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu khác

Giải pháp về vốn.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, muốn đẩy mạnh mạnh xuất khẩu thì cầnvốn để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào công nghệ, nâng cao chất lượng sảnphẩm, đa dạng hoá mặt hàng và để đầu tư cho nghiên cứu mở rộng thị trường, chocông tác xúc tiến và quảng bá sản phẩm, hình ảnh của công ty…Tóm lại, vốn cần chomọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghịêp Nhưng nguồn vốn tự có củadoanh nghiệp lại có hạn nên doanh nghiệp cần huy động nguồn vốn bên ngoài để đẩymạnh hoạt động xuất khẩu của mình Nguồn vốn bên ngoài có thể huy động từ cácngân hàng, các tổ chức tín dụng trong nước và ngoài nước, từ các quỹ hay từ ngườidân

Có vốn rồi thì việc quan trọng là phải sử dụng nguồn vốn như thế nào cho hiệuquả như: đạt vòng quay của vốn nhanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao và hạn chế rủi

ro, thất thoát về vốn Có như vậy doanh nghiệp mới đảm bảo hiệu quả kinh doanh và

mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường

Trang 22

Về nhân lực.

Con người vừa là người thực hiện vừa là mục tiêu của các hoạt động kinh doanh

Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách nhân lực đúng đắn tạo nên lợi thế cạnh tranhcủa mình Song hành cùng chính sách tuyển dụng nhân lực, các doanh nghiệp cần cóchính sách đào tạo hợp lý để bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo là quá trình làm thay đổi hành vi và thái độ của người lao động nhằmtăng cường khả năng đạt được mục tiêu của doanh nghịêp Còn phát triển nhân lực làquá trình người lao động thu thập các kỹ năng, tích luỹ kinh nghiệp và rèn luyện thái

độ cần thiết để có vị trí cao hơn trong công việc

Các công ty kinh doanh xuất khẩu trên thị trường thế giới cần xây dựng cácchương trình đào tạo với nội dung về các vấn đề như: môi trường, đặc điểm văn hoá,đào tạo về ngôn ngữ, cách thức làm ăn với người nước ngoài Đào tạo phải gắn liềnvới phát triển nguồn nhân lực để duy trì và thu hút đội ngũ lao động có kỹ năng, cókinh nghiệp trung thành với doanh nghiệp

Tóm lại, để đẩy mạnh xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu cần huy động tất cảcác nguồn lực, thực hiện tốt công tác quản trị mới đem lại hiệu quả kinh doanh cao.Tuy nhiên, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể mà nên tập trung vào vấn đề trọngđiểm để thực hiện mục tiêu là đẩy mạnh xuất khẩu

2.3 Phân định nội dung đề tài nghiên cứu.

Thị trường Hàn Quốc là một thị trường tiềm năng và đáng mong đợi của ngànhlinh kiện điện tử Việt Nam cũng như của công ty có 100% vốn đầu tư Hàn Quốc nhưcông ty TNHH HICEL VINA Công ty TNHH HICEL VINA là công ty xuất khẩu vàgia công các thiết bị điện tử và chủ yếu xuất khẩu là mặt hàng linh kiện điện tử với quy

mô vừa song chưa thật sự đa dạng về mặt hàng xuất khẩu, các sản phẩm chưa mangtính cạnh tranh cao Do đó để có thể đứng vững tại thị trường Hàn Quốc thì công tycần có nhiều các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.Tùy thuộc vào cơ sở vật chất, kỹ thuật, quy mô sản xuất, trình độ lao động của công ty,

em xin đề xuất lựa chọn các nhóm giải pháp như sau:

- Mở rộng thị trường: vì thị trường của công ty gần như chỉ phân phối mặt hànglinh kiện điện tử ở Hàn Quốc rủi ro khá cao, đồng thời cạnh tranh cao cũng như nhu

Trang 23

cầu gần như sắp bão hòa nên cần mở rộng thêm thị trường để tăng thu nhập, tăng cạnhtranh và thu hút vốn đầu tư.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định đến

sự thành công của một công ty Chất lượng sản phẩm của công ty TNHH HICELVINA hiện nay chưa thực sự cao và có thể cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm xuấtkhẩu dệt may của các công ty ở bản địa … Do đó để đẩy mạnh xuất khẩu công ty nênnâng cao chất lượng sản phẩm của mình

- Công ty nên nâng cao tay nghề lao động vì hiện tại đội ngũ lao của công tyTNHH HICEL VINA chủ yếu là lao động phổ thông chưa được đào tạo một cách bàibản, chuyên sâu và có thể sử dụng máy móc hiện đại, chưa khai thác được hết lợi thếcủa doanh nghiệp

Do hiện nay công ty vẫn còn phụ thuộc nhiều vào công ty mẹ ở Hàn Quốc chưa

có bộ phận nghiên cứu thị trường nên không thực hiện các biện pháp đẩy mạnh như:

- Đa dạng hóa mặt hàng Công ty TNHH HICEL VINA có cơ cấu mặt hàng

chưa được phong phú, chỉ có một mặt hàng chủ lực do vậy sức mạnh cạnh tranh củacông ty chưa lớn, chưa đáp ứng được nhu cầu càng ngày càng thay đổi của kháchhàng

- Xúc tiến, quảng bá về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài

Ngày đăng: 04/02/2020, 18:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w