Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TỪ THỊ TRƯỜNG ĐỨC CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ PHƯƠNG ĐÔNG39 4.1.. Một số giải p
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài khóa luận một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗlực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô, cũng như
sự ủng hộ động viên của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu
và thực hiện khóa luận tốt nghiệp đại học
Đầu tiên, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo ThS NguyễnThùy Dương – Giảng viên bộ môn Kinh tế Quốc tế - Trường đại học Thương Mại,người đã hết lòng hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành khóa luậnnày Xin gửi lời tri ân nhất của em đối với những điều mà cô đã dành cho em
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Thương mại, đặcbiệt là thầy cô trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã nhiệt tình giảng dạy vàtạo điều kiện tốt để em học tập và nghiên cứu tại trường trong 4 năm qua
Cuối cùng, em xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các cô, chú, anh, chị trongCông ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông, đặc biệt là những anh chị trong phòngXuất nhập khẩu của Công ty đã tạo mọi điều kiện hướng dẫn và chỉ bảo nhiều kiếnthức thực tế trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận với tất cả nỗ lực của bản thân, nhưng dohạn chế về mặt thời gian, trình độ, kiến thức và kinh nghiệm nên bài khóa luậnkhông tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng gópcủa thầy cô để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Minh Trang
i
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
1.3 Mục đích nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng nghiên cứu 4
1.5 Phạm vi nghiên cứu 4
1.6 Phương pháp nghiên cứu 4
1.7 Kết cấu khóa luận 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU 6
2.1 Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu 6
2.1.1 Khái niệm nhập khẩu 6
2.1.2 Đặc điểm của nhập khẩu 6
2.1.3 Vai trò của nhập khẩu 7
2.1.4 Phân loại các hình thức nhập khẩu 7
2.2 Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 9
2.2.1 Khái niệm hiệu quả nhập khẩu 9
2.2.2 Phân loại hiệu quả nhập khẩu 9
2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu 10
2.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả nhập khẩu 14
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu 14
2.3.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 14
2.3.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp 17
2.4 Phân định nội dung nghiên cứu 18
ii
Trang 3CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ
Y TẾ TỪ THỊ TRƯỜNG ĐỨC CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ
PHƯƠNG ĐÔNG TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2018 20
3.1 Tổng quan về công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông 20
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông 20
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 21
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 21
3.1.4 Nguồn nhân lực của công ty 22
3.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật 23
3.1.6 Tài chính của công ty 23
3.2 Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh và nhập khẩu của Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông 24
3.2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông 24
3.2.2 Khái quát hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông trong giai đoạn 2016- 2018 25
3.3 Khái quát về thị trường Đức 27
3.4 Thực trạng hiệu quả nhập khẩu trang thiết bị y tế từ thị trường Đức của Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông 28
3.4.1 Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu 28
3.4.2 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu 30
3.4.3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn nhập khẩu 33
3.4.4 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động 34
3.4.5 Chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế xã hội 35
3.5 Đánh giá hiệu quả nhập khẩu trang thiết bị y tế từ thị trường Đức của Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông 36
3.5.1 Một số kết quả đạt được trong nâng cao hiệu quả nhập khẩu 36
3.5.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân 36
iii
Trang 4Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TỪ THỊ TRƯỜNG ĐỨC CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ PHƯƠNG ĐÔNG39 4.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông giai
đoạn năm 2016-2018 39
4.2 Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu trang thiết bị y tế từ thị trường Đức tại Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông 39
4.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 39
4.2.2 Huy động và sử dụng vốn hiệu quả 40
4.2.3 Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu và dự báo thị trường 41
4.2.4 Giảm chi phí kinh doanh nhập khẩu hàng hóa 42
4.2.5 Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng của công ty 42
4.3 Một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước 43
4.3.1 Hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu và đơn giản hóa các thủ tục hành chính 43
4.3.2 Nâng cấp cơ sở hạ tầng 44
4.3.3 Đào tạo nguồn nhân lực 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
iv
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
CIF Cost, Insurance, Freight Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí
v
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 3.1 Bộ máy tổ chức Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông 21
Bảng 3.1 Bảng cơ cấu nhân lực của công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương
Đông
23
Bảng 3.2 Nguồn lực tài chính của Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông 24
Bảng 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016-2018 24
Bảng 3.4 Giá trị nhập khẩu của Công ty các năm giai đoạn từ năm 2016 –
2018
25
Bảng 3.5 Cơ cấu một số mặt hàng nhập khẩu của Công ty TNHH Thiết bị Y tế
Phương Đông từ năm 2016-2018
26
Bảng 3.6 Kết quả kinh doanh nhập khẩu tại một số thị trường chủ yếu của
Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông từ năm 2016- 2018
27
Hình 3.1 Lợi nhuận nhập khẩu công ty TNHH Phương Đông năm 2016-2018 29
Bảng 3.7 Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu của công ty TNHH
Thiết bị Y tế Phương Đông giai đoạn 2016-2018
30
Hình 3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn của Công ty TNHH Thiết bị Y tế
Phương Đông trong giai đoạn 2016-2018
31
Hình 3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu của Công ty TNHH Thiết
bị Y tế Phương Đông trong giai đoạn 2016-2018
32
Bảng 3.8 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty giai đoạn 2016-2018 33
vi
Trang 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong nền kinh tế hiện nay, thương mại quốc tế đã trở thành cơ hội phát triểnhàng đầu cho mỗi quốc gia bởi vai trò mở rộng và những giá trị to lớn mà nó manglại Từ thực tế cho thấy chưa bao giờ hoạt động thương mại quốc tế lại diễn ra sôiđộng như ngày nay Việc giao lưu buôn bán giữa các quốc gia đã trở thành một yếu
tố khách quan
Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự phát triển nhanh chóng vàmạnh mẽ của lĩnh vực y tế trên thế giới Việt Nam cũng được đánh giá là một thịtrường đầy tiềm năng phát triển thiết bị y tế, với dân số trên 95 triệu người, và tốc
độ tăng GDP ổn định trên 6,5%/năm Theo Bộ Y tế, việc nhập khẩu trang thiết bị y
tế ngày càng tăng lên, nên tỷ lệ nhập khẩu chiếm khoảng 90% trên thị trường Trong
đó, các nước cung cấp thiết bị y tế chủ yếu cho Việt Nam là Nhật Bản, Đức, Mỹ,Trung Quốc, Singapore Theo thống kê, năm 2016, tổng vốn đầu tư vào trang thiết
bị y tế tại Việt Nam là 950 triệu USD Đến năm 2017, con số này tăng lên 1,2 tỉUSD Và đến năm 2018 khoảng 1,8 tỉ USD
Hiện nay nhu cầu về chăm sóc sức khỏe về xu hướng của người dân Việt Namngày càng tăng, trong khi trình độ khoa học kỹ thuật chưa cho phép tự sản xuất ranhững trang thiết bị y tế hiện đại để đáp ứng nhu cầu ấy Chính vì vậy hoạt độngkinh doanh nhập khẩu những trang thiết bị y tế hiện đại cho các bệnh viện, trungtâm y tế là hết sức cần thiết Để đáp ứng nhu cầu đó,vào năm 2000, công ty TNHHThiết bị Y tế Phương Đông đã ra đời và tiến hành hoạt động kinh doanh nhập khẩutrang thiết bị y tế cho khắp các bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước Bên cạnhnhiều những thành tựu mà công ty đã đạt được như kim ngạch nhập khẩu luôn đạtvượt mức kế hoạch đề ra, thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế
Trong quá trình thực tập tại phòng xuất nhập khẩu của Công ty TNHH Thiết bị
Y tế Phương Đông, em đã có cơ hội tiếp xúc và làm quen với những nghiệp vụthương mại quốc tế của công ty, áp dụng kiến thức học trên giảng đường vào tìnhhuống cụ thể Nhận thức được tầm quan trọng của việc nhập khẩu trong quan hệthương mại quốc tế, kết hợp với những lý luận tiếp thu được trong quá trình học và
Trang 8tìm hiểu thực tế trong thời gian qua, em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu trang thiết bị y tế từ thị trường Đức của Công ty TNHH Thiết bị
Y tế Phương Đông” để nghiên cứu trong khóa luận của mình.
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu” một mặt hàng cụ thể từ mộtthị trường cụ thể không còn quá mới mẻ và được rất nhiều sinh viên khoa Kinh tế
và kinh doanh quốc tế, trường Đại học Thương Mại nghiên cứu Có một số côngtrình nghiên cứu tương tự như là:
Lương Thị Nương (2016) – “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bánhkẹo của công ty TNHH Brenntag Việt Nam” – Khóa luận tốt nghiệp – Đại họcThương Mại
Đề tài này tập trung làm rõ được tính cấp thiết của việc nâng cao hoạt độngnhập khẩu, thực trạng hoạt động nhập khẩu mặt hàng bánh kẹo của công ty tuynhiên phần giải pháp còn chung chung, chưa cụ thể và theo sát với hoạt động củadoanh nghiệp
Ngô Hoàng Long (2013) - “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặthàng vật tư thiết bị y tế từ thị trường Mỹ của Công ty Cổ phần Thiên Trường” –Khóa luận tốt nghiệp – Đại học Thương Mại
Đề tài trên đã phân định rõ mặt hàng, thị trường nghiên cứu về hoạt động kinhdoanh nhập khẩu, tuy nhiên phần thực trạng vẫn chưa làm rõ được các chỉ tiêu vềhoạt động nhập khẩu để từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể
Phạm Thị Huệ (2016) - “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu
xúc xích từ thị trường Đức Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt” – Khóa luận tốtnghiệp – Đại học Thương Mại
Đối với đề tài này nhìn chung đã chỉ ra cụ thể thực trạng, hiệu quả nhập khẩuđối với nguyên liệu xúc xích, phân định rõ nội dung nghiên cứu nhưng đối với cácmục yếu tố ảnh hưởng thì còn hơi chung chung, cần chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởngtrực tiếp đến hoạt động nhập khẩu của công ty
Nguyễn Tiến Cường (2013) - “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt
hàng thiết bị gia dụng của công ty cổ phần XNK khoáng sản Minexport” – Khóa
luận tốt nghiệp – Đại học Thương Mại
Trang 9Đề tài này nhìn chung đã phân tích được thực trạng kinh doanh nhập khẩu mặthàng thiết bị gia dụng của công ty và từ đó đã đưa ra được các giải pháp cụ thể.
Võ Thị Ngọc Huyền (2015)“ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc của công ty cổ phần thiết bị y tế ĐôngÁ” - Khóa luận tốt nghiệp - Đại học Thương Mại
Đề tài này đã phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế
từ thị trường Trung Quốc cũng như đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng caohiệu quả kinh doanh cho công ty cổ phần thiết bị y tế Đông Á
Nhìn chung các đề tài trên đã nghiên cứu được một số vấn đề lý luận cơ bản
về nhập khẩu, phân tích và nêu lên được thực trạng hoạt động nhập khẩu và đưa rađược một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cho cácdoanh nghiệp đó
Tuy nhiên, đề tài của em khác biệt hơn so với các đề tài trên ở chỗ: khác về sốliệu trong luận văn, khác về doanh nghiệp, khác về phương pháp và thời giannghiên cứu Tìm thấy được hoạt động nhập khẩu còn có vấn đề hạn chế, khiến chohiệu quả nhập khẩu chưa được tối ưu và vị thế công ty cũng bị ảnh hưởng Vì vậy,sau thời gian tìm hiểu và hoàn thiện báo cáo thực tập, cũng như được sự đồng ý củagiáo viên hướng dẫn, em đã tập trung vào các vấn đề khúc mắc nhất mà công ty
đang phải đối mặt để xin đề xuất giải pháp khi nghiên cứu đề tài sau: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu trang thiết bị y tế từ thị trường Đức của công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông”
1.3 Mục đích nghiên cứu.
Để có thể giải quyết tốt những vấn đề trên, mục đích nghiên cứu của khóa luận là:
Khái quát các vấn đề lý thuyết liên quan tới hoạt động nhập khẩu cùng vớinhững lý luận cơ bản về các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu củaCông ty
Tìm hiểu thực trạng hoạt động nhập khẩu trang thiết bị y tế của Công tyTNHH Thiết bị Y tế Phương Đông, phân tích và đánh giá tác động của các yếu tốnày đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty
Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những ảnh hưởng củasuy thoái kinh tế và thúc đẩy hoạt động nhập khẩu trang thiết bị y tế của Công tyTNHH Thiết bị Y tế Phương Đông trong thời gian tới
Trang 101.4 Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu trang thiết bị y tế
từ thị trường Đức của Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông
1.5 Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương
Đông, chủ yếu tại phòng xuất nhập khẩu của Công ty
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu hiệu quả nhập khẩu của Công ty trong giai
đoạn 2016-2018
Nội dung nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả nhập khẩu trang thiết bị y tế của
Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông
1.6 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Nguồn bên trong Công ty: Báo cáo tài chính năm 2016, 2017, 2018, báo cáo
kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty
Nguồn bên ngoài Công ty: Các tài liệu về thương mại quốc tế như giáo trình
Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế, báo và tạp chí chuyên ngành, các luậnvăn khóa trước
Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp thống kê: liệt kê và đưa vào bảng phân tích dữ liệu thu được của
doanh nghiệp thông qua phòng kế toán, phòng xuất nhập khẩu, phòng nhân sự,phòng tài chính
Phương pháp phân tích: phân tích các số liệu thu thập được, đưa ra so sánh và
những suy luận
Phương pháp so sánh: dựa vào số liệu thống kê thu thập được tiến hành so
sánh giữa các năm, từ đó đưa ra những kết luận và nhận xét
1.7 Kết cấu khóa luận.
Ngoài lời cảm ơn, mục lục, các danh mục bảng biểu, từ viết tắt và các tài liệutham khảo, căn cứ vào yêu cầu thực hiện đề tài, nội dung của đề tài và mục tiêu mà
đề tài hướng đến, kết cấu của khóa luận bao gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
Trang 11Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu và hiệu quả của hoạt độngkinh doanh nhập khẩu
Chương 3: Thực trạng hiệu quả nhập khẩu trang thiết bị y tế của Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông giai đoạn 2016-2018
Chương 4: Định hướng phát triển và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanhnhập khẩu trang thiết bị y tế từ thị trường Đức của Công ty TNHH Thiết bị Y tếPhương Đông
Trang 12CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ
HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU
2.1 Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu
2.1.1 Khái niệm nhập khẩu
Nhập khẩu là một trong hai bộ phận cấu thành của hoạt động ngoại thương, làhoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi hàng hóa giữa cácquốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ làm môi giới Nó khôngphải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trongnền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài
Theo khoản 2, điều 28 Luật Thương Mại Việt Nam năm 2005: “ Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định pháp luật”.
Như vậy, bản chất kinh doanh nhập khẩu ở đây là nhập khẩu từ các tổ chức kinh
tế, các công ty nước ngoài tiến hành tiêu thụ hàng hóa vật tư ở thị trường nội địa hoặc tái xuất với mục tiêu lợi nhuận và nối liền sản xuất giữa các quốc gia với nhau.
2.1.2 Đặc điểm của nhập khẩu
Nhập khẩu là hoạt động phức tạp so với hoạt động kinh doanh trong nước.Hoạt động nhập khẩu có những đặc điểm sau:
Hoạt động nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật như điều ướcquốc tế và Ngoại thương, luật quốc gia của các nước hữu quan, tập quán Thươngmại quốc tế
Các phương thức giao dịch mua bán trên thị trường quốc tế rất phong phú :Giao dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, giao dịch tại hội chợ triển lãm
Các phương thức thanh toán rất đa dạng: nhờ thu, hàng đổi hàng, L/C
Tiền tệ dùng trong thanh toán thường là ngoại tệ mạnh có sức chuyển đổi caonhư : USD, bảng Anh
Điều kiện cơ sở giao hàng: có nhiều hình thức nhưng phổ biến là nhập khẩutheo điều kiện CIF, FOB
Kinh doanh nhập khẩu là kinh doanh trên phạm vi quốc tế nên địa bàn rộng,thủ tục phức tạp, thời gian thực hiện lâu
Trang 13Trong hoạt động nhập khẩu có thể xảy ra những rủi ro thuộc về hàng hoá Để
đề phong rủi ro, có thể mua bảo hiểm tương ứng
Nhập khẩu là cơ hội để các doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau hợp tác lâudài Thương mại quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế - chính trị củacác nước xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế đối ngoại
2.1.3 Vai trò của nhập khẩu
Nhập khẩu là một trong hai hoạt động cấu thành ngoại thương Có thể hiểu đó
là việc mua hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu trong nướchoặc tái sản xuất nhằm mục đích thu lợi Nhập khẩu thể hiện sự phụ thuộc gắn bólẫn nhau giữa nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế Thế giới Hiện nay,thì vai trò của nhập khẩu đã trở nên vô cùng quan trọng
Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại, tạo ra động lựcbắt buộc các nhà sản xuất trong nước phải không ngừng vươn lên, tạo ra sự pháttriển xã hội và sự thanh lọc các đơn vị sản xuất
Nhập khẩu xóa bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóng, chế
2.1.4 Phân loại các hình thức nhập khẩu
2.1.4.1 Nhập khẩu trực tiếp
Theo cách thức này, bên mua và bên bán trực tiếp giao dịch với nhau, việcmua và việc bán không ràng buộc nhau Bên mua có thể chỉ mua mà không bán, bênbán có thể chỉ bán mà không mua Hoạt động chủ yếu là doanh nghiệp trong nướcnhập khẩu hàng hoá, vật tư ở thị trường nước ngoài đem về tiêu thụ ở thị trườngtrong nước
Nhập khẩu trực tiếp có đặc điểm là được tiến hành một cách đơn giản Bênnhập khẩu phải nghiên cứu kỹ thị trường tìm đối tác, ký kết hợp đồng và thực hiệntheo đúng với hợp đồng, phải tự bỏ vốn, chịu mọi rủi ro và chi phí giao dịch, nghiêncứu, giao nhận, kho bãi cùng với các chi phí có liên quan
Trang 142.1.4.2 Nhập khẩu ủy thác
Nhập khẩu ủy thác là nhập khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước
có vốn, có nhu cầu nhập khẩu nhưng lại không có quyền tham gia vào các quan hệxuất nhập khẩu trực tiếp hay xét thấy nhập khẩu trực tiếp không có lợi (bên ủy thác), đã
ủy thác cho doanh nghiệp khác có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương ( bênđược ủy thác) tiến hàng nhập khẩu theo yêu cầu của mình Bên nhận ủy thác có nghĩa
vụ đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, làm thủ tục nhập khẩu theo yêucầu của bên ủy thác và được nhận một khoản phí gọi là phí ủy thác
Nhập khẩu ủy thác có đặc điểm như sau:
Doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu ủy thác không phải bỏ vốn,không phải xin hạn ngạch, không phải tìm hiểu thị trường mà bên nhận ủy thác chỉđứng ra đại diện cho bên ủy thác để tìm cách giao dịch với các đối tác nước ngoài Nếu
có sự cố xảy ra thì họ là người thay mặt bên uỷ thác có thể khiếu nại, đòi bồi thườngkhi tổn thất xảy ra Trong hợp đồng ủy thác doanh nghiệp phải ký đồng thời hai hợpđồng là hợp đồng thương mại và hợp đồng ủy thác nhập khẩu với bên ủy thác
2.1.4.3 Nhập khẩu tái xuất
Mỗi nước có một định nghĩa riêng về tái xuất, nhưng đều thống nhất một quanđiểm về tái xuất là xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đượcnhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất Có nghĩa là tiến hành nhập khẩukhông phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang một nước thứ ba nhằm thu lợinhuận Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích về mộtlượng ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu Giao dịch này luôn thu hút ba nước: nướcxuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu
2.1.4.4 Nhập khẩu hàng đổi hàng
Nhập khẩu hàng đổi hàng là hai nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu, nó làhình thức nhập khẩu đi đôi với xuất khẩu Hoạt động này được thanh toán khôngphải bằng tiền mà chính là hàng hóa Hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu có giá trịtương đương nhau
2.1.4.5 Nhập khẩu liên doanh
Đây là một hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kỹ thuật mộtcách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh nghiệp xuất
Trang 15nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng, kỹ thuật để cùng giao dịch và đề racác chủ trương biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt độngnày phát triển theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên, cùng chia lãi nếu lỗ thì cùngphải chịu.
2.2 Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
2.2.1 Khái niệm hiệu quả nhập khẩu
Về cơ bản, có thể nói rằng hiệu quả nhập khẩu là trình độ sử dụng các nguồn lực đểnhập khẩu và trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu kinh
tế xã hội ở mức cao nhất với chi phí nhất định trong quá trình nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu có hiệu quả phải đồng thời mang lại lợi ích cho doanhnghiệp tiến hành hoạt động và đảm bảo mang lại những lợi ích cho nền kinh tế vàtoàn xã hội
2.2.2 Phân loại hiệu quả nhập khẩu
2.2.2.1 Căn cứ theo phương pháp tính hiệu quả
Hiệu quả tuyệt đối: Hiệu quả tuyệt được thể hiện qua tương quan chênh lệch
của kết quả và chi phí, nói cách khác đó là sự chênh lệch giữa tổng doanh thu vàtổng chi phí Có thể hiểu hiệu quả tuyệt đối qua công thức sau:
Hiệu quả tương đối: Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất của
2.2.2.2 Dựa vào phạm vi tính toán hiệu quả
Theo phạm vị hiệu quả kinh doanh bao gồm hiệu quả kinh doanh tổng hợp vàhiệu quả kinh doanh bộ phận
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp: Là hiệu quả kinh doanh có tính chung cho
toàn doanh nghiệp, cho tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp Nó cho biết kết quảthực hiện các mục tiêu doanh nghiệp đề ra trong một giai đoạn nhất định
Trang 16 Hiệu quả kinh doanh bộ phận: Là hiệu quả kinh doanh được tính cho tường
bộ phận, hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, hoặc với từng yếu tố sản xuấtcủa doanh nghiệp như vốn, lao động Hiệu quả kinh doanh bộ phận chỉ phản ánhhiệu quả từng hoạt động, từng yếu tố riêng lẻ chứ không phản ánh được hết hiệu quảcủa toàn doanh nghiệp
2.2.2.3 Dựa vào thời gian mang lại hiệu quả
Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn: Được xem xét trong một khoảng thời gian
ngắn và việc hiệu quả mang lại ngay khi chúng ta thực hiện hoạt động kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh dài hạn: Xem xét, đánh giá trong một khoảng thời gian
dài và hiệu quả mang lại sau khi thực hiện hoạt động kinh doanh một khoảng thờigian nhất định
2.2.2.4 Dựa vào khía cạnh khác nhau của hiệu quả
● Hiệu quả kinh doanh tài chính: Hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp về khía cạnh kinh tế tài chính, biểu hiện mối quan hệ lợi ích mà doanhnghiệp nhận được trong kinh doanh và chi phí doanh nghiệp bỏ ra để có được lợiích đó
● Hiệu quả chính trị xã hội Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp về
khía cạnh chính trị xã hội mội trường, sự đóng góp của nó vào việc phát triển sảnxuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích lũy ngoại tệ, tăngthu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tác động đếnmôi trường sinh thái và tốc độ đô thị hóa…
2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu
2.2.3.1 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp
● Lợi nhuận nhập khẩu
Trong đó:
R: là doanh thu nhập khẩu C: là chi phí nhập khẩu
Lợi nhuận nhập khẩu là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trìnhkinh doanh nhập khẩu Nó phản ánh các mặt số lượng, chất lượng hoạt động nhậpkhẩu của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản
Trang 17xuất như lao động, vật tư, tài sản cố đinh… Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận chưa chobiết hiệu quả kinh doanh nhập khẩu được tạo ra từ nguồn lực nào, chi phí nào.
● Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Trong đó
Dr= P
R Dr: là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
P: tổng lợi nhuận nhập khẩu R: tổng doanh thu nhập khẩu
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu từ kinh doanh nhập khẩu thìthu được về bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sinh lợicủa vốn càng lớn, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng cao vàngược lại
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Trong đó:
Dc= P
C Dc: là tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
P: là tổng lợi nhuận nhập khẩu C: là tổng chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ vào kinh doanh nhập khẩu thì
có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu về Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinhdoanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn
Trang 182.2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả nhập khẩu kinh doanh bộ phận
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn nhập khẩu
Số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng
vốn lưu động bỏ vào kinh doanh nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thuhay vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ Chỉ tiêu này càng cao thìchứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho nhập khẩu của doanh nghiệp càng lớn
Thời gian 1 vòng quay vốn lưu động nhập khẩu: Chỉ tiêu này phản ánh số
ngày cần thiết để vốn lưu động cho nhập khẩu quay được 1 vòng Thời gian quayvòng vốn lưu động càng ngắn chứng tỏ tốc độ luận chuyển càng lớn, hiệu quả nhậpkhẩu càng cao và ngược lại
Trong đó
Tn là thời gian của kỳ phân tích
Tv = Tn ÷ Sn Sn là số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu
Tv là thời gian một vòng quay vốn
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhập khẩu: Chỉ tiêu nay phản ánh để tạo ra
một dòng doanh thu nhập khẩu cần bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân Chỉtiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu càng cao, sốvốn tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại
Trong đó
Hvlđ là hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhập khẩu Hvlđ = Vn ÷ Rn Vn là vốn lưu động nhập khẩu
Rn là doanh thu thuần nhập khẩu
Sức sinh lợi của vốn cố định: chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng nguồn
vốn cố định của công ty Cho biết để tạo ra được một đồng lợi nhuận nhập khẩu cầnbao nhiêu vốn cố định
Trang 19Trong đó
Dvcd là sức sinh lời của vốn cố định
Dvcd = P ÷ Vvcd P là lợi nhuận nhập khẩu
Vvcd là vốn cố định nhập khẩu
Hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu:
Mức sinh lời một lao động nhập khẩu: Chỉ tiêu này phản ánh một lao động
tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳphân tích Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động càng cao
Trong đó
D là mức sinh lời một lao động nhập khẩu
D = P ÷ L P là lợi nhuận nhập khẩu
L là số lao động
Doanh thu bình quân một lao động ( W): Chỉ tiêu này phản ánh một lao
động tham gia vào hoạt động kinh doanh có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thutrong kỳ phân tích Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động càng cao
Trong đó
W = R / L R là tổng doanh thu nhập khẩu
L là số lao động
2.3.3.3 Chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả về mặt xã hội trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp là nhữngmặt lợi ích không thể định lượng được, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việclựa chọn phương án nhập khẩu để triển khai trong thực tế Nội dung của việc xem xéthiệu quả về mặt xã hội rất đa dạng và phức tạp Nó thể hiện thông qua tác động sau:
Tác động tới việc phát triển kinh tế xã hội: Đóng góp vào gia tăng sảnphẩm, tăng tích lũy
Tác động tới việc phát triển xã hội: giải quyết công ăn việc làm cho ngườilao động, xóa bỏ giàu nghèo
Tác động đến môi trường sinh thái và tốc độ đô thị hóa
Do đó mà mỗi phương án nhập khẩu doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ sao cho cóhiệu quả nhất, phù hợp nhất với phương hướng phát triển kinh doanh của công ty
Trang 202.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả nhập khẩu
Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu nói riêng là yêu cầu, là điều kiện đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệpđược duy trì, cũng là yêu cầu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trongtương lai
Trên thị trường ngày nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngàycàng khốc liệt và gay gắt, để có thể đứng vững trên thị trường, thì các doanh nghiệpcần phải nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận Chỉ
có nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thì doanh nghiệp mới tăng được lợinhuận, tiết kiệm được chi phí kinh doanh, điều này giúp cho doanh nghiệp có thêmnguồn lực để mở rộng sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp ngày càng mởrộng, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu
tư, sử dụng các nguồn lực của mình Vấn đề đặt ra là nguồn lực doanh nghiệp khôngphải vô hạn Trên góc độ vĩ mô, nguồn lực của từng quốc gia cũng có những hạnchế nhất định Do vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là sử dụng nguồn lực mộtcách hợp lý, tiết kiệm sao cho nguồn lực bỏ ra có thể mang lại nhiều kết quả nhất.Nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường cơ bản để nâng cao đời sống chongười lao động Hiệu quả kinh doanh được nâng cao thì kết quả thu được ngàycàng tăng, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng phát triển, như vậy ngoài việc tạo thêmviệc làm mới còn giúp tăng thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp, cảithiện và nâng cao đời sống của họ
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu
2.3.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
2.3.1.1 Môi trường chính trị, luật pháp
Môi trường chính trị là tổng hợp tất cả các yếu tố về thể chế chính trị, vềquyền, nghĩa vụ về mặt chính trị, mà nó tác động đến hoạt động kinh doanh thươngmại quốc tế
Môi trường luật pháp chính là luật Quốc tế và luật quốc gia sẽ cho phép vàquy định những lĩnh vực, những hoạt động và những hình thức kinh doanh nào màdoanh nghiệp có thể thực hiện kinh doanh Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là một
Trang 21hoạt động phức tạp bởi nó bị chi phối bởi nhiều nguồn luật khác nhau: nguồn luậttrong nước, luật quốc tế, luật của nước xuất khẩu, tập quán quốc tế,…Do vậy doanhnghiệp cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Phải nghiên cứu kỹ chính sách nhập khẩu của Nhà nước: thuế quan, hạnngạch các mặt hàng được khuyến khích nhập khẩu, nhóm hàng bị hạn chế nhậpkhẩu, nhóm hàng bị cấm nhập khẩu
Các yếu tố mang tính chất quốc tế, các điều ước quốc tế,…
Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu các văn bản dưới đây để có thể thực hiệntốt hoạt động nhập khẩu của mình:
- Thông tư 24/2011/TT-BYT hướng dẫn nhập khẩu trang thiết bị y tế
Căn cứ Luật thương mại ngày 14/6/2005;
Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm hàng hoá ngày 21/11/2007;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 qui định chi tiết thihành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại
lý mua bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 về nhãn hàng hoá;Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 qui định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chínhphủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hoá xuấtkhẩu và nhập khẩu;
- Thông tư 39/2016/TT-BYT quy định chi tiết phân loại trang thiết bị y tếCăn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chínhphủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;Căn cứ Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm
2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế;
- Thông tư 14/2018/TT-BYT Danh mục trang thiết bị y tế được xác định mã
số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa XNK
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Trang 22Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chínhphủ quy định chi Tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểmtra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chínhphủ về quản lý trang thiết bị y tế;
2.3.1.2 Môi trường kinh tế
Bên cạnh môi trường chính trị, luật pháp những yếu tố của môi trường kinh tế cũngảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nhập khẩu và hiệu quả nhập khẩu của doanh nghiệp
Quan hệ kinh tế quốc tế
Hiện nay xu hướng toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại đang diễn ra trên toànthế giới Các quốc gia đều có xu hướng tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực vàthế giới, điều này giúp tăng cường quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, thúc đẩy nềnkinh tế trong nước và quan hệ thương toàn cầu phát triển Đối với các doanh nghiệpnhập khẩu điều này giúp giảm chi phí và giảm giá bán hàng nhập khẩu và dẫn đếntăng doanh thu, tăng hiệu quả hoạt động nhập khẩu Bên cạnh đó, giúp các doanhnghiệp có điều kiện mở rộng thêm thị trường nguyên liệu đầu vào, lựa chọn nhàcung cấp với giá rẻ, điều này rất có lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu
Sự biến động của thị trường
Bất kỳ sự biến động nào về cầu của thị trường trong nước và cung của thịtrường nước xuất khẩu đều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệpnhập khẩu
Cùng với sự phát triển của ngành y tế - chăm sóc sức khỏe, thị trường thiết bị
y tế của Việt Nam đã phát triển ổn định trong những năm gần đây Thống kê củaBMI, giá trị thiết bị y tế trong năm 2017 của Việt Nam đạt khoảng 837 triệu USD
và tăng lên mức 1 tỷ USD vào năm 2018
Theo đó, 90% thiết bị y tế ở Việt Nam đều phải nhập khẩu Trong đó, 30%tổng giá trị nhập khẩu thiết bị y tế là các thiết bị chẩn đoán hình ảnh, bao gồm máycộng hưởng từ MRI, máy chụp CT, thiết bị siêu âm và X-quang Các quốc gia chínhcung cấp thiết bị y tế cho Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Đứcchiếm khoảng 55% giá trị nhập khẩu thiết bị y tế của Việt Nam
Với tiềm năng tăng trưởng hấp dẫn, ngành thiết bị y tế vẫn là mảnh đất màu
mỡ, thu hút nhiều công ty tham gia
Trang 232.3.1.3 Môi trường xã hội
Ngày nay khi môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm, các khí độc từ cácphương tiện giao thông hay những khu công nghiệp thải ra ngày càng nhiều thì điều đóảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người vì vậy làm cho nhu cầu sử dụng thiết bị y tếngày càng cao Bên cạnh đó, tuổi thọ trung bình của người Việt tăng lên, cùng với sựgia tăng dân số 60 – 79 sẽ ngày càng thúc đẩy nhu cầu sử dụng thiết bị y tế
2.3.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp
2.3.2.1 Nguồn nhân lực
Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thấtbại của bất kỳ một lĩnh vực hay hoạt động nào và kể cả trong lĩnh vực kinh doanhcũng vậy Một đội ngũ vững vàng về chuyên môn, kinh nghiệm trong giao thươngquốc tế, có khả năng ứng phó linh hoạt trước biến động của thị trường và say mênhiệt tình trong công việc là đội ngũ lý tưởng trong hoạt động xuất nhập khẩu củadoanh nghiệp Do đặc điểm riêng của kinh doanh thương mại quốc tế là thườngxuyên phải giao dịch với đối tác nước ngoài nên cán bộ ngoài giỏi nghiệp vụ kinhdoanh còn phải giỏi ngoại ngữ Ngoại ngữ kém sẽ gây khó khăn trong việc giaodịch, làm ảnh hưởng đến kết quả công việc Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên cần cóthêm những kiến thức về y tế để có thể linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanhnhập khẩu và cũng phần nào đó có thể chăm sóc khách hàng tốt hơn Có thể thấycon người sẽ quyết định toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, có tác dụng rất lớntrong sự thành công trong kinh doanh Nó giúp tiết kiệm thời gian giao dịch, tổ chứcthực hiện hợp đồng nhập khẩu thuận tiện, tiêu thụ nhanh hàng nhập khẩu để tránhđộng vốn,… Khi mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều có tinh thần trách nhiệm,đều có tác phong làm việc nghiêm túc thì sẽ đem lại hiệu quả rất lớn
Vì vậy để hoạt động nhập khẩu có hiệu quả thì đòi hỏi nguồn nhân lực phải cótrình độ quản lý, trình độ kinh doanh, am hiểu thị trường trong nước và quốc tế, khảnăng nắm bắt thông tin và hoạch định chiến lược tốt
2.3.2.2 Trình độ tổ chức quản lý
Ngày nay nền kinh tế trong nước và trên thế giới không ngừng phát triển mạnh
mẽ bởi vậy đòi hỏi người quản lý phải có trình độ, quản lý một cách linh hoạt, nhạybén, để có thể chớp thời cơ, vượt qua những khó khăn và thử thách trong kinh
Trang 24doanh để đem lại thành công trong doanh nghiệp Trình độ tổ chức của doanhnghiệp càng cao thì hiệu quả sử dụng các nguồn lực đó càng lớn Trang thiết bị y tế
là loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và là mộttrong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả, chất lượng của dịch vụ y tế
Vì vậy cần phải có những nhà quản lý có trình độ chuyên môn cao, giàu kinhnghiệm, nhiệt huyết với ngành y tế, có thâm niên nhiều năm công tác trong nhiềulĩnh vực bao gồm cả thiết bị y tế và dịch vụ y tế Nếu có những nhà quản lý mangđầy đủ tố chất như vậy thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ rấtnhịp nhàng, giảm thiểu tối đa chi phí quản lý Hơn nữa với sự hiểu biết và nhạy béncủa các nhà quản lý đó họ sẽ đưa ra các quyết định sáng suốt trong việc kinh doanhnhập khẩu mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp
2.3.2.3 Nguồn vốn
Nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động nhập khẩu của doanhnghiệp Các doanh nghiệp nhập khẩu thường phải vay vốn để đặt cọc, ký quỹ hoặcthanh toán hàng nhập khẩu Doanh nghiệp nào có trong tay lượng vốn lớn thì hoạtđộng kinh doanh sẽ dễ dàng hơn, khả năng thanh toán cao nên có thể cùng lúc cónhiều hợp đồng, và không bị bỏ lỡ những cơ hội lớn vì không có vốn Đặc biệttrong lĩnh vực nhập khẩu trang thiết bị y tế nếu doanh nghiệp có đủ nguồn vốn sẽđáp ứng được nhu cầu cấp thiết của bệnh viện, giúp cho cơ sở y tế được đầu tư trangthiết bị hiện đại, nâng cao hiệu quả chẩn đoán, điều trị, phát hiện sớm chính xácbệnh tật, giảm tỷ lệ tử vong Tuy nhiên nếu sử dụng vốn không đúng cách và bừabãi thì doanh nghiệp sẽ chẳng thu được lợi tức từ đồng vốn đó, doanh nghiệp sẽnhanh chóng đi đến phá sản Do đó doanh nghiệp luôn phải xác định cho mình cơcấu vốn hợp lý để sao cho sử dụng vốn có hiệu quả nhất đem lại lợi ích cho mình
2.4 Phân định nội dung nghiên cứu
Từ thực tế quá trình thực tập tại Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông,việc phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu và đánh giá những mặt đạtđược cũng như tồn tại trong kinh doanh nhập khẩu trang thiết bị y tế từ thị trườngĐức của Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông em sử dụng 5 chỉ tiêu để tìm ranhững mặt tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại đó và đưa ra những giải phápkiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại đó :
Trang 25Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu
Hiệu quả sử dụng lao động trong nhập khẩu
Chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế xã hội
Trang 26CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ
Y TẾ TỪ THỊ TRƯỜNG ĐỨC CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ
PHƯƠNG ĐÔNG TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2018
3.1 Tổng quan về công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông
- Tên đơn vị đầy đủ: Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông
- Tên giao dịch tiếng Anh: Easten Medical Equipment Company
- Tên giao dịch: EASTERN CO., LTD
- Địa chỉ: Lô CN2 Khu đô thị mới Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố
Với mục tiêu đem lại các ứng dụng tiên tiến và chĩnh xác trong y học, hoạtđộng của công ty là nhập khẩu thiết bị y tế từ các hãng danh tiếng trên thế giới vàcung cấp cho các bệnh viện lớn cũng như các cá nhân có nhu cầu tại Việt Nam Công ty hiện có 1 tru sở chính ở Hà Nội, 1 chi nhánh ở Đà Nẵng và 1 chi
nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh.