qua:
Hàng năm việc sử dụng nguồn kinh phí của Học Viện được thực hiện theo nhóm mục chi của mục lục NSNN. Thực trạng về cơ cấu chi được thể hiện ở bảng 2.3|:
Qua bảng số liệu 2.3 ta có thể thấy mức sử dụng nguồn kinh phí tại Học viện thay đổi đáng kể qua các năm:
Đối với chi thường xuyên thì khoản chi thanh toán cho cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 44% trong tổng chi; 53% trong tổng chi thường xuyên) và có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2005 là 25.317 trđ; năm 2006 là 32.890 và đến năm 2007 là 37.488. Có thực trạng này là do năm 2005, Học viện đã đẩy mạnh cơ chế tự chủ tài chính theo tinh thần của nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ. Vì vậy Học Viện đã thực hiện tinh giản biên chế ở những bộ phận không cần thiết để phù hợp với yêu cầu đặt ra dẫn đến khoản thanh toán cho cá nhân thấp. Mặt khác, các khoản thanh toán cho cá nhân ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cán bộ, nhân viên, công chức trong toàn Học viện, đặc biệt là đội ngũ giáo viên- họ là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục. Do vậy yêu cầu đặt ra trước hết là phải nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ giáo viên, đảm bảo cho họ có cuộc sống ổn định cả vật chất lẫn tinh thần giúp họ phát huy được hết khả năng của mình, cống hiến cho sự nghiệp đào tạo của Học Viện nói riêng, nền giáo dục của Việt Nam nói chung. Vì vậy để phù hợp với xu thế phát triển
chung, khoản chi này phải tăng dần qua các năm; các khoản chi thường xuyên khác chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ và ít có sự biến động đáng kể.
Đối với các khoản chi không thường xuyên thì khoản chi cho mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 13% so với tổng chi và 85% so với chi không thường xuyên). Cụ thể: năm 2005 là 7.166 trđ; năm 2006 là 11.029 trđ; năm 2007 là 10.550 trđ. Có thực trạng này là do trong những năm gần đây Học Viện đã chú trọng đến công tác hiện đại hóa cơ sở, vật chất như cải tạo giảng đường, thư viện, trang bị hệ thống máy chiếu, máy Projecter, phần mềm quản lý, máy chấm thi trắc nghiệm… nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy, NCKH và quản lý, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên nếu nhìn vào số liệu trên ta thấy năm 2006, khoản chi về mua sắm, sửa chữa lớn phát sinh nhiều hơn so với năm 2007, nguyên nhân của tình trạng này là do năm 2006 Học Viện đã tiến hành nâng cấp toàn bộ hệ thống giảng đường với việc trang bị toàn bộ hệ thống máy chiếu phục vụ cho phương pháp giảng dạy tích cực; cải tạo, sửa chữa các phòng học ở B5 để đáp ứng đủ số phòng học cho lượng sinh viên tăng thêm theo chỉ tiêu tuyển sinh.
Để hiểu rõ hơn về tình hình sử dụng nguồn kinh phí của Học Viện, ta cần xem xét nhóm chi thanh toán cho cá nhân vì có thể nói đây là khoản chi lớn nhất và quyết định trực tiếp tới sự phát triển của Học viện.
Chi thanh toán cho cá nhân: Đây là khoản chi lớn nhất không chỉ nhằm duy trì hoạt động của cả hệ thống đào tạo mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ, công chức của Học Viện. Vì vậy việc tăng lương cho nhóm chi này là cần thiết, thực trạng chi cho nhóm mục này được thể hiện ở bảng 2.4.
Qua bảng 2.4 ta thấy nhìn chung, trong nhóm chi thanh toán cho cá nhân thì tiền lương, phụ cấp lương và các khoản thanh toán khác luôn chiếm tỷ trọng lớn:
Chi lương là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi cho con người. Số chi cho khoản này tăng lên qua các năm. Năm 2005 chi lương là 8.934 trđ thì năm 2007 con số này đã tăng lên 14.647 trđ (tăng 163,9%). Sự biến động này là do số cán bộ, giáo viên, nghiên cứu viên ở Học Viện không ngừng tăng lên do chỉ tiêu tuyển sinh ngày một tăng. Hơn nũa chính sách tăng lương cơ bản của Nhà nước cũng làm cho mức chi lương tăng lên. Song trong điều kiện hiện nay, mức lạm phát quá cao làm cho mức lương tăng thêm của cán bộ công chức cũng chỉ đủ bù đắp cho sự tăng lên của giá cả. Một thực tế khác cũng cần phải kể đến là số cán bộ, giáo viên tăng nhanh nhưng ở một số bộ môn, bộ phận lại thiếu trong khi bộ môn khác lại thừa. Điều đó vừa gây lãng phí nguồn kinh phí lại vừa giảm hiệu quả chi tiêu từ các nguồn kinh phí của Học Viện.
Chi tiền công:
Tiền công là khoản thanh toán cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngoài biên chế, thuộc hợp đồng lao động ngắn hạn. Cũng như tiền lương, qui mô đào tạo của học viện thay đổi, kéo theo đó là nhu cầu lao động tăng lên để đáp ứng các yêu cầu đặt ra.Tuy nhiên năm 2006 con số này lại có xu hướng giảm đi đáng kể. Năm 2005 là 175; năm 2006 là 126; năm 2007 là 178. Có thực trang trên là do năm 2006, phân viện thành phố Hồ Chí Minh và phân viện Đà nẵng không còn trực thuộc Học viện nữa
Phụ cấp lương:
Phụ cấp lương bao gồm: Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp giảng dạy, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp giảng vượt giờ.
Đây là khoản chi có tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng chi thanh toán cho cá nhân. Khoản chi này chiếm vị trí rất quan trọng vì cuộc sống của giáo viên, cán bộ sẽ thực sự gặp khó khăn nếu chỉ dựa vào mức lương chính. Do vậy để đảm bảo cuộc sống cho cán bộ, Đảng, Nhà nước và các cấp lãnh đạo đã có chính sách tăng phụ cấp cho ngành. Trong các năm vừa qua, số chi trong
nhóm này có xu hướng tăng nhanh: Năm 2005 là 2.269 trđ; năm 2006 là 2.621 trđ; năm 2007 là 3.005 trđ.
Chi học bổng cho sinh viên
Đây là khoản chi có tính chất ổn định nhất trong nhóm chi này. Năm 2005 là 1.324 trđ; năm 2006 là 1.319 trđ; năm 2007 là 1.600 trđ. Có thực trạng này là do định mức chi của Nhà nước không thay đổi. Như vậy có thể thấy trong bối cảnh lạm phát hiện nay, mức chi học bổng cho sinh viên còn quá thấp. Vì vậy nhà nước cần nâng mức học bổng hiện nay sao cho phù hợp, mặt khác, Học viện cũng cần nghiên cứu đưa ra nhiều mức học bổng khác nhau để số sinh viên được nhận học bổng tăng lên, tránh tình trạng chỉ hơn kém nhau 0,01 điểm mà sinh viên này được nhận học bổng rất cao mà sinh viên khác lại không nhận được gì, vả lại với việc đưa ra nhiều khung học bổng sẽ khiến sinh viên có động lực để cố gắng hăng say học tập, NCKH, đây cũng chính là cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện.
Chi tiền thưởng
Đây là khoản chi có vai trò quan trọng nhằm tạo ra động lực, khuyến khích cán bộ, giáo viên, sinh viên nâng cao tinh thần dạy và học, góp phần tạo ra niềm say mê giảng dạy, học tập, miệt mài lao động trí óc. Tuy nhiên các khoản chi này lại có xu hướng giảm đáng kể qua các năm. Năm 2005 là 385 trđ; năm 2006 là 46 trđ; năm 2007 là 260 trđ. Có thực trạng này là do các năm vừa qua 1 số khoản về chi thường xuyên và chi không thường xuyên đã vượt dự toán quá nhiều, khiến cho khoản chi này phải giảm bớt.
Chi phúc lợi tập thể
Đây là khoản chi nhằm hỗ trợ cán bộ, giáo viên tiền tàu xe, ốm đau, các ngày lễ lớn, thăm hỏi người thân của cán bộ, giáo viên, chi sinh nhật, cưới hỏi, phúng viếng…Nhìn chung các khoản này có xu hướng giảm qua các năm: Năm 2005 là 385 trđ; năm 2006 là 46 trđ; năm 2007 là 260 trđ. Đây là các khoản chi không ảnh hưởng trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
hẹp của mình, Học viện đã có sự sắp xếp thứ tự ưu tiên một cách hợp lý, nâng cao chất lượng đào tạo.
Các khoản đóng góp
Khoản chi này bao gồm: chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Đây là khoản chi theo chế độ qui định của nhà nước nhằm ổn định tư tưởng cho cán bộ, giáo viên khi đang còn công tác và khi đã nghỉ hưu. Khoản chi này tăng dần qua các năm: Năm 2005 là 1.781 trđ; năm 2006 là 2.099 trđ; năm 2007 là 2.533 trđ. Các khoản đóng góp này tăng lên là do khoản chi này được trích theo 19% của lương cơ bản mà tiền lương cơ bản lại tăng lên qua các năm.
Các khoản thanh toán khác
Khoản chi này không ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào tạo của Học viện. Tuy nhiên khoản chi này lại chiếm tỷ trọng rất lớn: năm 2005 là 9.854 trđ; năm 2006 là 15.997 trđ; năm 2007 là 14.955 trđ. Vì vậy trong các năm tới đòi hỏi Học viện phải cắt giảm các khoản chi này và phải có thuyết minh, báo cáo rõ rang vì trên thực tế các khoản chi này rất khó xác định nội dung, mục đích, đối tượng chi, từ đó làm ảnh hưởng lớn đến công tác quản lí.