Đánh giá chung về tình hình chi và chấp hành dự toán chi của Học viện trong và

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về xây dựng dự toán thu, chi tài chính của Học viện tài chính trong những năm gần đây (Trang 42)

viện trong vài năm vừa qua:

* Những kết quả đạt được:

- Về nội dung sử dụng nguồn kinh phí và cách thức xây dựng dự toán chi:

Nhìn chung trong những năm qua, Học viện đã đảm bảo chi đúng, chi đủ, chi kịp thời theo các chế độ mà Nhà nước ban hành. Nhóm mục chi cho con người luôn được ưu tiên hàng đầu do nhóm chi này chiếm tỉ trọng lớn (khoảng 44% trong tổng chi) và nhóm chi này lại có ảnh hưởng lớn lớn đến sự tồn tại và phát triển của toàn Học viện.

Học viện đã có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ tài chính, Bộ kế hoạch & Đầu tư, Bộ giáo dục & Đào tạo, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại và các đơn vị trực thuộc nên đã xử lí nhạy bén với sự thay đổi về các chính sách, chế độ nhằm đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho cán bộ, viên chức trong toàn Học viện.

Căn cứ để xây dựng dự toán chi khá sát thực với tình hình thực tế của đơn vị và các văn bản về chế độ tài chính hiện hành nên Học viện đã xây dựng qui trình giải quyết công việc hợp lí và hiệu quả như: xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi phí; định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu; định mức chi thường xuyên như: chi văn phòng phẩm, khoán chi cước điện thoại, điện chiếu sáng…ngày càng tiết kiệm hơn.

Học viện đã xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở công khai, dân chủ để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Khoản tiết kiệm được bổ sung vào quĩ tiền lương, tăng thu nhập, đảm bảo đời sống cho cán bộ công chức, tăng cường cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đưa Học viện xứng đáng trở thành trung tâm đào tạo có uy tín, chất lượng cao của cả nước và khu vực. Qua đó cũng giúp cho công tác xây dựng dự toán đựoc hoàn thiện hơn.

Học viện đã tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc trình tự các bước lập, chấp hành, quyết toán việc sử dụng nguồn kinh phí theo qui định hiện hành của Nhà nước. Các khoản chi nhìn chung đã thực hiện theo đúng mục lục NSNN và các văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính. Việc kiểm soát trước, sau quá trình cấp phát kinh phí thực hiện khá tốt, góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Học viện.

- Về tính hiện thực của dự toán:

Nhìn chung, kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí (xây dựng dự toán chi) đã dựa trên tình hình thực tế của Học viện và tình hình thực hiện dự toán của các năm trước liền kề nên một số nhóm mục chi đã khá sát thực như: chi lương, chi phụ cấp lương…

* Nhược điểm:

- Về nội dung sử dụng nguồn kinh phí và cách thức xây dựng dự toán chi:

Kinh phí chi cho Học viện không ngừng tăng lên hàng năm nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu chi cho giảng dạy, học tập. Nhất là trong bối cảnh hội nhập hóa hiện nay, xu thế cạnh tranh là điều tất yếu, vả lại mức độ lạm phát hàng năm ở nước ta vẫn cao. Vì vậy, Học viện cần phải tính toán kĩ lưỡng cơ cấu các khoản chi một cách tỉ mỉ và khoa học để làm sao với một lượng kinh phí nhất định mà vẫn đảm bảo được kế hoạch đặt ra.

Cơ cấu chi thường xuyên chưa thực sự hợp lí, một số khoản chi ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo lại chiếm tỉ trọng không tương xứng như chi cho nghiệp vụ chuyên môn chỉ chiếm tỉ trọng khoảng 22%, trong khi những khoản chi khác không ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo lại chiếm tỉ trọng cao.

Cơ sở vật chất của Học viện đã từng bước được cải thiện, hiện đại hóa phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Tuy nhiên đến nay cơ sở vật chất của Học viện vẫn chưa được đồng bộ: hệ thống giảng đường vẫn còn thiếu nhiều dẫn đến tình trạng sinh viên phải học bù vào thứ 7, thu nhập của cán bộ,

công chức tăng lên nhưng vẫn chưa thực sự tương xứng với chất xám mà mỗi cá nhân bỏ ra; mức lương so với các nước trên thế giới còn quá thấp và mức độ lạm phát hiện nay lại quá cao.

Bộ máy tổ chức công tác kế toán còn chưa thực sự phù hợp. Đặc biệt bộ máy kiểm soát nội bộ trong đơn vị chưa được thành lập một cách công khai.

- Về tính hiện thực của dự toán:

Có một số khoản chi thực hiện thấp hơn dự toán như: chi thực hiện đề tài NCKH cấp Bộ, cấp NN năm 2007 chỉ đạt dự toán đề ra là 48%, trong khi đó lại có một số nhóm mục chi vượt dự toán một lượng lớn. Thậm chí ngay cả tổng chi cũng vượt so với dự toán là 3.733 trđ (năm 2005); 4.991 trđ (năm 2006); 6.546 trđ (năm 2007). Nguyên nhân là do đơn vị chưa có sự linh hoạt trong việc dự kiến các khoản chi có thể phát sinh bất thường và chưa ước tính được mức độ lạm phát trong tương lai.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về xây dựng dự toán thu, chi tài chính của Học viện tài chính trong những năm gần đây (Trang 42)