Đánh giá chung về tình hình thu và chấp hành dự toán thu của Học viện trong và

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về xây dựng dự toán thu, chi tài chính của Học viện tài chính trong những năm gần đây (Trang 29)

viện trong vài năm vừa qua.

* Những kết quả đạt được:

- Về nguồn thu và cách thức xây dựng dự toán thu:

Nhìn chung trong những năm vừa qua, nguồn kinh phí của Học viện đã tăng dần qua các năm. Đặc biệt nguồn kinh phí ngoài NSNN tăng 1.913 trđ (năm 2005); tăng 3.467 trđ (năm 2006); tăng 3.250 trđ (năm 2007) đã đóng

góp vai trò quan trọng trong việc đảm bảo phần nào đời sống của cán bộ, công chức; giúp tăng cường cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nói riêng và công tác quản lí tài chính nói chung của Học viện.

Trong quá trình quản lí nguồn kinh phí, Học viện đã tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc trình tự các bước theo qui định hiện hành của Nhà nước và các văn bản có liên quan.

Có được kết quả này là do Học viện đã sớm quán triệt tinh thần tự chủ trong tài chính; đã thực sự linh hoạt hơn trong đào tạo, mở rộng các loại hình đào tạo như: mở thêm các chuyên ngành mới; tăng chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào ở một số khoa, ngành trọng điểm; mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, các lớp đào tạo lấy chứng chỉ ngân hàng, lớp văn bằng 2 kế toán. Ngoài ra, Học viện còn mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo và NCKH với các trường, các Học viện, viện nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới như: Lào, Campuchia, Hoa kì, Pháp, Trung quốc, Nga, Canada, Anh…Học viện chủ trì triển khai nhiều dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ như: Dự án nâng cao năng lực Ngân sách giới, Canada; Dự án cải cách tài chính công do Ngân hàng thế giới và Vương quốc Anh tài trợ; Dự án hỗ trợ cải cách Ngân sách do Đức tài trợ; Dự án đào tạo giám đốc doanh nghiệp và giảng viên Học viện tài chính do tổ chức Á- Âu (AEM 2) tài trợ….thông qua hoạt động mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và triển khai tốt các dự án, một mặt tạo điều kiện tốt cho đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên có cơ hội được đào tạo, tham quan, khảo sát trong và ngoài nước, góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm quản lí, đồng thời nâng cao vị thế của Học viện Tài chính. Mặt khác, thông qua các hoạt động đó, Học viện đã tiếp nhận hàng tỷ đồng, hàng nghìn ấn phẩm, sách, tài liệu có giá trị phục vụ cho hoạt động đào tạo và NCKH.

Đặc biệt Học viện đã biết khắc phục những khó khăn như: Các trung tâm, viện nghiên cứu, trụ sở làm việc, ban ngành chưa được qui hoạch, tập

trung tâm của Thành phố; hệ thống giảng đường chưa đủ so với chỉ tiêu đào tạo hàng năm tăng lên…để đáp ứng được yêu cầu về chất lượng đào tạo trong xu thế cạnh tranh như hiện nay và tăng nguồn thu sự nghiệp cho Học viện.

Cách thức xây dựng dự toán thu của Học viện nhìn chung là phù hợp với tình hình hoạt động của đơn vị. Chủ yếu dự toán được lập trên cơ sở các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước; Số kiểm tra về dự toán thu do Bộ tài chính giao; Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán của các năm trước đó.

Trong quá trình lập dự toán, Học viện đã chấp hành đầy đủ nội dung, cách thức và lập theo đúng các biểu mẫu do Nhà nước và các cơ quan cấp trên qui định. Đồng thời đã có thuyết minh báo cáo tài chính rõ ràng, minh bạch .

Kế hoạch lập đã đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ, đúng tiến độ về thời gian và theo yêu cầu của các ngành, các cấp.

- Về công tác thực hiện dự toán thu:

Về căn bản số thu thực tế tại Học viện so với dự toán thu đã xây dựng không có sự chênh lệch đáng kể. Năm 2005, số thu thực tế đã vượt dự toán đề ra là 105,5%; năm 2006, số thu thực tế đã vượt dự toán đề ra là 107%; năm 2007, số thu thực tế đã vượt dự toán đề ra là 109%. Đây cũng là con số đáng mừng cho thấy tính hiện thực của dự toán thu là tương đối cao. Mặt khác cũng chứng tỏ đơn vị đã biết tổ chức huy động, khai thác tốt các nguồn lực tài chính trong và ngoài đơn vị để đảm bảo cho quá trình phân phối và sử dụng được thích hợp:

* Những tồn tại:

- Về nguồn thu và cách thức xây dựng dự toán thu:

Tuy nguồn thu có xu hướng ngày càng tăng lên nhưng chưa thực sự tương xứng với qui mô và vị thế của Học viện. Vả lại nguồn thu NSNN lại vẫn chiếm tỷ trong lớn trong tổng nguồn kinh phí (trung bình từ năm 2005- 2007 chiếm tỷ trọng khoảng 55%), trong khi đó nguồn thu sự nghiệp lại chưa thực sự đủ lớn để đáp ứng được nhu cầu chi tiêu trong Học viện, đặc biệt là

trong bối cảnh tự chủ tài chính ngày càng được đẩy mạnh và mức độ lạm phát cao như hiện nay.

Học viện đã chưa xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể, chi tiết nhằm huy động tối đa nguồn thu sự nghiệp cho đơn vị mình.

Cách thức xây dựng dự toán thu còn mang tính chủ quan của người lập; chưa thực sự đánh giá được các biến động bất thường có thể xảy ra trong năm xây dựng dự toán.

Việc xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới việc đưa vào triển khai, áp dụng cũng dẫn đến việc huy động các nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ như: thu từ quảng cáo, bán giáo trình, dịch vụ nhà ăn, kí túc xá…bị lãng phí.Tháng 3/2008 qui chế chi tiêu nội bộ mới căn bản hoàn thiện và đưa vào triển khai được.Nguyên nhân do số lượng cán bộ, công chức trong Học viện quá lớn (khoảng 800 người) mà qui chế chi tiêu nội bộ lại phải đảm bảo tính dân chủ, công khai.

Hiện nay Học viện Tài chính là đơn vị dự toán cấp 2, có ba đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc; trong đó chỉ khối đào tạo mới thực sự quán triệt được cơ chế tự chủ tài chính trên tinh thần của Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lí tài chính chung trong Học viện, đặc biệt là ảnh hưởng đến việc huy động và phân phối, sử dụng các nguồn thu trong các đơn vị này.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về xây dựng dự toán thu, chi tài chính của Học viện tài chính trong những năm gần đây (Trang 29)