Cách thức xây dựng dự toán chi của Học Viện

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về xây dựng dự toán thu, chi tài chính của Học viện tài chính trong những năm gần đây (Trang 39)

* Chi thường xuyên:

- Chi thanh toán cho cá nhân:

+ Tiền lương (Mục 100): Căn cứ vào số cán bộ, nhân viên, công chức trong biên chế và ngoài biên chế; hệ số lương cơ bản; mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định để tiến hành lập dự toán cho mục chi này.

+ Tiền công (Mục 101): Căn cứ vào tính chất công việc để giao khoán theo hợp đồng đã thoả thuận sẵn.

+ Phụ cấp lương (Mục 102): Căn cứ vào số lượng cán bộ, nhân viên công chức được hưởng phụ cấp như: Phụ cấp chức vụ; phụ cấp giảng dạy; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp làm đêm thêm giờ; phụ cấp thâm niên vượt khung để tiến hành lập dự toán.

+ Phúc lợi tập thể (Mục 105): Căn cứ vào qui chế chi tiêu nội bộ đã xây dựng để xây dựng dự toán.

+ Các khoản đóng góp (Mục 106): Căn cứ theo tỷ lệ đóng góp về BHYT; BHXH; KPCĐ do Nhà nước qui định, lương cơ bản của cán bộ, viên chức trong Học viện.

+ Các khoản thanh toán khác cho cá nhân (Mục 108): căn cứ theo định mức chi như: chi ăn trưa, lễ tết, quản lý…đã qui định rõ trong qui chế chi tiêu nội bộ để tiến hành lập dự toán.

- Chi quản lý:

+ Thanh toán dịch vụ công cộng; Vật tư văn phòng; thông tin tuyên truyền liên lạc: Căn cứ vào qui chế chi tiêu nội bộ; căn cứ vào nhu cầu sử dụng của từng đối tượng…để xây dựng dự toán.

- Chi nghiệp vụ chuyên môn: Căn cứ vào số lượng đề tài NCKH cấp Học viện; Đề tài cấp khoa, cấp bộ môn; Các công trình NCKH của sinh viên; Các cuộc hội thảo NCKH các cấp; Số tài liệu, giáo trình xuất bản mới; Số tài liệu, giáo trình tái bản có sửa chữa; Số lượng giáo viên đi thực tế, sinh viên sẽ đi thực tập…để tiến hành xây dựng dự toán.

- Chi khác: Dự kiến các đoàn khách sẽ đến giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; chi kỷ niệm các ngày lễ trong năm trên cơ sở qui chế chi tiêu nội bộ đã xây dựng.

* Chi đầu tư phát triển:

- Chi sửa chữa lớn: Dự kiến các công trình cần phải sửa chữa, cải tạo trong năm tới, tiến hành mời thầu hoặc giao khoán cho các đơn vị có uy tín để xây dựng dự toán được hợp lý.

- Chi mua sắm TSCĐ vô hình, hữu hình: Căn cứ vào số tài sản thực sự cần thiết để sử dụng, từ đó tiến hành lập dự trù kinh phí cho từng loại tài sản nhất định

- Chi thực hiện các đề tài NCKH cấp Bộ, cấp Nhà nước: căn cứ vào số lượng các đề tài đăng kí tham gia và chỉ tiêu các đề tài được chọn.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về xây dựng dự toán thu, chi tài chính của Học viện tài chính trong những năm gần đây (Trang 39)