Cách thức để xây dựng dự toán thu

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về xây dựng dự toán thu, chi tài chính của Học viện tài chính trong những năm gần đây (Trang 25)

- Các khoản thu về phí, lệ phí:

+ Các khoản thu về học phí: Hàng năm căn cứ vào tỷ lệ tuyển sinh đầu vào của các loại hình đào tạo như: Tập trung dài hạn, văn bằng 2, đào tạo tại chức… đồng thời xem xét tình hình thu học phí của các năm trước liền kề như: số sinh viên thuộc đối tượng miễn giảm, số học phí mà sinh viên phải nộp hàng tháng là bao nhiêu, từ đó Học Viện sẽ tiến hành ước tính số đầu vào tăng thêm rồi nhân với 1 tỷ lệ tương ứng nhất định ra số thu dự tính về học phí của năm lập dự toán và đảm bảo tính học phí theo đúng qui định mà nhà nước ban hành: Từ năm 1998 áp dụng đối với hệ dài hạn chính qui là 180.000/tháng/sinh viên (trừ các trường hợp miễn giảm). Đối với hệ đào tạo tại chức áp dụng mức thu: Lớp học trong giờ hành chính là 3.000.000/năm/sinh viên, ngoài giờ hành chính là 3.200.000đ/năm/sinh viên. Đối với hệ hoàn chỉnh kiến thức và văn bằng 2, áp dụng mức thu là 3.500.000đ/năm/sinh viên. Đối với đào tạo cao học, áp dụng mức thu là 2.800.000đ/năm/học viên (đào tạo ở các địa phương khác thì mức thu có thể

cao hơn 50%-80%). Đối với đào tạo NCS, áp dụng mức thu là 3.000.000đ/năm/học viên (Học ngoài giờ hành chính thu thêm 10%)

+ Các khoản thu phí dự thi, dự tuyển: Căn cứ vào số sinh viên trực tiếp đăng kí tham gia dự tuyển, áp dụng theo mức thu sau đây để xây dựng dự toán:

Đơn vị

Phí dự thi, dự tuyển (đ/hồ sơ)

ĐH tại chức ĐH bằng 2,

HCKT Sau đại học

Học viện trực tiếp tổ chức 200.000 150.000 350.000

Cơ sở liên kết đào tạo tổ chức 150.000 100.000

+ Các khoản thu lệ phí:

Nội dung

Mức thu

ĐH tại chức ĐH bằng 2,

HCKT Sau đại học

1.Hô sơ tuyển sinh 2.Tiền học lại 3.Tiền thi lại

4.Tiền thi tốt nghiệp 5.Tiền phúc khảo -Đối với tuyển sinh - Đối với môn học 6. Lệ phí cấp bằng 10.000 25.000 15.000 150.000 25.000 15.000 30.000 10.000 25.000 15.000 150.000 25.000 15.000 30.000 20.000 40.000 20.000 50.000 150.000 (Thạc sĩ) 200.000 (Tiến sĩ)

+ Thu từ hoạt động đào tạo bồi dưỡng và tư vấn: Xem xét kế hoạch hoạt động của năm kế hoạch, mức thu của từng loại hoạt động được áp dụng theo quyết định 425/QĐ-HVTC hoặc theo hợp đồng đã ký kết để tiến hành xây dựng dự toán cho khoản thu này.

+ Thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ:

•Thu từ hoạt động quảng cáo, thông tin tuyên truyền: Học viện thu 25% trên tổng số lợi nhuận mà đơn vị đặt quảng cáo.

•Thu từ bán tạp chí nghiên cứu TCKT: Căn cứ vào số lượng kì báo

định phát hành trong năm kế hoạch, Học viện áp dụng mức thu như sau:

Số tiền bán tạp chí = ((số lượng bán x đơn giá) - chiết khấu tối đa 20% giá bìa) x số kỳ phát hành

•Thu từ bán giáo trình: Căn cứ vào số lượng sách mới sẽ xuất bản trong năm kế hoạch, ước tính nhu cầu sử dụng của sinh viên, giáo viên và các đối tượng khác (nếu có) và tính theo đơn giá như sau:

Số tiền bán giáo trình = số lượng bán x đơn giá- chiết khấu (nếu có)

- Thu sự nghiệp khác:

+ Dịch vụ nhà ăn: Theo mức thầu đã được ký kết trong 5 năm với mức thu là 22.500.000đ/tháng.

+ Dịch vụ ký túc xá: Căn cứ vào chỉ tiêu số người được ở trong kí túc xá năm kế hoạch, căn cứ số sinh viên thuộc diện chính sách được ở, Học viện áp dụng mức thu 60.000/sv/tháng (đối tượng chính sách), 80.000/sinh viên/tháng (đối tượng khác)

+ Thu từ dịch vụ bể bơi: được thực hiện theo hình thức giao khoán hàng năm nên tương đối ổn định trong lập dự toán.

+ Thu từ các nhà gửi xe: Cũng thực hiện theo hình thức giao khoán, áp dụng mức khoán từ năm 2005 mức thu như sau:

1. Nhà xe A1: 2.200.000đ/tháng 2. Nhà xe A2: 10.000.000đ/tháng 3. Nhà xe B5: 2.034.000đ/tháng

4. Nhà xe B9: 4.000.000đ/tháng

5. Nhà xe 53E PPT: 6.000.000đ/tháng

Như vậy để xem xét cụ thể tình hình thực hiện dự toán thu của Học viện trong các năm vừa qua thông qua bảng số liệu 2.2:

Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy số thực hiện thực tế đã vượt so với dự toán thu mà Học Viện đã đề ra. Trong đó việc thực hiện theo dự toán từ nguồn kinh phí NSNN ít biến động hơn: Năm 2005, số thực hiện đã vượt dự toán là 104,4 %; năm 2006 là 105,9 %; năm 2007 là 108,3 %. Còn việc thực hiện theo dự toán từ nguồn thu sự nghiệp biến động nhiều hơn. Năm 2005, số thực hiện đã vượt dự toán đề ra là 107,1%; năm 2006 là 109,5%; năm 2007 là 110,9%. Trong đó khoản thu học phí là khoản thu lớn nhất cũng có biến động nhiều. Năm 2005 xây dựng dự toán là 21.820 trđ, thực hiện là 21.970 trđ (vượt dự toán đề ra là 100,7%); năm 2006 số xây dưng dự toán là 29.532 trđ, số thực hiện là 31.490 trđ (vượt dự toán đề ra là 106,6%); năm 2007 số xây dựng dự toán là 22.700 trđ, số thực hiện là 25.400 trđ (vượt dự toán đề ra là 111,9%). Không chỉ vậy các khoản thu từ hoạt động nghiệp vụ cũng có sự biến động lớn: Năm 2005 xây dưng dự toán là 3.797 trđ, số thực hiện là 5.433 trđ (đã vượt dự toán đề ra là 143%); năm 2006 xây dựng dự toán là 4.935 trđ, thực hiện là 6.306 trđ (đã vượt dự toán đề ra là 127,8%); năm 2007 số xây dưng dự toán là 5.560 trđ, số thực hiện là 6.000 trđ (đã vượt dự toán đề ra là 107,9%). Có tình trạng này là do:

Thứ nhất, Về hoạt động thu phí, lệ phí:

Học Viện đã không bao quát hết được số lượng sinh viên đầu vào thực tế của các loại hình đào tạo: đào tạo chính quy và không chính quy.

Học Viện áp dụng tỷ lệ nhân tương ứng cho từng năm chưa thực sự hợp lý

Học Viện đã không tính toán hết được số lượng sinh viên thuộc diện chính sách và không thuộc diện chính sách được đăng kí ở kí túc xá

Đơn vị không nắm bắt kịp thời hoặc có sự thay đổi qui chế trong quá trình thực hiện tại đơn vị mình nên số thực hiện đã vượt dự toán đề ra như: xây dựng dự toán năm 2006 cho mức thu lệ phí kí túc xá là 55.000đ/sinh viên/tháng nhưng trên thực tế lại áp dụng múc thu là 80.000đ/tháng/sinh viên.

Thứ hai, về hoạt động nghiệp vụ:

- Thu từ các lớp bồi dưỡng và tư vấn: Không dự kiến được hết nhu cầu của các cá nhân, đơn vị cần tư vấn hoặc có những nhu cầu phát sinh bất thường mà đơn vị không thể lường trước được.

- Thu bán giáo trình, bán tạp chí: Việc ước tính nhu cầu tiêu dùng giáo trình, các ấn phẩm của sinh viên, giáo viên, các đối tượng khác trong và ngoài Học viện gặp khó khăn vì đây là lý do khách quan, xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng.

- Thu từ quảng cáo: Đây cũng là nguyên nhân khách quan do phát sinh từ các đối tượng ngoài Học viện.

Thứ ba, về thu sự nghiệp khác:

Học viện đã không kiểm kê được các loại tài sản đang chờ thanh lý hoặc cần thiết phải chuyển nhượng do không cần thiết hoặc không đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Nhu cầu phát sinh thuê các loại dịch vụ từ các đối tượng bên ngoài nên Học viện đã không bao quoát hết hoặc do giá thị trường tăng lên đột xuất, kéo theo giá cho thuê, giao khoán các loại dịch vụ tăng: khoán gửi trông, giữ xe; khoán nhà ăn, căngtin…

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về xây dựng dự toán thu, chi tài chính của Học viện tài chính trong những năm gần đây (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w