1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

09 quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thép không rỉ tấm cuộn từ thị trường đức của công ty cổ phần vật liệu xây dựng hà nội

34 1,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 257,5 KB

Nội dung

luận văn đại học thương mại, chuyên đề kinh tế tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp k41 k42, luận văn thương mại, luận văn vip giá rẻ, chuyên đề đại học thương mại

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, thương mại quốc tế đang càng trở nên quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia Trong đó thương mại quốc tế thông qua hoạt động NK đã đem lại lợi ích cho nền kinh tế, được thể hiện thông qua việc tạo điều kiện cho công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cầu kinh tế, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tạo điều kiện cho các nước tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, là tiền đề để phát triển sản xuất trong nước và hướng ra xuất khẩu Tại Việt Nam, hoạt động NK chủ yếu là NK máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, vật liệu xây dựng phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số mặt hàng phục vụ sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt Trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ thì mức độ phát triển còn khiêm tốn nhưng cũng đang trên đà phát triển nhanh chóng Nhu cầu về vật liệu xây dựng ngày càng tăng nhanh trong khi nền sản xuất trong nước chưa đáp ứng kịp hoặc mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ Trước nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì nhập khẩu vật liệu xây dựng là một nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế Đối với các công ty XNK, hoạt động NK đóng vai trò không chỉ góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận mà còn quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế và uy tín của công ty với các bạn hàng trong và ngoài nước Để đảm bảo cho hoạt động NK diễn ra một cách có hiệu quả thì vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp là làm thế nào để thực hiện hợp đồng một cách có hiệu quả Tuy nhiên trong thực tế có nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng gây ra những thiệt hại về mặt tài sản, gây mất uy tín trong kinh doanh và những thua thiệt khác mà lúc xây dựng hợp đồng không thể tính trước được do thiếu kiến thức pháp luật cần thiết, thiếu kinh nghiệm và chưa chú trọng đến vai trò của quản trị quy trình thực hiện hợp đồng.Do đó, nâng cao hiệu quả của công tác quản trị quy trình thực hiện hợp đồng NK là vấn đề hết sức quan trọng đối với mọi công ty XNK Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội (CMC Hà Nội) là doanh nghiệp chuyên nhập khẩu, trong đó chủ yếu là NK thép không rỉ tấm cuộn từ thị trường Trung quốc, Nhật Bản, đặc biệt là thị trường Đức Trong thời gian qua, công ty đã làm tốt SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 1 Khoa: Thương Mại Quốc Tế Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga việc thực hiện các hợp đồng thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng NK nói riêng thể hiện ở những bước phát triển quan trong việc góp phần mở rộng tầm hoạt động và nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế đồng thời lợi nhuận từ các hợp đồng NK đã không ngừng tăng một cách vững chắc Tuy nhiên, hoạt động thực hiện hợp đồng của công ty CMC Hà Nội cũng đang bộc lộ những tồn tại, khó khăn Bởi trong quá trình thực hiện hợp đồng có thể nảy sinh nhiều tình huống phát sinh Các tình huống phát sinh có thể là do các bên không thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng Nhưng cũng có khi các bên đã thực hiện tốt nghĩa vụ của mình mà các tình huống vẫn phát sinh là do trước khi ký hợp đồng các bên không thể dự đoán hoặc lường trước các sự kiện có thể xảy ra.Các tình huống phát sinh có thể làm tăng chi phí hoặc có thể gây ra các tổn thất cho mỗi bên Do đó, công tác quản trị là rất cần thiết khi thực hiện các hợp đồng NK bởi việc lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra giám sát của công tác quản trị sẽ hạn chế các tình huống phát sinh và giải quyết các tình huống có thể xảy ra một cách có lợi nhất trên cơ sở đánh giá thực tế về tình hình và những khả năng lựa chọn Chính vì thế, vấn đề cấp thiết đặt ra với công ty CMC Hà Nội là phải hoàn thiện công tác quản trị quy trình thực hiện hợp đồng NK được diễn ra suôn sẻ, nâng cao uy tín và lợi nhuận của công ty 1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài: Xuất phát từ thực tế kinh doanh của công ty CMC Hà Nội kết hợp với kiến thức chuyên ngành thương mại quốc tế đã được học tập tại trường Đại học thương mại và những gì tìm hiểu được trong thời gian thực tập tại công ty CMC Hà Nội, cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Lê Thị Việt Nga, em xin đưa ra đề tài nghiên cứu là: “Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng Nhập khẩu thép không rỉ tấm cuộn từ thị trường Đức của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội” Trong đề tài này em tập trung nghiên cứu hoạt động quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thép không rỉ tấm cuộn từ thị trường Đức của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội 1.3.Các mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu từ cơ sở lý luận đến thực tế để thấy được thực trạng quản trị quy trình thực hiện hợp đồng Nhập khẩu thép không rỉ tấm cuôn từ thị trường Đức của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị quy trình này tại Công ty: SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 2 Khoa: Thương Mại Quốc Tế Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga - Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về hợp đồng nhập khẩu và quản trị quy trình thực hiện hợp đồng NK - Khảo sát thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu và quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thép không rỉ tấm cuộn từ thị trường Đức của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội - Phân tích những tác nhân bên trong, bên ngoài tác động đến quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thép không rỉ tấm cuôn từ thị trường Đức của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội - Đề xuất một số giải pháp với Công ty và một số kiến nghị với Nhà nước đối với quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thép không rỉ tấm cuôn từ thị trường Đức của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội 1.4.Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn về không gian, thời gian và đối tượng nghiên cứu: - Về không gian: tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội - Về thời gian: hoạt động nhập khẩu thép không rỉ tấm cuộn từ thị trường Đức của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội trong 3 năm gần đây: 2008, 2009 , 2010 - Về đối tượng nghiên cứu : Chuyên đề tập trung nghiên cứu công tác quản trị quy trình thực hiện HĐNK thép không rỉ tấm cuôn từ thị trường Đức của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội 1.5.Một số khái niệm và phân định nội dung vấn đề nghiên cứu 1.5.1 Tổng quan về hợp đồng nhập khẩu 1.5.1.1 Khái niệm, bản chất, đặc điểm hợp đồng nhập khẩu Khái niệm: Hợp đồng nhập khẩu là sự thỏa thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên mua (bên NK) có nghĩa vụ nhận quyền sở hữu hàng hóa do một bên khác gọi là bên bán ( bên XK) cung cấp và phải thanh toán tiền hàng cho bên bán Bản chất: HĐNK là sự thỏa thuận của các bên ký kết hợp đồng Hợp đồng phải thể hiện được ý chí thực sự thỏa thuận, không cưỡng ép, lừa rối lẫn nhau HĐNK chính là cơ sở để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình đồng thời yêu cầu đối tác thực hiện nghĩa vụ của họ, là cơ sở pháp lý quan trọng để khiếu lại khi một trong hai đối tác SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 3 Khoa: Thương Mại Quốc Tế Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga không thực hiện toàn bộ hay một phần nghĩa vụ của mình như đã thỏa thuận trong hợp đồng Đặc điểm: Chủ thể tham gia hợp đồng: Các bên tham gia ký kết hợp đồng có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau Đối tượng của hợp đồng: Là hàng hóa hay dịch vụ nhưng khác với các hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, chúng phải được di chuyển qua biên giới các quốc gia khác nhau 1.5.1.2 Nguồn luật điều chỉnh Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một hình thức pháp lý của quan hệ TMQT, chính vì vậy nó bị sự điều chỉnh bởi nguồn luật TMQT, bao gồm các điều ước về mua bán hàng hóa quốc tế, các tập quán quốc tế về thương mại, tiền lệ pháp và pháp luật quốc gia Điều ước quốc tế về thương mại là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể của luật quốc tế, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ TMQT Căn cứ vào chủ thể, điều ước quốc tế được phân thành hai loại là điều ước quốc tế song phương và điều ước quốc tế đa phương Hiện nay, một số điều ước sau được áp dụng cho việc mua bán hàng hóa quốc tế là: Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế ( Công ước CISG) được ký ngày 11/4/1980 tại Viên; Công ước Lahay ngày 15/6/1955 về luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; Công ước Rome ngày 19/6/1980 về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng; Các hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam với các nước Tập quán thương mại là các thói quen thương mại được hình thành từ lâu đời, có nội dung rõ ràng, được áp dụng liên tục trong TMQT, được chấp nhận có giá trị pháp lý bắt buộc Thông thường, tập quán TMQT trở thành luật áp dụng chung đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi các bên lựa chọn Một trong những tập quán thông dụng trong TMQT hiện nay là các điều kiện TMQT – Incoterms (International Commercial Terms) do Phòng thương mại quốc tế – ICC ban hành năm 1936, được sửa đổi bổ sung năm 1953, 1967, 1980, 1990 và gần đây nhất là năm 2000; Quy tắc chung về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ (UCP 500); Luật mẫu của trọng tài UNCITRAL ban hành năm 1985; Công ước New York năm 1958… SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 4 Khoa: Thương Mại Quốc Tế Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga Tiền lệ pháp (án lệ) về thương mại là các quy tắc pháp luật hình thành từ thực tiễn xét xử của Tòa án được gọi là tiền lệ pháp và chủ yếu được áp dụng tại các nước theo hệ thống luật Anh – Mỹ (Anglo Saxon), tại đây các Tòa án thường sử dụng một hoặc một số phán quyết của Tòa án đã được công bố để làm khuôn mẫu áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp tương tự Pháp luật quốc qia trở thành luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong các trường hợp sau: Khi các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận trong điều khoản luật áp dụng của hợp đồng về việc chọn luật của một bên hoặc bên thứ ba để điều chỉnh hợp đồng; Khi điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định trong các điều ước quốc tế liên quan, luật quốc gia đương nhiên trở thành luật áp dụng; Khi có quy định của pháp luật quốc gia Theo pháp luật Việt Nam thì tư cách pháp lý của mỗi bên tham gia hợp đồng và hình thức của hợp đồng được quy định tại Bộ luật dân sự 2005 (BLDS) và Luật thương mại 2005 (LTM) Trong quá trình đàm phán ký hết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các chủ thể có quyền tự do lựa chọn luật áp dụng để điều chỉnh các quan hệ trong hợp đồng 1.5.1.3 Nội dung chủ yếu của hợp đồng nhập khẩu Cấu trúc một hợp đồng NK gồm hai phần chính: phần trình bày chung và phần các điều khoản của hợp đồng Phần trình bày chung: - Số liệu của hợp đồng(Contract No…): Tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kiểm tra, giám sát, điều hành và thực hiện hợp đồng của các bên - Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng (Place, date …): Nội dung này có thể để ở đầu hoặc cuối của hợp đồng - Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng (Name, Adress): Đây là phần chỉ rõ chủ thể của hợp đồng cho nên phải ghi rõ ràng, đầy đủ - Những định nghĩa dùng trong hợp đồng (General definition) - Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng: Đây có thể là các hiệp định Chính phủ đã ký kết, hoặc các Nghị định thư ký kết giữa các Bộ ở các quốc gia Nội dung căn bản trong hợp đồng nhập khẩu SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga Nội dung căn bản của hợp đồng nhập khẩu bao gồm các điều khoản mà các bên thỏa thuận, trong đó quy định và nghĩa vụ ràng buộc các bên với nhau Thường bao gồm các điều khoản sau: Các điều khoản chủ yếu như tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian và địa điểm giao hàng, thanh toán Thiếu một trong những điều khoản này thì hợp đồng trở nên vô hiệu Các điều khoản cần thiết khác như bao bì, đóng gói, ký mã hiệu, trọng tài…Thiếu một trong các điều khoản này thì hợp đồng chỉ vô hiệu từng phần 1.5.2 Quản trị quy trình thực hiện hợp đổng nhập khẩu 1.5.2.1 Lập kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu Lập kế hoạch thực hiện hợp đồng NK là sự tính toán thiết lập các mục tiêu , xác định rõ nội dung công việc, thời điểm tiến hành, kết thúc, trình tự, cách thức tiến hành, phân bố nguồn lực để thực hiện được các mục tiêu đó  Các căn cứ để lập kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu: Căn cứ vào hợp đồng xuất nhập khẩu đã ký kết, điều kiện thực tế của doanh nghiệp, điều kiện môi trường chung và điều kiện thực tế của đối tác  Trình tự lập kế hoạch: Bao gồm các bước sau: - Chuẩn bị lập kế hoạch - Tiến hành lập kế hoạch - Trình duyệt kế hoạch  Nội dung của kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu: Kế hoạch thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, nhận hàng, kiểm tra hàng và thanh toán 1.5.2.2 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu  Xin giấy phép nhập khẩu Khi đối tượng của hợp đồng thuộc phạm vi phải xin giấy phép NK thì doanh nghiệp phải xuất trình bộ hồ sơ xin phép Bộ hồ sơ xin phép bao gồm các tài liệu sau: Đơn xin phép nhập khẩu, phiếu hạn ngạch (nếu có), bản sao hợp đồng hoặc hợp đồng uỷ thác nhập khẩu, các giấy tờ liên quan Khi tiến hành thực hiện HĐNK thì doanh nghiệp phải xuất trình bản chính giấy phép cho các cơ quan hải quan SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 6 Khoa: Thương Mại Quốc Tế Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để Nhà nước quản lý nhập khẩu Đây là tiền đề quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong quá trình nhập khẩu hàng hoá  Mở L/C ( nếu có) Khi HĐNK quy định phương thức thanh toán là L/C thì bên NK phải tiến hành mở L/C Có hai loại chính là L/C huỷ ngang và L/C không huỷ ngang Để mở L/C, người NK phải làm đơn xin mở L/C theo mẫu in sẵn của từng Ngân hàng Đơn xin mở L/C cần chính xác, đúng mẫu đơn, phù hợp với hợp đồng và nội dung mà người NK mong muốn Người nhập khẩu phải gửi bộ hồ sơ cho ngân hàng bao gồm đơn xin mở L/C, giấy phép nhập khẩu hoặc quota… Khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài đến ngân hang mở L/C, đơn vị nhập khẩu phải kiểm tra chứng từ nếu hợp lệ thì trả tiền cho ngân hàng, sau đó người nhập khẩu sẽ nhận được chứng từ để đi nhận hàng  Thuê phương tiện vận tải - Căn cứ để thuê phương tiện vận tải Nếu điều kiện cơ sở giao hàng là CFR, CIF, CPT, CIP, DES, DDU, DDP thì người xuất khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận tải, còn nếu điều kiện cơ sở giao hàng là EXW, FCA, FAS, FOB thì người NK thuê phương tiện vận tải - Thuê phương tiện vận tải Vận tải đường biển: Phương thức thuê tàu chợ: Là việc doanh nghiệp dựa vào lịch trình đi đến của hãng tàu để đặt chỗ thuê tàu Với phương thức này doanh nghiệp chỉ phải ký HĐ thuê tàu và trả cước phí vận chuyển Phương thức thuê tàu chuyến: Là việc doanh nghiệp thuê toàn bộ con tàu và tự đưa ra lịch trình chuyên trở hàng hoá theo yêu cầu của mình Vận tải đường bộ và đường hàng không: Vận tải đường bộ ( ôtô, đường sắt,…): đặc điểm hàng hoá chuyên trở bằng đường bộ thường bị ít rủi ro so với đường biển mà việc xếp dỡ và giao nhận cũng đơn giản hơn SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 7 Khoa: Thương Mại Quốc Tế Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga Vận tải đường hàng không: Tuy chưa được sử dụng rộng rãi trong chuyên trở hàng hóa quốc tế Nhưng trong nhìều trường hợp, nó vẫn có ưu thế nhất định do có tốc độ lớn nên thích hợp chuyên trở hàng hóa quý hiếm, có khối lượng nhỏ,… Vận tải đặc biệt: Đường ống, cáp treo, …  Mua bảo hiểm cho hàng hoá Để giảm rủi ro cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, đăc biệt là vận chuyển bằng đường biển, người kinh doanh thương mại quốc tế thường chủ động mua bảo hiểm Điều kiện bảo hiểm A: Bảo hiểm mọi rủi ro Điều kiện bảo hiểm B: Bảo hiểm có tổn thất riêng Điểu kiện bảo hiểm C: Bảo hiểm miễn tổn thất riêng Điều kiện cơ sở giao hàng: Tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng, người mua không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá Nếu điều kiện giao hàng là CIP và CIF thì người bán phải mua bảo hiểm cho hàng hoá với mức tối thiểu điều kiện C và giá trị bảo hiểm bằng giá CIF + 10% giá CIF  Làm thủ tục hải quan: Người nhập khẩu phải khai báo đầy đủ, chính xác hàng hóa thực tế vào tơ khai hải quan Người NK phải đưa hàng hóa đến nơi quy định để cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hàng hóa thực tế Thực hiện các quyết định của cơ quan hải quản Giám sát công tác khai báo hải quan  Nhận hàng và kiểm tra hàng hoá nhập khẩu -Nhận hàng nhập khẩu: Tuỳ theo chủ hàng lựa chọn phương tiện vận tải mà có cách thức nhận hàng khác nhau: Nhận hàng tại cảng: Phải chuẩn bị các chứng từ để nhận hàng, phải ký hợp đồng uỷ thác cho cảng nhận hàng, cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận như vận đơn, lệnh giao hàng,…, tiến hành nhận hàng SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 8 Khoa: Thương Mại Quốc Tế Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga Nhận hàng chuyên chở bằng container: Nhận vận đơn và các chứng từ liên quan khác từ người xuất khẩu hoặc người vận chuyển, trình vận đơn và các chứng từ khác cho hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng, tiến hành nhận hàng Nhận hàng chuyên chở bằng đường bộ: Nếu nhận tại cơ sở của mình, hay cơ sở của người vận tải thì người nhập khẩu phải kiểm tra hàng hoá và tổ chức vận chuyển hàng về kho Nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt, đường hàng không… - Kiểm tra hàng nhập khẩu: Hàng nhập khẩu khi đi qua của khẩu các nước đều phải được kiểm tra kỹ càng, mỗi cơ quan tuỳ theo chức năng của mình phải tiến hành công việc kiểm tra đó Nội dung kiểm tra thường bao gồm: Kiểm tra số lượng, chất lượng, bao bì, kiểm dịch, tuỳ từng loại hàng hoá khác nhau mà việc kiểm tra sẽ được tiến hành ở các nội dung khác nhau  Thanh toán Sau khi nhận được bộ chứng từ do người xuất khẩu gửi tới, ngân hàng mở L/C sẽ kiểm tra chứng từ không quá 7 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận chứng từ và thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu bằng văn bản, yêu cầu người nhập khẩu trả lời trong vòng 2 ngày làm việc Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ nhận bộ chứng từ giao hàng theo L/C tại trụ sở ngân hàng Sau đó, doanh nghiệp cử một nhân viên nghiệp vụ tiến hàng kiểm tra bộ chứng từ Kiểm tra xem bộ chứng từ đã đủ về số lượng và nội dung của bộ chứng từ đã hợp với quy định hay chưa Trong trường hợp có những khác biệt giữa L/C với chứng từ trong vòng 03 ngày làm việc, doanh nghiệp cần thông báo gấp cho ngân hàng để khiếu nại ngân hàng nước ngoài  Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) Khi thực hiện hợp đồng NK, nếu chủ hàng phát hiện thấy hàng hoá bị tổn thất thì cần lập hồ sơ khiếu nại ngay Đối tượng có thể là người bán, người vận chuyển, công ty bảo hiểm 1.5.2.3 Giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng nhập khẩu  Giám sát thực hiện hợp đồng SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 9 Khoa: Thương Mại Quốc Tế Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga Khái niệm: Giám sát hợp đồng NK liên quan đến việc nhận dạng và theo dõi chuỗi sự kiện và hành động khi đến thời điểm hành động hoặc khi cần phải hành động trong hoạt động NK Quản lý những mẫu chốt của vấn đề và tổ chức hàng loạt hoạt động giám sát xung quanh những sự kiện đó nhằm phòng ngừa rủi ro Nội dung: Kiểm tra tình hình thực hiện HĐ ở các nội dung như khối lượng, chất lượng hàng hoá, chỉ định tàu, cảng, lịch giao hàng, giá cả hàng hoá, thanh toán tiền hàng, bảo hành, khiếu nại Các phương pháp giám sát: Hồ sơ theo dõi hợp đồng, phiếu giám sát, các phương pháp sử dụng máy điện toán  Điều hành thực hiện hợp đồng Khái niệm: Điều hành hợp đồng là tất cả các quyết định cần phải đề ra để giải quyết những vấn đề không tính trước được hoặc không giải quyết được một cách đầy đủ trong thời gian xây dựng hợp đồng NK Quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng có rất nhiều phát sinh đòi hỏi người quản lý phải tỉnh táo để điều hành và giải quyết những phát sinh đó trên cơ sở lợi ích của hai bên, bên mua và bên bán Nội dung: Tập trung giải quyết các vấn đề như sự thay đổi chất lượng hàng hoá, tuỳ chọn số lượng, lịch giao hàng, điều chỉnh giá, các điều khoản thanh toán, hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm, giải quyết các khiếu lại tranh chấp SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 10 Khoa: Thương Mại Quốc Tế Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga Đây là một nghiệp vụ quan trọng nhất trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, bao gồm rất nhiều các hoạt động tác nghiệp Đánh giá của cán bộ nhân viên trong công ty thì nghiệp vụ này tốt là 3/5 phiếu và đạt yêu cầu là 2/5 phiếu Công ty CMC Hà Nội đã thực hiện NK mặt hàng thép không rỉ tấm cuộn theo các điều kiện cơ sở giao hàng như : CIF, FOB,CFR.Nhưng công ty chủ yếu NK theo điều kiện FOB Vì vậy trong đề tài này em chỉ tập trung vào nghiên cứu quản trị quy trình thực hiện hợp đồng NK của công ty theo điều kiện FOB Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty CMC Hà Nội là kinh doanh vật liệu xây dựng, đặc biệt là mặt hàng thép nên ngay từ khi đăng ký kinh doanh thì công ty đã xin cấp giấy phép NK Vì vậy khi tổ chức thực hiện hợp đồng NK, Công ty không phải thực hiện bước này nữa Như vậy, việc tổ chức thực hiện hợp đồng NK của công ty được thực hiện theo các bước sau: 2.3.2.1 Mở L/C : Theo điều tra, 100% hợp đồng NK của công ty CMC ký kết với bên đối tác Đức bằng thanh toán tín dụng chứng từ (L/C).Sau khi ký hợp đồng công ty CMC thường đến ngân hàng Vietcombank để mở L/C do công ty có mối quan hệ tốt nên chỉ phải ký quỹ 10%-20% giá trị hợp đồng, trong khi các ngân hàng khác phải ký từ 80-100% giá trị hợp đồng Mức phí mở L/C tại ngân hàng Vietcombank là 0.1% trị giá L/C ( tối thiểu là 20USD và tối đa là 300USD).Bộ hồ sơ mà công ty nộp để mở L/C bao gồm: 1 đơn xin mở L/C ( theo mẫu có sẵn của ngân hàng), 1 bản sao hợp đồng NK và 2 ủy nhiệm chi (1 ủy nhiệm chi để ký quỹ và 1 ủy nhiệm chi để thanh toán phí mở L/C).Sau khi ngân hàng phát hành L/C sẽ gửi cho công ty cuốnL/C ,trong đó phản ánh các nội dung ghi trong đơn mở L/C Công ty kiểm tra lại xem có phù hợp không ,nếu không chấp nhận thì đề nghị ngân hàng sửa lại.Tuy nhiên công ty có thể fax cuốn L/C cho người XK thông báo về việc L/C đã được mở để họ chuẩn bị giao hàng Sau khi L/C được người XK chấp nhận, tiến hành giao hàng và gửi bộ chứng từ cho Vietcombank , khi đó ngân hàng sẽ kiểm tra xem có phù hợp với L/C hay không Nếu phù hợp sẽ gửi cho công ty hối phiếu để công ty ký chấp nhận trả tiền cho người XK kèm theo bộ chứng từ Nếu bộ chứng từ không phù hợp ngân hàng sẽ gửi cho công ty 1 bản liệt kê những sai sót đó Nếu công ty chấp nhận sai sót đó thì chấp nhận để ngân hàng trả tiền cho phía XK Nếu không chấp nhận thì ngân hàng sẽ không thanh toán và SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 20 Khoa: Thương Mại Quốc Tế ... ? ?Quản trị quy trình thực hợp đồng Nhập thép không rỉ cuộn từ thị trường Đức công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội? ?? Trong đề tài em tập trung nghiên cứu hoạt động quản trị quy trình thực hợp. .. Lê Thị Việt Nga tra cụ thể bước quản trị quy trình thực hợp đồng NK thép không rỉ cuộn công ty : 2.3.1 Lập kế hoạch thực hợp đồng nhập thép không rỉ cuộn từ thị trường Đức công ty cổ phần vật liệu. .. môi trường đến Quản trị quy trình thực hợp đồng nhập thép khơng rỉ cuôn từ thị trường Đức công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội giai đoạn 2008 - 2010 2.2.1 Khái quát công ty cổ phần vật liệu

Ngày đăng: 12/12/2013, 14:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty CMC Hà Nội - 09 quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thép không rỉ tấm cuộn từ thị trường đức của công ty cổ phần vật liệu xây dựng hà nội
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty CMC Hà Nội (Trang 14)
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty CMC Hà Nội trong giai đoạn  2008 – 2010. - 09 quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thép không rỉ tấm cuộn từ thị trường đức của công ty cổ phần vật liệu xây dựng hà nội
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty CMC Hà Nội trong giai đoạn 2008 – 2010 (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w