061 hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ô tô từ hàn quốc của công ty CP sản xuất & xuất nhập khẩu ninh bình

38 1.8K 8
061 hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ô tô từ hàn quốc của công ty CP sản xuất & xuất nhập khẩu ninh bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn quản trị rủi ro, luận văn khách sạn, luận văn du lịch vip, chuyên đề khách sạn du lịch, luận văn quản trị trực tuyến, chuyên đề dịch vụ bổ sung

SV: NGUYỄN ĐÌNH NINH - K43 E2 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thương mại quốc tế, nhập khẩu là việc mua hàng hóa của nước ngoài đưa vào một quốc gia nhất định nhằm phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống của người tiêu dùng trong nước. Trong khi việc thực hiện quá trình nhập khẩu hàng hóa trong thương mại quốc tế là vấn đề phức tạp và khó khăn, do nó mang tính quá trình và gồm nhiều thủ tục, công đoạn đòi hỏi phải nắm vững về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thì mới có thể đứng vững trên thị trường hiện nay. Do đó, nâng cao hiệu quả quy trình nhập khẩu là nâng cao hiệu quả kinh tế của cả nước, giúp sử dụng hợp lý tài nguyên con người, của cải vật chất xã hội, giúp làm giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Quy trình nhập khẩu được coi là khâu quan trọng trong quá trình nhập khẩu cần được nghiên cứu kỹ càng cả về lý luận lẫn thực tiễn tại các công ty có hoạt động nhập khẩu. Thông qua các nghiên cứu tổng quát bằng bộ phiếu trắc nghiệm phỏng vấn theo mẫu của Khoa và phỏng vấn chuyên gia trong ba tuần thực tập, em đã có các kết luận sau khi tổng hợp các ý kiến về các vấn đề nổi cộm liên quan đến Thương mại quốc tế công ty cổ phần sản xuất & xuất nhập khẩu Ninh Bình là: Hiện nay hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và việc tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty vẫn có những tồn tại cần khắc phục như bộ phận nguồn nhân lực làm xuất nhập khẩu, việc thanh toán và nhận tin bằng L/C vẫn chưa phát huy hết , không khai thác, tận dụng cơ hội kinh doanh về giá thành nhập khẩu trong việc mua bảo hiểm và thuê tàu, trong khâu hải quan còn tồn tại nhiều bất cập, khâu tiếp nhận, kiểm tra hàng chưa thực sự đạt hiệu quả tối ưu. Như vậy, các vấn đề trên đều liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các nghiệp vụ tác nghiệp thương mại quốc tế hay cụ thể hơn là việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty. Công ty cổ phần sản xuất & xuất nhập khẩu Ninh Bìnhcông ty sản xuấtxuất nhập khẩu, chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm bằng tay, những mặt hàng truyền thống của Công ty bao gồm: Hàng thêu, ren, móc, cói mỹ nghệ, .sản phẩm của công ty có mặt nhiều quốc gia trên thế giới như: Italia, Thụy Sỹ, Cộng hòa Liên Bang Đức, Pháp, Vương Quốc Anh, Canađa, Úc, Hồng Kông, GVHD: Th.S BÙI ĐỨC DŨNG KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ SV: NGUYỄN ĐÌNH NINH - K43 E2 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Nhật Bản. Sản phẩm nhập khẩu của công tyô từ thị trường Hàn Quốc. Hoạt động nhập khẩu của công ty là hoạt động cũng mang lại nhiều doanh thu cho công ty. Vì vậy việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu hiệu quả cả về thời gian và chi phí sẽ càng nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh cho công ty, giúp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, nâng cao khả năng sử dụng nguồn lực con người. Ngoài ra, việc nhập khẩu hàng đúng tiến độ góp phần vào việc phân phối sản phẩm trong nội địa được thực hiện nhanh hơn, khách hàng sẽ cập nhật được những sản phẩm ô mới nhất từ thị trường Hàn Quốc. Do vậy, vấn đề hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu lại càng trở nên cấp thiết hơn. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu Công ty cổ phần sản xuất & xuất nhập khẩu Ninh Bình nhập ô từ Hàn Quốc với các thương hiệu như: Hyundai, Kia, Daewoo, các loại xe từ xe 4 chỗ, 5 chỗ, 7 chỗ, đến xe tải, xe du lịch. Việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu ô từ Hàn Quốc đôi khi gặp phải các vướng mắc do sự thiếu kiến thức nghề nghiệp của nhân viên hay các rắc rối khiếu nại, bồi thường, trễ hàng…mà ban giam đốc cũng như các trưởng phòng không kiểm soát hết được. Sự phức tạp còn thể hiện khâu thủ tục giấy tờ sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động của công ty mà cụ thể đây là cơ quan hải quan. Vì vậy em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ô từ Hàn Quốc của công ty CP sản xuất & xuất nhập khẩu Ninh Bình”. Đề tài tập trung nghiên cứu và hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ô tại công ty cổ phần sản xuất & xuất nhập khẩu Ninh Bình. Phân tích các nghiệp vụ trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ô của công ty, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu trong việc thực hiện các nghiệp vụ đó và đưa ra đề xuất giúp doanh nghiệp hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ô từ Hàn Quốc một cách hiệu quả hơn. 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là giúp cho công ty CP sản xuất & XNK Ninh Bình hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thông qua nền tảng lý luận và các đề xuất, giải pháp đưa ra trong quá trình nghiên cứu. Các số liệu thu thập được trong quá trình thực tập là cơ sở để đưa ra các giải pháp cho công ty. Em hy vọng đề GVHD: Th.S BÙI ĐỨC DŨNG KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ SV: NGUYỄN ĐÌNH NINH - K43 E2 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP tài sẽ đóng góp phần nào vào sự hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ô của công ty CP sản xuất & xuất nhập khẩu Ninh Bình. Bên cạnh việc nghiên cứu, thực hiện đề tài cũng là một cơ hội để em vận dụng các kiến thức được học trên nhà trường vào thực tiễn từ đó thực hiện tốt công việc trong tương lai. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: tại công ty cổ phần sản xuất & xuất nhập khẩu Ninh Bình - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2008 - 2010 - Giới hạn mặt hàng nghiên cứu: + Các loại xe HYUNDAI du lịch, xe cứu thương, xe chở tiền nhập khẩu nguyên chiếc. + Các loại xe du lịch DAEWOO nhập khẩu nguyên chiếc. + Các loại xe du lịch KIA nhập khẩu nguyên chiếc 1.5. Một số khái niệm về hợp đồng TMQT và quy trình thực hiện hợp đồng TMQT 1.5.1. Khái niệm về hợp đồng thương mại quốc tế 1.5.1.1. Khái niệm hợp đồng thương mại quốc tế Hợp đồng thương mại quốc tế còn gọi là hợp đồng mua bán quốc tế, hợp đồng xuất, nhập khẩu, hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh các nước khác nhau, theo đó một bên là xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên nhập khẩu (bên mua) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. 1.5.1.2. Đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu trong thương mại quốc tế Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng nhập khẩu ( thương nhân hợp pháp có điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp theo luật định) : là các bên có trụ sở thương mại các nước khác nhau. Các bên tham gia ký kết phải là những thực thể có đủ cách pháp lý. Dù là pháp nhân hay tự nhiên nhân họ đều phải được phép trực tiếp nhập khẩu. GVHD: Th.S BÙI ĐỨC DŨNG KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ SV: NGUYỄN ĐÌNH NINH - K43 E2 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đối tượng của hợp đồng: là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật. Theo điều 3 Nghị định số 57/1998/NĐ – CP : “thương nhân được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với các hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩunhập khẩu có điều kiện thực hiện theo điều 4 và 5 Nghị định này”. Khách thể của hợp đồng: là các hành vi di chuyển quyền sở hữu về hàng hóa từ bên xuất khẩu sang bên nhập khẩu, tiền tệ từ bên nhập khẩu sang bên xuất khẩu. 1.5.1.3. Nội dung chủ yếu của hợp đồng nhập khẩu Một hợp đồng thương mại quốc tế thường gồm hai phần:  Phần trình bày: Bao gồm: Tiêu đề hợp đồng, số và ký hiệu của hợp đồng, địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng, tên và địa chỉ của các bên tham gia ký kết, các số máy fax, điện thoại, số tài khoản và tên ngân hàng đơn vị có tài khoản giao dịch thường xuyên, người đại diện ký kết hợp đồng, các định nghĩa dùng trong hợp đồng, cơ sở pháp lý để thực hiện hợp đồng  Phần các điều khoản, điều kiện của hợp đồng thương mại quốc tế Một hợp đồng thương mại quốc tế thường bao gồm những điều khoản sau: - Điều khoản thường lệ: là những điều khoản mà nội dung của nó đã được ghi trong luật, các bên có thể đưa vào trong hợp đồng hay không nhưng mặc nhiên phải chấp nhận - Điều khoản tùy nghi: là các điều khoản mà các bên đưa vào hợp đồng có căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên và trên cơ sở khả năng của mỗi bên - Điều khoản chủ yếu: là những điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng, bao gồm các điều khoản sau: + Điều khoản về tên hàng: là điều khoản quan trọng của mọi đơn chào hàng, thư hỏi hàng, hợp đồng và nghị định thư. Nó xác định chính xác đối tượng mua bán trao đổi hàng hóa. Vì vậy các bên luôn tìm cách diễn đạt chính xác tên hàng. + Điều khoản về chất lượng: Phẩm chất là điều khoản nói lên mặt chất của đối tượng hàng hóa mua bán, nghĩa là tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất của hàng hóa đó. GVHD: Th.S BÙI ĐỨC DŨNG KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ SV: NGUYỄN ĐÌNH NINH - K43 E2 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP + Điều khoản về số lượng: trong điều khoản này quy định số lượng hàng hóa giao nhận, đơn vị tính, phương pháp xác định số lượng. Nếu số lượng hàng hóa quy định phòng chừng thì phải chỉ rõ người được phép chọn dung sai về số lượng hàng hóa và giá cả tính cho số lượng dung sai đó. Đây cũng là điều khoản chủ yếu của hợp đồng, nó đảm bảo cho bên mua có thể nhận được số tiền mình mong muốn còn người bán có thể nhận được số tiền tương đương với giá trị của lô hàng. + Điều khoản về giá cả: bao gồm đồng tiền tính giá, mức giá mua bán, giảm giá, các điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến giá cả. Nguyên tắc khi xác định giá cả: xác định giá theo mức giá thị trường thế giới, xác định giá phải kết hợp với ý đồ kinh doanh, cần kết hợp xem xét chính sách liên quan đến các nước và khu vực để xác định giá. Khi xác định giá cả ký kết phải chú ý tới quan hệ cung cầu trên thị trường. Giá cả có liên quan đến chất lượng hàng hóa và bao bì cung ứng, khoảng cách vận chuyển, số lượng ký kết, điều kiện thanh toán và rủi ro biến động tỷ giá. + Điều khoản về thanh toán: Quy định đồng tiền thanh toán:quy định việc sử dụng loại tiền nào thanh toán trong hợp đồng, đồng thời quy định cách sử lý khi có sự thay đổi tỷ giá hối đoái. Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Thời hạn thanh toán: có thể thanh toán trước, thanh toán ngay, thanh toán sau. Địa điểm thanh toán: thanh toán tại ngân hàng thu thủ tục phí cũng như bộ chứng từ dùng để thanh toán. Đây là điều khoản rất quan trọng, nó đảm bảo rằng người mua bỏ tiền ra chắc chắn thu được hàng hóa đầy đủ về số lượng, chất lượng, người bán chắc chắn thu được tiền đầy đủ và kịp thời. + Điều khoản về giao hàng: Quy định về số lần giao hàng: do sự thỏa thuận giữa hai bên. Thời gian giao hàng: thường quy định một cách chung chung. Địa điểm giao hàng: thường phụ thuộc vào điều kiện thương mại quốc tế do hai bên mua bán lựa chọn. Phương thức giao nhận: có thể là giao nhận sơ bộ hoặc là giao nhận cuối cùng và cũng có thể là giao nhận về số lượng hoặc chất lượng. Thông báo giao hàng: phải thông báo số lần, địa điểm, nội dung và một số quy định khác về giao hàng. GVHD: Th.S BÙI ĐỨC DŨNG KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ SV: NGUYỄN ĐÌNH NINH - K43 E2 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP + Điều khoản về bao bì, ký mã hiệu: Trong điều khoản này phải quy định loại bao bì, hình dáng, kích thước, chất lượng bao bì, số lớp bao bì, phương thức cung cấp bao bì, giá bao bì và các nội dung của chất lượng và của mã ký hiệu. Chất lượng bao bì phải phù hợp với phương thức vận tải. + Điều khoản về khiếu nại: Là điều khoản sẽ dùng khi có tranh chấp xảy ra về hàng hóa. Trong đó quy định rõ thể thức khiếu nại, thời hạn khiếu nại và nghĩa vụ của các bên khi có khiếu nại. + Điều khoản về bảo hành: là sự đảm bảo của người bán về chất lượng hàng hóa trong một thời gian nhất định. Trong điều kiện bảo hành người ta thường thỏa thuận về phạm vi đảm bảo của hàng hóa, thời hạn bảo hành, địa điểm bảo hành, nội dung bảo hành và trách nhiệm của mỗi bên trong nội dung bảo hành. + Điều kiện bất khả kháng: trong điều kiện này quy định xác định trường hợp được miễn trách như: hỏa hoạn, thiên tai, chiến tranh, hoặc việc hoãn việc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, liệt kê các sự việc được coi là trường hợp bất khả kháng. Đồng thời quy định trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên khi xảy ra bất khả kháng. + Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại: quy định các trường hợp phạt và bồi thường, cách thức phạt và bồi thường, mức độ phạt và bồi thường. + Điều khoản về trọng tài: để giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài thì phải xác định loại hình trọng tài như ai là trọng tài, địa điểm và trình tự tiến hành trọng tài, chọn luật áp dụng, chấp hành tài phán và phân định chi phí trọng tài. Trên đây là những điều khoản chủ yếu, cơ bản nhất của một hợp đồng. Tuy nhiên trong thực tế tùy theo từng mặt hàng cụ thể và sự tín nhiệm giữa các bên mà có thêm các điều khoản khác cũng như lược bỏ một số điều khoản trong hợp đồng ngoại thương. 1.5.2. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu với cách là một bên ký kết hợp đồng thì phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là công việc phức tạp, đòi hỏi các công ty kinh doanh quốc tế phải tuân thủ luật quốc gia và luật quốc tế, đồng thời đảm bảo quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của chính bản thân công ty. GVHD: Th.S BÙI ĐỨC DŨNG KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ SV: NGUYỄN ĐÌNH NINH - K43 E2 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 1.5.2.1. Xin giấy phép nhập khẩu Xin giấy phép nhập khẩu là vấn đề quan trọng đầu tiên về mặt pháp lý để tiến hành các khâu tiếp theo trong quá trình nhập khẩu hàng hóa. Thông qua giấy phép nhập khẩu mà nhà nước có thể quản lý tình hình nhập khẩu của nước mình 1.5.2.2. Mở L/C Nghiệp vụ này chỉ được thực hiện khi trong hợp đồng có điều khoản thanh toán bằng L/C. Khi mở L/C cần chú ý: các điều khoản đề nghị mở phù hợp với các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu, thời gian mở L/C nên phù hợp từ thời điểm thỏa thuận cho đến khi bên bán có khả năng hoàn thành việc gửi hàng và hoàn thành toàn bộ chứng từ. 1.5.2.3. Thuê phương tiện vận tải Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương việc thuê tàu chở hàng được tiến hành dựa vào ba căn cứ sau đây: những điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm mua bán và điều kiện vận tải. Có ba loại tàu: tàu chuyến, tàu chợ và tàu định hạn. - Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hóa giữa hai hoặc nhiều cảng theo yêu cầu của chủ hàng trên cở sở một hợp đồng thuê tàu. - Tàu chợ là tàu chỏ hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định và theo một lịch trình nhất định. - Tàu định hạn hay con gọi là thuê tàu theo thời hạn là việc chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ con tàu, có thể cả một thuyền bộ hoặc không, để kinh doanh chuyên chở hàng hóa trong một thời gian nhất định còn người thuê tàu phải trả tiền thuê tàu và các chi phí hoạt động của con tàu. 1.5.2.4. Mua bảo hiểm cho hàng hóa Hàng hóa chuyên chở trên biển gặp nhiều rủi ro tổn thất vì thế trong ngoại thương, bảo hiểm hàng hóa trên biển khá phổ biến. Chú ý rằng, có ba loại điều kiện bảo hiểm đó là: điều kiện A – bảo hiểm mọi rủi ro, điều kiện B – bảo hiểm có tổn thất riêng, điều kiện C – bảo hiểm miễn tổn thất riêng. Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm phải dựa trên 4 căn cứ sau: điều khoản hợp đồng, tính chất hàng hóa, tính chất bao bì và phương thức xếp hàng, loại tàu chuyên chở. GVHD: Th.S BÙI ĐỨC DŨNG KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ SV: NGUYỄN ĐÌNH NINH - K43 E2 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 1.5.2.5. Làm thủ tục hải quan Gồm ba bước: - Khai báo hải quan: Thông qua hai cách khai báo điện tử và khai báo bằng bộ hồ sơ hải quan. Khi làm khai báo hải quan người khai báo phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của cơ quan Nhà Nước như: tờ khai hải quan (bản chính), giấy phép của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền, hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giất tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng (bản sao), giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( bản chính), giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa… Sau đó, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra đọ chính xác của bộ hồ sơ hải quan. Nếu bộ hồ sơ chính xác, thì cơ quan sẽ chấp nhận tờ khai hải quan của người khai - Xuất trình hàng hóa đề cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra Chủ hàng có trách nhiệm xuất trình hàng hóa đề cơ quan hải quan tiến hành kiểm hóa. Tức là: kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa. Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan. Mức độ kiểm tra có ba loại: miễn kiểm tra thực tế, kiểm tra xác suất và kiểm tra toàn bộ. Mức độ này phụ thuộc vào tính chất hàng hóa, mức độ chấp hành pháp luật về hải quan và quyết định của cơ quan hải quan. - Thực hiện quyết định của cơ quan hải quan Cơ quan hải quan sẽ thông báo có thông quan hàng hóa hay không. Nếu hàng hóa được thông quan thì chủ hàng được chuyển hàng ra khỏi kho hải quan. Nếu không thì hàng hóa phải đặt dưới sự giám sát của cơ quan hải quan. 1.5.2.6. Nhận hàng từ phương tiện vận tải Các cơ quan vận tải có trách nhiệm tiếp nhận hàng hóa nhập khẩu, bảo quản hàng hóa đó trong quá trình xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi và giao cho các đơn vị đặt hàng theo lệnh giao hàng của công ty. Do đó, đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp hoặc thông qua một đơn vị nhận ủy thác giao nhận tiến hành ký kết hợp đồng ủy thác cho cơ quan vận tải về việc giao nhận hàng từ tàu nước ngoài về. 1.5.2.7. Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu Địa điểm kiểm tra hàng hóa: theo nghị định 101/2001/NĐ – CP ban hành ngày 31/12/2001 về chi tiết thi hành luật hải quan: có 3 địa điểm kiểm tra hải quan: Tại cửa GVHD: Th.S BÙI ĐỨC DŨNG KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ SV: NGUYỄN ĐÌNH NINH - K43 E2 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP khẩu, địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu và địa điểm khác do Tổng cục hải quan quy định trong trường hợp cần thiết. Kiểm tra thực tế hàng hóa: theo điều 8 của nghị định 101/2001/ NĐ – CP thì kiểm tra hàng hóa không quá 10% số kiện được xếp trong container, kiểm tra toàn bộ hàng hóa đối với chủ hàng đã nhiều lần vi phạm. Sau khi nhận hàng, bên nhập khẩu làm thủ tục kiểm tra quy cách, phẩm chất hàng nhập khẩu. Việc kiểm tra này thực chất là bảo vệ quyền lợi của người nhập khẩu và là cơ sở để khiếu nại sau này nếu có. Thông thường hai bên chủ thể lựa chọn một cơ quan giám định có đủ thẩm quyền để kiểm tra giám định hàng hóa và trong trường hợp nhà nhập khẩu là phía Việt Nam thường lựa chọn Vinacontrol. 1.5.2.8. Làm thủ tục thanh toán Nếu thanh toán qua L/C thì ngân hàng mở L/C khi nhận các chứng từ phù hợp với L/C, thay mặt người nhập khẩu trả tiền cho bên xuất khẩu. Nếu bộ chứng từ không phù hợp ngân hàng có quyền từ chối chấp nhận trả tiền và thông báo cho các bên. Nếu sử dụng phương pháp nhờ thu, sau khi nhận chứng từ ngân hàng, đơn vị nhập khẩu được kiểm tra chứng từ trong một thời gian nhất định Nếu thanh toán trước khi giao hàng qua các phương thức: chuyển tiền bằng tiền mặt, bằng điện TT thì nghiệp vụ này tiến hành đàu tiên và nên chỉ áp dụng khi hai bên đã có sự tin tưởng lẫn nhau. 1.5.2.9. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Khi thực hiện hợp đồng nhạp khẩu, nếu chủ hàng nhập khẩu phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, đở vỡ, thiếu hụt, mất mát, thì cần lập hồ sơ khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ thời hạn khiếu nại. Cần phải căn cứ vào trách nhiệm nghĩa vụ của các bên để lựa chọn đối tượng khiếu nại cho phù hợp : đối tượng đó có thể là người xuất khẩu, người vận tải hay người bảo hiểm. Đơn khiếu nại phải kèm theo bằng chứng về việc tổn thất như: biên bản giám định, hóa đơn, vận đơn đường biển… Việc khiếu nại sẽ được giải quyết giữa các bên. Nếu hai bên không tự giải quyết được hoặc không thỏa đáng thì người nhập khẩu có thể kiện các bên đối tác ra hội đồng trọng tài quốc tế hoặc ra tòa án. GVHD: Th.S BÙI ĐỨC DŨNG KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ SV: NGUYỄN ĐÌNH NINH - K43 E2 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU Ô TỪ HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY CP SẢN XUẤT & XUẤT NHẬP KHẨU NINH BÌNH 2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề 2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 2.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phần điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn nhân viên tại công ty. Mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm ( Đính kèm phụ lục) được chia thành 2 phần: phần chung và phần cụ thể. Phần chung được thiết kế nhằm đánh giá chung mức độ thực hiện từng bước trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ô từ Hàn Quốc của công ty. Phần cụ thể bao gồm các câu hỏi đi sâu vào thực trạng thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty. Số phiếu phát ra là 5 phiếu: phòng xuất nhập khẩu 3 phiếu, phòng kinh doanh 1 phiếu, giám đốc 1 phiếu. Trong quá trình phỏng vấn nhân viên tại công ty, sẽ hỏi một số câu hỏi làm rõ hơn lý do tại sao họ lựa chọn các phương án được đưa ra phiếu điều tra. Tiến hành quan sát: gồm những quan sát chính tức và không chính thức. Quan sát chính thức là việc trực tiếp quan sát, ghi chép những công việc, tác nghiệp, xử lý của nhân viên phòng XNK khi họ thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Việc quan sát không chính thức là việc tham gia trực tiếp quá trình thực hiện hợp đồng các khâu như: làm hồ sơ hải quan, thuê phương tiện vận tải, nhận hàng. 2.1.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ sách báo, báo cáo tài chính của công ty các năm 2008, 2009, 20010, báo cáo kết quả kinh hàng năm của công ty, các công trình nghiên cứu của các năm trước. Bài nghiên cứu này sẽ lấy kiến thức từ giáo trình chuyên môn làm cơ sở, định hướng chính để thực hiện phân tích, nghiên cứu. Ngoài ra, báo cáo tài chính từ công ty sẽ bổ trợ đáng kể để chúng ta có được cái nhìn tổng quát về hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu qua các sản phẩm đi trước cũng giúp em có thêm một bài học quý báu trong khi làm đề tài, đồng thời đưa ra một hướng đi mới, khác lạ so với các sản phẩm cũ từ những năm trước. Và cuối cùng, dữ GVHD: Th.S BÙI ĐỨC DŨNG KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ . việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty. Công ty cổ phần sản xuất & xuất nhập khẩu Ninh Bình là công ty sản xuất và xuất nhập khẩu, chuyên sản xuất. quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ô tô từ Hàn Quốc của công ty cổ phần sản xuất & xuất nhập khẩu Ninh Bình 2.2.1.Giới thiệu tổng quan về công ty

Ngày đăng: 12/12/2013, 14:44

Hình ảnh liên quan

Dựa vào bảng đánh giá chung của công ty, em nhận thấy hầu hết các khâu trong quy trình thực hiện hợp đồng công ty đều thực hiện ở mức độ khá - 061 hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ô tô từ hàn quốc của công ty CP sản xuất & xuất nhập khẩu ninh bình

a.

vào bảng đánh giá chung của công ty, em nhận thấy hầu hết các khâu trong quy trình thực hiện hợp đồng công ty đều thực hiện ở mức độ khá Xem tại trang 15 của tài liệu.
Dưới đây là bảng điều tra 5 người với 6ý kiến khác nhau về khó khăn khi chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan: - 061 hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ô tô từ hàn quốc của công ty CP sản xuất & xuất nhập khẩu ninh bình

i.

đây là bảng điều tra 5 người với 6ý kiến khác nhau về khó khăn khi chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan: Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty - 061 hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ô tô từ hàn quốc của công ty CP sản xuất & xuất nhập khẩu ninh bình

Bảng 2.

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho thấy tốc độ phát triển của công ty khá nhanh, không chỉ là xuất khẩu ổn định mà còn là mở rộng dịch vụ kinh doanh, trong đó có doanh thu khá cao trong hoạt động buôn bán ô tô - 061 hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ô tô từ hàn quốc của công ty CP sản xuất & xuất nhập khẩu ninh bình

Bảng b.

áo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho thấy tốc độ phát triển của công ty khá nhanh, không chỉ là xuất khẩu ổn định mà còn là mở rộng dịch vụ kinh doanh, trong đó có doanh thu khá cao trong hoạt động buôn bán ô tô Xem tại trang 23 của tài liệu.
Thiếu bảng kê chi tiết Thiếu giấy chứng nhận phẩm chất            Thiếu hoặc sai thông tin trên vận đơn - 061 hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ô tô từ hàn quốc của công ty CP sản xuất & xuất nhập khẩu ninh bình

hi.

ếu bảng kê chi tiết Thiếu giấy chứng nhận phẩm chất Thiếu hoặc sai thông tin trên vận đơn Xem tại trang 36 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan