1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC TẬP-HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG GẦN ĐÂY THEO ANH CHỊ. XU HƯỚNG CỦA HOẠT ĐỘNG NÀY TRONG THỜI GIAN 1-2 NĂM TỚI SẼ NHƯ THẾ NÀO

16 471 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 92 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦUThị trường chứng khoán là một thị trường mà nơi các Công ty phát hành cổ phiếu cho những người muốn đầu tư vào các Công ty đó và là nơi các nhà đầu tư và các nhà đầu cơ mua và

Trang 1

Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội

Tiểu Luận Môn: Đầu Tư Quốc Tế

Đề Tài :

“HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG GẦN ĐÂY? THEO ANH CHỊ XU HƯỚNG CỦA HOẠT ĐỘNG NÀY TRONG THỜI GIAN 1-2 NĂM TỚI SẼ NHƯ THẾ NÀO?”

Nhóm 8 - Sinh viên :

1 Vũ Thị Thu Mỹ

2 Nguyễn Xuân Nam

3 Vũ Văn Nâm

4 Nguyễn Thị Thanh Nga

5 Trịnh Việt Ngà

6 Kiều Bích Ngọc

7 Nguyễn Thị Thanh Ngọc

8 Phan Thị Hồng Nhật

9 Đoàn Thị Trang Nhung.

*☆。*☆。*☆。 Hà Nội, 13rd December, 2008 *☆。*☆。*☆。

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Thị trường chứng khoán là một thị trường mà nơi các Công ty phát hành cổ

phiếu cho những người muốn đầu tư vào các Công ty đó và là nơi các nhà đầu tư (và các nhà đầu cơ) mua và bán chứng khoán vì mục tiêu lợi nhuận Hình thái điển hình của thị trường chứng khoán là Sở giao dịch chứng khoán (tiếng Anh gọi là Stock Exchange) Tại Sở giao dịch chứng khoán, các lệnh mua và bán chứng khoán được khớp để hình thành giá giao dịch

Thị trường chứng khoán chia làm 2 loại : thị trường tập trung và thị trường phi tập trung, căn cứ vào hình thức tổ chức của thị trường Thị trường chứng khoán tập trung là thị trường mà việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện có tổ chức

và tập trung tại một nơi giao dịch nhất định Thị trường chứng khoán phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (tiếng Anh gọi là Over the counter) Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các Công ty chứng khoán phân tán trên khắp đất nước và được kết nối với nhau thông qua mạng điện tử Giá trên thị trường này hình thành theo phương thức thoả thuận

Với các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Úc thì hoạt động đầu tư chứng khoán đã có từ gần hàng mấy thập kỷ qua nhưng ở Việt Nam thì hoạt động này mới chỉ xuất hiện cách đây khoảng gần thập kỷ nhưng tốc độ phát triển nhanh Chúng ta đang trên con đường hội nhập và phát triển, để hoà cùng với nền kinh tế chung của toàn cầu Năm 2005 quy mô vốn hoá của thị trường chứng khoán so với GDP là 1,25%, năm

2005 là 22,7%,số công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là 41công ty, năm 2007 tăng trên 43% so với GDP, số công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là 233 công ty.Hết năm 2007 đã có gần 80 công ty chứng khoán được cấp giấy phép thành lập với quy mô vốn hoạt động trên thị trường chứng khoán là 13000 tỷ đồng ( tăng gấp 3 lần so với năm 2006)

Đối với một nền kinh tế không thể thiếu đầu tư nước ngoài, thị trường chứng khoán cũng vậy Theo thống kê của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước Việt Nam ở cuối

Trang 3

năm 2007, số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài là 8141 tài khoản, trong đó có 480 tài khoản của nhà đầu tư có tổ chức tăng gấp 4 lần so với năm 2006 Hiện các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 25-30% cổ phần của các công ty niêm yết và doanh số giao dich chiếm 18% trị giá giao dịch trên toàn thị trường chứng khoán Việt Nam

Qua các số liệu trên có thể thấy, nhà đầu tư nước ngoài đang khẳng định vai trò dẫn dắt thị trường chứng khoán Việt Nam vì họ có kiến thức, có kinh nghiệm kinh doanh Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường gần đây và xu hướng của hoạt động này trong thời gian 1-2 năm tới là hết sức cần thiết, mang lại nhiều lợi ích thiết thực

Trang 4

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ XU HƯỚNG CỦA HOẠT ĐỘNG NÀY TRONG THỜI GIAN 1 – 2 NĂM TỚI

Trước hết ta sẽ đi nghiên cứu các khái niệm về đầu tư chứng khoán nước ngoài, đặc điểm và phân loại

FPI ( Foreign Portfolio Investment ) là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước mua chứng khoán của các công ty, các tổ chức phát hành ở một nước khác với một mức khống chế nhất định để thu lợi nhuận nhưng không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với công ty hoặc tổ chức phát hành chứng khoán 1

Đặc điểm của FPI được thể hiện :

Số lượng chứng khoán mà các công ty nước ngoài được mua có thể bị khống chế

ở mức độ nhất định tuỳ theo từng loại chứng khoán và tuỳ theo từng nước để nước nhận đầu tư kiểm soát khả năng chi phối doanh nghiệp của nhà đầu tư chứng khoán; Ví dụ ở

VN, theo Quyết định số 238/2005 QĐ-TTg ban hành ngày 29/9/2005, tỉ lệ nắm giữ tối

đa cổ phiếu được niêm yết của bên nước ngoài là 30% đối với ngành ngân hang 49% đối với các ngành khác, đối với trái phiếu thì không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với nhà đầu

tư nước ngoài

Chủ đầu tư nước ngoài không nắm quyền kiểm soát hoạt động của tổ chức phát

hành chứng khoán; Tuy nhiên Chúng ta cần phân biệt quyền kiểm soát và quyền sở hữu.

Hai quyền này khác nhau Không phải lúc nào có quyền sở hữu cũng đồng nghĩa với việc có quyền kiểm soát doanh nghiệp Ví dụ khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư có quyền sở hữu doanh nghiệp tương ứng với số cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu mà anh ta đã mua, tuy nhiên anh ta có thể không có quyền kiểm soát doanh nghiệp Còn khi mua trái phiếu thì nhà đầu tư nước ngoài không có quyền cả về sở hữu lẫn kiểm soát doanh nghiệp.

Trang 5

Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào loại chứng khoán mà nhà đầu tư mua, có thể cố định hoặc không Nếu nhà đầu tư mua trái phiếu thì sẽ được hưởng thu nhập cố định, Còn nếu mua cổ phiếu thì sẽ được hưởng cổ tức tuỳ theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Lý do đầu tư chứng khoán nước ngoài: Cơ cấu tương quan quốc tế: thu nhập đầu

tư chứng khoán giữa các quốc gia ít tương quan với nhau như trong một quốc gia và phân tán rủi ro

Có thể phân loại FPI như sau :

Đầu tư cổ phiếu Đầu tư trái phiếu

Đối tượng ĐT Cổ phiếu (Equity/Share): là chứng

chỉ sở hữu (certificate of ownership)

Trái phiếu(Bond): là chứng chỉ

nợ (debt certificate) Quan hệ giữa nhà

đầu tư và DN phát

hành

Quan hệ sở hữu (chủ sở hữu và đối tượng sở hữu)

Chủ đầu tư là cổ đông (share-owner)/chủ sở hữu của công ty

Quan hệ tín dụng (chủ nợ và con nợ-creditor &borrower) Chủ đầu tư là trái chủ (bond-bearer)/chủ nợ của công ty Thu nhập mà DN

phát hành trả cho

nhà ĐT

- Cổ tức (Divident): là lợi nhuận công ty đợc chia tương ứng với phần vốn góp

=>Thu nhập không cố định*

-Trái tức (Interest): là lãi tương ứng với phần vốn cho vay

=>Thu nhập cố định

So sánh giữa chi

phí và thu nhập mà

DN trả cho nhà ĐT

(đối với 1 chứng

khoán)

-Chi phí: giá thị trường (market price)

(không phải mệnh giá-face value-MG)

-Thu nhập:

Cổ tức = TNDN x (MG/TVĐT DN) = MG x (TNDN/TVĐTDN) = MG x ROIDN

-Chi phí: giá thị trường (market price)

(không phải mệnh giá-face value-MG)

-Thu nhập:

Trái tức = MG x lãi suất trái phiếu

Thu nhập của nhà

ĐT chứng khoán

Không chỉ có cổ tức mà còn có thu nhập từ việc mua, bán chứng khoán (phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán-spread)

Không chỉ có trái tức mà còn có thu nhập từ việc mua, bán chứng khoán (phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán-spread)

* Chỉ áp dụng với cổ phiếu thường (common stock) không áp dụng với cổ phiếu ưu đãi (preferred stock)

Trang 6

Đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là một hoạt

động rất tích cực: vì Việt Nam là một thị trường tuy còn non trẻ nhưng đầy tiềm năng,

họ có thể đa dạng hoá thị trường và đặc biệt họ có thể phân tán rủi ro, các nhà đầu tư có thể phát triển thị trường chứng khoán về quy mô địa lý kinh tế lẫn cả việc không phải băn khoăn về sự phát triển thị trường kinh tế của nước mình hay không

Theo tài liệu của Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam, ước tính vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2007 khoảng 6,5 tỷ USD ( nếu tính cả thị trường không chính thức khoảng 12 tỷ USD)

Trước tiên có thể nói ngay rằng đây là cách đầu tư vào các quỹ tài chính Nhà đầu

tư nước ngoài không hưởng lợi trực tiếp từ các cổ phiếu được mua bán trên thị trường chứng khoán, mà họ sẽ chia sẻ hiệu quả do một quá trình mua bán chứng khoán tập trung của quỹ đầu tư Hoạt động này không khác nào mua cổ phần công ty, chỉ khác là công ty này chuyên làm ăn trên thị trường chứng khoán

Hoạt động đầu tư xuất phát từ cách nhận dạng theo cơ cấu bản chất và mục đích

Về hình thức hoạt động, người ta có khuynh hướng gọi đó là các “công ty đầu tư” Một công ty đầu tư có thể được tổ chức theo hình thức cổ phần hoặc một tổ hợp vốn uỷ nhiệm Loại tổ hợp vốn này được chế định bằng luật pháp tại Việt Nam, theo đó tài sản được uỷ nhiệm quản lý cho các cá nhân hay định chế quản lý chuyên nghiệp Các quỹ đầu tư là phương tiện để nhà đầu tư đưa các khoản tiền của họ vào nhằm có được yếu tố đầu tư đa dạng và điều kiện quản lý chuyên nghiệp Nếu nó được tổ chức theo dạng công ty cổ phần, việc quản lý sẽ do một hội đồng quản trị đảm nhận, khác với loại tổ hợp vốn uỷ nhiệm như đã phân tích ở trên

Mới chỉ cách đây không lâu, các quỹ đầu tư vẫn được xem là sân chơi dành riêng cho một số ít người giàu có và là một khái niệm khá xa lạ với nhiều nhà đầu tư Nhưng giờ đây, hầu như tất cả mọi người, từ các tổ chức cho đến công chúng có năng lực tài chính với số tiền ít nhất vào khoảng 10 ngàn USD đều muốn đầu tư vào các quỹ này Có

Trang 7

thể nói, chưa bao giờ các Quỹ đầu tư lại trở nên thịnh hành như ngày nay Làm nghề quản lý quỹ đầu tư đã trở thành một nét đặc biệt trong thị trường lao động nước Mỹ trong thời gian gần đây

Nhiều người cho rằng, hoạt động của Quỹ đầu tư giờ đây đã phát triển mạnh mẽ, thể hiện ở việc mỗi khi các loại tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu mất giá thì chứng chỉ quỹ đầu tư vẫn tỏ ra hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Mặc dù loại hình quỹ này đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây

Trang 8

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG GẦN ĐÂY - THỊNH VƯỢNG VÀ SUY THOÁI.

Trước hết, ta xem sét sự hình thành, phát triển thịnh vượng của thị trường chứng khoán Việt Nam

So với các nước như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Singapore… hoạt động đầu tư chứng khoán đã có từ hàng mấy thập kỷ qua thì hoạt động này tại thị trường Việt Nam mới chỉ trải qua gần 1 thập kỷ nhưng đã có tốc độ phát triển nhanh chóng

Chỉ sau 7 năm đi vào hoạt động và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam

đã hình thành một cơ sở nhà đầu tư vững mạnh

Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán, tính riêng trong năm 2006, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng vọt gấp gần

ba lần, từ 6% lên 17% Đến đầu tháng 3/2007, tỷ lệ này lên đến 19% và cho đến tháng 5/2007, có tính toán cho biết tỷ lệ này đã lên đến 20-25%, tính đến cuối tháng 6/2007, thị trường chứng khoán Việt Nam có 243.809 tài khoản tăng 2,3 lần so với tháng 12/2006 (106.393 tài khoản) Trong đó, 242.624 tài khoản của nhà đầu tư cá nhân và 1.185 tài khoản nhà đầu tư có tổ chức Như vậy, so sánh hai mốc thời điểm năm 2006 với năm 2007, tỷ lệ sở hữu giá trị cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng gấp gần 4 lần Tình hình đó cũng có tính tương ứng với thông tin của Ngân hàng thế giới ước tính các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư khoảng 4 tỷ USD vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Với những quy định khá cởi mở, các nhà đầu tư nước ngoài đã có sự tham gia mạnh mẽ trong thời gian gần đây Theo quy định, hiện nay nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết Đồng thời, các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được góp vốn và mua cổ phần thành lập liên doanh với tỷ lệ 49% vốn điều lệ Các nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn tối đa là 30% đối với các ngân hàng thương mại - có khoảng 5.568 tài khoản giao dịch nhà nhà đầu tư nước ngoài

Trang 9

(5.353 tài khoản cá nhân và 215 tài khoản tổ chức) và hiện có khoảng 260 quỹ nhà đầu

tư nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng giá trị danh mục đầu tư ước tính khoảng 5 tỷ USD Riêng số tài khoản cá nhân của các nhà đầu tư Nhật chiếm hơn 70% tổng số tài khoản cá nhân của nhà nhà đầu tư nước ngoài

Cổ phiếu của các công ty niêm yết hàng đầu như ACB, STB, BT6, AGF được các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ ở mức tối đa giới hạn cho phép Theo nhận xét của Ban phát triển thị trường, điều này cho thấy, nếu thị trường chứng khoán có hàng hóa tốt

sẽ thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư bên ngoài, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tính đến tháng 31/12/2007, nhà đầu tư nước ngoài vẫn mạnh nhất trên thị trường niêm yết, trong đó giá trị đầu tư vào cổ phiếu của các công ty niêm yết chiếm đến 68% trong tổng giá trị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư vào trái phiếu niêm yết chiếm 25-30%; đầu tư vào trái phiếu không niêm yết chỉ chiếm 6% và đầu tư vào cổ phiếu không niêm yết chỉ vỏn vẹn có 1%, doanh số giao dịch chiếm khoảng 18% giao dịch toàn thị trường

Sau thời gian phát triển thịnh vượng, cùng với sự suy thoái của thị trường chứng khoán và nền kinh tế toàn cầu, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có những suy thoái vào năm nay ( 2008 )

Mặc dù thị trường chứng khoán của Việt Nam đã đi vào hoạt động được gần 1 thập kỷ qua, đã có nền tảng nhà đầu tư vững mạnh và ổn định, nhưng đến năm 2008 thị trường này đã sụt giảm rõ rệt

Theo báo cáo thường kỳ ra tháng 12 của Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kong – Thượng Hải (HSBC) đã bày tỏ sự thiếu tin tưởng vào thị trường chứng khoán Việt Nam

do sự rút lui của khối đầu tư ngoại ra khỏi thị trường này

Một số yếu kém được HSBC nhận định:

 Số liệu của các nhà phân tích thực hiện báo cáo cho thấy, tháng 11 lại là một tháng u ám nữa trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với hàn thử biểu VN-Index mất

Trang 10

thêm 10,1% với giá trị tính bằng đồng USD Đây là mức sụt giảm tồi tệ hơn so với độ tụt 6,1% của chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á nói chung, trừ Nhật Bản

Ở thời điểm cuối tháng 12, chỉ số này đã về sát mức 300 điểm, một ngưỡng kháng cự

tâm lý chủ chốt, và là mức đáy kể từ tháng 12/2005 trở lại đây Còn nếu so với mức

đỉnh hồi tháng 3/2007, hiện VN-Index đã mất 75% số điểm

 Sự yếu kém của thị trường còn được phản ánh ở các số liệu khác Tổng giá trị vốn hóa thị trường của cả hai sàn Hà Nội và Tp.HCM đã co lại chỉ còn 13 tỷ USD, so với mức 30 tỷ USD ở thời điểm đầu năm nay

 Báo cáo chỉ rõ, đây thực sự là giá trị vốn hóa quá nhỏ so với các thị trường chứng khoán nhỏ khác ở châu Á, như thị trường Indonesia với giá trị vốn hóa 79 tỷ USD, hay thị trường Philippines với giá trị vốn hóa 98 tỷ USD

 Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 11 chỉ đạt mức 782 triệu USD, cao hơn chút ít so với một nửa khối lượng giao dịch của tháng 12 năm ngoái

 Hiện chỉ còn có một doanh nghiệp niêm yết duy nhất có giá trị vốn hóa thị trường trên 1 tỷ USD là ngân hàng ACB, so với mức 9 doanh nghiệp ở thời điểm cuối năm ngoái Số doanh nghiệp niêm yết có giá trị vốn hóa trên 500 triệu USD cũng giảm từ mức 15 doanh nghiệp xuống còn 7 doanh nghiệp

 Báo cáo của HSBC cho rằng, trong tháng 11, lượng bán ròng của khối ngoại là 48 triệu USD, xấp xỉ mức bán ròng của khối này trong tháng 10

Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam là do:

 Ảnh hưởng bởi sự sụt giảm chung của Thị trường chứng khoán toàn cầu, tác động bởi tình hình kinh tế nội tại

 Ngoài ra, nếu Việt Nam áp dụng thuế thu nhập cá nhân sẽ có tác động xấu đến tâm lý của các nhà đầu tư, hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư nhỏ lẻ vào thị trường

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w