Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hoáđòi hỏi phải có một nền tảng tài chính ổn định, phát triển
Trang 1Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Trường Đại họcKinh tế quốc dân, Khoa Ngân hàng-Tài chính đã tạo điều kiện về mặt thời giancho tôi hoàn thành luận văn; GS-TS Nguyễn Văn Nam, Phó Hiệu trưởng trườngĐại học Kinh tế quốc dân đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiêncứu đề tài.
Bên cạnh đó, tôi đã nhận được những ý kiến đóng góp vô cùng quý báucủa các chuyên gia về chứng khoán Tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS NguyễnSơn-Vụ phó Vụ Phát triển thị trường, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cùng toànthể các cán bộ của Vụ
Cuối cùng, tôi xin được gửi những tình cảm sâu sắc nhất tới gia đình, bạnbèđã luôn là nguồn động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi vượt quakhó khăn để hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Do hạn chế về thời gian và kiến thức, luận văn không tránh khỏi nhữngthiếu sót Với tinh thần cầu thị trong học tập và nghiên cứu, tôi kính mongnhận được những nhận xét, góp ý hơn nữa từ phía thầy cô cùng bạn đọc
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2004 Người thực hiện
Trang 2MỤCLỤCLời cảm ơn 1
Mục lục 2
Lời mởđầu 4
Danh mục các từ viết tắt7
Chương 1: 8
Lý luận chung về hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng
khoán Việt Nam 8
1.1 Tính tất yếu của hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường
chứng khoán Việt Nam 8
1.1.1 Định hướng của Đảng và Nhà nước 8
1.1.2 Thực trạng nguồn vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam 9
1.2 Đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán 15
1.2.1 Các hình thức tham gia của nhàđầu tư nước ngoài vào thị trường
1.3.1 Thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài tại một số thị trường chứng
khoán khu vực Châu Á25
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 32
Chương 2: 34 Thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 34
2.1 Quá trình cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước và sự phát triển
Thị trường chứng khoán Việt Nam 34
2.1.1 Quá trình Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước thời gian qua 34
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Thị trường Chứng khoán Việt Nam
37
Trang 32.2 Cơ sở pháp lýđối với hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường
chứng khoán Việt Nam 45
2.2.1 Các văn bản áp dụng cho hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung
452.2.2 Các văn bản pháp lýáp dụng trực tiếp cho hoạt động đầu tư nước
ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 52
2.2.3 Một sốđiểm lưu ý khác liên quan tới hệ thống văn bản pháp luật
vềđầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 58
2.3 Thực trạng tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam của
nhàđầu tư nước ngoài 61
2.3.1 Nhàđầu tư nước ngoài mua chứng khoán của doanh nghiệp Nhà nước
cổ phần hoá 61
2.3.2 Cơ sở cho hoạt động ĐTNN tại các công ty cổ phần có vốn ĐTNN
672.3.3 Nhàđầu tư nước ngoài tham gia mua, bán chứng khoán trên TTGDCK
Thành phố Hồ Chí Minh 71
2.3.4 Nhàđầu tư nước ngoài tham gia góp vốn vào công ty chứng khoán
liên doanh, công ty quản lý quỹ liên doanh 81
Chương 3: 84 Giải pháp thúc đẩy hoạt động đẩu tư nước ngoài trên thị trường chứng
khoán Việt Nam 84
3.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2010
84
3.1.1 Quan điểm định hướng chiến lược phát triển TTCK Việt Nam 84
3.1.2 Định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 86
3.2 Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường
chứng khoán Việt Nam 88
3.2.1 Ổn định và cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô 89
3.2.2 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chứng khoán và TTCK 90
3.2.3 Tăng cung hàng hoá về mặt số lượng và chất lượng 91
3.2.4 Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật hỗ trợ thị trường 94
3.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động đầu tư nước ngoài
trên thị trường chứng khoán Việt Nam 97
3.3.1 Kiến nghị về quản lý ngoại hối trong giao dịch chứng khoán 97
3.3.2 Kiến nghị về chính sách thuếđối với nhàđầu tư nước ngoài 98
Trang 43.3.3 Kiến nghị về giới hạn đầu tưđối với hoạt động đầu tư nước ngoài trên
Trang 51 Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hoáđòi hỏi phải
có một nền tảng tài chính ổn định, phát triển Với tư cách là ngành dẫn dắt, hệthống tài chính tiền tệ quốc gia đã vàđang có những bước phát triển, cải cách vàhoàn thiện đểđáp ứng yêu cầu và thúc đẩy quá trình đi lên của đất nước Việc
ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam vào tháng 7 năm 2000 được coi nhưmột mốc phát triển quan trọng và tất yếu của hệ thống tài chính hiện đại
Bên cạnh đó, hoà chung với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thếgiới, đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế, thị trường chứng khoán Việt Nam đangnhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Mặcdùđãđạt một số kết quảđáng mừng sau hơn 3 năm hoạt động nhưng thực tế chothấy TTCK Việt Nam vẫn còn nhỏ bé, manh mún và chưa có tính chuyênnghiệp Nhằm phát triển thị trường thành một kênh dẫn vốn hiệu quả cho nềnkinh tế, tận dụng nguồn lực quan trọng bên ngoài, việc thu hút các nhàđầu tưnước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán đang trở thành một yêu cầuvừa mang tính cấp thiết, vừa mang tính chiến lược
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài “Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường
chứng khoán Việt Nam” được lựa chọn xuất phát từđòi hỏi của thực tiễn khách
quan Nhận thức được vai trò to lớn của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tếnói chung và TTCK nói riêng, trên cơ sở nghiên cứu học tập kinh nghiệm củacác quốc gia trên thế giới, đề tài sẽ xâu chuỗi thực trạng hoạt động đầu tư nướcngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua, tổng kết, đánh giácác thành tựu đạt được, các hạn chế và bất cập cần tháo gỡ Từđó, tìm ra một
số giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn thị trường và nền kinh tế.Một số kiến nghị nhằm hỗ trợ thực thi giải pháp cũng sẽđược đề cập trong phầnnghiên cứu của đề tài
Trang 63 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là các hoạt động ĐTNN thực hiện trênthị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua Mặc dù thị trường chứngkhoán tập trung mới đi vào vận hành trong hơn 3 năm, song thị trường chứngkhoán sơ khai tự phát tại Việt Nam đã xuất hiện từ những năm đầu thập kỷ 90’khi bắt đầu công cuộc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Vì vậy, phạm vinghiên cứu của đề tài ngoài tập trung chủ yếu vào hoạt động ĐTNN đang diễn
ra khá mạnh mẽ trên TTGDCK TP HCM, còn đề cập tới mảng thị trường sơcấp, nơi nhàĐTNN mua cổ phiếu lần đầu của các DNNN cổ phần hoá Do sựhạn chế về việc tiếp cận thông tin trên thị trường chứng khoán tự do thứ cấp đốivới các công ty cổ phần, DNNN cổ phần hoá nên luận văn sẽ không nghiên cứumảng thực trạng này
Lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới mẻ với nhiều nội dung phức tạp, liênquan tới các lĩnh vực kinh tế – chính trị – xã hội khác nhau của đất nước.Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp, đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các
lý luận chung, cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trườngchứng khoán Việt Nam Từđóđánh giá thực trạng và tìm một số giải pháp đểtạo môi trường thông thoáng nhất, hấp dẫn nhất đối nhàđầu tư nước ngoài Cácvấn đề phân tích mang tính nghiệp vụ, đánh giá bằng chỉ số kinh tế sẽ khôngđược bàn tới trong đề tài
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhauthường áp dụng cho khối ngành kinh tế: phương pháp duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử, phương pháp phỏng vấn, thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệutrên cơ sởđịnh lượng vàđịnh tính, phương pháp trích dẫn,…
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mởđầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục từ ngữ viết tắt,danh mục tài liệu tham khảo, luận văn tập trung vào một số nội dung chính sau:
Trang 7Chương 1: Lý luận chung về hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường
chứng khoán Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng
khoán Việt Nam hiện nay
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trên Thị
trường chứng khoán Việt Nam
Trên đây đã khái quát toàn bộ những vấn đềđược đề cập tới trong luậnvăn Nội dung cụ thể xin cùng thầy cô và bạn đọc theo dõi trong các phần tiếpsau
Trang 8Công ty TNHH Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Trang 9Ch¬ng 1:
LÝLUẬNCHUNGVỀHOẠTĐỘNGĐẦUTƯNƯỚCNGOÀITRÊ
NTHỊTRƯỜNGCHỨNGKHOÁN VIỆT NAM
1.1 TÍNHTẤTYẾUCỦAHOẠTĐỘNGĐẦUTƯNƯỚCNGOÀITRÊNTH ỊTRƯỜNGCHỨNGKHOÁN VIỆT NAM
1.2 Định hướng của Đảng và Nhà nước
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động ĐTNN đối với sự phát triểncủa kinh tế Việt Nam, ngay từ những năm cuối thập kỷ 80, tại Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ VI quan điểm mở cửa đãđược đưa ra nhằm phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước Trên cơ sởđó, Đảng và Nhànước đãđề ra các chính sách, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm thu hút vốnĐTNN, mở rộng quan hệ kinh tếđối ngoại trên mọi mặt của đời sống kinh tế
Gần đây nhất, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ:
“Chủđộng và khẩn trương hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế, …, tạo môitrường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, có tínhcạnh tranh cao so với khu vực; tăng nhanh xuất khẩu và thu hút mạnhĐTNN…”1 “Thúc đẩy sự hình thành phát triển và từng bước hoàn thiện các loạithị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm các thị trườngquan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, thịtrường chứng khoán…”2
Trên tinh thần đó, Quốc hội đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài năm
1987, Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài cùng các văn bản hướng dẫn, vănbản dưới luật có liên quan nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn Các văn bảnpháp luật này luôn được quan tâm nghiên cứu về tính hiệu quảđối với các đốitượng được điều chỉnh, từđó kịp thời sửa đổi, hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu
1 NghÞ quyÕt Héi nghÞ lÇn thø chÝn Ban chÊp hµnh Trung ¦¬ng §¶ng kho¸ IX
2 V¨n kiÖn §¹i héi §¶ng toµn quèc lÇn thø IX
Trang 10và tình hình thực tế của nền kinh tế Một lần nữa, quan điểm về hội nhập kinh
tế, mở cửa thu hút ĐTNN được khẳng định qua nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của
giai đoạn 2001-2005: “Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Nâng cao rõ
rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Mở rộng kinh tếđối ngoại…” 3
Định hướng trên của Đảng và Nhà nước đã mở ra cho mọi lĩnh vực, mọingành nghề trong nền kinh tế con đường tiếp cận với các nguồn lực bên ngoài
từ vốn, công nghệ kỹ thuật đến công nghệ quản lý Lĩnh vực ngân hàng tàichính, thị trường chứng khoán cũng không nằm ngoài xu thế chung đó Sự pháttriển ngày càng sâu mạnh của hoạt động ĐTNN trên thị trường chứng khoán làmột hệ quả tất yếu
Ch¬ng 2: Thực trạng nguồn vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam được xây dựng vàđưa vào hoạt độngtrong bối cảnh nền kinh tếđất nước đãđạt được nhiều thành tựu đáng khích lệsau hơn 10 năm đổi mới Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn này
là 7,4% Lạm phát giảm từ mức độ 3 con số trong những năm 80’ xuống còn 1con số trong gần hết các năm thập kỷ 90’ Cuộc sống của người dân được cảithiện đáng kể Luật Đầu tư nước ngoài ban hành năm 1987 làđánh dấu bướcngoặt cho hoạt động kinh tếđối ngoại của Việt Nam Tuy nhiên dòng vốn nướcngoài thực sựđổ mạnh vào Việt Nam chỉ từđầu những năm 1990 nhưng với mức
độ không ổn định Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á,lượng vốn này đã giảm mạnh và hồi phục chậm chạp Mặc dù vậy, không thểphủ nhận sựđóng góp vô cùng to lớn của ĐTNN đối với kinh tế Việt Nam,thểhiện ở tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn ĐTNN vào GDP tăng hàngnăm như trong biểu đồ 1:
Về cơ cầu luồng
vốn vào Việt Nam, hiện
có bốn nguồn chính: đầu
tư trực tiếp nước ngoài
3 NghÞ quyÕt cña Quèc héi sè 55/2001/QH10
Nguồn: Tổng cục Thống kê và World Bank
Trang 11(FDI), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay thương mại và dòng vốn vàodưới hình thức đầu tư danh mục chứng khoán (FPI).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Đây là bộ phận quan trọng nhất và cóý nghĩa lớn nhất trong tổng luồngvốn vào tại Việt nam do tính chất dài hạn, không gây ra nghĩa vụ nợ nước ngoàiđối với bên nhận vốn, đi trực tiếp đến khu vực sản xuất và thường đi kèm vớichuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý Tuy FDI cũng có một sốảnh hưởngbất lợi nhất định như chất lượng vốn đầu tư trực tiếp, cản trở dòng đầu tư trongnước, kiểm soát thị trường trong nước của người nước ngoài, gây ô nhiễm môitrường, khai thác cạn kiệt tài nguyên… nhưng trên thực tế các nguồn lợi do đầu
tư trực tiếp nước ngoài mang lại vẫn được đánh giá cao hơn và cóảnh hưởng lớnhơn trong công tác hoạch định chính sách thu hút ĐTNN
Tính đến hết năm 2003, cả nước đã cấp giấy phép đầu tư cho 5.424 dựánĐTNN với tổng vốn đăng ký 54,8 tỷ USD, trong đó có 4.376 dựán FDI cònhiệu lực với tổng vốn đầu tưđăng ký 41 tỷ USD Lĩnh vực công nghiệp và xâydựng chiếm tỷ trọng lớn nhất 66,9% về số dựán và 57,2% tổng vốn đầu tưđăng
ký Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ và cuối cùng là lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệpchiếm 13,6% tổng số dựán và 7% về vốn đầu tưđăng ký
Trong số 64 nước
và vùng lãnh thổ có
dựán đầu tư tại Việt
Nam, Singapore là nước
Trang 12xã hội thuận lợi vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút ĐTNN như thành phố
Hồ Chí Minh chiếm 26% tổng vốn đăng ký, Hà Nội chiếm 11,1% tổng vốnđăng ký Bình Dương, Đồng Nai cũng được một lượng lớn vốn ĐTNN đổ vào
Về doanh thu đạt được, tính hết năm 2003, các dựán ĐTNN đãđạt tổngdoanh thu gần 70 tỷ USD (không kể dầu khí) Trong đó, riêng ba năm 2001-
2003 đạt khoảng 38,8 tỷ USD Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốnĐTNN tăng nhanh, bình quân trên 20%/năm, đã làm cho tỷ trọng của khu vựckinh tế này trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước tăng liên tục qua các năm:năm 2001 là 24,4%, năm 2002 là 27,5 % và năm 2003 là 31,4%
Đạt được kết quả tích cực như trên cho thấy sựđúng đắn của đường lốiđổi mới kinh tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tếđối ngoại, chủđộnghội nhập kinh tế quốc tế, tạo sức hấp dẫn đối với các nhàđầu tư Đây là tiền đềtích cực cho các luồng vốn bên ngoài di chuyển vào Việt Nam trong thời giantới, trong đó có luồng vốn nước ngoài qua kênh thị trường chứng khoán
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Cùng với việc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nướcđang phát triển còn nhận được luồng vốn quan trọng hỗ trợ phát triển chínhthức (ODA) Hình thức này luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các quốcgia do tính chất cho không hoặc cho vay ưu đãi, thời gian ân hạn vàđáo hạn dài.Thêm vào đó, các khoản vốn ODA thường đi kèm với chuyển giao công nghệ
và kỹ năng quản lý Tuy vậy, vốn ODA cũng tạo nhiều áp lực cho các quốc gianhận vốn do các điều kiện ràng buộc từ phía nhà tài trợ; việc giải ngân phụthuộc vào tính hiệu quả của dựán do bên nhận vốn thực hiện; có nhiều tiêu cựcvận động hành lang tìm vốn và Chính phủ nước nhận vốn phải đảm bảo lượngvốn đối ứng
Đối với Việt Nam, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đãđóngvai trò quan trọng, góp phần giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế cao,xoáđói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân Trong giai đoạn 1993 đếnnay, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác phát triển với 25 nhà tài
Trang 13trợ song phương, 19 đối tác đa phương và hơn 350 tổ chức phi Chính phủ nướcngoài Việt Nam đã tổ chức thành công 9 Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợvàđược cộng đồng tài trợ cam kết hỗ trợ nguồn vốn ODA trị giá 19,94 tỷ USD
Nhằm đưa lượng vốn cam kết này vào thực hiện, Việt Nam đã tiến hành
ký kết các Điều ước quốc tế cụ thể với các nhà tài trợ Tình hình thực hiệnODA được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1: Tình hình thực hiện vốn ODA tại Việt Nam
Năm Cam kết ODA (triệu USD) Thực hiện ODA (triệu USD)
Nguồn: World Bank; Bộ Kế hoạch vàĐầu tư
Tình hình thực hiện ODA đã có bước tiến triển khá, năm sau cao hơnnăm trước, và thực hiện tốt kế hoạch giải ngân hàng năm Từ năm 1993 đến hếtnăm 2001, vốn ODA giải ngân khoảng 9,5 tỷ USD, tương đương 47,91% tổngnguồn vốn ODA đã cam kết
Nguồn vốn ODA đãđược tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triểnkinh tế, xã hội, ưu tiên của Chính phủ bao gồm ngành giao thông (27,5%), nănglượng điện (24%), phát triển nông nghiệp, nông thôn (12,74%), các ngành y tế-
xã hội, giáo dục vàđào tạo, khoa học – công nghệ – môi trường (11,78%),ngành cấp thoát nước (7,8%)
Qua kết quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA từ năm 1993 tới nay chothấy những đóng góp không nhỏ của nguồn ngoại lực này đối với quá trình pháttriển kinh tế, xã hội của Việt Nam Đạt được thành quả này là nhờ sự phối kết
Trang 14hợp chặt chẽ giữa ban ngành của Chính phủ Việt Nam trong việc tạo sự gắn kết
và uy tín đối với các nhà tài trợ cũng như trong công tác chỉđạo, giám sát vàthực hiện ODA Có thể nói những kinh nghiệm trong việc huy động, sử dụng
và quản lý nguồn vốn ODA sẽ giúp ích trong công tác thu hút các nguồn vốnnước ngoài khác của Chính phủ, trong đó có nguồn vốn vào qua TTCK
Vay thương mại
Khác với hai hình thức tài trợ quốc tế trên, vay thương mại là hình thứccung ứng vốn của cá nhân, tổ chức, chính phủ nước này với đối tác của mìnhtrên thế giới trên nguyên tắc thương mại thuần tuý có trả cả gốc và lãi theo thờihạn xác định Các nguyên tắc trong vay thương mại được thực hiện không ưuđãi theo thông lệ quốc tế về lãi vay thương mại LIBOR hoặc SIBOR, thời hạn,phương thức hoàn trả tiền vay hay cách thức xử lý nợ vay Nhiều năm qua,hình thức tài trợ này đã tạo ra dòng vốn lớn chảy vào các quốc gia, đặc biệt làcác quốc gia đang phát triển và các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi Tuyngười đi vay theo phương thức này có thể toàn quyền quyết định việc sử dụngtiền vay, nhưng nhiều nguy cơ tiềm tàng có thể xảy ra như việc gia tăng nhanhchóng các khoản nợ lãi và gốc, tạo áp lực lạm phát,…
Ở Việt Nam, vay thương mại đã phát triển từ khá sớm song phát triển vớitốc độ không cao Các khoản vay thương mại thường phải chịu lãi suất thươngmại và các điều kiện thuần thương mại nên phía Việt Nam khóđáp ứng đủ Vaythương mại đã trở thành một bộ phận làm tăng tổng nợ nước ngoài hàng nămcủa Việt Nam từ 10,7 tỷ USD năm 1999 lên 12,6 tỷ USD năm 2001 và 15,1 tỷUSD năm 20034
Vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán (FPI)
Là bộ phận cuối cùng trong tổng thể các nguồn vốn vào của một quốcgia, vốn nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán đang đóng một vai tròngày càng quan trọng đối với hầu khắp các nền kinh tế Do tính lỏng khá cao
4 B¸o c¸o Quèc gia th¸ng 1 n¨m 2004, C«ng ty The Economist Intelligence Unit Limited
Trang 15nên khi điều kiện kinh tế trong nước thay đổi sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối vớicác dòng vốn vào và ra thông qua kênh này
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong gần bốn năm đầu phát triển đãchứng kiến sự có mặt của nguồn vốn này Tuy số lượng khiêm tốn, nhưng vớicác tiền đề về kinh tế xã hội ngày càng vững mạnh, các chính sách khuyếnkhích, ưu đãi của Chính phủ, FPI đang tăng dần và tiềm năng trở thành một cấuphần vốn vào quan trọng của quốc gia Các phần tiếp theo sẽ trình bày cụ thểhơn về luồng vốn này trên các khía cạnh: các hình thức vốn đầu tư, thuận lợinguồn vốn tạo ra cho nền kinh tế, các nguy cơ khi luồng vốn này biến động,thực trạng và giải pháp nhằm huy động và sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả
Như vậy là, cùng với định hướng và sự khuyến khích của Đảng và Nhànước, kết quả các luồng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam trong thời gianqua, đặc biệt trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế vàđưa thị trường chứng khoánvào hoạt động đã tạo một tiền đề cơ bản, mở ra triển vọng phát triển nhanh kênhthu hút vốn cho nền kinh tế qua ĐTNN trên thị trường chứng khoán Có thểkhẳng định đây là xu hướng tất yếu khi kinh tế Việt Nam tiến vào hội nhập khuvực và quốc tế, đẩy nhanh hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoáđấtnước
2.1 ĐẦUTƯNƯỚCNGOÀITRÊNTHỊTRƯỜNGCHỨNGKHOÁN
2.2 Các hình thức tham gia của nhàđầu tư nước ngoài vào thị
trường chứng khoán
2.2.1.1 Tại thị trường chứng khoán các quốc gia trên thế giới
Thị trường chứng khoán manh nha phát triển từ thế kỷ thứ 15 Sau nhiềuthăng trầm biến động, tại nhiều quốc gia trên thế giới đã có các thị trường pháttriển sôi động với nhiều hình thức tham gia của các đối tượng đầu tư khác nhau.Đối với đối tượng là nhàđầu tư nước ngoài, thông thường có các hình thức sau:
Hình thức đầu tư trực tiếp
Trang 16Đây là hình thức đầu tư trong đó phía nước ngoài tham gia thành lập cáccông ty chứng khoán, công ty quản lý quỹđầu tư, quỹđầu tư chứng khoán, các
tổ chức lưu ký, thanh toán bù trừ chứng khoán, tổ chức định mức tín nhiệm…Các tổ chức kinh tế này là pháp nhân tại quốc gia đó, mua bán chứng khoán chomình – dịch vụ tự doanh, cung cấp các dịch vụ liên quan tới chứng khoán, công
ty niêm yết, công ty cổ phần và nhàđầu tư
Nhìn chung, hình thức đầu tư này mang tính tổ chức cao, thường đượcsựđầu tư từ các nhàđầu tư có tổ chức nước ngoài Tiềm lực về tài chính, nhânlực, công nghệ kỹ thuật, trình độ quản trị của loại hình đầu tư này rất cao, dẫnđến khả năng ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán trong nước khá mạnh Vìthế cơ quan quản lý thị trường, đặc biệt tại các thị trường mới đi vào hoạt độngluôn chúý và có cơ chế giám sát chặt chẽ tới các nhàđầu tư theo hình thức nàynhằm một mặt tạo điều kiện tận dụng các thế mạnh của họ, mặt khác hạn chếkhả năng bị nước ngoài chi phối thị trường, kiểm soát được các biến động khólường trước
Với hình thức đầu tư trực tiếp, nhàđầu tư có thể liên doanh với đối táctrong nước hoặc thành lập các tổ chức kinh doanh độc lập 100% vốn nướcngoài Tuỳ chính sách từng quốc gia và mức độ phát triển của thị trường, các tổchức kinh doanh chứng khoán có vốn ĐTNN có thể tham gia vào thị trườngởcác cấp độ hạn chế, khuyến khích khác nhau Thông thường, thị trường đãphát triển mạnh cho phép ĐTNN được bỏ 100% vốn vào thành lập tổ chức kinhdoanh chứng khoán, trở thành thành viên Sở giao dịch Ngược lại, thị trườngmới phát triển với khả năng quản lý còn yếu thường hạn chế hình thức tham giatrực tiếp dưới dạng thành lập các tổ chức liên doanh và không được trở thànhthành viên Sở giao dịch, không được tham gia cung cấp một số dịch vụ liênquan tới chứng khoán
Đầu tư gián tiếp
Khác với hình thức đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp của người nướcngoài vào thị trường thường được nhắc đến dưới dạng các nhàđầu tư riêng lẻ
Trang 17hoặc nhàđầu tư có tổ chức của nước ngoài Họ không có tư cách pháp nhân củanước sở tại và vì thế không được kinh doanh các dịch vụ liên quan đến chứngkhoán Hoạt động liên quan tới chứng khoán duy nhất sử dụng nguồn vốn của
họ là mua cổ phần, cổ phiếu hoặc các loại chứng khoán khác của các công ty, tổchức trong nước, có thểđã hoặc chưa được niêm yết
Khả năng chi phối thị trường của hình thức đầu tư này cũng không ít,nhưng việc quản lý lại khó khăn hơn do độ lớn rất chênh lệch của các khoảnvốn đầu tư, tính lỏng cao, vốn nhạy cảm với các động thái trên thị trường Tuychịu sựđiều chỉnh của các quy định pháp luật, song các nhàđầu tư này có thểbằng cách này hoặc cách khác lợi dụng các kẽ hở của pháp luật để mua bán cổphiếu, trái phiếu, gây xáo trộn thị trường Hiện tượng này đã từng diễn ra kháphổ biến tại nhiều TTCK, đặc biệt là các thị trường mới nổi Vì thế, nhiều quốcgia đãđưa ra các quy định nghiêm ngặt đối với đối tượng đầu tư này:
Phát hành một loại cổ phiếu dành riêng cho nhàĐTNN
Quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của nhàĐTNN ở các công ty thuộc ngành nghề khác nhau tuỳ vào tính trọng yếu và tầm ảnh hưởng của các ngành nghề ngày tới toàn thị trường, nền kinh tế và an ninh quốc gia
Tóm lại, hình thức đầu tư gián tiếp được xem là dễ dàng tiếp cận và thựchiện hơn, các quy định và thủ tục đơn giản hơn, do đó hấp dẫn hơn với cácnhàĐTNN
Niêm yết cổ phiếu của công ty có vốn nước ngoài trên Sở giao dịch
Theo hình thức này, trên thị trường chứng khoán có sự xuất hiện của cáccông ty có vốn ĐTNN Đó là các công ty liên doanh giữa đối tác trong nướcvới bên nước ngoài hoặc là công ty 100% vốn nước ngoài Các công ty này cóthểđược thành lập vàđặt trụ sở tại chính quốc gia niêm yết cổ phiếu, trở thànhpháp nhân của quốc gia đó Cũng có thể các công ty này thành lập ở nướcngoài, là pháp nhân nước ngoài, đưa cổ phiếu lên giao dịch tại thị trường trongnước
Trang 18Hình thức này được các công ty lớn, các công ty đa quốc gia đặc biệtquan tâm bởi nhiều lý do khác nhau Trước hết, đối với các công ty có vốnĐTNN thành lập và hoạt động tại nước sở tại, được niêm yết và huy động vốnqua thị trường chứng khoán trong nước là nhu cầu tất yếu của mọi doanhnghiệp đang hoạt động trên thị trường đó Đối với các công ty nước ngoài tìmkiếm nguồn vốn trên thị trường chứng khoán quốc tế, một lý do dễ nhận thấynhất là thị trường chứng khoán trong nước không đủ khả năng cung cấp lượngvốn cần thiết cho sự mở rộng ngày càng lớn mạnh của các công ty Hay nóicách khác, thị trường chứng khoán trong nước không thể tiêu thụ hết các cổphiếu phát hành Tiếp theo đó, việc niêm yết tại thị trường tiềm năng hay thịtrường mục tiêu sẽ gây dựng được vị thế tại thị trường đó cũng như củngcốđược hình ảnh của công ty trên thị trường thế giới Cũng nhờ niêm yết trênthị trường nước ngoài, các giao dịch bằng đồng bản tệ tại thị trường đó sẽkhông cần sự vay mượn hay mua bán ngoại tệ qua các ngân hàng thương mạiđịa phương Mặt khác, khi một công ty chỉ phát hành cổ phiếu ở thị trường nộiđịa, số lượng cổđông sẽ bị giới hạn, một lượng nhỏ những nhàđầu tư lớn sẽ sởhữu hầu hết các cổ phần Bằng việc phát hành cổ phiếu trên thị trường quốc tế,các công ty này có thểđa dạng hoá các cổđông và tránh được biến động giá cổphiếu khi các cổđông lớn bán cổ phần
Nhìn chung, các công ty có vốn ĐTNN tham gia giao dịch, niêm yết cónhiều lợi thế nhưng cũng gặp không ít trở ngại Do việc thu hút vốn của cáccông ty này có tính nhạy cảm lớn nên chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ của cơquan quản lý thị trường Các công ty phải thoả mãn những luật lệ nghiêm ngặt
về tính minh bạch tình hình tài chính của công ty, triển vọng phát triển và nhucầu vốn trong tương lai, cơ cấu cổđông và các tiêu chuẩn khác do UBCK nước
đó yêu cầu Hơn nữa, chỉ một số quốc gia có thị trường khá phát triển, có tínhthanh khoản cao mới thu hút được luồng vốn ra vào thị trường theo hình thứcnày do bản thân công ty phải thấy được khả năng lượng cổ phiếu phát hành ra
có thể tiêu thụ hết và mang lại lợi ích như mong muốn
Trang 19Như vậy, chỳng ta đó thấy toàn cảnh cỏc hỡnh thức ĐTNN trờn thị trườngchứng khoỏn thế giới núi chung, cỏc đặc điểm, điều kiện ỏp dụng, thế mạnhcũng như sự thiếu hấp dẫn của từng hỡnh thức Từđú cú thể thấy khụng phải thịtrường nào cũng cú thể duy trỡ và khuyến khớch mọi hỡnh thức phỏt triển Thịtrường chứng khoỏn Việt Nam cũng khụng nằm ngoài tớnh chất đú.
2.2.1.2 Tại thị trường chứng khoỏn Việt Nam
Thị trường chứng khoỏn Việt Nam ngay từ buổi đầu xõy dựng đó quantõm tới hoạt động ĐTNN tất yếu diễn ra trờn thị trường Trong cỏc văn bảnphỏp lý hướng dẫn thị trường đó cú quy định cỏc hỡnh thức nhàĐTNN đượcphộp tham gia và sự giới hạn tham gia của họ trờn thị trường chứng khoỏn ViệtNam Cỏc quy định dựđược trỡnh bày tại cỏc văn bản cú cấp độ hiệu lực phỏp
lý khỏc nhau, nhưng tựu chung lại cú một số hỡnh thức nhàĐTNN cú thể thamgia trờn thị trường chứng khoỏn Việt Nam như sau:
Hỡnh thức đầu tư trực tiếp
Hỡnh thức đầu tư trực tiếp ở Việt Nam được lần đầu tiờn quy định tạiNghịđịnh 48/1998/NĐ-CP Sau đú, tiếp tục được nờu ra trong Nghịđịnh
144/2003/NĐ-CP của Chớnh phủ với nội dung: “Tổ chức kinh doanh chứng
khoỏn nước ngoài được tham gia gúp vốn mua cổ phần, gúp vốn liờn doanh thành lập cụng ty chứng khoỏn hoặc cụng ty quản lý Quỹ với đối tỏc Việt Nam…” 5 Như vậy, thị trường chứng khoỏn Việt Nam khụng cho phộpnhàĐTNN được trực tiếp thành lập cụng ty chứng khoỏn hoặc cụng ty quản lýQuỹ 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam Điều này cho thấy mức độ hạn chếmột số loại hỡnh đầu tư trực tiếp của Việt Nam so với thế giới Hơn nữa, theoNghịđịnh 144, việc thành lập cụng ty liờn doanh phải được Uỷ ban Chứngkhoỏn Nhà nước cấp giấy phộp và phớa nước ngoài phải chịu một mức giới hạn
về tỷ lệ gúp vốn của mỡnh
5
Điều 101, Chơng X, Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ
Trang 20Việc đối tỏc nước ngoài tham gia kinh doanh chứng khoỏn với hỡnh thứcliờn doanh cú nhiều tỏc dụng tốt đối với phớa Việt Nam:
Chỳng ta tranh thủđược vốn, cụng nghệ kỹ thuật, học hỏi kỹ năng vàkinh nghiệm quản trị kinh doanh của nước ngoài
Việc chỉ cho phộp thành lập liờn doanh với cỏc quy định chặt chẽkhỏc của Chớnh phủđảm bảo cho phớa Việt Nam trong liờn doanh nắmquyền quản lý, kiểm soỏt, trỏnh sự thao tỳng của đối tỏc nước ngoàikhi chỳng ta chưa cú nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này
Hỡnh thức đầu tư giỏn tiếp
Với hỡnh thức đầu tư giỏn tiếp, nhàĐTNN cú thể tham gia trờn cả hai loạithị trường: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Trờn thị trường sơ cấp, nhàđầu tư phải tuõn theo những quy định của
luật phỏp Việt Nam và cụng ty phỏt hành nhưđối với nhàđầu tư Việt Nam Songhiện nay cú một số quy định của Việt Nam hạn chế tỷ lệ tham gia củanhàĐTNN trờn thị trường sơ cấp:
Theo Nghịđịnh 01/2000/NĐ-CP ngày 13/1/2000 của Chớnh phủ quy địnhngười ĐTNN khụng được mua TPCP khi phỏt hành trờn thị trường sơ cấp
Theo tinh thần của Quyết định 145/1999/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chớnhphủ, Quyết định 36/2003/QĐ-Ttg ngày 11/3/2003 của Thủ tướng chớnh phủđó
quy định “Mức gúp vốn, mua cổ phần của cỏc nhàđầu tư nước ngoài ở
doanh nghiệp Việt Nam bằng 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp Việt Nam” 6
Theo quy định này, nhàĐTNN cú thể mua cổ phần phỏt hành lần đầu của cỏcDNNN thực hiện cổ phần hoỏ
Trờn thị trường thứ cấp, việc mua bỏn cổ phiếu, trỏi phiếu cũng được
quy định cụ thể về loại hỡnh và tỷ lệđược phộp nắm giữ tương ứng với từng loại
chứng khoỏn “ tổ chức, cỏ nhõn nước ngoài mua, bỏn cổ phiếu trờn thị
trường chứng khoỏn Việt Nam được nắm giữ tối đa 30% tổng số cổ phiếu
6 Quyết định số 36/2003/QĐ-Ttg ngày 11/3/2003 của Thủ tớng Chính phủ
Trang 21niờm yết của tổ chức phỏt hành”, “ tổ chức, cỏ nhõn nước ngoài được nắm giữ khụng giới hạn tỷ lệ trỏi phiếu lưu hành trờn thị trường chứng khoỏn Việt Nam”7.
Qua đõy chỳng ta thấy hầu hết cỏc loại hỡnh đầu tư giỏn tiếp đều đượcphỏp luật cho phộp với cỏc tỷ lệ nắm giữ theo quy định khỏc nhau Cỏc quy chếnày nhằm khuyến khớch cú mức độ cỏc nhàĐTNN gúp vốn, mua cổ phần củadoanh nghiệp Việt Nam núi chung và doanh nghiệp được niờm yết núi riờngnhằm huy động vốn, cụng nghệ, phương phỏp quản lý doanh nghiệp của nướcngoài và mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam
Niờm yết cổ phiếu của cụng ty cú vốn nước ngoài trờn TTGDCK Hồ Chớ Minh
Hỡnh thức đầu tư này đang được Chớnh phủ và cỏc cơ quan Nhà nướcdành sự quan tõm đặc biệt Để tạo điều kiện bước đầu cho cỏc cụng ty cú vốnĐTNN được niờm yết, Chớnh phủđó ban hành Nghịđịnh số 38/2003/NĐ-CPngày 15/4/2003 về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp cú vốn ĐTNN sanghoạt động theo hỡnh thức cụng ty cổ phần Đõy là bước chuyển biến quan trọngtrong cơ cấu và hỡnh thức sở hữu của cỏc doanh nghiệp cú vốn ĐTNN từ trướcđến nay vốn chỉ tồn tại dưới hỡnh thức cụng ty TNHH Ngoài mục tiờu tạothờm nguồn hàng cho thị trường chứng khoỏn Việt Nam, việc chuyển đổi một
số doanh nghiệp cú vốn ĐTNN sang hoạt động theo hỡnh thức Cụng ty cổ phầncũn nhằm:
Nõng cao hiệu quả hoạt động của cỏc doanh nghiệp cú vốn đầu tư nước ngoài
Huy động vốn của cỏc nhàđầu tư ngoài nước, trong nước đểđầu tưđổi mới cụng nghệ, tạo thờm việc làm, phỏt triển doanh nghiệp
Đa dạng hoỏ hỡnh thức đầu tư, cỉa hitẹn mụi trường đầu tư, tạo sức hấp dẫn
để thu hỳt vốn đầu tư nước ngoài.8
7 Quyết định số 146/2003/QĐ-Ttg ngày 17/7/2003 của Thủ tớng Chính phủ
8 Nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003 của Chính phủ.
Trang 22Qua tìm hiểu các hình thức ĐTNN vào TTCK hiện cóở Việt Nam và trênthế giới, Việt Nam về cơ bản đã tạo được cơ sở pháp lý cho phép hầu hết cáchình thức ĐTNN phát triển Mặc dù vậy, không phải mọi hình thức đều pháttriển với trình độ giống nhau Các ưu đãi của Chính phủ cũng như sự hấp dẫncủa bản thân thị trường và nền kinh tếđang làđộng lực kích thích hay kìm hãmmức độ tham gia của các hình thức khác nhau.
Ch¬ng 3: Vai trò của hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Nhưđã trình bày ở trên, sự tham gia của các nhàĐTNN trên thị trườngViệt Nam là một tất yếu khách quan, phù hợp với định hướng của Đảng, Nhànước và xu thế thời đại Song bất kỳ một vấn đề nào cũng có tính hai mặt Đầu
tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ mang lại lợi ích cho thịtrường nói riêng và nền kinh tế nói chung bên cạnh những thách thức thị trườngphải đối mặt khi mở rộng đón nhận luồng vốn nước ngoài
3.1.1.1 Những lợi ích mang lại từ hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán
Qua kinh nghiệm các thị trường trên thế giới và căn cứ vào tình hìnhthực tế của Việt Nam, lợi ích của hoạt động ĐTNN trên TTCK được nhìn nhậntrên cả bốn góc độ:
Đối với nền kinh tế Trước hết, với vai trò là kênh huy động vốn dài
hạn, thị trường chứng khoán sẽ thu hút vốn và cung ứng cho nền kinh tế từ cácnhàđầu tư, trong đó có các nhàĐTNN Đầu tư nước ngoài có tiềm lực mạnh vềtài chính và tính chất trường vốn cao nên đây sẽ là nguồn ngoại tệ mạnh vôcùng tiềm năng góp phần giải quyết nhu cầu vốn dài hạn ngày càng lớn của nềnkinh tế, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nguồn vốn đầu tư trực tiếp đang
có xu hướng giảm xuống, hỗ trợ phát triển chính thức khó có khả năng gia tăng
Trang 23Việc nhàđầu tưđưa vốn ngoại tệ vào qua kênh thị trường chứng khoán sẽlàm giảm một phần đáng kể luồng vốn ngoại tệ chìm đang vào Việt Nam vớikhối lượng lớn Qua đó, NHNN sẽ có thể thực hiện tốt hơn công tác quản lýngoại hối, lường trước vàđối phó kịp thời với những biến động mạnh, bấtthường về ngoại hối.
Hoạt động ĐTNN trên TTCK là nguồn thuế nộp hàng năm cho ngân sáchNhà nước Tuy hiện nay với các chính sách ưu đãi cho hoạt động này, lượngthuế thu được không nhiều nhưng nếu suy rộng ra, nguồn thuế này sẽ lớn hơnrất nhiều khi hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết, các công ty cổphần trở nên có hiệu quả hơn nhờ sự tham gia của các nhàĐTNN Một khinguồn thu ngân sách tăng lên, hiệu quả kinh tế của một bộ phận không nhỏ cácdoanh nghiệp trong nước được cải thiện, Chính phủ có thể dành nhiều thời gian
và kinh phí vào các vấn đềđáng quan tâm như mậu dịch, giáo dục, y tế, phúc lợi
xã hội, an ninh quốc phòng
Đối với thị trường Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện còn là một
vấn đề khá mới mẻ với công chúng đầu tư trong nước Do tính trừu tượng củahàng hoá trên thị trường nên việc tạo dựng lòng tin và sự hiểu biết đúng đắn củangười dân về thị trường là việc không đơn giản Sự tham gia của các nhàĐTNNvào thị trường với kinh nghiệm dày dạn vềđầu tư chứng khoán, quản lý danhmục đầu tư, khả năng phần tích dự báo, kỹ năng nghiệp vụ tài chính sẽ giúp gâydựng và củng cố lòng tin của các nhàđầu tư trong nước với thị trường Bêncạnh đó, qua những hoạt động đầu tư thực tế của các nhàĐTNN, các nhàđầu tưtrong nước sẽ tựđúc kết và tìm cho mình một phương thức đầu tư hiệu quả nhất
Cùng với sự mở rộng các hình thức ĐTNN trên TTCK Việt Nam, việccho phép các công ty có vốn ĐTNN được niêm yết giao dịch trên thị trườngchứng khoán sẽ tạo một động lực lớn đối với thị trường Một thực tế hiện nay
là thị trường Việt Nam chưa cóđược các hàng hoá chất lượng cao được côngchúng đầu tư chấp nhận Các công ty có vốn ĐTNN đưa cổ phiếu lên niêm yết
sẽ nâng cung thị trường cả về chất lượng và số lượng Với trình độ quản lý,
Trang 24khoa học công nghệ, năng lực chuyên môn trong các ngành nghề, thị trườngrộng lớn trong và ngoài nước của các công ty này, các doanh nghiệp Việt Nam
sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của bảnthân doanh nghiệp mình
Đối với các tổ chức hỗ trợ, cung cấp dịch vụ tài chính trên thị trường,việc các công ty chứng khoán nước ngoài tham gia hoạt động kinh doanh dướihình thức liên doanh sẽ giúp cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp có chất lượngtốt vàđộ an toàn cao Các tổ chức này sẽ góp phần bôi trơn mạch nối giữangười bán và người mua, giữa nhàđầu tư và doanh nghiệp trên thị trường
Đối với doanh nghiệp Vai trò lớn nhất của ĐTNN thể hiện trên thị
trường sơ cấp Hiện nay Việt Nam chỉ cho phép nhàĐTNN tham gia mua cổphần phát hành lần đầu của các DNNN cổ phần hoá Khi có hoạt động mua bánnày, số tiền thu được từ quá trình cổ phần hoá có thể nhiều hơn do áp lực củaviệc đấu thầu hoàn toàn mang tính cạnh tranh giữa các bên liên quan, cả trongnước lẫn ngoài nước Ngoài ra, cổ phần hoá DNNN với sự có mặt của cácnhàĐTNN sẽ kèm theo những lợi thế về công nghệ, kiến thức và kỹ năng quảnlýquốc tế Việc chuyển giao công nghệ và kiến thức cho nhân viên trong nướccũng có thể xảy ra nhiều hơn khi có sự tham gia của các nhàĐTNN Việc hợpdoanh với người nước ngoài cũng giúp doanh nghiệp cổ phần hoá tiếp cận vớinhiều loại sản phẩm tốt nhất trên thế giới có giá cả mang tính cạnh tranh, vớicác thị trường lớn trên thế giới, từđó thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp
Yếu tố nước ngoài trên thị trường thứ cấp cũng không kém phần quantrọng đối với các CTCP Bằng các yêu cầu cao về tính minh bạch của tình hìnhtài chính, triển vọng phát triển trong tương lai, năng lực quản trị công ty, yếutốĐTNN sẽ kích thích các doanh nghiệp muốn tận dụng được nguồn ngoại lựcnày phải luôn hoàn thiện mình ở tất cả các giác độ trên
Đối với công chúng đầu tư, người tiêu dùng Ngoài lợi ích nâng cao
trình độ hiểu biết, khả năng đầu tư của công chúng đầu tư, điểm lợi của ĐTNN
Trang 25đối với nhóm đối tượng này được thể hiện khi các công ty, doanh nghiệp luôn
nỗ lực gia tăng tính minh bạch trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫnđến sự phân phối lợi nhuận cho cổđông hợp lý, đảm bảo lợi ích của cổđông nhỏ
và chủ nợ Các công ty này khi hạn chếđược sự mờám trong các hoạt động củamình sẽđồng nghĩa với khả năng sản xuất ra các loại sản phẩm hàng hoá chấtlượng cao, giá cả phù hợp, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng
Qua phân tích trên, có thể thấy vai trò của ĐTNN trên TTCK không chỉdừng lại ở việc mang lại lợi ích cho một hay một nhóm người, mà hơn thế cònmang lại lợi ích cho toàn nền kinh tế-xã hội
3.1.1.2 Một sốảnh hưởng tiêu cực gây ra bởi hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Mặt trái của hoạt động ĐTNN trên thị trường chứng khoán chính lànhững nguy cơ biến động mạnh theo chiều hướng tiêu cực của thị trường gây rabởi các nhàĐTNN Các nhà nghiên cứu thường tập trung vào hai nguy cơchính:
Thứ nhất, nguy cơ xảy ra hiện tượng đầu cơ có tổ chức lớn Nguy cơ
này xảy ra khi có thị trường có những yếu điểm, tạo điều kiện cho các kẻđầu cơ
có tiềm lực tài chính mạnh tấn công thị trường bằng cách dùng vốn của mìnhtạo ra thông tin không chính xác, dẫn đến các giao dịch chứng khoán khôngcông bằng cho các nhàđầu tư
Hiện tượng này thường xảy ra đối với các thị trường nhỏ, tiềm lực kinh
tế không đủ mạnh hoặc đối với các thị trường chứng khoán mới nổi, hệ thốngkiểm soát chưa chặt chẽ Tình trạng nền kinh tế suy thoái hay khi một số công
ty lớn cóảnh hưởng mạnh tới thị trường gặp khó khăn cũng có thể là môi trườngtốt cho các kẻđầu cơ thực hiện ýđồ của mình Hậu quả của đầu cơ trước hết làcác nhàđầu tưđưa ra quyết định sai lầm gây ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếpcủa mình trong khi đem lại lợi nhuận siêu ngạch cho những kẻ chủ mưu Đốivới nền kinh tế, hiện tượng đầu cơ gây sự bất ổn định khi nhà nước không
Trang 26thểđương đầu vàđối phó của tài phiệt quốc tế, gây hiện tượng mất giáđồng nội
tệ nhưở một số thị trường chứng khoán châu á vào cuối thập kỷ 90’ Hơn nữa,qua giao dịch không công bằng, khả năng các công ty có cổ phiếu bị tấn côngrơi vào tình trạng bị thôn tính, thay đổi cơ cấu tổ chức, phương hướng, chiếnlược kinh doanh làđiều hoàn toàn có thể xảy ra Kết quả xấu nhất có thể tínhđến là sự sụp đổ thị trường chứng khoán, kéo theo các khủng hoảng của thịtrường tài chính trong nước, khu vực và quốc tế
Thứ hai, nguy cơ rút vốn ồạt ra khỏi thị trường Tính “lỏng” cao của
thị trường chứng khoán cho phép các nhàđầu tư có thể dễ dàng rút vốn khỏi thịtrường Khi có dấu hiệu về suy thoái kinh tế, tiềm năng lợi nhuận giảm hay mộtthông tin bất lợi đối với thị trường, một số nhàđầu tư sẽ nhanh chóng bán cácchứng khoán họđang nắm giữ, thu hồi tiền mặt, bảo toàn đồng vốn của mình.Khi thông tin này bị lan truyền, hiệu ứng “đôminô” sẽ xảy ra Các nhàđầu tưkhác sẽđổ xô rút vốn ra khỏi thị trường Nếu không có biện pháp kịp thời, sẽdẫn đến khủng hoảng thị trường, khủng hoảng tài chính Đây cũng là bài họcđắt giá cho rất nhiều thị trường chứng khoán trong quá trình phát triển từ trướctới nay
3.2 KINHNGHIỆMCÁCNƯỚCTRONGVIỆCTHUHÚTĐẦUTƯNƯỚ CNGOÀITRÊNTHỊTRƯỜNGCHỨNGKHOÁN
3.3 Thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài tại một số thị trường chứng khoán khu vực Châu Á
Trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng và vận hành thị trườngchứng khoán, phần lớn các nước trên thế giới đều đưa ra những chính sách chophép người nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán với hình thức vàquy mô phù hợp với đặc điểm riêng của từng thị trường Việc người nướcngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán như phân tích ở trên làđiềutất yếu đối với sự phát triển của thị trường Vì thế vấn đềđặt ra không phải cócho phép người nước ngoài đầu tư hay không mà là chính sách đối với họ rasao, quản lý nhàĐTNN như thế nào để phát huy được các lợi ích do hoạt động
Trang 27ĐTNN mang lại và hạn chế các nguy cơ tiềm tàng gây nguy hại tới thị trườngchứng khoán và nền kinh tế Ban đầu chính sách đối với các nhàĐTNN thườngquy định về việc hạn chế tỷ lệ nắm giữ chứng khoán và hạn chế hình thức đầu
tư Sau đó, cùng với sự phát triển lớn mạnh của thị trường, tỷ lệ sở hữu củangười nước ngoài cũng như các hình thức họđược tham gia trên thị trường đềuđược nới rộng hơn
3.3.1.1 Hình thức đầu tư trực tiếp
Phần lớn các nước không cho phép công ty chứng khoán 100% vốn nướcngoài được hoạt động độc lập trong thời kỳđầu thị trường mới thành lập Cácnước đều đưa ra các quy định buộc phía nước ngoài muốn đầu tư trực tiếp phảigóp vốn liên doanh với đối tác trong nước theo các mức tỷ lệ nhất định Cùngvới sự phát triển của thị trường, tỷ lệ này sẽđược nâng lên, các công ty chứngkhoán nước ngoài và các tổ chức kinh doanh chứng khoán khác sẽ dần có quyềntham gia sâu hơn với tư cách độc lập hơn vào thị trường Mức tham gia caonhất là bên nước ngoài được độc lập kinh doanh vàđược tạo điều kiện là thànhviên Sở giao dịch
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, thị trường chứng khoán ra đời
vào năm 1878 dưới dạng Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo Sau một thời giandài, tới năm 1972, Nhật Bản mới cho phép công ty chứng khoán nước ngoài mởchi nhánh tại Nhật Bản Theo quy định, các công ty chứng khoán nước ngoàimuốn mở chi nhánh tại Nhật Bản phải được Bộ tài chính Nhật Bản, cơ quanquản lý giao dịch chứng khoán, cho phép Các công ty chứng khoán thuộc ngânhàng nước ngoài muốn mở chi nhánh kinh doanh chứng khoán tại Nhật phảiđảm bảo cơ cấu sở hữu tối đa tới 50% thuộc các ngân hàng đa năng của châu
Âu hoặc các ngân hàng thương mại của Mỹ Năm 1986, công ty chứng khoánnước ngoài đầu tiên đăng ký tham gia trên thị trường chứng khoán Nhật Bản
10 năm sau, số lượng công ty chứng khoán nước ngoài hoạt động tại thị trường
Trang 28Nhật Bản lên tới 55 công ty với 72 chi nhánh Đến nay, trong tổng số 125 công
ty chứng khoán tại Nhật có 24 công ty chứng khoán nước ngoài
Tại thị trường chứng khoán Thái Lan, cho tới cuối thập kỷ 80, người
nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Thái lan ở mức rất hạn chế.Sang thập kỷ 90, Thái Lan đã tăng cường khuyến khích ĐTNN vào thị trườngbằng các quy định nới lỏng về hoạt động của công ty chứng khoán có vốnĐTNN Cụ thể là phía nước ngoài được nắm giữ tối đa 49% vốn cổ phần củamột công ty chứng khoán và chỉđược 35% nếu là công ty tài chính-chứngkhoán
Tại thị trường chứng khoán Malaysia, cũng như các thị trường mới
nổi khác, Malaysia có các quy định hạn chế sự tham gia của người nước ngoài.Các công ty chứng khoán nước ngoài chỉđược tham gia kinh doanh chứngkhoán dưới hình thức liên doanh với các công ty trong nước Trong giai đoạnđầu, tỷ lệ góp vốn của phía nước ngoài trong các liên doanh là 30% và tăng lên49% vào cuối thập kỷ 80’ Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Malaysia chịu sựquản lý của quá nhiều cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cấp phép cho công
ty chứng khoán liên doanh, quá nhiều yêu cấu đối với bên nước ngoài khi thamgia liên doanh kinh doanh chứng khoán Do đó, thị trường chứng khoánMalaysia không thực sự hấp dẫn nhàĐTNN Hiện chưa có công ty liên doanhnào nâng mức góp vốn liên doanh trên 30%
Tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc, thị trường chứng khoán phát
triển khá mạnh không những từ nền tảng kinh tế phát triển mà còn thể hiện cácchính sách huy động nguồn lực trong và ngoài nước hợp lý Trong thời gianđầu mới hoạt động, Chính phủ Hàn Quốc chỉ cho phép các công ty chứng khoánnước ngoài hoạt động dưới hình thức liên doanh với các công ty chứng khoántrong nước Theo luật mở rộng từ tháng 12/1992, các công ty chứng khoánnước ngoài được phép là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc(KSE) Các công ty chứng khoán nước ngoài xin được làm thành viên tại KSEphải được Uỷ ban giám sát tài chính cấp phép hoạt động Các công ty chứng
Trang 29khoán nước ngoài là thành viên tại KSE được phép mở chi nhánh hoạt động tạiHàn Quốc phải thoả mãn các điều kiện về thành viên của KSE như: tình hình tàichính lành mạnh, tính ổn định của hoạt động kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuậttốt…
Tại thị trường chứng khoán Singapore, đến tháng 3/1992, Sở Giao
dịch Chứng khoán cho phép 7 công ty chứng khoán nước ngoài được phép làthành viên nước ngoài của Sở Ban đầu, các công ty chứng khoán nước ngoàichỉ có thể sở hữu đến 49% trong công ty thành viên của Sở Giao dịch Chứngkhoán Sau đó, tỷ lệ này nâng lên 70% vàđến nay là 100% tổng số cổ phiếu củamột công ty thành viên của Sở Các thành viên nước ngoài được phép giao dịchhoặc thay mặt cho các công ty liên đới nước ngoài trên thị trường thứ cấp, giaodịch hoặc thay mặt cho người bản xứ trong các giao dịch không nhỏ hơn 3,1triệu USD/ 1 giao dịch Vốn tối thiểu cho công ty thành viên nước ngoài là12,5 triệu USD
3.3.1.2 Hình thức đầu tư gián tiếp
Khác với hình thức đầu tư trực tiếp, hình thức đầu tư gián tiếp củanhàĐTNN trên thị trường chứng khoán các quốc gia thể hiện sự linh hoạt củacác nhà quản lý thị trường trong việc tạo môi trường thông thoáng với các bước
đi thận trọng vàđặc trưng cho từng thị trường nhằm thu hút có hiệu quả dòngvốn bên ngoài Các nhà quản lý thị trường trên thực tế thường đưa ra các quyđịnh về tỷ lệ sở hữu cổ phần doanh nghiệp tối đa của nhàĐTNN, về ngành nghềnhàĐTNN được phép hoặc không được phép mua bán cổ phiếu hoặc sáng tạohơn, các loại cổ phiếu dành riêng cho giao dịch của người nước ngoài được pháthành
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, nói chung, không có giới hạn
vềĐTNN ở những công ty Nhật Bản những có ngưỡng sở hữu tối đa được thiếtlập ở một số ngành công nghiệp nhất định Những quy định này thay đổi theocác công ty riêng lẻ trong các ngành công nghiệp này, và sẽđược kiểm tra tại
Trang 30thời điểm dự tính thực hiện đầu tư Ví dụ, giới hạn sở hữu cổ phiếu thường đốivới các công ty hàng không là 33%, đối với công ty truyền thanh truyền hình là20%… Những yêu cầu về báo cáo hoặc phải xin phép nhất định có thểđược ápdụng cho “những khoản đầu tư trong nước trực tiếp” phụ thuộc vào pháp luậtthi hành của địa phương nơi nhàđầu tư thực hiện đầu tư, ngành công nghiệp màhoạt động kinh doanh mục tiêu của công ty sẽ tham gia.
Tạithị trường chứng khoán Thái Lan, các giới hạn về tỷ lệ nắm giữ cổ
phiếu của người nước ngoài phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh - được điềuchỉnh bởi Luật kinh doanh nước ngoài và lĩnh vực kinh doanh Theo Luật kinhdoanh nước ngoài, các hoạt động kinh doanh được chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1 là những hoạt động kinh doanh mà người nước ngoài không được phép đầu tư lên tới 100% vốn nếu không được chấp thuận
Nhóm 2 là những hoạt động kinh doanh mà người nước ngoài được phép đầu tư khi nhận được giấy phép của Bộ Thương mại theo Nghị quyết của Chính phủ Nói chung, tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài có thể lên tới 60%hoặc tới 75% trong một số trường hợp nhất định đối với một số công ty thuộcnhóm này
Nhóm 3 là những hoạt động kinh doanh được xem là người Thái vẫn chưa chuẩn bịđể cạnh tranh với người nước ngoài Người nước ngoài có thể tham gia và các hoạt động kinh doanh thuộc nhóm 3 chỉ khi nhận được giấy phép của Tổng giám đốc Phòng đăng ký thương mại, Bộ Thương mại theo sự chấpthuận của Uỷ ban kinh doanh nước ngoài Sự phê chuẩn này sẽ cho phép tỷ
lệ sở hữu nước ngoài lên tới 100% trong một số trường hợp
Ngoài Luật kinh doanh nước ngoài, một sốđạo luật cũng giới hạn quyền
sở hữu của người nước ngoài trong một số ngành công nghiệp chẳng hạn nhưngân hàng, tài chính, bảo hiểm… Tuy nhiên, nhiều trong số những giới hạn này
do Luật kinh doanh nước ngoài đặt ra không áp dụng đới với người Mỹ vì TháiLan đã ký kết Hiệp ước quan hệ kinh tế và hữu nghị
Trang 31Tại thị trường chứng khoán Maylaysia, Chính phủ Malaysia áp dụng
Chính sách phát triển quốc gia với mục tiêu đảm bảo rằng quyền sở hữu ở hấuhết các công ty (bao gồm cả các bất động sản và tài sản cũng như vốn cổ phầntrong bất kỳ công ty Malaysia nào) ít nhất là 30% do người Bumiputra – ngườidân bản địa Malaysia - nắm giữ, trong khi phần còn lại 70% có thể do cácngười nước ngoài hoặc những nhàđầu tư Malaysia khác nắm giữ
Một tỷ lệ phầm trăm sở hữu nước ngoài cao hơn ở các công ty hoặc hãngkinh doanh Malaysia có thể cho phép tuỳ từng trường hợp Nói một cách chặtchẽ, không có luật nào cấm 100% sở hữu nước ngoài đối với vốn cổ phần củacác công ty Malaysia Tuy vậy, có một số giới hạn đối với các ngành côngnhiệp như ngân hàng, tài chính
Tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc, ngay từ khi thị trường đi vào
hoạt động, nhàĐTNN không được tham gia mua bán chứng khoán trên KSE.Năm 1981, nhàĐTNN được phép đầu tư gián tiếp thông qua các quỹđầu tư, quỹtín thác Năm 1985, Chính phủ cho phép phát hành trái phiếu chuyển đổi ranước ngoài, quy định mức trần cho đầu tư trực tiếp và nâng dần lên nhưngkhống chế tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhàđu tư nước ngoài đối với một số ngànhquan trọng như quân sự, bưu chính viễn thông, điện lực Năm 1991, nhàĐTNNđược phép đầu tư vào thị trường chứng khoán Hàn Quốc với mức độ tham gia
có giới hạn và từng bước được mở rộng Tháng 12/1991, người nước ngoàiđược phép sở hữu 10% số cổ phiếu của một công ty niêm yết Năm 1992, tỷ lệnày tăng lên 55% vàđến năm 1998 là 100% Đây là chủ trương của Chính phủnhằm tăng cường thu hút vốn ĐTNN sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á.Tuy vậy, các giới hạn nắm giữ vẫn được đặt ra đốiv với một số ngành côngnghiệp quan trọng như thép, điện
Tại thị trường chứng khoán Singapore, không có giới hạn về tỷ lệ
phần trăm tối đa của sở hữu nước ngoài trong các công ty Singapore Ngay từnhững ngày đầu thành lập, tổ chức, cá nhân ĐTNN có thể mua 100% tổng số cổphiếu của bất kỳ công ty niêm yết nào nhưng hạn chếđối với ngành ngân hàng
Trang 32và báo chíở mức 40-49% tổng số cổ phiếu Riêng ở công ty Singapore PressHolding, một cá nhân nhàĐTNN chỉđược sở hữu 3% tổng số cổ phiếu Nếumuốn mua một lượng cổ phần lớn của một ngân hàng hoặc một công ty tàichính phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý ngoại tệ Singapore.
Qua tìm hiểu một số thị trường chứng khoán điển hình khu vực Châu Á,
có thể thấy chính sách dành riêng cho nhàĐTNN đãđược quan tâm với mức độkhác nhau ngay từ những ngày đầu TTCK đi vào hoạt động tuỳ thuộc vào tìnhhình huy động trên thị trường, chính sách mở cửa kinh tế từng giai đoạn nhấtđịnh, tình hình chính trị, kinh tế-xã hội cụ thể của từng nước Chính sách về sựtham gia của nhàĐTNN vào thị trường chứng khoán một số nước khu vực ChâuÁđược tóm tắt như sau:
Trang 33Bảng 2: Tỷ lệ tham gia của nhàđầu tư nước ngoài tại một số thị trường
chứng khoán khu vực Châu Á
Quốc gia Trước khủng hoảng Châu Á Hiện nay
Malaysia 30% (sau tăng lên 49%) 100%
Hàn Quốc Tối đa 20% (đầu tư riêng lẻ 5%) 100% (có giới hạn ở ngành điện,
thép 30%) Singapore 100% đối với đầu tư gián tiếp
49% đối với đầu tư trực tiếp
100% đối với cả hai hình thức đầu tư (có giới hạn ở ngành ngân hàng 40%, báo chí 49%)
Đài Loan Tối đa 20% (đầu tư riêng lẻ 7,5%) Tối đa 30% (đầu tư riêng lẻ 15%) Hồng Kông 100% (trừ truyền hình và viễn thông) 100% (trừ truyền hình và viễn thông)
Nguồn: Giáo trình Luật chứng khoán 2001, Tạp chí Ngân hàng số 1+2 năm 2000
Ch¬ng 4: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam mới đi vào hoạt động từ tháng7/2000 Hơn 3 năm hoạt động với nhiều thăng trầm đã cho thấy vai trò to lớncủa hoạt động ĐTNN trên thị trường Qua việc tìm hiểu kinh nghiệm về sựttham gia của nhàĐTNN vào TTCK một số quốc gia, chúng ta có thể rút ra một
số bài học kinh nghiệm:
Khẳng định sự cần thiết của hoạt động ĐTNN trên thị trường chứng khoánViệt Nam ngay trong giai đoạn đầu hoạt động NhàĐTNN tham gia vào thịtrường một mặt giúp nền kinh tế huy động được nguồn vốn lớn mà trongnước chưa đáp ứng được, mặt khác phát huy được tiềm năng, học hỏi đượckinh nghiệm, kiến thức, kỹ thuật đầu tư chứng khoán của nhàĐTNN và từngbước đưa thị trường chứng khoán Việt Nam hội nhập quốc tế
Xây dựng hệ thống pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán liênquan đến sự tham gia của nhàĐTNN nhằm đảm bảo được sựổn dịnh và hấpdẫn của các nhàĐTNN tham gia thị trường Hơn 3 năm hoạt động không làthời gian đủ dài để cho một thị trường phát triển toàn diện Đểđảm bảo hoạtđộng một cách an toàn vàổn đinh, phát triển bền vững và hội nhập thị trường
Trang 34chứng khoán quốc tế, cần quy định tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của bên nướcngoài một cách phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của thị trường.
Đối với thị trường trái phiếu, việc sở hữu trái phiếu của nhàĐTNN không ảnh hưởng đến quản lý của các tổ chức Do vậy, không nhất thiết phải hạn chế chặt chẽ tỷ lệ nắm giữ trái phiếu của nhàĐTNN Việt Nam nên từng bước nới rộng tỷ lệ nắm giữ trái phiếu của nhàĐTNN
Đối với sự tham gia của các công ty chứng khoán nước ngoài, trong thời gian đầu đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán các nước đều có quy định
về sự tham gia của các công ty chứng khoán nước ngoài với các mức độ khác nhau Đối với Việt Nam, sự tham gia của các công ty chứng khoán nước ngoài có vai trò quan trọng, nhất là việc học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật đầu tư hiện đại Trong thời gian đầu, các công ty chứng khoán nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam dưới hình thức góp vốn liên doanh với tỷ lệ nhất định Khi thị trường hoạt động
ổn dịnh và phát triển, tỷ lệ này nên tăng dần lên
Trang 35THỊTRƯỜNGCHỨNGKHOÁN VIỆT NAM
5.2 Quá trình Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước thời gian qua
Trong hơn 10 năm qua, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chủtrương, biện pháp tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiêpnhà nước, trong đó phải kể tới sựđóng góp to lớn của hoạt động cổ phần hoáDNNN
Chương trình cổ phần hoá DNNN đã bắt đầu thực hiện thíđiểm tại Thànhphố Hồ Chí Minh vào năm 1992, mởđầu cho công cuộc cải cách hệ thốngDNNN một cách sâu rộng Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, đã có lúc từnăm 1993 đến 1997, quá trình cổ phần hoáđã gần như dừng lại Từ cuối thập
kỷ 90’, cổ phần hóa được đẩy mạnh lên một bước đáng kể Đánh dấu cho sự
‘hồi sinh’ của chương trình là chủ trương tại Nghị quyết Hội nghi lần thứ baBCH Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nângcao hiệu quả DNNN Tiếp đến, Nghịđịnh 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 vềchuyển DNNN thành công ty cổ phần và các văn bản hướng dẫn liên quan đãtạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc sắp xếp, đổi mới DNNN Gần đây,ngày 30/3/2004, Thủ tướng Chính phủđã ký Chỉ thị 11/CT-TTg vềđẩy mạnhsắp xếp đổi mới DNNN
Trên tinh thần của Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 9khoá IX, triển khai thực hiện các văn bản pháp luật liên quan, chương trìnhCPH DNNN đã thu được nhiều kết quả Tính tới cuối năm 2003, tổng sốDNNN được cổ phần hoá lên tới gần 1400 doanh nghiệp, riêng gần 3 năm
Trang 36từ2001, số doanh nghiệp được CPH là 979, chiếm 71,6% tổng số doanh nghiệp
đã CPH Số lượng doanh nghiệp CPH tăng mạnh vào năm 2003:
Số D N
Nguồn: Thông tin tổng hợp
Các bộ, địa phương thực hiện cổ phần hoá tốt là Bộ Công nghiệp, BộGiao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Thanh Hoá, Hà Tây, Thái Nguyên Năm
2003, số doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn đãđược cổ phần hoá nhiều hơntrước (trước năm 2003, có 7,9% doanh nghiệp cổ phần hoá có vốn Nhà nước từ
10 tỉđồng trở lên, năm 2003 có 15%)
Qua báo cáo của trên 500 doanh nghiệp nhà nước hoàn thành việc cổphần hoá, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung đều có chuyển biến tích cực.Các chỉ tiêu đều tăng, vốn điều lệ tăng 5-100%, doanh thu tăng 60%, lợi nhuậntrước thuế tăng 137%, nộp NSNN tăng 45%, thu nhập của người lao động tăng63%, cổ tức thực hiện trung bình năm 2002 đạt 15,5% Nhiều doanh nghiệpđãđầu tư thêm máy móc, kỹ thuật hiện đại, mở rộng sản xuất kinh doanh, nângcao sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế
Về cơ bản, cổ phần hoáđãđạt được những mục tiêu như Nghị quyết đãnêu, tuy vậy, còn nhiều hạn chế Tiến độ cổ phần hoá tuy đãđược đảy mạnhhơn trước nhưng chỉđạt được trên 60% kế hoạch đặt ra Việc thực hiện CPHkhông đồng đều giữa các bộ, ngành, địa phương, tổng công ty nhà nước Việctiến hành CPH được thực hiện theo một đềán do cơ quan chủ quản soạn riêng,không có tính thống nhất, không kếp hợp theo ngành và lãnh thổ nên còn tìnhtrạng chòng chéo về ngành nghề kinh doanh, cơ quản lý trên cùng một địa bán.Nhìn chung, các doanh nghiệp được CPH có quy mô còn nhỏ, nên huy độngthêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất, kinh doanh còn hạn chế, chưa thu hútđược nhiều nhàđầu tư có tiềm năng về vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệmquản lý
Trang 37Nguyờn nhõn chủ yếu của việc CPH chậm, chất lượng chưa cao trước hết
ở nhận thức của cỏn bộ quản lý, người lao động trong doanh nghiệp và ngay cảcỏc cơ quan chủ quản Sự thiếu quyết tõm chỉđạo và thực hiện đỳng theo đềỏntổng thể do Thủ tướng Chớnh phủ phờ duyệt trở thành hệ quản của nhận thứckhụng thụng suốt Một nguyờn nhõn khỏc là thời gian xõy dựng đềỏn, trỡnhduyệt kộo dài, quy trỡnh thực hiện cổ phần hoỏ DNNN chưa thực sự hợp lý.Một số hạn chế của quy trỡnh này liờn quan tới việc định giỏ doanh nghiệp, cơchế phỏt hành cổ phiếu, cổ phần lần đầu, giải quyết vấn đề nợ tồn đọng…
Trước thực tếđú, Thủ tướng Chớnh phủđó ra chỉ thị vềđẩy mạnh sắp xếpđổi mới DNNN, trong đú nhấn mạnh việc cổ phần hoỏ cỏc DNNN quy mụ lớn,cỏc tổng cụng ty Phương thức bỏn cổ phiếu đó gắn với đấu giỏ qua thị trườngchứng khoỏn, khụng khộp kớn trong nội bộ doanh nghiệp Trờn tinh thần đú,Tổng cụng ty Điện tử-tin học Việt Nam (Bộ Cụng nghiệp), Tổng cụng ty Xuấtnhập khẩu và Xõy dựng Việt Nam (Bộ Xõy dựng), Tổng cụng ty Thương mại
và xõy dựng (Bộ Giao thụng vận tải) đó nằm trong danh sỏch cỏc tổng cụng tyđầu tiờn thực hiện cổ phần hoỏ trong năm 20049 Cựng lỳc đú, Chớnh phủđềnghị NHNN trong quý 2 năm 2004 gấp rỳt chuẩn bịđềỏn cổ phần hoỏ haiNHTM quốc doanh là Ngõn hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngõn hàng Phỏttriển nhàĐồng bằng Sụng Cửu Long trỡnh Chớnh phủ
Nhỡn lại hơn 10 năm bắt đầu thớđiểm cổ phần hoỏ DNNN, kết quảđầykhớch lệ bờn cạnh hàng loạt cỏc khú khăn cần giải quyết Với chủ trương đẩymạnh CPH sõu rộng hiện nay, tương lai về nguồn hàng dồi dào, chất lượng caocho thị trường làđiều cú thể thấy rừ Hàng hoỏ nhiều và chất lượng tốt chớnh làyếu tố quyết định thu hỳt sự tham gia của nhàđầu tư trong và ngoài nước
9 Quyết định 84/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 5 năm 2004
Trang 38Ch¬ng 6: Quá trình hình thành và phát triển Thị trường
Chứng khoán Việt Nam
6.1.1.1 Sự ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam
Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về vai trò của thị trường chứng khoántrong việc thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và hoàn thiện thị trường tàichính nói riêng, việc thiết lập và phát triển TTCK đãđược đặt ra ngay từđầuthập kỷ 90’ Chính Phủ Việt Nam đã có những bước chuẩn bị khá thận trọng vàcông phu cho việc ra đời của TTCK
Ngày 21/12/1990, Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
đã thông qua Luật Công ty nhằm điều chỉnh hoạt động của công ty trách nhiệmhữu hạn và công ty cổ phần Luật này đãđược thay thế bằng Luật Doanh nghiệpthông qua ngày 12/6/1999 Đạo luật này đã mởđường quan trọng cho sự pháttriển các loại hình doanh nghiệp, trong đó có công ty cổ phần, công ty TNHH,đối tượng chủ yếu cung cấp hàng hoá cho thị trường chứng khoán
Quá trình cổ phần hoá DNNN đãđược xúc tiến ngay từđầu những năm90’ nhằm cải cách DNNN, tăng mức độ xã hội hoá của đầu tư và cải thiện hiệuquả quản lý và hoạt động của doanh nghiệp Đây cũng là giải pháp tạo hàng hoácho TTCK sau này Cùng với cổ phiếu, TPCP và trái phiếu doanh nghiệp cũngđược chú trọng phát hành Những quy định mới về phát hành, quản lý, chuyểnnhượng cổ phiếu, trái phiếu cũng bắt đầu được xác lập rõ nét, tạo cơ sở cho giaodịch của thị trường
Ngày 28/11/1996, Chính Phủđã ban hành Nghịđịnh số 75/CP về việcthành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước, cơ quan quản lý Nhà Nước vềchứng khoán và TTCK Trong một thời gian không dài, Uỷ ban Chứng khoánNhà Nước đã hoàn thành một khối lượng công việc lớn quan trọng nhằm chuẩn
bị cho sự ra đời của TTCK Nhờ quá trình chuẩn bị tích cực đó, ngày11/7/1998, Chính Phủđã ban hành Nghịđịnh số 48/1998/NĐ-CP về Chứngkhoán và TTCK, Thủ tướng Chính Phủđã ký quyết định số 127/1998/QĐ-TTg
Trang 39ngày 11/7/1998 về việc thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 20/7/2000 đánh dấu một bước quan trọng đối với TTCK Việt Nam.Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh khai trương vàđượcchính thức đưa vào hoạt động Sự kiện này được xem là một trong hai sự kiệnquan trọng, nổi bật nhất của Việt Nam trong năm kết thúc thế kỷ XX
TTGDCK TP HCM ra đời đã mở ra kênh huy động vốn trung và dài hạncho nền kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.Nhưng ý nghĩa của sự ra đời TTGDCK đã vươn ra ngoài khuôn khổđó tronggiai đoạn hiện nay của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy cải cách các doanhnghiệp theo hướng cơ chế thị trường, hỗ trợ tích cực cho quá trình cổ phần hóaDNNN Sự ra đời của TTGDCK còn là sự bổ sung hoàn chỉnh cho một cơ cấuthị trường tài chính theo hướng phát triển nền tài chính phù hợp với chính sáchxây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, và thêm một lần nữakhẳng định sự nhất quán trong đường lối đổi mới của Đảng phù hợp với xuhướng quốc tế hóa đời sống kinh tế vàđưa nền kinh tế hội nhập khu vực và quốctế
Từ thời điểm tháng 7 năm 2000 đến nay, các chứng khoán ở Việt Namđược giao dịch trên hai thị trường, thị trường chính thức tại Trung tâm giao dịchchứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đối với các chứng khoán niêm yết và "thịtrường tự do" đối với các chứng khoán còn lại
Gần 4 năm đi vào hoạt động là quãng đường không dài so với lộ trình 15năm đổi mới Quãng đường đó càng ngắn nếu đem so với lôgíc hình thànhTTCK trong lịch sử phát triển lâu dài của thể chế kinh tế thị trường mà trong đóTTCK là nấc thang cao nhất Tuy nhiên, TTCK Việt Nam cũng đã trải quanhiều bước thăng trầm, đúc rút được nhiều kinh nghiệm, vàđóng góp không nhỏvào sự phát triển kinh tếđất nước Năm 2004, UBCKNN đã chính thức trựcthuộc Bộ Tài chính, thị trường chứng khoán dành cho các DNV&N (TTGDCK
Hà Nội) đang được gấp rút đưa vào hoạt động Với rất nhiều các nỗlực của các
Trang 40Bộ, ngành liên quan, một loạt các văn bản pháp luật mới, các văn bản thay thế,chỉnh sửa trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đãđược banhành, đặc biệt là việc ban hành Nghịđịnh 144/2004/NĐ-CP thay thế Nghịđịnh48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và thị trường chứng khoán và Quyết định163/2003/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán từnay đến năm 2010, đang hứa hẹn một sự trỗi dậy của TTCK Việt Nam sau mộtthời gian dài trầm lắng.
6.1.1.2 Đánh giá kết quả hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam đến cuối năm 2003
Với mục tiêu cơ bản đề ra cho thời kỳđầu hoạt động của TTCK ViệtNam làđưa vào vận hành một TTCK qui mô nhỏ, phát triển từ thấp đến cao vàkhông gây mất ổn định kinh tế-xã hội, TTCK sau hơn ba năm hoạt động đãbước đầu đạt được mục tiêu và dần khẳng định vị thế của mình trong tổng thể
hệ thống tài chính quốc gia Dưới đây là một số khía cạnh chính trong tổng thểhoạt động của thị trường hơn 3 năm qua:
Về công tác tổ chức và vận hành TTGDCK
Hiện thị trường chứng khoán Việt Nam mới đưa vào hoạt độngTTGDCK Tp HCM với vai trò là Sở giao dịch chính thức của thị trường chứngkhoán Việt Nam TTGDCK được tổ chức theo mô hình tập trung với quy mônhỏ, thực hiện chức năng xác định giá chứng khoán theo quan hệ cung cầu vàtạo cơ hội luân chuyển vốn cho nhàđầu tư chứng khoán
Thời gian đầu hoạt động, TTGDCK chỉ thực hiện 3 phiên 1 tuần, từtháng 3/2002 nâng lên 5 phiên 1 tuần Tính đến 31/12/2003, TTGDCK đã tổchức 700 phiên giao dịch chứng khoán liên tục, an toàn trong đó giao dịch cổphiếu chiếm 88%, 12% còn lại thuộc về giao dịch trái phiếu
Mặc dù còn nhiều hạnchế vềđiều kiện cơ sở kỹ thuật và nhân lực,TTGDCK đã thực hiện tương đối tốt chức năng của trung tâm lưu ký chứngkhoán Thời gian thanh toán đã rút ngắn xuống từ 4 còn 3 ngày 100% số trái