Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
76 KB
Nội dung
Tiểu luận Kinh tế Vĩ mô 2 GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Triều MỤC LỤC: Lời nói đầu 2 I. Đặt vấn đề 3 II. Cơ sở lý thuyết 4 III. Các chức năg của R&D 5 1. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm (Product R&D) 5 2. Nghiên cứu và phát triển bao bì (Packaging R&D) 5 3. Nghiên cứu và phát triển công nghệ (Technology R&D) 6 4. Nghiên cứu và phát triển quá trình (Process R&D) 6 IV. Một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động R&D 7 V. Kết luận 9 Tài liệu tham khảo 11 Nhóm 5 Lớp Cao học Ngày 1 K20 - UEH Trang 1 Tiểu luận Kinh tế Vĩ mô 2 GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Triều LỜI NÓI ĐÂU Nếu như cách đây vài năm, hoạt động nghiên cứu và phát triển (cụm từ thường được dùng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp) vẫn còn rất xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam thì thời gian gần đây, các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ đã bắt đầu chú trọng đến hoạt động này nhằm có thể đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện chiến lược phát triển nhằm củng cố năng lực cạnh tranh, thương hiệu và sức mạnh của doanh nghiệp. Hoạt động nghiên cứu và phát triển là một hoạt động giúp cho doanh nghiệp hỗ trợ, mở rộng hoạt động kinh doanh hiện tại, phát triển hoạt động kinh doanh mới, cải thiện vị thế cạnh tranh, tăng thị phần và tăng doanh số. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nghiên cứu và phát triển đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp lại rất khó định lượng. Dù không thể không thừa nhận mối liên hệ giữa nghiên cứu và phát triển với các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng các hoạt động nghiên cứu và phát triển vốn phức tạp, không theo quy tắc thống nhất và chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như công nghệ, quản trị và các yếu tố xã hội khác. HOẠT ĐỘNG R&D VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Nhóm 5 Lớp Cao học Ngày 1 K20 - UEH Trang 2 Tiểu luận Kinh tế Vĩ mô 2 GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Triều I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D - Research and Development), là cụm từ rất thường được dùng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất, là một trong những "chìa khóa" thành công của nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới. Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Công tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá những tri thức mới về các sản phẩm, quá trình và dịch vụ, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn. Nếu như cách đây vài năm, hoạt động nghiên cứu và phát triển vẫn còn rất xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam thì thời gian gần đây, các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ đã bắt đầu chú trọng đến hoạt động này. Hầu hết các doanh nghiệp lớn đều có một bộ phận (hoặc phòng) R&D. Bộ phận này có nhiệm vụ chính là nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Cũng chính vì sự “áp đặt” nhiệm vụ khá hạn hẹp này mà nhiều phòng R&D của doanh nghiệp Việt Nam chưa làm hết chức năng cần có của một đơn vị nghiên cứu và phát triển theo đúng nghĩa, đồng thời sự đầu tư chưa thỏa đáng cũng như những khó khăn trong việc triển khai hoạt động R&D đã dẫn đến khả năng phát triển của doanh nghiệp bị hạn chế, bó hẹp trong khuôn khổ sản phẩm thuần túy, cứng nhắc, gây lãng phí tài nguyên, nguồn lực doanh nghiệp. Hoạt động R&D được chia thành 3 lĩnh vực tùy theo mục đích nghiên cứu: - R&D cho các hoạt động kinh doanh hiện tại. Nhằm bảo vệ, duy trì vị thế hiện tại, tức là đảm bảo sản phẩm không bị lạc hậu và cạnh tranh được trên thị trường. Trong trường hợp này mục tiêu của R&D là kéo dài đời sống sản phẩm hiện có, giảm chi phí sản xuất hiện có, đưa ra những mẫu mới của sản phẩm hiện có. Nhóm 5 Lớp Cao học Ngày 1 K20 - UEH Trang 3 Tiểu luận Kinh tế Vĩ mô 2 GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Triều - R&D có các hoạt động kinh doanh mới. Nhằm tạo ra các hoạt động kinh doanh mới. Mục tiêu của R&D trong trường hợp này là tạo ra sản phẩm mới. - R&D cho nghiên cứu thăm dò. Nhằm tích lũy kiến thức trong lĩnh vực mà đơn vị đang hoạt động, cũng như kiến thức trong lĩnh vực khác mà doanh nghiệp cho là quan trọng trong tương lai. Mục tiêu của R&D trong trường hợp này là khám phá những cơ sở cho công nghệ mới. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Theo UNESCO, thuật ngữ “nghiên cứu và phát triển” được dùng để chỉ hoạt động sáng tạo được thực hiện trên một cơ sở có tính hệ thống nhằm tạo ra những kiến thức mới về con người, văn hóa và xã hội, và việc sử dụng những kiến thức mới đó để tạo ra những ứng dụng mới. Hoạt động R&D trong các ngành công nghiệp được doanh nghiệp thực hiện nhằm mục đích chống đỡ, hỗ trợ và mở rộng hoạt động kinh doanh hiện tại, phát triển hoạt động kinh doanh mới, mở rộng hoặc phát triển theo chiều sâu năng lực công nghệ của doanh nghiệp. R&D là quá trình chuyển đổi các yếu tố đầu vào R&D thành các yếu tố đầu ra R&D. Đầu vào R&D là kiến thức, sự tinh thông và sáng tạo của các nhà nghiên cứu, lao động R&D, chi phí đầu tư cho nhà xưởng, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và dịch vụ mua ngoài. Đầu ra của R&D là sự phát triển của vốn kiến thức, công nghệ mới, các phát minh, sáng chế, khả năng nhận thức, lĩnh hội và áp dụng kiến thức mới, sự cải thiện về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khi áp dụng các kiến thức, công nghệ mới hay khai thác các sáng chế. Hiệu quả của quá trình biến đổi là sự so sánh giữa giá trị đầu ra với giá trị đầu vào của nó. Với các đầu ra và đầu vào được xác định như trên, trong đó, có nhiều yếu tố không thể hoặc khó định lượng, cho thấy tính phức tạp của việc đánh giá hiệu quả của R&D. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định R&D. Hiệu quả = Tổng giá trị đầu ra/Tổng giá trị đầu vào Trong các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả R&D những năm gần đây, các nhà nghiên cứu thường xem xét mối quan hệ giữa chi phí và lao động R&D với các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như doanh thu và Nhóm 5 Lớp Cao học Ngày 1 K20 - UEH Trang 4 Tiểu luận Kinh tế Vĩ mô 2 GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Triều lợi nhuận. Một số nghiên cứu khác tính toán hiệu quả với đầu ra là số lượng các bằng phát minh, sáng chế… Các đầu vào có thể định lượng làm cho sự đánh giá dễ dàng hơn. Hiệu quả kỹ thuật là khả năng của một doanh nghiệp sản xuất tối đa với mức đầu vào và công nghệ cho trước. Hiệu quả kỹ thuật có thể được phân thành hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả theo quy mô. Như vậy, có thể xảy ra trường hợp, một doanh nghiệp phi hiệu quả về quy mô, dù đạt hiệu quả kỹ thuật thuần nhưng nó vẫn không đạt được hiệu quả toàn bộ. III. CÁC CHỨC NĂNG CỦA R&D Trên thế giới, chức năng R&D không chỉ giới hạn ở việc cho ra đời sản phẩm mới. Một bộ phận R&D chuyên nghiệp thường bao gồm đồng thời nhiều chức năng dưới đây. 1. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm (Product R&D) Đây là chức năng nghiên cứu và phát triển thuần túy về mặt sản phẩm nhằm cho ra đời những sản phẩm có thiết kế, chất liệu, đặc tính, công dụng mới. Chẳng hạn, sản phẩm nước mắm làm từ cá hồi, bột nêm làm từ rong biển, trà thảo mộc đóng chai,… Hoạt động nghiên cứu và phát triển này thường chú trọng nhiều đến công thức sản phẩm, thành phần cấu tạo, màu sắc, hương vị, chất liệu, kiểu dáng sản phẩm… Ngoài ra, nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn bao gồm cả việc nghiên cứu, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có. Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ, chức năng này tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các dịch vụ mới với nội dung mới, đem lại lợi ích mới. Chẳng hạn như các tour du lịch đến những địa điểm mới, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp sử dụng chất liệu chiết xuất từ thiên nhiên, dịch vụ tắm bùn trong khu resort… 2. Nghiên cứu và phát triển bao bì (Packaging R&D) Ngoài việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đối với một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các loại hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), bộ phận R&D còn có chức năng nghiên cứu, phát triển các loại chất liệu bao bì mới (khác với thiết kế kiểu dáng, màu sắc, trang trí, in ấn bao bì - thường do bộ phận marketing đảm nhiệm). Chẳng hạn một công ty trong ngành nước giải khát tung ra các sản phẩm trà xanh đóng chai, được chiết rót ở nhiệt độ cao, buộc phải có một loại Nhóm 5 Lớp Cao học Ngày 1 K20 - UEH Trang 5 Tiểu luận Kinh tế Vĩ mô 2 GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Triều chai nhựa làm bằng chất liệu chịu nhiệt mà không bị biến dạng, không độc hại. Bộ phận R&D của công ty phải nghiên cứu để chọn một loại chất liệu phù hợp với chi phí hợp lý nhất cho sản phẩm mới này. Còn phần kiểu dáng sản phẩm, nhãn mác, việc trang trí gian hàng trưng bày đẹp, bắt mắt là do bộ phận tiếp thị đảm nhiệm. Đôi khi, việc nghiên cứu, phát triển bao bì còn nghiên cứu luôn cả các kiểu dáng đặc biệt của bao bì (ví dụ hộp sữa bằng giấy có hình bánh ú, hình chóp…), cũng như cách thức đóng gói bao bì tối ưu. Việc nghiên cứu và phát triển bao bì đóng góp rất lớn vào thành công trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nhiều khi, chỉ cần thay đổi chất liệu bao bì, trong khi vẫn giữ nguyên thành phần, chất lượng, số lượng sản phẩm bên trong, mức tiêu thụ sản phẩm đã có thể tăng lên nhiều lần. Bao bì cho các sản phẩm mì ăn liền là một ví dụ. Khi chuyển từ bao bì giấy sang bao bì nhựa, các sản phẩm mì gói của doanh nghiệp Việt Nam, vốn được định vị là bình dân, đã có thể cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài, mặc dù chất lượng bên trong chưa thay đổi nhiều. 3. Nghiên cứu và phát triển công nghệ (Technology R&D) Việc nghiên cứu, tìm kiếm công nghệ sản xuất, chế biến tối ưu để cho ra đời sản phẩm (cả cũ lẫn mới) với chất lượng và giá thành tối ưu cũng là một trong những chức năng quan trọng của bộ phận nghiên cứu và phát triển. Ví dụ, công nghệ lên men tự nhiên khác với công nghệ thủy phân bằng a-xít trong sản xuất nước tương, công nghệ sản xuất bia tươi khác với bia “luộc”, công nghệ pha chế hương liệu trong ngành thức uống… Nghiên cứu và phát triển công nghệ bao gồm cả hoạt động “tình báo công nghệ”, nghiên cứu bí quyết công nghệ của đối thủ để bắt chước hoặc phát triển công nghệ mới cho mình. 4. Nghiên cứu và phát triển quá trình (Process R&D) Bản chất của chức năng này là nghiên cứu, tìm kiếm các quá trình sản xuất, chế biến, lắp ráp, vận hành, phối hợp… tối ưu, được thể hiện bằng các quy trình cụ thể mang tính ứng dụng cao, đem lại hiệu suất và hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp. Điển hình cho hoạt động này là việc nghiên cứu để cải tiến, phát triển các quy trình sản xuất (đối với sản phẩm), quy trình phục vụ (đối với dịch vụ), quy trình vận hành (đối với máy móc)… Hoạt động này có thể được xem là hoạt động nghiên cứu, phát triển “phần mềm” của sản phẩm, khác với “phần cứng” là chất liệu, công thức, bao bì sản phẩm, công nghệ sản xuất, chế biến… Nhóm 5 Lớp Cao học Ngày 1 K20 - UEH Trang 6 Tiểu luận Kinh tế Vĩ mô 2 GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Triều Công tác nghiên cứu và phát triển “phần mềm” này thường bị xem nhẹ hoặc bỏ qua, trong khi hiệu quả mang lại có khi còn cao hơn cả “phần cứng”. Đặc biệt, đối với các loại hình dịch vụ, việc nghiên cứu, phát triển các quy trình phục vụ mang ý nghĩa hết sức quan trọng, nếu không muốn nói là có tính quyết định trong sự thành công hay thất bại của loại hình dịch vụ đó. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, bộ phận R&D không thể không chú trọng đến một quy trình thật khoa học, thật hợp lý cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, thường được đặt cho một tên gọi rất rõ ràng là “quy trình nghiên cứu - phát triển”. Quy trình này quy định trình tự các bước thực hiện trong hoạt động nghiên cứu và phát triển, mô tả sự phối hợp giữa bộ phận R&D với các bộ phận khác trong doanh nghiệp như marketing, sản xuất, kiểm soát chất lượng, tài chính…; từ việc tiếp nhận yêu cầu, nghiên cứu, phân tích, sản xuất thử nghiệm, đến sản xuất hàng loạt Như vậy, hoạt động nghiên cứu và phát triển cần được hiểu rộng ra, không giới hạn trong khuôn khổ thuần túy và cứng nhắc của sản phẩm hoặc dịch vụ. Với cách hiểu này, chức năng của một phòng R&D sẽ được mở rộng, tạo điều kiện cho việc mở rộng phạm vi nghiên cứu, phát triển để nhờ đó doanh nghiệp tận dụng được nguồn lực và tiết kiệm chi phí. IV. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG R&D Đó là câu chuyện về lỗ hổng của máy rút tiền ATM (ổ khóa của ATM có thể bị tiến công) trên thế giới khiến không ít người lo ngại về an ninh đối với các khoản tiền của mình ở ngân hàng. Các ngân hàng Việt Nam đã trấn an dư luận khi cho biết các máy ATM ở Việt Nam phần lớn là máy nhập khẩu đời mới, do vậy khả năng về những lỗ hổng là không quá lo ngại. Tuy nhiên, từ câu chuyện này cho thấy việc không đầu tư nghiên cứu cải tiến máy ATM hoặc có những chuyển giao công nghệ để tiến tới làm chủ và ứng dụng với những điều kiện sử dụng phù hợp trong nước đang đặt ra một câu hỏi lớn đối với ngành ngân hàng, vốn liên tục công bố lãi trong những năm gần đây. Ðến nay, cả nước có hơn 10.000 máy ATM, trong đó chủ yếu là dòng máy NCR do Microtec phân phối và máy Diebold do Diebold phân phối, số tiền mua máy ATM lên đến hàng triệu USD. Phần lớn các chức năng của máy ATM đều thực hiện theo chế độ của đơn vị cung cấp hàng, loại trừ một số ít đặt hàng chìa khóa bảo mật riêng. Hiện trong nước, chỉ có Ngân hàng TMCP Ðông Á, nhờ tự nghiên cứu, đầu tư cải tiến một số chức năng của máy ATM mà máy ATM Ðông Á có khả năng vừa nhận tiền vừa nhả tiền. Ðây là máy ATM trong nước duy nhất có tính năng ưu việt này. Chính sự nghiên cứu, đầu Nhóm 5 Lớp Cao học Ngày 1 K20 - UEH Trang 7 Tiểu luận Kinh tế Vĩ mô 2 GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Triều tư cải tiến máy ATM đã giúp cho ngân hàng TMCP Ðông Á giành được một lượng khách hàng lớn sử dụng dịch vụ ATM của mình. Câu chuyện cải tiến máy ATM nêu trên chỉ là một trong những thí dụ về hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam. R&D là một trong những khâu quan trọng trong quy trình sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp liên tiếp đưa ra thị trường nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, hấp dẫn khách hàng. Ðây được coi là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp trên thị trường. Đối với lĩnh vực hóa mỹ phẩm, chính sự chậm thay đổi mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm hay chưa có những sản phẩm mới có tính đột phá mà phần lớn các doanh nghiệp hóa mỹ phẩm trong nước đã bị mất thị phần ngay trên sân nhà trước sự cạnh tranh gay gắt của khoảng mười doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, như Unilever Việt Nam, Kao, LG Hiện chỉ còn một số doanh nghiệp trong nước có thương hiệu còn trụ lại trên thị trường như Daso Việt Nam, Mỹ phẩm Sài Gòn, Mỹ Hảo, Công ty cổ phần sản xuất hàng tiêu dùng quốc tế ICP Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao hơn, họ luôn hướng đến những sản phẩm, dịch vụ mới, tốt hơn, tiện lợi hơn vì vậy, nếu doanh nghiệp không liên tục nghiên cứu đổi mới sản phẩm, dịch vụ thì khó có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài, những doanh nghiệp luôn có thế mạnh trong hoạt động R&D. Tại nhiều nước trên thế giới, các doanh nghiệp luôn coi R&D là bộ phận không thể thiếu đối với doanh nghiệp. SAMSUNG, một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu, mỗi ngày, có hơn một phần tư nhân viên SAMSUNG (khoảng 40 nghìn người) tham gia nghiên cứu và phát triển những thế hệ sản phẩm mới tốt hơn. Một chiến lược quan trọng giúp SAMSUNG đối đầu với môi trường kinh doanh đầy mạo hiểm và thương trường kinh doanh khốc liệt chính là sự chú trọng đầu tư vào R&D. Mỗi năm SAMSUNG đầu tư ít nhất 9% lợi nhuận từ bán hàng cho những hoạt động của viện nghiên cứu và phát triển. Hiện tập đoàn này có tới 42 viện nghiên cứu trên khắp thế giới cộng tác về công nghệ chiến lược cho tương lai và những công nghệ chính được thiết kế để định hướng cho những xu thế mới của thị trường. Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của R&D và chính từ nhận thức chưa đầy đủ này mà doanh nghiệp chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động R&D, hệ quả tất yếu là nhiều sản phẩm, dịch vụ trong nước đang bị hàng ngoại nhập lấn áp. Nhóm 5 Lớp Cao học Ngày 1 K20 - UEH Trang 8 Tiểu luận Kinh tế Vĩ mô 2 GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Triều Khi bắt đầu ra thị trường, sản phẩm đèn com-pắc Ðiện Quang phải cạnh tranh mạnh mẽ với đèn com-pắc mang thương hiệu Philips. Ðây là thương hiệu quốc tế nổi tiếng và đã được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng nên là thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Song, qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thị trường trong nước, công ty phát hiện, một trong những đặc thù ở Việt Nam là điện áp hay thay đổi đột ngột, là nguyên nhân khiến các loại bóng đèn ngoại nhập khi sử dụng ở Việt Nam hay bị cháy. Vì vậy, bộ phận R&D của công ty với 11 kỹ sư có trình độ cao học trở lên đã tập trung nghiên cứu chế tạo để đèn com-pắc Ðiện Quang có thể khắc phục được nhược điểm này, đáp ứng tốt nhất người tiêu dùng trong nước, với chất lượng tương đương với đèn ngoại nhập nhưng giá cả lại cạnh tranh hơn và đặc biệt tuổi thọ cao hơn. Nhờ hoạt động R&D gắn chặt nhu cầu thị trường, không chỉ đèn com-pắc mà các sản phẩm khác của Ðiện Quang có thể cạnh tranh thành công với sản phẩm cùng loại và đang dần chiếm lĩnh thị trường trong nước. Hiện doanh nghiệp này có ba phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn Vilas, hằng năm đầu tư ít nhất từ 3% đến 5% doanh thu cho hoạt động R&D. Bình quân một năm, Ðiện Quang đưa ra thị trường mười sản phẩm mới và đến nay, đã có 20 nhóm hàng với 200 loại sản phẩm khác nhau. Đối với lĩnh vực viễn thông, Viettel là một trong những tập đoàn vừa tiến sang lĩnh vực nghiên cứu chế tạo các sản phẩm công nghệ mới, trong lĩnh vực công nghệ cao, mang nhiều tính chất phục vụ lợi ích xã hội, như Viettel đã nghiên cứu thiết kế và chế tạo thành công máy điện thoại cố định không dây Homephone HP 6800; máy điện thoại chuyên dụng dành cho ngư dân đánh bắt cá xa bờ SeaPhone 6810; thiết kế và sản xuất thử nghiệm thành công 100 mẫu thiết bị USB 3G Modem mang thương hiệu Viettel. V. KẾT LUẬN R&D chính là chìa khóa quyết định khả năng cạnh tranh thành công của doanh nghiệp. Sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp phải gắn chặt với hoạt động R&D. R&D giống như việc bỏ tiền trước mà kết quả thu lại sau, nếu lãnh đạo doanh nghiệp không nhận thức đúng về R&D, không có quan điểm, định hướng, chiến lược đầu tư lâu dài, xuyên suốt cho hoạt động R&D thì doanh nghiệp khó có thể tồn tại trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đẩy mạnh hoạt động R&D. Tuy nhiên, việc Nhà nước đầu tư cho R&D của các DN hiện nay mới dừng lại ở một số chủ Nhóm 5 Lớp Cao học Ngày 1 K20 - UEH Trang 9 Tiểu luận Kinh tế Vĩ mô 2 GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Triều trương, còn việc triển khai thành các chính sách cụ thể vẫn còn chậm. Ðể khắc phục tình trạng này, cần phải cụ thể hóa các chủ trương đến các cấp, từ đó mới có định hướng giúp doanh nghiệp thực hiện. Việc tiến hành phải có lộ trình, phân công, phân cấp địa chỉ rõ ràng từ đó chính sách mới đi vào cuộc sống. Tài liệu tham khảo 1. Trần Thị Bích Dung, Nguyễn Như Ý (2009), Kinh tế Vĩ Mô, Nhà xuất bản Thống kê. Nhóm 5 Lớp Cao học Ngày 1 K20 - UEH Trang 10 [...]...Tiểu luận Kinh tế Vĩ mô 2 GVHD: ThS Nguyễn Thanh Triều 2 Olivier Blaucliard (2000), Giáo trình Kinh tế Vĩ mô (Bản dịch của Khoa Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 3 Nguyễn Trường Sơn (Đại học Đà Nẵng), Nguyễn Thị Hạnh (Đại học Quy Nhơn), Đánh giá ảnh hưởng của R&D đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng mô hình DEA, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học... doanh của doanh nghiệp bằng mô hình DEA, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 1(42).2011 4 Hà Hoa và Bùi Xuân (2010), Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển sản phẩm ở doanh nghiệp, Báo Nhân dân tháng 10.2010 5 Nguyễn Hữu Long (2009), Cần hiểu đúng về chức năng của R&D, Thời báo kinh tế Sài Gòn tháng 06.2009 6 Một số trang web: - http://en.wikipedia.org/wiki/Research_and_development - http://vi.wikipedia.org/wiki/R%26D . công nghệ, quản trị và các yếu tố xã hội khác. HOẠT ĐỘNG R&D VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Nhóm 5 Lớp Cao học Ngày 1 K20 - UEH Trang 2 Tiểu luận Kinh tế Vĩ. nghiên cứu và phát triển với các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng các hoạt động nghiên cứu và phát triển vốn phức tạp, không theo quy tắc thống nhất và chịu sự chi phối của nhiều yếu. mối quan hệ giữa chi phí và lao động R&D với các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như doanh thu và Nhóm 5 Lớp Cao học Ngày 1 K20 - UEH Trang 4 Tiểu luận Kinh tế Vĩ mô 2 GVHD: ThS.