0
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Đối với sử dụng nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIẢM CPSX KINH DOANH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NHÀ MÁY DA GIẦY THÁI BÌNH (Trang 47 -50 )

Trước hết cần phải đổi mới công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh trong nhà máy. Cần phải nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo của cán bộ nhà máy. Cán bộ quản lý là những người đầu tàu, doanh nghiệp đi đến đâu, phát triển ra sao phụ thuộc vào khả năng chèo lái của người lãnh đạo trước những sóng gió, bão táp để đưa con thuyền của mình đi xa hơn. Đây là nhân tố tiên quyết và có vai trò quyết định các nhân tố khác, quyết định cho sự thắng lợi của bất kỳ doanh nghiệp nào. Có đổi mới, có nâng cao năng lực của những người quản lý mới mong đổi mới được những vấn đề khác của nhà máy.

Ở nhà máy vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của cơ chế sản xuất cũ, mọi công việc đều được thực hiện bằng các chỉ tiêu, các định mức. Vì thế mà các nhân viên làm việc tuân thủ theo mệnh lệnh, hầu như không có quyền tự quyết. Chính vì thế cần phải giao một số những quyền cho họ được tự quyết định và họ phải chịu trách nhiệm về những quyết định đó của mình. Có thế đối với những công việc mà cán bộ nhân viên có thể tự giải quyết được với khả năng của mình mà không cần xin ý kiến sẽ được xử lý ngay để góp phần làm nâng cao hiệu quả công việc.

Nhà máy cần luôn quan tâm đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực từ người lãnh đạo cho tới những người lao động bình thường nhất để nâng cao khả năng làm việc, nhận thức về văn hoá, ý thức trong công việc để họ biết mình phải làm gì có lợi cho mình, như thế cũng chính là làm lợi cho nhà máy. Đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý, kỹ

thuật, công nhân viên, giúp giải quyết công việc nhanh gọn, sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, nâng cao thù lao lao động cho chính họ thông qua kết quả lao động.

Thế nào là tiết kiệm chi phí? Tiết kiệm chi phí không phải là tối thiểu hoá các chi phí một cách tuyệt đối, mà tiết kiệm dựa trên những định hướng mục tiêu cần đạt được của mình, trên cơ sở đó thực hiện được các mục tiêu của mình mà chỉ phải sử dụng chi phí thấp nhất có thể và đáp ứng được các yêu cầu.

Nhà máy cần hoàn thiện công tác bố trí lao động, bố trí đúng người, đúng việc, người lao động khi được bố trí làm công việc phải phù hợp với trình độ, sức khoẻ thì năng suất lao động đạt được mới cao.

Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc. Đánh giá thực hiện công việc nghiêm túc, khách quan không chỉ là một điều kiện trả lương, thưởng công bằng mà còn có tác dụng nâng cao năng suất lao động, chất lượng công việc, đánh giá đúng người đúng việc, để tăng cường trách nhiệm từng cá nhân lao động và giảm chi phí sản xuất kinh doanh của nhà máy. Tuy nhiên việc đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của nhà máy chưa thực sự hợp lý khi chỉ dựa trên bản mô tả công việc và bản yêu cầu kết quả thực hiện công việc mà còn phải dựa trên trách nhiệm của người lao động với công việc đảm nhận, khả năng xử lý các công việc của lao động đó.

Mặc dù đã có những chính sách tạo động lực lao động, tuy nhiên nhà máy cần củng cố và duy trì được chính sách khen thưởng phù hợp, công bằng để người lao động tự nguyện tham gia lao động tích cực. Thưởng phạt đều phải nghiêm minh, tạo động lực tâm lý thi đua làm tốt công việc, đồng thời cần phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc cũng như hướng dẫn từ phía nhà máy. Những việc này cần diễn ra thường xuyên với những đánh giá chính xác của từng công việc.

Hoàn thiện hơn nữa công tác trả công cho người lao động, đặc biệt là hình thức trả công theo sản phẩm. Hình thức trả công trước hết phải đảm bảo tính công bằng đối với mọi đối tượng lao động theo tính chất công việc và trả công phải có tính chất khuyến khích tài chính cao đối với người lao động để thúc đẩy họ nâng cao năng suất lao động nhưng không gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

Cần nâng cao các chương trình phúc lợi cho người lao động để họ có tâm lý tốt thực hiện công việc của mình. Ngoài các phúc lợi bắt buộc theo quy định của pháp luật, nhà máy nên có nhiều những chương trình phúc lợi khác nữa như: Các chương trình giải trí thể thao văn hoá, chương trình dã ngoại, chăm sóc người già và trẻ em, chăm sóc y tế. Nhà máy nên xây dựng một thư viện nhỏ để cung cấp các loại sách báo cho người lao động tìm hiểu về chuyên ngành công việc của mình, giải trí và giáo dục để nâng cao nhận thức của người lao động. Hơn nữa cần khuyến khích người lao động tích cực tham gia đóng góp ý kiến, đưa ra sáng kiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ở nhà máy, hoạt động này không được lãnh đạo quan tâm chú ý, công nhân chỉ biết sản xuất, làm việc theo nhiệm vụ của mình, không thiết tha với những tìm tòi sáng kiến. Vì họ không được khuyến khích, quan tâm, lãnh đạo chưa thực sự gần người lao động, hiểu tâm lý người lao động mà người lao động lại chỉ làm những công việc gì có lợi cho mình.

Việc bảo hộ lao động cho người lao động hiện nay đang được nhà nước cũng như các tổ chức xã hội rất quan tâm. Ở nhà máy da giầy Thái Bình, tuy công việc này đã được lãnh đạo nhà máy quan tâm nhưng chưa thực sự có hiệu quả. Nhà máy cần quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề này để giảm thiểu chi phí rủi ro tai nạn lao động sảy ra và an toàn cho người lao động. Công tác vệ sinh môi trường cũng cần được quan tâm hơn, nhiều khu sản xuất của nhà máy, những phế liệu được các công nhân vất bừa bãi mà lâu ngày mới được

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIẢM CPSX KINH DOANH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NHÀ MÁY DA GIẦY THÁI BÌNH (Trang 47 -50 )

×