Tình hình chi phí nhân công lao động 1 Hình thức trả lương tại nhà máy.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình (Trang 28 - 31)

1. Thực trạng công tác tập hợp và quản lý chi phí sản xuất của nhà máy.

1.2.Tình hình chi phí nhân công lao động 1 Hình thức trả lương tại nhà máy.

1.2.1. Hình thức trả lương tại nhà máy.

Bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó. Hơn nữa, nhân công lao động là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm, do đó việc bố trí lao động trong doanh nghiệp sao cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tạo ra năng suất và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh là một vấn đề hết sức quan trọng.

Chi phí nhân công lao động là một phần quan trọng đối với chi phí sản xuất kinh doanh. Cũng do đặc thù của ngành và đối với ngành da giầy nói chung và nhà máy da giầy Thái Bình nói riêng thì chi phí nhân công càng là vấn đề quan trọng, bởi vì trình độ và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất ở các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thấp kém, chưa có nhiều máy móc hiện đại. Vì vậy cũng như ở các doanh nghiệp trong ngành, nhà máy da giầy Thái Bình sử dụng nhiều và với phần đông số lượng lao động thủ công. Vì vậy, quản lý và quản lý chi phí nhân công lao động là một yếu tố quan trọng để giảm thiểu chi phí, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh. Yêu cầu của quản trị nhân lực nói chung và quản trị nhân công lao động nói riêng là giúp tìm kiếm và phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để người lao động có thể đóng góp nhiều sức lực cho việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, đồng thời cũng tạo cơ hội để phát triển không ngừng chính bản thân người lao động trên cơ sở có lợi cho cả người lao động và doanh nghiệp.

Chi phí nhân công là những khoản chi phí phải chi trả có tính chất tiền hay không phải là tiền có liên quan đến lao động trong doanh nghiệp. Tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ xét đến lĩnh vực chi phí bằng tiền của nhà máy cho các đối tượng lao động trong nhà máy. Các chi phí bao gồm như: Lương chính, lương phụ, và các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,...

Nhà máy cũng áp dụng hai hình thức trả lương cơ bản là theo thời gian và theo sản phẩm:

+ Trả công, lương theo thời gian: Nhà máy tính toán dựa trên cơ sở mức tiền công đã được xác định cho công việc và số đơn vị thời gian thực tế làm việc và với điều kiện phải đáp ứng các tiêu chuẩn công việc tối thiểu đã được xây dựng trước. Đối với hình thức này, nhà máy áp dụng trả cho các cán bộ và nhân viên trong nhà máy. Dưới đây là hệ số thang lương đối với một số đối tượng trong nhà máy:

Hệ số lương đối với các cán bộ: Giám đốc: 2,7; phó giám đốc: 2,5; trưởng phòng: 2,0; phó phòng: 1,8; đại học: 1,5; cao đẳng: 1,4; trung cấp: 1,3; phục vụ; 1,0; kỹ thuật: 1,2; tổ trưởng: 1,4.

Bảng 2.2. Hệ số thang lương ( 6 bậc ) trong nhà máy.

+ Trả lương theo sản phẩm: Hình thức này được áp dụng trả cho nhân công sản xuất trực tiếp. Tiền công của người lao động sẽ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất ra và đơn giá trả công cho một đơn vị sản phẩm. Tiền công sẽ được tính qua công thức:

TC = ĐG * Qtt

Trong đó: TC: Tiền công ĐG: Đơn giá

Qtt: Số lượng sản phẩm thực tế

Đơn giá tiền công của công nhân được tính bằng cách chia mức lương giờ của công việc cho số đơn vị sản phẩm định mức mà người lao động có nghĩa vụ phải sản xuất trong một giờ hoặc nhân mức lương giờ của công việc với số giờ định mức để sản xuất được một đơn vị sản phẩm.

Việc nhà máy áp dụng trả lương theo sản phẩm đối với công nhân sản xuất trực tiếp có tác dụng khuyến khích tài chính đối với người lao động, thúc đẩy họ nâng cao năng suất lao động vì lượng tiền công mà họ nhận được phụ thuộc trực tiếp vào lượng sản phẩm của họ.

Bậc lương

Đối tượng 1 2 3 4 5 6

Kỹ sư, công nhân viên 2,34 2,65 2,96 3,27 3,58 3,89 Cán sự, kỹ thuật viên 1,8 1,99 2,18 2,37 2,56 2,75 Nhân viên văn thư 1,35 1,53 1,71 1,89 2,07 2,25 Nhân viên phục vụ 1,0 1,18 1,36 1,54 1,72 1,9

Một phần của tài liệu Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình (Trang 28 - 31)