Chi phí nguyên vật liệu phụ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình (Trang 37 - 40)

9 1.031.734 Chênh lệch so với năm

1.2.3.2. Chi phí nguyên vật liệu phụ.

Chi phí nguyên vật liệu phụ trong nhà máy được áp dụng tính cho cả công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Đối với nguyên vật liệu phụ cho ngành da giầy có giá trị không cao, do vậy chi phí cho nguyên vật liệu phụ không thực sự cao so với các loại chi phí nguyên vật liệu chính.

Chi phí nguyên vật liệu phụ bao gồm các chi phí về : Cao su ( cao su là nguyên vật liệu chính nhưng không như các loại nguyên vật liệu chính khác, đối tác không cung cấp, nhà máy phải tiến hành thu mua loại nguyên vật liệu này để đáp ứng cho sản xuất, Tuy nhiên giá trị của cao su cũng không cao ), bìa cứng cac tông, giấy, keo nhựa, linon, chi phí vận chuyển, xăng dầu,...

Bảng 2.7. Chi phí nguyên vật liệu phụ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng chi phí NVL phụ (1000đ ) 1.131.81 1 1.865.95 2 2.962.84 0 4.574.20 0 6.686.660 Chênh lệch so với năm trước (1000đ) ... 734.141 1.096.88 8 1.611.36 0 2.112.460 Tốc độ tăng ( % ) ... 65 59 54,4 46,2

Chi phí nguyên vật liệu phụ tăng nhanh. Con số tăng trên 50% mỗi năm làm người ta kinh ngạc, nguyên nhân của vấn đề này là do định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính cũng như nguyên vật liệu phụ thường ít thay đổi, do đó lượng tiêu hao tăng lên cùng với sự tăng lên của lượng sản xuất ra sản phẩm. Hơn nữa do sự biến động giá cả tăng lên cao nên mọi chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng đáng kể, đặc biệt là chi phí về vận chuyển, xăng dầu tăng lên rất cao. Do vậy việc tìm ra biện pháp hạ thấp chi phí, tiết kiệm nguyên vật liệu là điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất.

1.2.3.3. Các chi phí khác còn lại của nhà máy.

Trong thực tế, một doanh nghiệp có rất nhiều loại chi phí khác nhau, sử dụng cho những đối tượng khác nhau. Ở nhà máy da giầy Thái Bình cũng vậy, để phục vụ cho các hoạt động và sản xuất, nhà máy còn phải sử dụng rất nhiều những chi phí khác nữa: Chi phí cho các dịch vụ thuê ngoài như điện, nước; chi phí sửa chữa, lắp đặt, bảo dưỡng máy móc thiết bị; chi phí cho các hoạt động ngoài sản xuất : Văn hoá, thể thao, nghiên cứu phát triển... ; báo chí; chi phí cho cán bộ đi công tác, cho các cuộc họp; các khoản nộp nhà nước;..v.v.

Chỉ tiêu chi phí

( 1000đ ) 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng chi phí 1.414.069 1.764.837 3.207.993 3.897.756 4.522.913 Bảo dưỡng, sửa chữa 218.191 338.143 474.462 563.226 622.353 Vận chuyển, xăng dầu 273.905 297.552 515.845 692.241 788.344 Thuế và các khoản phải nộp 102.520 135.010 196.650 243.220 276.350 Điện, nước 363.699 435.032 845.306 1.047.717 1.232.042 Các chi phí khác 455.754 559.100 1.175.729 1.351.352 1.603.825 Tỷ trọng các chỉ tiêu CP ( % ) 100 100 100 100 100

Bảo dưỡng, sửa chữa 15,43 19,16 14,79 14,45 13,76 Vận chuyển, xăng dầu 19,37 16,86 16,08 17,76 17,43 Thuế và các khoản

phải nộp 7,25 7,65 6,13 6,24 6,11

Điện, nước 25,72 24,65 26,35 26,88 27,24

Các chi phí khác 32,23 31,68 36,65 34,67 35,46

Các đối tượng chi phí liên tục tăng qua các năm:

+ Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa tăng nhưng tỷ lệ cơ cấu chi phí lại giảm vào năm 2005, điều này là do năm 2005, nhà máy mua sắm mới thiết bị cho lên chi phí sửa chữa giảm nhưng lại tăng do chi phí lắp đặt thiết bị mới. Và các chi phí bảo dưỡng trong nhà máy hàng năm vẫn còn rất lớn. Điều này làm cho làm cho chi phí sản xuất kinh doanh của nhà máy cao hơn.

+ Chi phí vận chuyển, xăng dầu: Mặc dù trong cơ cấu tỷ lệ, chi phi này giữ ở mức ổn định ( 17% ) nhưng về giá trị lại tăng nhanh từ năm 2005 (chênh lệch là 218.293.000đ, tương ứng gần gấp 2 lần so với năm 2004 ), và các năm sau đều tăng cao. Đây là nguyên nhân của giá cả tăng cao, sự mất ổn định của

giá cả xăng dầu và quan trọng hơn khối lượng sản xuất của nhà máy đã tăng lên cao hơn nhiều so với những năm trước.

+ Cũng giống như chi phí vận chuyển, xăng dầu, chi phí điện, nước tăng nhanh vào năm 2005, và các năm sau đều tăng cao.

+ Đối với thuế và các khoản phải nộp nhà nước: Nhà máy thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước. Có biến chuyển tăng qua các năm xong những đóng góp của nhà máy là rất thấp.

+ Các chi phí khác còn lại bao gồm nhiều những chi phí không được đề cập đến. Do vậy cơ cấu chi phí này chiếm phần lớn đến trên 30% và đến 35% từ năm 2005 đến nay. Chi phí này liên tục tăng và tăng nhanh vào năm 2005, tăng từ 559.100.000đ vào năm 2004 lên 1.175.729.000đ vào năm 2005 ( tăng 616.629.000đ, tương ứng với tăng thêm 110,3% ). Đối với các năm sau tương ứng tăng thêm trên 15% .

Một phần của tài liệu Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w