đề tài luân văn tốt nghiệp về tài chính ngân hàng mọi chi tiết liên hệ liên hệ facebook:https://www.facebook.com/profile.php?id=100004355493105 .mong rằng đây sẽ là tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn trong việc học tập
Chuyên đề thực tập LỜI MỞ ĐẦU Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, các DNN &V không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Với những đặc trưng về quy mô, khả năng linh hoạt trong kinh doanh, các DNN &V đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng về sản phẩm cho thị trường, tạo công ăn việc làm và phân phối lại thu nhập, thúc đẩy lưu thông hàng hoá, xuất khẩu, góp phần thực hiện dân chủ hoá nền kinh tế (mọi thành phần đều bình đẳng). Do vậy, sự phát triển của DNN &V đã và đang góp phần duy trì tốc độ phát triển bền vững của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nhưng để tồn tại và phát triển góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam sẽ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và thử thách khốc liệt, những rào cản vô hình và hữu hình. Một trong những khó khăn thử thách đó là khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An” để tiến hành nghiên cứu và phân tích. Kết cấu của chuyên đề gồm ba phần: Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương II: Thực trạng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NHĐT & PT Nghệ An. Chương III: Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NHĐT & PT Nghệ An. SV: Hà Thị Hiên - NH 45B 11 Chuyên đề thực tập Do điều kiện thời gian, tài liệu nghiên cứu và hạn chế về kiến thức nên chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý, phê bình chân thành của các thầy cô giáo để em tiếp tục học tập nghiên cứu nâng cao trình độ hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Hải Nam, Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp Ngân hàng ĐT và PT Nghệ An đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình học tập và làm việc cũng như trong thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài này. SV: Hà Thị Hiên - NH 45B 22 Chuyên đề thực tập Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DNN &V. 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1.1 KHÁI NIỆM. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện và đòi hỏi sự phát triển của ngân hàng, đến lượt mình sự phát triển của hệ thống ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế. Các ngân hàng có thể định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ và vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp. “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” Theo điều 20, luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam thì ngân hàng được định nghĩa như sau: “ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác” Như vậy, NHTM là một loại hình ngân hàng và thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng ngân hàng. SV: Hà Thị Hiên - NH 45B 33 Chuyên đề thực tập 1.1.2 NHỮNG HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NHTM * Hoạt động huy động vốn Đây là hoạt động đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cuả ngân hàng. NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau: - Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài. - Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước. - Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. * Hoạt động tín dụng NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cho vay : NHTM được các tổ chức, cá nhân cho vay dưới các hình thức sau • Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. • Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống. SV: Hà Thị Hiên - NH 45B 44 Chuyên đề thực tập Bảo lãnh: NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một NHTM không vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM. Chiết khấu thương phiếu: NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. Cho thuê tài chính: NHTM được phép hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. * Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, NHTM được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước, NHTM phải mở tài khoản tiền gửi tại NHNN nơi NHTM đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, chi nhánh của NHTM được mở tài khoản tại chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính của chi nhánh. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạt động sau: - Cung cấp các phương tiện thanh toán. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. - Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN. - Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép. SV: Hà Thị Hiên - NH 45B 55 Chuyên đề thực tập - Thực hiện thu và phát tiền mặt cho khách hàng. - Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. - Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép. * Các hoạt động khác Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, NHTM còn có thể thực hiện một số hoạt động khác như: Góp vốn và mua cổ phần; Tham gia thị trường tiền tệ; Kinh doanh ngoại hối; ủy thác và nhận uỷ thác; Cung ứng dịch vụ bảo hiểm; Tư vấn tài chính; Bảo quản vật có giá 1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM ĐỐI VỚI DNN &V 1.2.1 TÌM HIỂU VỀ DNN &V 1.2.1.1 Khái niệm DNN &V Ở Việt Nam hiện nay, phát triển DNN &V(Trước đây gọi là DNV&N) đang là vấn đề được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên để có thể nhận diện được DNN &V một cách có khoa học, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về nó. Nếu hiểu theo nghĩa thông thường thì DNN &V là các cơ sở sản xuất có quy mô tương đối nhỏ (không lớn lắm). Tuy nhiên để nói rõ quy mô không lớn lắm, hay quy mô nhỏ như thế nào cần dựa vào các tiêu thức phân loại quy mô và tiêu thức quy định giới hạn doanh nghiệp. Điểm khác biệt cơ bản trong khái niệm DNN &V giữa các nước chính là việc lựa chọn các tiêu thức đánh giá quy mô doanh nghiệp và lượng hoá các tiêu thức ấy thông qua các tiêu chuẩn cụ thể. Mặc dù có những đặc điểm khác biệt nhất định giữa các nước về các tiêu thức phân loại DNN &V, song có thể đưa ra khái niệm chung về DNN &V như sau: DNN&V là những cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính SV: Hà Thị Hiên - NH 45B 66 Chuyên đề thực tập theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo quy định của từng quốc gia. Có thể thấy rõ các tiêu chuẩn DNN &V của một số nước khác thông qua bảng 1.1: Bảng 1.1: Tiêu thức xác định DNN &V ở một số nước và vùng lãnh thổ Số lao động Tổng vốn hoặc giá trị tài sản Doanh thu Singapo <100 <499 triệu USD Hàn Quốc <300 trong công nghiệp, xây dựng <20 trong thương mại, dịch vụ < 0.6 triệu USD 0.25 triệu USD Trong thương mại dịch vụ <1.4 triệu USD Đài Loan <300 trong công nghiệp, xây dựng <50 trong thương mại, dịch vụ 1.4 triệu USD Trong thương mại dịch vụ <1.4 triệu USD Canada <500 cho cả công nghiệp và dịch vụ <20 triệu đôla canada Mêhicô <250 <7 triệu USD Việt Nam <300 <10 tỷ đồng (Nguồn: Kỷ yếu khoa học, dự án chính sách hỗ trợ phát triển DNN &V Việt Nam, học viện chính trị quốc gia HCM, Hà Nội. 1996) Hiện nay ở nước ta, tiêu chí phân loại DNN &V theo quy định tại nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 thì DNN &V được xác định như sau: “ DNN&V là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký kinh doanh không quá10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người” SV: Hà Thị Hiên - NH 45B 77 Chuyên đề thực tập 1.2.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa * Đặc điểm chung của DNN &V. Những điểm lợi thế của DNN &V: DNN&V có khả năng linh hoạt cao dễ thích ứng với sự thay đổi của nhu cầu thị trường. DNN &V với quy mô vừa và nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ nên dễ dàng đáp ứng được những đòi hỏi có hạn trong thị trường chuyên môn hoá. Mặt khác, mối quan hệ mật thiết với thị trường và người tiêu thụ giúp cho DNN &V có những phản ứng nhanh nhạy, kịp thời với những biến động của thị trường. Với cơ sở vật chất kỹ thuật không lớn, DNN&V dễ linh hoạt trong việc chuyển đổi sản xuất lĩnh vực khác, thu hẹp quy mô mà không gây hậu quả nặng nề cho xã hội. DNN&V cần ít diện tích sản xuất tập trung, có khả năng sản xuất phân tán. Với đặc điểm này, DNN&V có được lợi thế vốn đầu tư cho sản xuất ban đầu không lớn, tận dụng các nguồn lực phân tán, đồng thời cũng tạo tính linh hoạt cao trong tổ chức sản xuất. Ngoài những lợi thế trên, DNN&V còn có những điểm hạn chế Những điểm hạn chế của DNN &V : Khả năng cạnh tranh thấp do tiềm lực tài chính nhỏ. Vị thế trên thị trường thấp. Ít có khả năng huy động vốn để đầu tư đổi mới công nghệ giá trị cao. Khả năng hạn hẹp trong việc đào tạo công nhân, đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế cải tiến công nghệ, đổi mới sản phẩm. Trong nhiều trường hợp thường bị động với thị trường do phụ thuộc vào hướng phát triển của doanh nghiệp lớn và tồn tại như một bộ phận của doanh nghiệp lớn. * Đặc điểm chung của DNN &V ở Việt Nam. SV: Hà Thị Hiên - NH 45B 88 Chuyên đề thực tập DNN&V ở Việt Nam đa phần là doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh, chủ yếu gồm các loại hình: Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần có quy mô nhỏ, phân tán và khả năng liên kết với nhau kém. DNN&V ở Việt Nam hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu tập trung trong 3 lĩnh vực chính là thương mại và dịch vụ đời sống, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách. DNN&V ở Việt Nam chưa tiếp cận được với nguồn vốn vay của ngân hàng, hoặc sự tiếp cận còn rất mỏng manh: Trong 100 hồ sơ vay vốn ngẫu nhiên của các DNN &V thì chỉ có khoảng từ 35-40 hồ sơ có thể chấp nhận được cấp vốn. Như vậy, khả năng tiếp cận vốn NHTM của các DNN &V vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chính tạo ra mối quan hệ chưa chặt chẽ giữa các ngân hàng với các DNN &V là do các DNN &V ở Việt Nam (đặc biệt khu vực ngoài quốc doanh) không đáp ứng được những yêu cầu thủ tục vay, thế chấp của ngân hàng. Đội ngũ các chủ DNN &V chưa được đào tạo đầy đủ. Gần 50% số chủ doanh nghiệp thuộc khu vực NQD không có bằng cấp chuyên môn và chỉ có khoảng 31% chủ doanh nghiệp NQD có bằng cao đẳng trở lên. Chủ các doanh nghiệp này hoạt động chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và các mối quan hệ thân quen. Một hiện tượng hiện nay là nhiều DNN &V bán hàng trả chậm rất nhiều và khó thu hồi vốn. Tình trạng nợ nần dây dưa khó đòi và chiếm dụng vốn lẫn nhau lan rộng dây chuyền giữa các doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với đại lý và tiểu thương đang là một căn bệnh trầm trọng. Các DNN &V ngày nay đang đứng trước khó khăn: cần mở rộng hệ thống phân phối đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nhưng nợ phải thu ngày càng cao và nợ khó đòi ngày càng lớn theo. 1.2.1.3 Vai trò của DNN &V trong nền kinh tế thị trường SV: Hà Thị Hiên - NH 45B 99 Chuyên đề thực tập DNN&V có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi nước, kể cả nước có trình độ phát triển cao. Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều chú ý đến việc hỗ trợ các DNN &V nhằm huy động tối đa các nguồn lực và hỗ trợ cho công nghiệp lớn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Vai trò của DNN &V thể hiện ở một số điểm chủ yếu sau: Về số lượng, các DNN &V chiếm ưu thế tuyệt đối. ở Đức, Nhật Bản DNN &V chiếm tới hơn 99% trong tổng số doanh nghiệp. DNN&V có mặt trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực và tồn tại như một bộ phận không thể thiếu được trong nền kinh tế mỗi nước. DNN &V là bộ phận gắn bó chặt chẽ với doanh nghiệp lớn, có tác dụng hỗ trợ, bổ sung thúc đẩy doanh nghiệp lớn phát triển. Sự phát triển của DNN &V góp phần quan trọng trong việc giải quyết các mục tiêu kinh tế xã hội như: - Đóng góp đáng kể vào sự phát triển và ổn định kinh tế xã hội của mỗi nước. Việc phát triển DNN &V đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, đặc biệt đối với những nước có trình độ phát triển còn thấp thì giá trị gia tăng do DNN &V đóng góp hàng năm chiếm tỷ trọng khá lớn, đảm bảo thực hiện những chỉ tiêu tăng trưởng của nền kinh tế. - Cung cấp cho xã hội khối lượng hàng hoá đáng kể. - Thu hút lao động, tạo ra nhiều việc làm với chi phí đầu tư thấp, giảm thất nghiệp. - Tạo nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên cho dân cư, góp phần giảm bớt chênh lệch về thu nhập các bộ phận dân cư. - Hình thành, phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động. - Tạo môi trường cạnh tranh thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển có hiệu quả hơn. Việc tham gia của rất nhiều DNN &V vào sản xuất kinh doanh làm cho số lượng và chủng loại sản phẩm sản xuất tăng lên rất nhanh. Kết quả làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường tạo ra sức ép buộc SV: Hà Thị Hiên - NH 45B 1 0 1 0 [...]... nng thanh toỏn ti thi im mua hng Ngun tr n ngõn hng ch yu l thu nhp ca cỏc cỏ nhõn hoc thnh viờn h gia ỡnh Cho vay sn xut kinh doanh: i tng i vay l cỏc doanh nghip, h kinh doanh cú nhu cu vay vn ti tr cho cỏc hot ng kinh doanh, sn xut ca mỡnh Cho vay theo cỏc mc ớch khỏc: Ngoi hai mc ớch l cho vay tiờu dựng v cho vay sn xut kinh doanh, ngõn hng cũn tin hnh cho vay theo nhiu mc ớch khỏc: cho vay nụng... nụng nghip, cho vay bt ng sn, cho vay thng mi v dch v Theo i tng khỏch hng vay: Cho vay i vi cỏ nhõn, h gia ỡnh: L khon cho vay i vi khỏch hng l cỏc cỏ nhõn, h gia ỡnh Mc ớch ca khon vay thng l phc v nhu cu tiờu dựng hoc sn xut kinh doanh Hỡnh thc ny thng ri ro rt cao do vy ngõn hng thng yờu cu lói sut cao Cho vay i vi doanh nghip: L khon cho vay cp cho khỏch hng l cỏc doanh nghip Mc ớch vay vn l phc... thc cho vay di 12 thỏng õy l loi cho vay ph bin ca NHTM nhm ỏp ng: nhu cu thanh khon i vi cỏc t chc ti chớnh, qu tớn dng, ti tr cho nhu cu vn tng thờm, hot ng sn xut kinh doanh, ỏp ng nhu cu d tr thi v hoc tng chi phớ sn xut, ti tr cho vay xut nhp khu v cho vay thanh toỏn Cho vay trung v di hn: L hỡnh thc cho vay cú thi hn t 12 thỏng tr lờn Hỡnh thc ny ỏp ng nhu cu vay vn m mang ngnh ngh sn xut kinh doanh, ... trỡnh sn xut kinh doanh mt cỏch liờn tc, m rng quỏ trỡnh sn xut, trang b i mi mỏy múc thit b to iu kin cho doanh nghip nõng cao cht lng sn phm, cnh tranh vi cỏc doanh nghip bn Ngõn hng cho cỏc doanh nghip vay ngn hn (ti tr vn lu ng), vay trung v di hn (ti tr vn c nh) Hai l, nõng cao cht lng hiu qu s dng vn ca doanh nghip vay vn ca ngõn hng doanh nghip phi trỡnh c phng ỏn kinh doanh kh thi, hiu qu,... hng, DNN&V phi mt chi phớ l tin lói phi tr cho khon vay Chớnh nhng lý do ú ó thỳc y doanh nghip s dng vn cú hiu qu Hn na, vic s dng vn vay bờn cnh vn ch s hu giỳp cho doanh nghip cú th iu chnh c cu vn ca doanh nghip t c cu vn ti u 1.2.2.4.2 Quy trỡnh cho vay Quy trỡnh cho vay l trỡnh t t chc thc hin nghip v cho vay i vi khỏch hng õy l chun mc m cỏc CBTD phi tuõn theo trong sut thi gian t khi phỏt sinh... Con Chi nhỏnh NHT & PT cú tr s t ti 216 Lờ Dun, thnh ph Vinh, tnh Ngh An Mụ hỡnh t chc ca Chi nhỏnh gm: 15 phũng ban trong ú cú 9 phũng chc nng, 6 phũng trc tip kinh doanh v 4 im giao dch v 5 Chi nhỏnh khu vc (Chi nhỏnh Din Chõu; ụ lng; Ngha n; Qu Hp; Hong Mai), tuy nhiờn t 01/11/2006 v 01/12/2006 thc hin ỏn tỏi c cu v t chc v qun lý, 4 chi nhỏnh khu vc ó c nõng cp thnh Chi nhỏnh cp 1 do vy Chi nhỏnh... khung lói sut cho vay ca ngõn hng Cho vay giỏn tip õy l hỡnh thc cho vay thụng qua t chc trung gian (l t, i, hi nhúm liờn kt cỏc thnh viờn theo mc ớch riờng) nh hi nụng dõn, hi cu chin binh, hi ph n Ngõn hng cú th chuyn mt vi khõu ca hot ng cho vay sang t chc trung gian nh thu n, phỏt tin vay T chc trung gian cng cú th ng ra tớn chp cho thnh viờn vay, hoc cỏc thnh viờn trong nhúm bo lónh cho thnh viờn... trỡnh sn xut kinh doanh Ngun tr n thng l t li nhun ca ch th i vay Trong cho vay i vi doanh nghip ngi ta cú th phõn chia theo nhiu thnh phn kinh t l DNNQD v DNQD, hoc phõn theo quy mụ l DNL v DNN &V 1.2.2.4 Hot ng cho vay ca NHTM i vi DNN &V 1.2.2.4.1 Vai trũ ca hot ng cho vay ca NHTM i vi DNN &V SV: H Th Hiờn - NH 45B 1 6 Chuyờn thc tp Vi vai trũ quan trng, DNN&V ang l i tng c Nh nc quan tõm h tr, thỳc... thun tin i vi nhng khỏch hng vay mn thng xuyờn, vn vay tham gia thng xuyờn vo quỏ trỡnh sn xut kinh doanh SV: H Th Hiờn - NH 45B 1 3 Chuyờn thc tp Cho vay luõn chuyn: L nghip v da trờn luõn chuyn hng hoỏ Ngõn hng cho doanh nghip vay khi thiu vn mua hng v thu n khi doanh nghip bỏn hng u nm hoc u quý, ngi vay phi lm n xin vay luõn chuyn Hai bờn tho thun vi nhau v phng thc vay, hn mc tớn dng, cỏc ngun... tho thuõn mt hoc vi nm Cho vay luõn chuyn thng ỏp dng i vi doanh nghip thng nghip hoc doanh nghip sn xut cú chu k tiờu th ngn ngy, cú quan h vay tr thng xuyờn vi ngõn hng Cho vay tr gúp: L hỡnh thc tớn dng ngõn hng cho phộp khỏch hng tr c gc lm nhiu ln trong thi hn tớn dng ó tho thun, thng ỏp dng i vi cỏc khon vay trung hn v di hn, ti tr cho ti sn c nh hoc ti sn bn lõu Cho vay tr gúp thng cú ri ro . chọn đề tài: Giải pháp mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An để tiến hành nghiên cứu và phân tích. Kết cấu của chuyên đề gồm. vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương II: Thực trạng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NHĐT & PT Nghệ An. Chương III: Giải. ĐỘNG CHO VAY CÁC DNN &V TẠI CHI NHÁNH NHĐT & PT NGHỆ AN 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHĐT & PT NGHỆ AN 2.1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM & CHI NHÁNH