D Nt nh©n Ca thÓ kinh doanh
B. Nguyên nhân
3.2.3 ÁP DỤNG LINH HOẠT CÁC HÌNH THỨC ĐẢM BẢO TIỀN VAY.
TIỀN VAY.
Khi ngân hàng quá coi trọng các hình thức đảm bảo tiền vay trong khi xét duyệt cho vay đã tạo rào cản đối với các DNN &V. Không nên tuyệt đối hoá vai trò của tài sản đảm bảo tiền vay để giúp ngân hàng thu nợ khi khách hàng không trả được nợ vì bản thân việc xử lý tài sản thế chấp không dễ dàng. Thực tế đã chứng minh việc xử lý nợ lại là một gánh nặng cho các ngân hàng.
Cán bộ tín dụng ngân hàng khi xem xét cho vay phải dựa vào phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng trả nợ vay ngân hàng là yêu cầu hàng đầu đối với người vay vốn. Các biện pháp đảm bảo tiền vay bằng thế chấp, cầm cố tài sản chỉ là điều kiện bổ sung thêm để tăng uy tín khách hàng cũng như tăng khả năng vay vốn với khối lượng lớn hơn.
Việc áp dụng linh hoạt các điều kiện đảm bảo tiền vay có ảnh hưởng lớn tới sự mở rộng cho vay nói chung và đối với các DNN &V nói riêng.
Theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về đảm bảo tiền vay theo số 178/1999/NĐ- CP ngày 29/12/1999 cho phép các ngân hàng thương mại được quyền chủ động lựa chọn cho vay theo hình thức có đảm bảo bằng tài sản hoặc không có đảm bảo bằng tài sản. Hiện nay, chi nhánh NHĐT & PT Nghệ An đang áp dụng cho vay có tài sản đảm bảo đối với các DNNN &V và áp dụng cho vay đảm bảo một phần bằng tài sản đối với các doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn. Các hình thức đảm bảo khác được sử dụng là: cam kết chuyển toàn bộ tiền bán hàng thu được từ bán hàng về ngân hàng, đảm bảo bằng toàn bộ hàng hoá trong kho, cam kết đảm bảo bằng toàn bộ gía trị hoàn thành chờ thanh tóan... Nếu các DNN &V được sử dụng các hình thức linh hoạt này có thể giả thuyết bài toán hóc búa về tài sản đảm bảo tiền vay hiện nay.
Chi nhánh có thể áp dụng các hình thức đảm bảo tiền vay linh hoạt đối với những DNN &Vcó tình hình tài chính lành mạnh, được kiểm toán báo cáo tài chính, sản xuất kinh doanh tăng trưởng và phát triển tốt, tài sản thế chấp có tính khả mại, có uy tín trên thị trường, các khoản phải thu đều có nguồn vốn thanh toán và có khả năng thu tốt, có phương án kinh doanh khả thi. Những biện pháp này làm tăng khả năng vay vốn của Ngân hàng đối với các DNN &V.
Ngoài ra, để tăng khả năng tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng đối với các DNN &V thiếu vốn, chi nhánh nên phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng để xem xét cấp tín dụng trên cơ sở có bảo lãnh của Quỹ.
Để tránh những vướng mắc trong việc xử lý tài sản thế chấp đảm bảo khả năng thu hồi nợ vay của ngân hàng, khi thụ lý hồ sơ tín dụng cần xử lý tốt 2 vấn đề sau:
Thứ nhất, tài sản là phải đảm bảo tính pháp lý và phải có tính khả mại tức là có khả năng phát mại khi đấu giá đặc biệt đối với tài sản thế chấp là nhà đất. Khi xem xét tài sản đảm bảo tiền vay nhất là tài sản thế chấp, cán bộ tín dụng phải xác minh, thẩm định hồ sơ pháp lý của tài sản, vị trí tài sản, xác định giá trị tài sản phù hợp để nếu tài sản đó bị phát mại thì có đầy đủ cơ sở pháp lý để thu hồi nợ cho ngân hàng.
Thứ hai, nên có những điều khoản phù hợp trong hợp đồng thế chấp cầm cố tài sản để khi tiến hành xử lý để thu nợ thì đã được khách nợ uỷ quyền cho ngân hàng toàn quyền xử lý tài sản như: uỷ quyền cho ngân hàng bán tài sản...