D Nt nh©n Ca thÓ kinh doanh
2.2.2 ĐẶC ĐIỂM DNN &V TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH
Thứ nhất : Thiếu khả năng xây dựng chiến lược phát triển bền vững
Việc xây dựng chiến lược phát triển bền vững sẽ giúp các DNN&V ứng phó với những khó khăn diễn biến không thuận lợi để tồn tại và phát triển. Song do vốn, sử dụng công nghệ lạc hậu, thiếu thông tin và trình độ tổ chức quản lý nên đại đa số các DNN &V không xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển bền vững. Thậm chí xây dựng kế hoạch tài chính cũng ít được doanh nghiệp thực hiện. Tính chất không lâu bền mà các DNN &V thường biểu hiện là việc chạy theo lợi nhuận mà ít quan tâm đến hiệu quả sản xuất, cạnh tranh thiếu lành mạnh, sản xuất và cung cấp sản phẩm kém chất lượng, trốn lậu thuế.
Thứ hai : Năng lực tài chính còn yếu
Tình trạng chung đối với hầu hết các DNN &V của Nghệ An hiện nay là thiếu vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, các DNN &V thường dựa vào thị trường tài chính phi chính thức để giải quyết nhu cầu vốn như vay của người thân, bạn bè, những người cho vay với lãi suất cao. Điều này cản trở đến khả năng cạnh tranh, giảm hiệu quả kinh doanh cũng như ảnh hưởng đến tính ổn định cũng như sự phát triển các DNN &V.
Một tình trạng phổ biến của các DNN &V trong khu vực ngoài quốc doanh là ít thực hiện đúng chế độ báo cáo tài chính kế toán và không muốn công khai tài chính vì nhiều lý do. Hầu hết các DNN &V không có sổ tài chính minh bạch được kiểm toán. Có trường hợp doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn lập 3 sổ kế toán một cung cấp cho các cơ quan thuế, một cung cấp cho các ngân hàng và một sổ đúng nhất cho bản thân doanh nghiệp.
Thứ ba : Cơ sở vât chất, trình độ kỹ thuật công nghệ, thiết bị lạc hậu
Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường đã phát triển, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra gay gắt, đổi mới thiết bị công nghệ là rất quan
trọng, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Đây cũng chính là những yếu tố hạn chế của các DNN &V ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Vinh nói riêng.
Các DNN &V khu vực ngoài quốc doanh được hình thành từ góc độ kinh tế hộ, kinh tế cá thể, hợp tác xã do vậy thường sử dụng máy móc thiết bị cũ kỹ, tự chế tạo là chủ yếu. Các DNN &V khu vực kinh tế quốc doanh tuy có bề dày hơn song do thiếu vốn nghiêm trọng nên việc đổi mới thiết bị công nghệ hết sức khó khăn. Do vậy công nghệ phần nhiều lạc hậu nên các DNN &V có năng suất lao động không cao, sản phẩm nghèo nàn, chất lượng sản phẩm hạn chế và giá thành sản phẩm cao nên khó cạnh tranh.
Thứ tư : Năng lực quản lý và trình độ lao động còn nhiều hạn chế Gắn liền với trình độ công nghệ, thiết bị lạc hậu thì hầu hết lực lượng lao động trong các DNN &V đều ít được đào tạo, thiếu kỹ năng lành nghề và trình độ văn hoá thấp. Ngoại trừ một số DNN &V trả lương cao để thu hút các lao động lành nghề còn nhìn chung trình độ tay nghề của các lao động trong các DNN &V thấp hơn mức bình quân chung của nền kinh tế. Gần 75% lao động trong các DNN &V chưa tốt nghiệp phổ thông, chỉ khoảng 5% lao động tốt nghiệp đại học chủ yếu tập trung trong các công ty cổ phần, công ty TNHH.
Thứ năm : Khả năng cạnh tranh kém
Do chất lượng sản phẩm thấp, hình dáng mẫu mã kém hấp dẫn, giá thành sản phẩm còn cao, khả năng tiếp thị kém nên khả năng mở rộng thị trường còn yếu. Quản lý thị trường hoạt động chưa thực sự hiệu quả nên hàng hoá ngoại nhập nhất là các hàng hoá tiêu dùng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái đang tràn lan khắp thị trường. Đó là những yếu tố hết sức bất lợi cho sự phát triển của các DNN &V.
Không những vậy, các DNN &V còn bị cạnh tranh khốc liệt ngay trên chính thị trường Việt Nam bởi các doanh nghiệp Nhà nước, các tổng công
ty chiếm ưu thế trên nhiều lĩnh vực. Một số lĩnh vực kinh tế được Nhà nước giành riêng cho các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp này tận dụng sự bảo hộ dưới hình thức này hay hình thức khác đê giành giật các hợp đồng kinh tế, tiếp cận đất đai, nguồn tín dụng và các lợi thế cạnh tranh khác mà các DNN &V không tiếp cận được. Một số doanh nghiệp độc quyền trong các ngành như xăng dầu, điện, thông tin liên lạc đã có lần tự ý tăng giá sản phẩm đột biến hoặc đề xuất phương án tăng giá đã gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các DNN &V nói riêng.
Thứ sáu : Khả năng tiếp cận thị trường yếu
Hạn chế của đa số các DNN &V là việc tiếp cận các thông tin thị trường gặp khó khăn. Bởi vậy, họ có ít điều kiện xây dựng một hệ thống thông tin tin cậy trong quá trình quản lý so thiếu chuyên môn và thiếu chi phí. Từ chỗ thiếu thông tin nên tổ chức quản lý tại nhiều DNN &V bị động, ít hiệu quả. Vấn đề tiếp thị nhằm tìm kiếm thị trường đầu vào và đầu ra đặc biệt là tính giao lưu quốc tế trong kinh doanh thua xa các doanh nghiệp lớn. Tình trạng thông tin không cân xứng là nguyên nhân kìm hãm đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Như vậy, mặc dù các DNN &V trên địa bàn Nghệ An đã có sự tăng trưởng nhanh về số lượng, thu hút được lực lượng lao động dồi dào góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn nhưng hầu hết các DNN &V đang còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như đã nêu ở trên. Nhà nước cũng như bản thân các DNN &V phải tự vận động làm thế nào để đạt hiệu quả kinh doanh tốt, khắc phục được những hạn chế trên, có sự tăng trưởng về cả số lượng lẫn chất lượng. Và một trong những biện pháp cần thiết bây giờ là đáp ứng nhu cầu về vốn, đặc biệt vốn vay từ ngân hàng là một trong những giải pháp cấp thiết nhất.