ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHĐT&PT NA VÀ CÁC DNN &

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển nghệ an (Trang 59 - 61)

D Nt nh©n Ca thÓ kinh doanh

3.1ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHĐT&PT NA VÀ CÁC DNN &

B. Nguyên nhân

3.1ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHĐT&PT NA VÀ CÁC DNN &

CÁC DNN &V

Nghị quyết đại hội lần thứ IX chỉ rõ:” Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo...Kinh tế tư nhân được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để phát triển rộng rãi những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm”.

Chủ trương về phát triển kinh tế tư nhân được cụ thể hoá trong nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Cụ thể:

- Thống nhất các quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân: Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của công dân.

- Tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển của kinh tế tư nhân. Với sự ra đời của luật doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý cho doanh nghiệp tư nhân. Nhà nước tạo sự thống nhất về quản lý đối với kinh tế tư nhân, làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế tư nhân. Bảo hộ sự phát triển, tạo môi trường tâm lý xã hội thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân.

- Sửa đổi bổ sung một số cơ chế chính sách: Như chính sách về đất đai, chính sách tài chính tín dụng, chính sách hỗ trợ về thông tin, chính sách lao động tiền lương, chính sách hỗ trợ về đào tạo khoa học và công nghệ, xúc tiến thương mại.

- Tiếp tục hoàn thiện và tăng cường quản lý của Nhà nước, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và của các hiệp hội doanh nghiệp đối với việc phát triển kinh tế tư nhân.

Cuối năm 2003, thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về việc tiếp tục tháo gỡ khó khăn và trợ giúp phát triển DNN &V với nội dung chính là:” Các bộ trưởng, thứ trưởng, cơ quan ngang bộ, chủ tịch uỷ ban nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc TW phải nhận thức đúng, đủ và tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người dân, chỉ đạo và thực hiện nhất quán chính sách: Doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Như vậy định hướng phát triển DNN&V đã rất rõ ràng và nhất quán.

Nghị quyết của ban chấp hành TW Đảng về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thành phố trong thời kỳ 2001-2010, định hướng phát triển thành phố như sau:

- Tiếp tục xây dựng phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, nâng cao chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã sau chuyển đổi, khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế.

- Thực hiện tốt chủ trương sắp xếp, củng cố và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước, hỗ trợ các DNN &V, các hợp tác xã sau chuyển đổi theo luật về phương thức kinh doanh, ứng dụng công nghệ và mở rộng thị trường. Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao quyền tự chủ của các doanh nghiệp trên cơ sở tuân thủ pháp luật.

- Động viên phát huy mọi nguồn lực của nhân dân để mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển các thành phần, các loại hình kinh tế, đảm bảo bình đẳng trước pháp luật.

Để cụ thể hoá các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước nêu trên và xuất phát từ vai trò quan trọng của các DNN &V đối với sự phát triển kinh tế đất nước cần quán triệt quan điểm phát triển các DNN &V tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất: Tạo môi trường bình đẳng cho sự phát triển các thành phần kinh tế, ở đó chủ thể kinh doanh có cơ hội như nhau, những thách thức như nhau.

Thứ hai: Trong môi trường bình đẳng này, các DNN &V không nên bị tách rời để đối xử đặc biệt. Các DNN &V cần có sự hỗ trợ định hướng để có thể tham gia vào thị trường các doanh nghiệp lớn.

Thứ ba: Định hướng phát triển các DNN &V không dừng lại ở việc hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua các trở ngại do quy mô nhỏ mà còn phát huy được các lợi thế của quy mô nhỏ.

Thứ tư: Các xác định rõ chiến lược phát triển DNN &V theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Thứ năm: Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, chính sách hỗ trợ không mang tính chất bao cấp mà phải tạo được những phương tiện để các DNN &V tự mình phát triển.

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển nghệ an (Trang 59 - 61)