0
Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Những hạn chế.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, ĐẤT ĐỂ Ở TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV – CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN (Trang 42 -42 )

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, ĐẤT ĐỂ Ở ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG BIDV-

2.3.2.1. Những hạn chế.

+ Thứ nhất, doanh số cho vay mua nhà chưa cao so với các Chi nhánh khác.

Doanh số cho vay tại Chi nhánh Tây Sài Gòn nếu so với các Chi nhánh của ngân hàng khác trên cùng một địa bàn thì vượt trội hơn hẳn. Nhưng nếu so với các Chi nhánh trong cùng hệ thống thì có phần hơi thấp. Điển hình là dư nợ cho vay mua nhà/một cán bộ tín dụng tại Chi nhánh khoảng 6.8 tỷ đồng, trong khi đó tại Chi nhánh Bắc Sài Gòn thì con số dư nợ gấp đôi (11.36 tỷ đồng) so với Tây Sài Gòn. Và ở Chi nhánh Đông Sài Gòn thì có số dư nợ/ một cán bộ tín dụng vào khoảng 7.3 tỷ đồng, có phần hơi nhính hơn so với Tây Sài Gòn. Con số dư nợ này vẫn chưa tương xứng với thực lực và tiềm năng thật sự của Chi nhánh. ( Nguồn số liệu: do Phòng Tín dụng cá nhân của ngân hàng BIDV- Chi nhánh Tây Sài Gòn cung cấp).

+ Thứ hai, khách hàng chưa biết nhiều về sản phẩm tại Chi nhánh.

Nếu xét về sản phẩm bán lẻ thì hiện nay các khách hàng cá nhân thường biết đến các ngân hàng cổ phần như ACB, Sacombank…Còn đối với thương hiệu BIDV, người ta thường biết đến như là một trong năm ngân hàng có vốn Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và mạnh về cho vay doanh nghiệp. Vì vậy, khách hàng chưa tiếp cận nhiều với sản phẩm dịch vụ cá nhân tại ngân hàng, trong đó có cho vay mua nhà, đất ở.

+ Thứ ba, cán bộ tín dụng thiếu đồng bộ về chuyên môn.

Hiện nay, tất cả Chi nhánh của BIDV đã có bộ phận đào tạo nghiệp vụ riêng biệt. Tuy nhiên, hiệu quả của việc đào tạo còn thấp, chưa theo sát với thực tế, dẫn đến phần lý thuyết trở nên khá mơ hồ và còn lung túng trong việc vận dụng đối với các cán bộ mới vào làm. Đa phần nhân viên tín dụng phải dựa vào những kinh nghiệm sẵn có, do chính họ đi thực tế mà học hỏi được hoặc do những cán bộ đi trước truyền lại cho các cán bộ còn mới. Vì vậy, dẫn đến một thực trạng là nhân viên tín dụng còn thiếu đồng bộ về chuyên môn và tính chuyên nghiệp trong công việc.

Hiện nay, Chi nhánh mới chỉ sử dụng 40% tổng nguồn vốn huy động vào hoạt động tín dụng, số lượng vốn lớn còn lại một phần sử dụng vào hoạt động đầu tư khác, một phần được gửi tại NHTW nhằm điều hòa vốn và cho các tổ chức tín dụng khác vay. Điều này sẽ làm cho việc sử dụng vốn của ngân hàng chưa phát huy tối đa hiệu quả. Hơn nữa, BIDV - Chi nhánh Tây Sài Gòn cũng chưa tận dụng hết khả năng của các cán bộ, nhân viên và chưa tạo cơ hội để họ có thể phát huy hết thế mạnh của mình. Nhân viên được tuyển vào BIDV đều là những người có trình độ học vấn cao, khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt. Tuy nhiên, năng lực của họ vẫn chưa được phát huy hết.

+ Thứ năm, giá trị định giá chưa đúng so với thực tế.

Giá trị định giá tài sản thế chấp tại BIDV – Tây Sài Gòn hiện tại còn thấp hơn so với giá trị thực tế. Điều này làm cho khách hàng thật sự không hài lòng về cách định giá hoặc số tiền được vay như mong muốn. Giá trị định giá cán bộ tín dụng thường lấy theo mức giá bình quân đang giao dịch trên thị trường bất động sản. Tuy nhiên, một số giao dịch bất động sản được kê thấp hơn so với thực tế để giảm thuế thu nhập cá nhân. Điều này cán bộ tín dụng không thể biết được dẫn đến giá trị định giá thường thấp hơn, khoảng từ 10% - 20% so với giá trị thực tế. Do đó, một số trường hợp Chi nhánh không đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng.

+ Thứ sáu, khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng.

Công việc tìm kiếm khách hàng không phải là việc nhanh chóng, dễ dàng, đòi hỏi nhân viên phải có mối quan hệ rộng rãi, có uy tín và có nhiều thời gian trong việc gặp gỡ khách hàng giới thiệu về sản phẩm của ngân hàng. Tại BIDV - Chi nhánh Tây Sài Gòn thì một cán bộ tín dụng phải giải quyết rất nhiều việc, gần như là tự mình hoàn tất một quy trình tín dụng, vừa phải tìm kiếm khách hàng, lập báo cáo đề xuất cho vay, soạn hợp đồng tín dụng...Thời gian tìm kiếm khách hàng gặp nhiều hạn chế. Trong khi đó, tại một số ngân hàng khác trên cùng địa bàn như ACB, Sacombank…đã thành lập bộ phận hỗ trợ tín dụng nhằm chia sẻ bớt công việc, để hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

mặt pháp lý, chứng từ. Dẫn đến nhân viên tín dụng gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết số lượng hồ sơ.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, ĐẤT ĐỂ Ở TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV – CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN (Trang 42 -42 )

×