Làm tốt công tác thẩm định sẽ gỉp phần nângcao chất lượng tớn dụng của ngân hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay cóhiệu quả và tăng khả năng thu hồi vốn đầu tư, giảm rủi ro cho ngân hàng.N
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI BIDV TÂY HỒ 2
1.1 Giới thiệu khái quát Ngân Hàng ĐầuTư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Tây Hồ 2
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển BIDV 2
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV chi nhánh Tây Hồ 3
1.1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động chính của BIDV Tây Hồ 4
1.1.4 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của NHĐT&PT Tây Hồ trong thời gian qua : 8
1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ : 13
1.2.1 Ưu điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ : 13
1.2.2 Hạn chế doanh nghiệp vừa và nhỏ : 14
1.2.3 Đặc điểm cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: 15
1.2.4 Các phương thức cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ : 16
1.3 Phân tích thực trạng thẩm định tại ngân hàng BIDV Tây Hồ .16
1.3.1 Kết quả công tác thẩm định dự án tại BIDV Tây Hồ 16
1.3.2 Những yêu cầu và vai trò đối với công tác thẩm định của các 1.3.3 Các căn cứ thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh BIDV Tây Hồ 19
1.3.4 Quy trình thẩm định các dự án đầu tư vay vốn tại BIDV : 20
1.3.5 Các phương pháp thẩm định dự án vay vốn đầu tư được sử dụng tại BIDV Tây Hồ 22
1.3.6 Nội dung các công tác thẩm định dự án vay vốn tại BIDV Tây Hồ: .28
1.4 Công tác thẩm định dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy gạch Tuynel Bắc Hà” tại BIDV Tây Hồ: 44
Trang 21.4.1 Giới thiệu chung về nhu cầu khách hàng 44
1.4.2 Giới thiệu chung về dự án 44
1.4.3 Tóm tắt quy trình thẩm định của dự án 44
1.4.4 Nội dung thẩm định dự án 45
1.4.5 Nhận xét chung về toàn bộ dự án 63
1.5 Đánh giá chung công tác thẩm định các dự án vay vốn tại chi nhánh BIDV Tây Hồ 64
1.5.1 Kết quả đạt được 64
1.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân 67
1.5.3 Nguyên nhân 69
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI BIDV TÂY HỒ 72
2.1 Phương hướng nhiệm vụ của NHĐT&PT trong thời gian tới: .72
2.1.1 Định hướng về công tác thẩm định trong thời gian tới 74
2.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Tây Hồ: 74
2.2.1 Hoàn thiện quy trình thẩm định: 74
2.2.2 Hoàn thiện phương pháp thẩm định : 75
2.2.3 Nội dung thẩm định : 76
2.2.4 Nâng cao chất lượng và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ thẩm định 78 2.2.5 Hoàn thiện hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ vào công tác thẩm định 80
2.2.6 Xây dựng quỹ hỗ trợ cho công tác thẩm định và quản lý hiệu quả quỹ này 81
2.3 Một số kiến nghị : 81
2.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước: 81
2.3.2 Kiến nghị với ngân hàng BIDV 82
2.3.3 Kiến nghị với chủ đầu tư 83
Trang 3KẾT LUẬN 84
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG
Bảng 1 : Kết quả hoạt động huy động vốn 8
Bảng 2: Bảng thu nhập kinh doanh 10
Bảng 3: Tình hình tổng dư nợ tín dụng tại chi nhánh Tây Hồ 10
Bảng 4: Doanh số cho vay theo quy mô doanh nghiệp 12
Bảng 5: Số lượng dự án vay theo loại hình 12
Bảng 6: Tình hình thẩm định dự án tại BIDV chi nhánh Tây Hồ 17
Bảng 7: Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 31
Bảng 8 : Bảng phân tớch độ nhậy 1 chiều 41
Bảng 9 : Bảng phân tớch độ nhậy 2 chiều 42
BIỂU Biểu đồ 1 : Biểu đồ chỉ tiêu huy động vốn bình quân: 9
Biểu đồ 2: Biểu đồ chỉ tiêu tín dụng cuối kỳ: 11
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua 55 năm hình thành và phát triển BIDV trở thành một trongnhững ngân hàng đầu tư lớn nhất tại Việt Nam Các hoạt động của ngân hàngđóng góp một phần không nhỏ vào việc huy động vốn đầu tư cho các hoạtđộng sản xuất kinh doanh, nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển của đất nước.Hiện nay tại một số ngân hàng tại Việt Nam phải đối mặt với những khó khănnghiêm trọng đó là các khoản nợ khó đòi Một trong những nguyên nhân dẫnđến tình trạng đú là do chất lượng thẩm định dự án đầu tư Như vậy có thểthấy rằng muốn đạt được hiệu quả cao khi cho vay vốn đầu tư thì việc thẩmđịnh dự án đầu tư là một khâu rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụ chovay của ngân hàng thương mại Làm tốt công tác thẩm định sẽ gỉp phần nângcao chất lượng tớn dụng của ngân hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay cóhiệu quả và tăng khả năng thu hồi vốn đầu tư, giảm rủi ro cho ngân hàng.Nhận thức được vấn đề trên, trong quá trình thực tập tại BIDV – chinhánh Tây Hồ em đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Hoàn thiện công tác thẩm định
dự án vay vốn đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng đầu tư vàphát triển BIDV chi nhánh Tây Hồ” Kết cấu luận văn bao gồm 2 phần chính :
Do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm còn chưa nhiều nên chuyên đềthực tập chắc hẳn không thể tránh được những sai sót Em rất mong sự đónggóp của thầy cô để chuyên đề thực tập của em được tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô bộ môn,đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt đã hướng dẫn tận tình giúp đỡ emhoàn thành chuyên đề
Trang 6CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI BIDV TÂY HỒ
1.1.Giới thiệu khái quát Ngân Hàng ĐầuTư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Tây Hồ.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển BIDV
Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, ngân hàng Đầu tư và phát triểnViệt Nam đã đi qua một chặng đường đầy gian nan nhưng rất đỗi tự hào vàgắn với từng thời kì lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đấtnước
Được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết ViệtNam ( trực thuộc bộ Tài Chính) với quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200cán bộ Nhiệm vụ chủ yếu ngân hàng Kiến thiết là thực hiên cấp phát, quản lívốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế Ngày 24/6/1981 ngân hàng Kiến thiết được đổi tên là ngân hàng đầu tư
và xây dựng Việt Nam Thời gian này ngân hàng thực hiện hai nhiệm vụchính là thu hút và quản lí các nguồn vốn xây dựng cơ bản , tài trợ các côngtrình không đủ vốn tự có hoặc không nằm trong danh sách do ngân hàng nhànước cấp thanh toán các công trình nằm trong dự toán ngân sách của nhànước
Ngày 14/01/1990 Ngân hàng đổi tên là ngân hàng đầu tư và phát triểnViệt Nam có tên giao dịch quốc tế là Bank for Investment anh Develop ofViệt Nam ( gọi tắt là BIDV) có trụ sở chính đặt tại Tháp A, tòa nhà Vincom,
191 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Từ năm 1995 đến nay sau gần 20 năm phát triển ngân hàng kinh doanh
đa tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư pháttriển của đất nước Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển thuộc loại doanh nghiệp
Trang 7nhà nước hạng đặc biệt , là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nướclớn nhất ở Việt Nam , là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt , được tổ chứchoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước Hệ thống tổ chức được hìnhthành và hoàn thiện dần theo mô hình tập đoàn Hiện nay, mô hình tổ chứccủa BIDV gồm 5 khối lớn : Khối ngân hàng thương mại quốc doanh( baogồm 3 sở giao dịch và chi nhánh trên toàn quốc ); Khối công ty, Khối đơn vị
sự nghiệp, khối liên doanh và khối đầu tư
Với mục tiêu phát triển mạng lưới kênh phân phối để tăng cường hoạtđộng là cơ sơ, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp cácsản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng địnhthương hiệu của ngân hàng, đến nay BIDV có 108 chi nhánh và hơn 500phòng giao dịch, hàng nghìn ATM và POS tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc.BIDV có hơn 12000 cán bộ, công nhân viên chuyên nghiệp, nghiêm túc vàhiệu quả , đặc biệt kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển
Năm 2012 BIDV được vinh danh là ngân hàng nội địa cung cấp sảnphẩm tài trợ tốt nhất Việt Nam năm 2012 ( The Best Local Trade FinanceHouse 2012 ) do tạp chí Euromoney khảo sát
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV chi nhánh Tây Hồ
Năm 2008 chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Tây Hồ đượcthành lập theo quyết định 717/QĐ- HĐQT ngày 19/ 09/ 2008 và chính thức đivào hoạt động kể từ ngày 13/10/2008, có trụ sở đặt tại Tòa nhà Song Kim,
278 Thụy Khuê , quận Tây Hồ , Hà Nội
Là một chi nhánh mới thành lập đến nay ngân hàng hoạt động như mộtngân hàng thương mại có nhiệm vụ huy động vốn trung và dài hạn từ cácthành phần kinh tế và các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, dân cư,các tổ chức nước ngoài bẳng VND và USD để tiến hành các hoạt động chovay đối với mọi tổ chức thành phần kinh tế và dân cư
Vai trò của chi nhánh Tây Hồ: Trong hệ thống các chi nhánh của BIDV
là 1 chi nhánh hỗn hợp có chức năng thực hiện cả hoạt động tín dụng bán
Trang 8buôn lẫn bán lẻ Chú trọng triển khai nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, lấy pháttriển dịch vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng, phục vụ cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế, các cá nhân, thể nhântrên địa bàn, áp dụng quy trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và công nghệtiên tiến.
Bằng sự phấn đấu không ngừng của CBCNV chi nhánh luôn hướng tớicung cấp dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao và coi đây là nền tảng vữngchắc cho sự phát triển với phương trâm “hiệu quả kinh doanh của bạn là mụctiêu hoạt động của ngân hàng Những cố gắng của chi nhánh Tây Hồ đã tạoniềm tin hợp tác cùng phát triển của khách hàng, và tạo điều kiện thuận lợicho chi nhánh nhanh chóng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
1.1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động chính của BIDV Tây Hồ
1.13.1 Cơ cấu tổ chức:
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Tây Hồ bắt đầu hoạt động cùng thờiđiểm BIDV chuyển đổi vận hành tổ chức theo mô hình TA2, theo đó hoạtđộng kinh doanh của chi nhánh được phân chia thành các bộ phận : Khối quan
hệ khách hàng , Khối quản lí rủi ro, Khối Tác Nghiệp, Khối Quản lí Nội Bộ,
và Khối Trực Thuộc Mô hình tổ chức mới này có chức năng hạn chế rủi rocho ngân hàng
Trang 9Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức :
1.1.3.2.Chức năng và nhiệm vụ chính các phòng ban :
- Trực tiếp tiếp cận với khách hàng để thu thập thông tin cần thiết, tưvấn, phân tích hồ sơ vay của doanh nghiệp, quản lý tài sản thế chấp, giải ngânvốn vay nếu hồ sơ được duyệt của giám đốc chi nhánh Sau đó theo dõi giámsát việc sử dụng vốn, tài sản đảm bảo nợ vay
Trang 10- Theo dõi khách hàng đôn đốc khách hàng trả nợ, trả đủ nợ gốc, lãi , phíđến khi hết hợp đồng tín dụng theo đúng thời gian quy định
- Phân loại và phát hiện các rủi ro.Lập báo cáo tài chính , đề xuất cácbện pháp phòng ngừa rủi ro, xử lí rủi ro
b Khối quản lí rủi ro :
- Quản lí giám sát , phân tích đánh giá rủi ro tiềm ẩm đối với các danhmục tín dụng của chi nhánh áp dụng đánh giá xếp hạng tín dụng
- Điều chỉnh hạn mức , cơ cấu giới hạn tín dụng phù hợp với yêu cầu cấptrên và tình hình thực tế chi nhánh
- Kế hoạch đưa ra để giảm nợ xấu của chi nhánh, của khách hàng, thựchiện đánh giá tài sản đảm bảo theo đúng quy định của BIDV
- Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro và tổng hợp kếtquả này gửi phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán
Trang 11- Trực tiếp thực hiện , xử lí và hạch toán kế toán các giao dịch kháchhàng là những doanh nghiệp.
* Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân:
Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng các nhân, xử lí ,tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng là cá nhân
* Phòng thanh toán quốc tế :
- Thực hiện các giao dịch với khách hàng đúng quy trình tài trợ thươngmại, thực hiện tác nghiệp phục vụ giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu chokhách hàng
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về phát triển nâng cao hiệu quả hợp táckinh doanh đối ngoại của chi nhánh
* Tổ tiền tệ kho quỹ : Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ quản lí kho tiền
và quỹ nghiệp vụ Đảm bảo khả năng thanh toán tiền mặt tại SGD, đúng địnhmức tồn quỹ và an toàn tuyệt đối tài sản của ngân hàng và của khách hàng
d Khối quản lí nội bộ :
Phòng tài chính kế toán : Trực tiếp cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ
cấu lớn và quản lí tài sản nợ, tài sản có Là đầu mối theo dõi, kiểm tra tiến độthực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh, đầu mối quản lí thông tin và kếhoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch , thông tin về nguồn vốn và huyđộng vốn…
Phòng tổ chức hành chính : Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ
bảo hiểm , quản lí lao động và theo dõi thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạchphát triển nguồn lực như tuyển dụng bố trí sắp xếp, bồi dưỡng đào tạo ,bổ nhiệm
PhòngKH-NV-ĐT: Trực tiếp quản lí mạng, quản trị hệ thống phân quyền
truy cập, kiểm soát tại chi nhánh, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học vàcác chương trình phần mềm ứng dụng tại chi nhánh
e Khối trực thuộc :
Là đại diện được ủy quyền của chi nhánh để cung cấp các sản phẩm dịch
vụ của ngân hàng cho khách hàng và xử lí các nghiệp vụ phát sinh trong giao
Trang 12dịch với khách hàng Tổ chức quản lí các hoạt động kinh doanh của đơn vịnhằm đạt kết quả cao nhất
1.1.4 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của NHĐT&PT Tây Hồ trong thời gian qua :
là cơ sở tạo lập nguồn vốn ổn định.Điều đó cho thấy bản thân chi nhánh rất nỗlực trong các hoạt động để thu hút vốn : HĐV từ dân cư, các nguồn tiền gửikhông kỳ hạn, tiền gửi thanh toán (chi phí thấp), triển khai kịp thời các loạihình sản phẩm mới tới từng đầu mối giao dịch và phục vụ đa dạng nhu cầukhách hàng Mặc dù phải chịu nhiều tác động của môi trường kinh tế vĩ mô vàthị trường tài chính- tiền tệ, với sự nỗ lực, cố gắng của tập thể chi nhánh, hoạtđộng kinh doanh đã đạt được một số kết quả nhất định, kết quả cụ thể như sau:
Bảng 1 : Kết quả hoạt động huy động vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
2010
KHKD 2011
TH năm 2011
% KH năm
% TT so năm trước
Trang 13Tuy gặp nhiều khó khăn trong năm 2011 nhờ sự nhạy bén,thích ứngnhanh mà công tác huy động vốn tại chi nhánh có mức tăng trưởng tốt, chỉtiêu huy động vốn bình quân đạt 1815 tỷ đồng, hoàn thành 110% KH năm
2011 và tăng trưởng 43.3% so với cùng kỳ năm trước Công tác huy động vốntại chi nhánh có mức tăng trưởng tốt
Biểu đồ 1 : Biểu đồ chỉ tiêu huy động vốn bình quân:
Thực hiện tốt các kế hoạch đặt ra , ngân hàng liên tục đạt được nhữngkết quả tốt trong kinh doanh Tổng thu từ dịch vụ ròng đạt 12,5 tỉ đồng tăng92.5 % so với năm 2010 Ngân hàng đã chú trọng đến các hoạt động thu phí
hiện đại và kinh doanh ngoại tệ và bảo hiểm
Trang 14Bảng 2: Bảng thu nhập kinh doanh
Đơn vị : tỷ đồng
2010
KHKD 2011
TH 2011
% KH Năm
% TT so với năm trước
tư khác nhằm sinh lời Trong đó phần lớn vốn đem cho vay ( tín dụng )
Bảng 3: Tình hình tổng dư nợ tín dụng tại chi nhánh Tây Hồ
ST
TH 2010
KHKD 2011
TH 2011
% KH Năm
% TT
so với năm trước
Trang 15Tổng dư nợ tín dụng năm 2011 đạt 1203 tỷ đồng, hoàn thành 93% giớihạn tín dụng năm 2011 và tăng trưởng 22% so với cùng kỳ năm trước.
- Dư nợ tín dụng DN đạt 1038 tỷ đồng hoàn thành 88,8% so với kếhoạch giao, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm trước
- Dư nợ tín dụng bán lẻ đạt 130 tỷ đồng, hòan thành 100% so với kếhoạch giao, tăng trưởng 51% so với cùng kỳ năm trước
Hoạt động tín dụng năm 2011 tăng so với năm 2010 Tuy nhiên so với kếhoạch chỉ đạt 93 % Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do tình hình lạmphát tăng cao, ảnh hưởng của biến động kinh tế giá vàng, xăng dầu thay đổiđột ngột tăng vào các tháng cuối năm kéo theo sự tăng giá của nhiều mặthàng, nhu cầu chi tiêu vay tiêu dùng của người dân tăng
1.1.4.3 Hoạt động quản lí rủi ro
Trong những năm qua ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã
bư-ớc đầu có những triển khai công tác quản trị rủi ro trong đó chú trọng công tácquản trị rủi ro tín dụng và đã đạt được một số những thành công đáng khích
lệ Năm 2011 dự phòng rủi ro đạt 100% số dự phòng phải trích trong năm là
30 tỷ và hoàn thành 250% kê hoạch giao
1.1.4.4.Hoạt động đầu tư khác
Trang 16Trong những năm qua ngân hàng đầu tư và Phát Triển Việt Nam đã cónhững chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như chia sẻ khỉ khăn đối với cácdoanh nghiệp như : giảm lãi suất cho vay, giảm phí , thực hiện cơ chế linhhoạt về tài sản đảm bảo Tại chi nhánh Tây Hồ số lượng và quy mô doanhnghiệp được cho vay ngày càng tăng lên.
Bảng 4: Doanh số cho vay theo quy mô doanh nghiệp
( Trích báo cáo kinh doanh 2008-2011)
Doanh số cho vay của doanh nghiệp lớn tại chi nhánh chiếm tỉ trọnglớn Doanh số cho vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ liên tục tăng trong nhữngnăm qua Mặc dù có nhiều khó khăn ở năm 2010 nhưng hoạt động đầu tưtrong năm diễn ra khá sôi nổi, số vốn vay của các doanh nghiệp cả hai khốidoanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tăng
Cơ cấu vốn vay có nhiều biến động, doanh nghiệp ngoài quốc doanhvay chiếm tỉ trọng khá lớn Xét về thời hạn cho vay thì doanh nghiệp vay chủyêu theo thời gian ngắn hạn
Bảng 5: Số lượng dự án vay theo loại hình
Trang 17 Đối với cho vay ngắn hạn: Số dự án xin vay vốn tại chi nhánh tăng lênqua các năm Năm 2011 tăng so với 2009 đạt 60 dự án
Đối với dự án trung và dài hạn: Số lượng dự án vay vốn năm 2011 đãgiảm so với năm 2010 đạt 30 dự án ,và so với năm 2009 tăng 10 dự án
Doanh số cho vay ngắn hạn tại chi nhánh luôn lớn hơn doanh số cho vaytrung- dài hạn, điều này chứng tỏ rằng việc cho vay ngắn hạn đối với doanhnghiệp vừa và nhỏ được chú trọng đấy mạnh, chi nhánh luôn khuyến khíchcho vay ngắn hạn
1.1.5.5.Hoạt động dịch vụ
Bên cạnh hai hoạt động chính là huy động vốn và sử dụng vốn, chi nhánhcòn thực hiện các hoạt động dịch vụ khác như; dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảolãnh, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ kinh doanh ngoại hối… Đây không phải là hoạtđộng chính của ngân hàng nhưng cũng là lĩnh vực khi nắm bắt thời cơ chi nhánh
sẽ biến những hoạt động này thành nguồn thu đáng kể của mình
1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ :
Trong những năm gần đây lượng khách hàng chính của BIDV Tây Hồ làdoanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh là cơ
sở sản xuất , kinh doanh độc lập có vốn đăng kí không quá 10 tỉ đồng hoặc sốlao động trung bình hàng năm không quá 300 người.Doanh nghiệp vừa và
nhỏ bao gồm các doanh nghiệp tư nhân , công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn nhỏ và vừa Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỉ lệ lớn tạichi nhánh đạt khoảng 90%
1.2.1.Ưu điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ :
Lợi thế của loại hình doanh nghiệp này là mô hình quản lí giản đơn cácDNVVN sẽ có phản ứng nhanh với thị trường , có thể thay đổi nhanh chóngmặt hàng sản xuất trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường Nhữngdoanh nghiệp này nắm bắt những yêu cầu nhỏ lẻ mang tính khu vực Điềunày giúp doanh nghiệp khai thác được tối đa các nguồn lực để đạt kết quả sảnxuất kinh doanh cao nhất
Trang 18+ Tổ chức quản lí của DNVVN gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí:
Nhờ bộ máy quản lí gọn nhẹ nên khi thực hiện công việc được giảiquyết nhanh chóng và hiệu quả linh hoạt trong hoạt động sản xuất và thâmnhập thị trường
1.2.2 Hạn chế doanh nghiệp vừa và nhỏ :
- Hạn chế về nguồn vốn : Hầu hết những doanh nghiệp này có quy mô
vốn hạn chế., số lượng lao động ít, thường tập trung vào lĩnh vực vốn đầu tưvừa phải Doanh nghiệp thường không hiểu về cơ chế tín dụng của ngân hàngthương mại, có tâm lí sợ thủ tục vay vốn rườm rà , phức tạp, việc giải quyếtcho vay ngân hàng khó khăn Nhiều doanh nghiệp thông tin thiếu minhbạch xác định rõ dòng tiền luân chuyển bởi không tính toán được khả năngtrả nợ trong tương lai Một số doanh nghiệp khi lập phương án kết quả sảnxuất kinh doanh còn sơ sài nên ngân hàng rất khó thẩm định, đánh giá vềnăng lực thật sự của khách hàng
- Hạn chế về công nghệ :
Đối với DNVVN thì tốc độ đổi mới công nghệ còn đang chậm , chưađồng bộ và chưa theo mụt hướng phát triển rõ rệt Hầu hết các công nghệdựng đều là công nghệ tụt hậu 2-3 thế hệ dẫn đến tình trạng sản phẩm khôngthể đáp ứng được mẫu mã chất lượng sản phẩm do đó sẽ ảnh hưởng lớn đếnkhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Đây là vấn đề khó khăn cho cán bộ thẩm định khi thẩm định về thịtrường sản phẩm cũng như công nghệ kĩ thuật cho dự án Vì thế khi thẩm địnhcán bộ thẩm định cũng cần phải xem xét kĩ lưỡng về mặt công nghệ dự án từ
đó xác định tính khả thi của dự án trong những quyết định cho vay
- Hạn chế về năng lực cạnh tranh và tiếp cận thị trường:
DNVVN có thể là các loại hình doanh nghiệp công ty tư nhân, công tyTNHH, công ty cổ phần , công ty có quy mô nhỏ, phân tán và khả năng liênkết với nhau kém Do đó việc tiếp cận thị trường gặp nhiều khó khăn
Trang 19Bên cạnh đó việc các DNVVN thiếu cập nhật thông tin, tiếp cận thịtrường, sản xuất kinh doanh chưa ổn định nên cán bộ Ngân hàng gặp vướngmắc nghiệp đưa ra là thích hợp tuy nhiên nếu trong quá trình hoạt động cónhững phát sinh ngoài ý muốn ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp thì
nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp
- Tình hình công nợ :
Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa bán hàng trả chậm rất nhiều và khó thuhồi vốn Tình trạng nợ nần chiếm dụng vốn lẫn nhau lan rộng dây chuyềngiữa các doanh nghiệp Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đứng trước khókhăn
Mở rộng hệ thống phân phối đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nhưng nợ thungày càng cao và nợ khó đòi ngày càng lớn.Điều này gây khó khăn cho ngânhàng khi ra quyết định vay vốn Nếu dư nợ doanh nghiệp lớn sẽ gây mất lòngtin cho ngân hàng về khả năng trả nợ doanh nghiệp
1.2.3 Đặc điểm cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Trong thời gian qua , chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ và chủ trương
để ngân hàng mở cửa cho DNVVN được tiếp cận các nguồn vốn Ngân hàngBIDV đã có nhiều chính sách hỗ trợ và mở cửa cho DNVVN tiếp cận vốnnâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Một yêu cầu quan trọng trong chínhsách BIDV là doanh nghiệp phải có phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự
án đầu tư có tính hiện thực , tính khả thi và hiệu quả Tuy nhiên khả năng tiếpcận các khoản vay DNVVN chưa cao Một trong những khó khăn mà doanhnghiệp khó vượt qua đó là tài sản thế chấp Đối với DNVVN thì tài sản đảmbảo là một cản trở lớn trong việc tiếp cận với ngân hàng
Vấn đề thứ hai là việc DNVVN tạo niềm tin cho các doanh nghiệp.Không ít doanh nghiệp đi vay nhưng không chứng minh được khả năng về tàichính, sổ sách kế toán không thực… trong khi điều kiện vay vốn của ngânhàng lại quá khắt khe Do vậy để đảm bảo được nguồn vốn đi vay phải đảmbảo được tiêu chuẩn nhất định
Trang 201.2.4 Các phương thức cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ :
- Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng theo đó ngân hàng vàdoanh nghiệp xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong mộtkhoảng thời gian xác định.Phương thức này áp dụng cho khách hàng có nhucầu vay vốn thường xuyên
- Phương thức cho vay theo dự án đầu tư:
Cho vay theo dự án đầu tư là ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn đểthực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các dự
án đầu tư phục vụ đời sống Phương thức cho vay này áp dụng với nhu cầunguồn vốn lớn Ngân hàng có thời gian huy động và trả lãi huy động, Vỡ vậyngân hàng và khách hàng thỏa thuận mức phí trả trong trường hợp DN trảtrước hạn
- Phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi
Thấu chi là nghiệp vụ cho vay mà qua đó ngân hàng thỏa thuận bằngvăn bản chấp nhận cho doanh nghiệp chi vượt số tiền có trong tài khoản thanhtoán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xácđịnh Giới hạn này gọi là hạn mức thấu chi Để được thấu chi, khách hàng làmđơn xin ngân hàng hạn mức thấu chi và thời gian thấu chi Trong quá trìnhhoạt động ngân hàng có thể kí séc, lập ủy nhiệm chi, mua thẻ… vượt quá số
dư tiền gửi để chi trả
1.3 Phân tích thực trạng thẩm định tại ngân hàng BIDV Tây Hồ 1.3.1 Kết quả công tác thẩm định dự án tại BIDV Tây Hồ
Công tác thẩm định ngày được nâng cao về chất lượng thẩm định cũng
như tiến độ về thực hiện dự án
Trong giai đoạn 2008-2011 , tổng số vốn đầu tư cũng như dự án đầu tư
liên tục tăng với số lượng dự án được chấp nhận năm 2008 là 58 dự án với tổng số vốn đầu tư là 2935 tỷ đồng thì sang năm 2010 số dự án là 90 tăng gầngấp 2 lần, đồng thời nâng tổng mức vốn đầu tư lên con số 3560 tỷ đồng Bước sang năm 2011 mặc dù nền kinh tế vẫn đang trong tình trạng khủng
Trang 21hoảng Tuy nhiên số dự án và vốn đầu tư vẫn tăng lên đáng kể với số dự án được chấp nhận là 108 và số vốn đầu tư lên tới 4080 tỉ đồng
Bảng 6: Tình hình thẩm định dự án tại BIDV chi nhánh Tây Hồ
1.3.2 Những yêu cầu và vai trò đối với công tác thẩm định của các
dự án vay vốn đầu tư
a Những yêu cầu đối với công tác thẩm định của các dự án vay vốn đầu tư
Để đảm bảo tính khách quan, tính khoa học và tính toàn diện trong việcthẩm định đầu tư BIDV đặt ra những yêu cầu thẩm định như sau:
* Về mặt chuyên môn:
+ Nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro, đưa ra các biện pháp , giải phápphòng ngừa tốt , đảm bảo an toàn vốn, an toàn kinh doanh và an toàn hệ thốngtrong hoạt động tín dụng
+ Thẩm định tham gia chủ yếu dưới hình thức tham mưu tư vấn, đề xuất, kiến nghị các ý kiến đánh giá dự án , khách hàng nhận diện các rủi ro liênquan đến kinh doanh của khách hàng và ngân hàng để ban lãnh đạo xem xéttriển khai tín dụng Ban thẩm định hợp tác với ban tín dụng trong toàn hệthống ngân hàng cùng thực hiện , xây dựng các chỉ tiêu theo dõi đối với kháchhàng , dự án liên quan đến tác nghiệp và hoạt động của ngân hàng trong lĩnhvực tín dụng đánh giá để toàn hệ thống từ chi nhánh đến trung ương để cùngtriển khai thực hiện đưa công tác thẩm định , hoạt động tín dụng ngày mộtchất lượng
* Về cán bộ thẩm định.
Trang 22+ Về học vấn, các cán bộ thẩm định trong BIDV đều có yêu cầu tốtnghiệp đại học trở lên, có trình độ chuyên môn cao và có tinh thần tráchnhiệm cao với công việc.
+ Cán bộ thẩm định cần nắm vững định hướng, chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của đất nước, các lĩnh vực kinh tế Hiểu biết các quy định luậtpháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư …
+ Cán bộ thẩm định nắm vững tình hình SXKD, các số liệu tài chính củadoanh nghiệp, các quan hệ tài chính- kinh tế tín dụng của doanh nghiệp ( hoặccủa chủ đầu tư khác) từ đó khai thác số liệu trong báo cáo tài chính củadoanh nghiệp ( hoặc của chủ đầu tư), thông tin về giá cả, thị trường để phântích hoạt động chung của doanh nghiệp ( hoặc của chủ đầu tư) và cuối cùngđưa ra các quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu tư
b Vai trò của công tác thẩm định đối với các dự án vay vốn đầu tư tại BIDV Tây Hồ:
Thẩm định có vai trò rất quan trọng trong việc cấp giấy phép đầu tư Đây là
cơ sở để các cấp có thẩm quyền trong ngân hàng xem xét đưa ra quyết định chovay vốn Trong BIDV thẩm định dự án đầu tư có các vai trò quan trọng sau:
Thứ nhất, Thẩm định dự án đầu tư giúp cho việc kiểm tra tính hợp lý và
hợp pháp Dựa trên hồ sơ thẩm định, cơ quan có chức năng thẩm định sẽ tiếnhành kiểm tra và đánh giá tính hợp pháp, tính hợp lý của dự án
Thứ hai, Thẩm định dự án đầu tư giúp cho việc sàng lọc dự án Chỉ
những dự án có tính khả thi cao như cú quy mô lãi lớn, hệ số hoàn vốn caocũng như thời gian trả nợ phù hợp mới được tài trợ vốn đầu tư Qua đó sànglọc lựa chọn các dự án có tính khả thi không cao, góp phần quan trọng vàocông tác quản trị rủi ro, giảm nợ xấu nợ khó đòi trong ngân hàng
Thứ ba, Phân loại đưa ra hạn mức cho vay phù hợp với từng dự án.
Thông qua công tác thẩm định ngân hàng sẽ có các mức cho vay khác nhauvới mỗi dự án Vì vậy ngoài việc đánh giá lại tính hợp lý khách quan của đề xuấtxin vay thì các cán bộ thẩm định cần tính toán được các yếu tố ảnh hưởng đến
Trang 23từng dự án và áp dụng một tỷ lệ lãi suất cho vay phù hợp Chính từ những ý kiến
đề xuất của ban thẩm định, các cấp có thẩm quyền mới có cơ sở để xem xét và phê duyệt đề xuất có nên cho vay vốn không
1.3.3 Các căn cứ thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh BIDV Tây Hồ
- Hồ sơ trình Dự án:
Được lập theo đúng các quy định hiện hành, là tài liệu chính thức và cănbản nhất để làm căn cứ thẩm định nên cần kiểm tra, xem xét các nội dung cóđảm bảo tính pháp lý hay không từ đó tiến hành phân tích từng nhóm chỉ tiêu.Căn cứ theo Nghị định 12 của chính phủ và thông tư 03 hồ sơ trình thẩm địnhDADT bao gồm:
Trang 241.3.4 Quy trình thẩm định các dự án đầu tư vay vốn tại BIDV :
Lưu đồ quy trình thẩm định của dự án
Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm địnhPhòng tín dụng
Đưa yêu cầu
giao hồ sơ
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra sơ
Kiểm tra Kiểm soát
Lưu hồ sơ tài liệu
Nhận lại hồ sơ
Kết quả
Chưa đủ điều kiện thẩm định
Đạt
Bước 1: Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn Nếu hồ sơ vay vốn
chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để cán bộ tín dụng hướng dẫnkhách hàng hoàn chỉnh , bổ sung hồ sơ , nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì kí giaonhận hồ sơ vào hồ sơ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định
Trang 25Các hồ sơ chính phải kiểm tra bao gồm:
- Hồ sơ bảo đảm nợ vay
Nếu hồ sơ đạt đủ yêu cầu thì sang bước tiếp theo là thẩm định dự án vàkhách hàng vay vốn
Bước 2 : Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thụng tin liên quan và các
nội dung yêu cầu được quy định tại các hướng dẫn thuộc quy trình này, Cán
bộ thẩm định xem xét , thẩm định dự án đầu tư và khách hàng vay vốn,
Các nội dung chính trong thẩm định , đánh giá khách hàng:
+ Đánh giá chung về khách hàng
+ Đánh giá năng lực pháp lí của khách hàng
+ Đánh giá mô hình tổ chức, bố trí lao động và quản trị điều hành củaban lãnh đạo của doanh nghiệp
+ Thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng
+ Thẩm định tài chính của khách hàng
+ Đánh giá công nợ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng
- Các nội dung chính trong thẩm định dự án:
+ Đánh giá sơ bộ nội dung chính của dự án
+ Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra.+ Đánh giá tổng quan về nhu cầu của sản phẩm dự án
+ Đánh giá nguồn cung cấp sản phẩm
+ Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án
+ Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
Trang 26+ Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án
+ Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào
+ Đánh giá nhận xét các nội dung về phương diện kĩ thuật
+ Đánh giá về phương diện tổ chức , quản lí thực hiện dự án
+ Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn+ Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án
Đây là bước quan trọng trong quá trình thẩm định là cơ sở để có chấpnhận cho vay hay không Sau khi thẩm định xong thì lập báo cáo thẩm định
và trình trưởng phòng kiểm tra lại nội dung và kết quả thẩm định
Bước 3: Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát :
Cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định dự án , trình Trưởng phòng xemxét Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ Nếu chưa đạtthì yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửa , làm rõ các nội dung Còn nếu đạt rồithì sẽ thông qua đề nghị cán bộ thẩm định hoàn chỉnh báo cáo thẩm định
Bước 4: Hoàn chỉnh báo cáo thẩm định và lưu trữ hồ sơ, tài liệu:
Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung báo cáo thẩm định trình trưởngphòng thẩm định kí thông qua , lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi hồ sơ kèmbáo cáo thẩm định cho phòng tín dụng
Việc lưu hồ sơ tài liệu cần thiết để quản lí, theo dõi, phục vụ cho côngtác thẩm định của các dự án sau này Các tài liệu lưu tại phòng thẩm định:+ Bảng báo cáo thẩm định dự án và bản tính toán kèm theo
+ Hồ sơ vay vốn
+ Các thông tin cần thiết dựng để thẩm định các dự án khác tương tự sau này
1.3.5 Các phương pháp thẩm định dự án vay vốn đầu tư được sử dụng tại BIDV Tây Hồ.
Phương pháp thẩm định theo trình tự :
Phương pháp thẩm định theo trình tự được sử dụng trong tất cả dự ánthẩm định tại chi nhánh Tây Hồ Cán bộ thẩm định thường tiến hành thẩmđịnh theo trình tự từ tổng quát đến chi tiết Trước tiên cán bộ thẩm định chi
Trang 27nhánh tiến hành thẩm định tổng quát: Xem xét khái quát nội dung cần thẩmđịnh của dự án như tính đầy đủ, hợp lệ và hợp lí của hồ sơ dự án, tư cách pháp
lí của chủ đầu tư… Từ đó cán bộ biết được quy mô, tầm quan trọng của dự
án, biết được cơ quan có liên quan trong quá trình thẩm định Sau thẩm địnhtổng quát,cán bộ thẩm định đi vào chi tiết Thẩm định chi tiết được tiến hành
tỉ mỉ với từng nội dung của dự án như:
+ Điều kiện pháp lí
+ Thẩm định thị trường kĩ thuật
+ Tổ chức quản lí
+ Tài chính và kinh tế xã hội của dự án
Mỗi một nội dung cán bộ thẩm định lại đưa ra những ý kiến đánh giá làđồng ý hoặc sửa đổi thêm hoặc không thể chấp nhận được
Ví dụ minh họa : Dự án khai thác mỏ than khu I Nước Vàng, thuộc xã
Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang Đầu tiên cán bộ tiến hành thẩmđịnh tổng quát dự án về các mặt ; Tính đầy đủ , phù hợp của hồ sơ dự án, tưcách pháp lí của chủ đầu tư : Giấy phép kinh doanh , quyết định thành lậpcông ty và quy mô vốn 8 tỉ đồng , thời gian vay vốn 5 năm kể từ ngày giảingân đầu tiên …
Sau khi thẩm định tổng quát dự án nếu đáp ứng đước yêu cầu cơ bản thìcán bộ thẩm định tiến hành thẩm định chi tiết các nội dung: Khi thẩm định chitiết thì kết luận rút ra từ nội dung trước là điều kiện nghiên cứu nội dung sau.Khi có một số nội dung cơ bản của dự án không khả thi thì có thể loại bỏ ngay
mà không cần đi vào thẩm định tất cả các nội dung của dự án Do đó phươngpháp này đơn giản không tốn kém về thời gian và chi phí mang lại có hiệuquả cao trong việc thẩm định của chi nhánh
Phương pháp so sánh chỉ tiêu
BIDV Tây Hồ thường xuyên sử dụng phương pháp so sánh trong việclựa chọn của các dự án Đây là phương pháp phổ biến, đơn giản được áp dụngtrong thực tế Theo phương pháp này cán bộ thẩm định của chi nhánh đi tiến
Trang 28hành so sánh, đối chiếu nội dung của dự án theo chuẩn mực luật pháp quyđịnh, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kĩ thuật thích hợp, thông lệ quốc tế vàtrong nước cũng như kinh nghiệm thực tế , phân tích so sánh để lựa chọnphương án tốt nhất Các chỉ tiêu so sánh bao gồm một số chỉ tiêu sau :
+ Tiêu chuẩn về thiết kế xây dựng, về cấp công trình do nhà nước quyđịnh hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được
+ Tiêu chuẩn về công nghệ , thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tưcông nghệ quốc gia , quốc tế
+ Chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư của dự án : NPV, IRR, điểm hòa vốn…
So sánh chỉ tiêu áp dụng so sánh trong khía cạnh kỹ thuật của những dự
án nhỏ như xây dựng lắp ráp các trạm PTS, các cụng trình xây dựng thông thường… Đối với những dự án lớn hơn thì cần các chuyên viên kỹ thuật có trình độ trực tiếp thẩm định dự án
Ví dụ minh họa : Dự án đầu tư mới 10 xe ô tô kinh doanh taxi trên địa
bàn huyện Quốc Oai và một số huyện lân cận của công ty thương mại xuấtnhập khẩu Linh Long Khi thẩm định khía cạnh tài chính của dự án cán bộthẩm định tính toán lại chỉ tiêu IRR của dự án và so sánh với lãi suất ngânhàng để đánh giá tính khả thi của dự án Dự án có IRR=50% trong khi đó r=22% Như vậy IRR của dự án lớn gấp đôi lãi suất vay của ngân hàng Kếtluận dự án có tính khả thi cao về mặt tài chính
Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án
Phương pháp phân tích độ nhạy là phương pháp tiên tiến giúp cán bộthẩm định lựa chọn dự án có tính khả thi cao
Phương pháp phân tích độ nhạy áp dụng phân tích hiệu quả tài chính của
dự án, phân tích tính vững chắc của dự án trước những biến động của thịtrường
Theo phương pháp này cán bộ thẩm định tiến hành cho một yếu tốdoanh thu hoặc chi phí thay đổi như chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sảnphẩm giảm, có thay đổi về chính sách thuế theo hướng bất lợi Đối với những
Trang 29dự án ít phức tạp sử dụng các hàm Excel cơ bản như Goalseek hoặc Table , với dự án phức tạp áp dụng phần mềm phân tích độ nhạy mới như
SCENARIOS để tính lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án : NPV, IRR,
thời gian hoàn vốn…Từ đó rút ra kết luận dự án có vững chắc về mặt tàichính hay không
Ví dụ minh họa : Dự án đầu tư 10 xe ô tô kinh doanh taxi trên địa bànhuyện Quốc Oai và một số huyện lân cận của công ty thương mại xuất nhậpkhẩu Linh Long Với vốn đầu tư ban đầu là 2 tỉ đồng lãi suất ngân hàng là20% Cán bộ thẩm định tính được :
- Khi chi phí hoạt động thay đổi: Dự án không có hiệu quả khi chi phíhoạt động tăng 4%, tuy nhiên dự án vẫn có hiệu quả tại thời điểm chi phí hoạtđộng tăng 4% đồng thời doanh thu của xe một ngày tăng 1%
- Khi tổng mức đầu tư thay đổi: không còn hiệu quả tại thời điểm tổng mứcđầu tư giảm 35% Tuy nhiên tại thời điểm tổng mức đầu tư giảm 35%, dự án vẫn
có hiệu quả khi đồng thời lãi suất giảm 1%, hoặc dự án vẫn có hiệu quả tại thờiđiểm tổng mức đầu tư giảm 35% đồng thời chi phí hoạt động giảm 1%
- Khi lãi suất thay đổi: dự án không còn hiệu quả khi lãi suất tăng 29%.Tuy nhiên tại thời điểm lãi suất tăng 29% đồng thời tổng mức đầu tư tăng 1%hoặc lãi suất tăng 10% đồng thời doanh thu của xe tăng 1%
- Khi doanh thu xe một ngày thay đổi: dự án không còn hiệu quả khidoanh thu xe một ngày giảm 4%, tuy nhiên tại thời điểm doanh thu xe một
Trang 30ngày giảm 4% đồng thời chi phí hoạt động giảm 1% thì dự án vẫn còn hiệuquả, hoặc tại thời điểm doanh thu xe một ngày giảm 1% đồng thời lãi suấtgiảm 5%.
Nhìn chung các chỉ tiêu tài chính của dự án như: NPV, IRR là khá đảmbảo, tuy nhiên thời gian trả nợ của dự án khá nhạy, khi một yếu tố thay đổi sẽ
có thể ảnh hưởng đến thời gian trả nợ của Công ty cho Ngân hàng Công tycần chủ động trước những biến động của thị trường để thu xếp vốn, trả nợ choNgân hàng
Phương pháp dự báo
Tại BIDV cán bộ thẩm định áp dụng phương pháp dự báo thẩm định chotất cả các dự án của chi nhánh Do đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển làhoạt động lâu dài nên công tác dự báo để đánh giá chính xác tính khả thi là rấtquan trọng Cán bộ thẩm định của chi nhánh dựng số liệu điều tra thống kê sửsụng phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp mô hình hồi quy tươngquan, phương pháp sử dụng hệ số co gián của cầu, phương pháp định mức đểkiểm tra tình hình cung cầu sản phẩm, giá cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vậtliệu, và các đầu vào khác… Qua đú đánh giá về quy mô thị trường, hiệu quảtài chính của dự án
Ưu điểm của phương pháp: làm tăng tính chính xác của các quyết địnhđánh giá tính khả thi của dự án trong quá trình thẩm định Tuy nhiên nhượcđiểm thời gian và chi phí thực hiện khá cao
Phương pháp thẩm định có xem xét đến các yếu tố rủi ro:
Dự án đầu tư là hoạt động lâu dài có độ rủi ro cao Rủi ro có thể xảy ratrong giai đoạn thực hiện đầu tư và vận hành đầu tư Cán bộ thẩm định sửdụng phương pháp này dự đoán rủi ro có thể xảy ra của dự án để có nhữngbiện pháp hạn chế thấp nhất tác động của rủi ro.Trong quá trình phân tích cán
bộ thẩm định đi vào phân tích rủi ro ở hai giai đoạn thực hiện dự án và đi vàohoạt động thì rủi ro thường gặp như sau:
Trang 31* Giai đoạn thực hiện dự án
+ Rủi ro chậm tiến độ thi công Để hạn chế rủi ro cán bộ thẩm định kiểmtra kế hoạch đầu thầu, chọn thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, cam kết hỗ trợtrợ giải phóng mặt bằng của chính quyền địa phương
+ Rủi ro vượt tổng mức đầu tư Để hạn chế rủi ro này, cán bộ thẩm định đãkiểm tra hợp đồng giá (một giá hoặc các điều kiện về phát sinh tăng giá, giá cảkhối lượng phải được ấn định)
+ Rủi ro về cung cấp dịch vụ kỹ thuật – công nghệ không đúng tiến độ,chất lượng không đảm bảo Để hạn chế rủi ro này, cán bộ thẩm định đã kiểmtra chặt chẽ hợp đồng, các điều khoản hợp đồng và bảo lãnh hợp đồng
+ Rủi ro về tài chính như thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ Đểhạn chế rủi ro này, cán bộ thẩm định đã kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồnvốn của bên góp vốn, bên cho vay hoặc tài trợ vốn
+ Rủi ro bất khả kháng Để hạn chế rủi ro này, cán bộ thẩm định tiếnhành kiểm tra các hợp đồng bảo hiểm (bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm xây dựng)
* Giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động:
+ Rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào không đầy đủ, không đúng tiến
độ Để hạn chế rủi ro này cán bộ bộ thẩm định tiến hành xem xét hợp đồngcung cấp dài hạn với các công ty cung ứng có uy tín, các điều khoản thoảthuận về giá, xem xét dự án có phương án dự phòng hay không
+ Rủi ro về tài chính, như thiếu vốn kinh doanh Để hạn chế rủi ro này,cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn tín dụnghoặc mở L/C tại các cơ quan cấp vốn
+ Rủi ro về quản lý điều hành: để hạn chế rủi ro này, cán bộ thẩm định
đã đánh giá năng lực quản lý của doanh nghiệp hiện tại qua (năng lực điềuhành, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo, quản lý dựán), thẩm định cơ cấu tổ chức và xem xét hợp đồng thuê quản lý dự phòng.+ Rủi ro bất khả kháng Để hạn chế rủi ro này, cán bộ thẩm định tiếnhành kiểm tra bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh
Trang 32Hiện tại một số loại rủi ro trên đó được quy định bắt buộc phải có biệnpháp xử lý như: đấu thầu, bảo hiểm xây dựng, bảo lãnh hợp đồng.
Ví dụ minh họa : Dự án đầu tư mua dây chuyền máy in tại công ty trách
nhiệm hữu hạn Minh Đức Cán bộ thẩm định của chi nhánh đã xác định rủi rocủa dự án như sau:
- Rủi ro về kĩ thuật : Nếu chất lượng máy in không tốt thì sẽ tốn kém chiphí sữa nhiều mà kết quả lại có thể không được như dự tính Như vậy sẽ ảnhhưởng đến hiệu quả tài chính của dự án Kiểm tra hợp đồng cho thấy doanhnghiệp đã mua loại máy in đạt tiêu chuẩn kĩ thuật cao, có uy tín lâu năm trên thịtrường nên khả năng mua phải may in không đảm bảo chất lượng là rất thấp
- Rủi ro vê tài chính : Nếu dự án không đạt được kết quả kinh doanh sẽkhông đủ khả năng trả nợ các khoản vay của chi nhánh Để đối mặt với vấn đềnày công ty đã tiến hành điều tra nhu cầu in ấn trên đia bàn là rất lớn Với chấtlượng sản phẩm và giá cạnh tranh công ty có khả năng chiếm lĩnh thị phầncao.Ngoài ra qua kiểm tra nguồn vốn của công ty tốt đáp ứng khả năng trả nợ
- Rủi ro về tài sản đảm bảo: Đây là khách hàng có quan hệ tín dụng lâunăm với chi nhánh nên tài sản đảm bảo chỉ bằng một phần khoản vay Tài sảnđảm bảo chính là dây chuyền máy in đó với quyền sử dụng đất và ngôi nhà Tuy nhiên mảnh đất và dây chuyền máy in có khả năng chuyển nhượng cao
1.3.6 Nội dung các công tác thẩm định dự án vay vốn tại BIDV Tây Hồ: 1.3.6.1 Thẩm định năng lực khách hàng vay vốn
Thẩm định năng lực khách hàng vay vốn là giai đoạn đầu tiên trong nộidung thẩm định dự án vay vốn Ở phần này bao gồm 3 nội dung chính: Thẩm định
tư cách và năng lực pháp lí, thẩm định mô hình tổ chức doanh nghiệp thẩm định
năng lực kinh doanh của doanh nghiệp và quan hệ khách hàng với BIDV
* Đánh giá tư cách và năng lực pháp lí :
Việc thẩm định này hết sức quan trọng Nó là điều kiện đầu tiên để cóthể xem xét dự án Vì nếu việc thẩm định không cẩn thận dẫn đến hợp đồng
vô hiệu, gây thiệt hai cho chi nhánh
Trang 33Quyết định thành lập doanh nghiệp
- Đăng kí kinh doanh
- Người đại diện chính thức, địa chỉ liên hệ
- Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp
- Quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị , tổng giám đốc , giámđốc, kế toán trưởng
Kết luận ở giai đoạn này là chủ đầu tư có đủ năng lực pháp luật và nănglực hành vi dân sự hay không
* Đánh giá mô hình tổ chức :
Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định tìm hiểu thông tin :
- Quy mô hoạt động của doanh nghiệp
- Cơ cấu hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Số lao động trình độ lao động, cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp
- Tuổi trung bình , mức thu nhập trung bình và thời gian làm việc
- Chính sách tuyển dụng lao động và chính sách tăng lương
- Tình hình đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển doanh số vàthiết bị , phát triển sản phẩm mới, hợp tác công nghệ
Đánh giá quản trị điều hành của ban lãnh đạo cần tìm hiểu thông tin:
- Danh sách ban lãnh đạo , tuổi , thời gian đảm nhận chức vụ
- Trình độ chuyên môn, cách thức lãnh đạo của người lãnh đạo cao nhất
và ban lãnh đạo
- Khả năng nắm bắt thị trường và thích ứng hội nhập
- Uy tín của ban lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp
* Thẩm định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp :
Nội dung thẩm định cần thẩm định nội dung :
a Tình hình sản xuất :
Đánh giá về tình hình sản xuất của khách hàng xem xét trên 2 nội dung:+ Điều kiện về sán xuất: xem xét về điều kiện sản xuất, đánh giá thực trạng máy móc thiết bị sản xuất, nhà xưởng, công nghệ thiết bị hiện đại
Trang 34Những thay đổi về khả năng sản xuất vả tỉ lệ sử dụng trang thiết bị, tỉ lệ phê phẩm, nguyên vật liệu cung cấp, thay đổi về giá mua và chất lượng nguyên vật liệu
b Kết quả sản xuất : Những thay đổi về đầu ra của sản phẩm , thay đổi
về thành phần của sản phẩm, hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi
Tình hình bán hàng :
c Thay đổi doanh thu : doanh thu của sản phẩm qua từng năm , sự thay
đổi của doanh thu và yếu tố tác động đến sự thay đổi này
d Giá bán sản phẩm : sự thay đổi của giá sản phẩm , phương pháp đặt
giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi
e Quản lí chi phí : Biến động về chi phí và nhân tố ảnh hưởng
f.Phương thức thanh toán : Trả nhanh hay chậm
g Quản lí hàng tồn kho : Những thay đổi về lượng hàng tồn kho và cách
quản lí
h Tình hình xuất khấu ; Tỉ lệ thay đổi tổng doanh thu, số lượng xuất
khẩu đến từng nước đối với từng sản phẩm , phương pháp và những thay đổi
về xuất khẩu
Ví dụ minh họa : Dự án Đầu tư khai thác than khu I – Mỏ than Nước
Vàng của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Việt Hồng
- Đánh giá năng lực sản xuất: năng lực sản xuất của Công ty là rất lớn,
vì việc khai thác than là khai thác tận thu, nên công suất khai thác thực tế lớnhơn rất nhiều so với tính toán ban đầu Công suất khai thác hiện tại của doanhnghiệp không đáng kể, doanh nghiệp chủ yếu khai thác phần dễ bằng phươngpháp lộ thiên trước
+ Với đội ngũ máy móc sẵn có của doanh nghiệp, việc vận chuyển vàđào xúc than trong thời gian tới cũng dễ hơn
- Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào: với
đặc điểm là ngành khai thác khoáng sản, nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là
Trang 35máy móc thiết bị như: Máy xúc, máy đào…, những máy móc này rất phongphú, dễ mua trên thị trường Các yếu tố đầu vào khác như: điện, nước:
+ Cung cấp nước: Toàn bộ khối lượng nước phục vụ sinh hoạt cung cấp
đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Cung cấp điện: trước mắt doanh nghiệp sử dụng nguồn điện là máyphát chạy dầu diezen, sau đó doanh nghiệp sẽ kéo điện trực tiếp từ nhà cungcấp về mỏ để phục vụ hoạt động khai thác
- Đánh giá phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: phương thức
tiêu thụ của Công ty chủ yếu là bán lẻ cho một số công ty gạch Tuy nen tạiđịa phương hoặc cho một số nhà máy nhiệt điện tại khu vực như: nhiệt điệnĐồng Rì …, do lượng than khai thác còn chưa nhiều Khi có được công suấtkhai thác đủ lớn (khoảng 60.000 tấn/năm), Công ty mới có thể ký hợp đồngvới xuất khẩu Tuy nhiên nhu cầu về than trong nước vẫn đang rất lớn, vì vậyphương án tiêu thụ sản phẩm trong nước là hợp lý
- Đánh giá, phân tích về sản lượng và doanh thu:
Tình hình kinh doanh và lợi nhuận của Doanh nghiệp tính đến30/09/2009 như sau:
Bảng 7: Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1 Tổng doanh thu 22.543.646.586 25.349.862.734 15.826.333.797
2 Giá vốn hàng bán 19.327.835.079 21.943.991.473 14.619.233.710
3 Lợi nhuận sau thuế 429.606.748 508.663.621 323.866.005
Tổng doanh thu của doanh nghiệp đang tăng nhanh, doanh nghiệp vừa đivào kết hợp lĩnh vực xây dựng và hoạt động khai thác than, vì thế giá vốnhàng bán của doanh nghiệp tăng lên đáng kể Không vì thế mà lợi nhuận sauthuế của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, năm 2008 là: 508.663.621đ tăng hơn 79trđ so với năm 2007, trong 09 tháng đầu năm 2009 lợi nhuận sau thuế của Cty
là 323.866.005đ đạt 63,67% so với năm 2008
- Đánh giá về khả năng xuất khẩu hàng hoá: Hiện tại Doanh nghiệp
Trang 36chưa có khả năng xuất khẩu hàng hóa Trong tương lai một vài năm tới, khikhả năng khai thác của doanh nghiệp được nâng cao việc xuất khẩu hàng ranước ngoài mới được tiến hành, thị trường xuất khẩu tiềm năng của doanhnghiệp chủ yếu là Trung Quốc Tuy nhiên việc đảm bảo an ninh năng lượngQuốc gia cũng là một rào cản hạn chế việc xuất khẩu của doanh nghiệp
c)Thẩm định tài chính của khách hàng:
Đây là một nội dung quan trọng được xem xét khi thẩm định dự án Nếukhông được chú trọng đến việc thẩm định này sẽ gây khó khăn trong việcthẩm định dự án Trong thực tế có những dự án phải ngừng hoạt động khichưa hết thời hạn do chủ đầu tư không có đủ năng lực tài chính và năng lựckinh doanh Năng lực tài chính thể hiện ở ba chỉ tiêu : tình hình tài chính, kếtquả kinh doanh, khả năng thanh toán
b Kinh doanh có hiệu quả : Hoạt động kinh doanh phải có lãi Nếu trong
trường hợp lỗ thì phải có phương án khắc phục để có khả năng trả nợ đúnghạn
c Không có nợ khó đòi và nợ quá hạn 6 tháng của ngân hàng đầu tư và
phát triển
e)Cán bộ thẩm định đánh giá tình hình tài chính của khách hàng thông qua các chỉ tiêu :
Tỷ suất tài trợ: Đánh giá mức độ tự chủ của doanh nghiệp về tài chính,
chỉ số này càng cao chứng tỏ mức độ tự chủ càng lớn Tỷ suất tài trợ đượctính bằng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn Tỷ suất tài trợ > 0.5được coi là đạt yêu cầu
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn: Đánh giá khả năng thanh toán các khoản
Trang 37nợ ngắn hạn của doanh nghiệp ( khoản nợ có thời hạn < 1 năm) Tỷ suất nàyđược tính bằng thương số giữ tài sản lưu động và tổng nợ ngắn hạn Chỉ tiêunày chuẩn khi đạt ~ 1.
Tỷ suất thanh toán tức thời: Khả năng trả những món nợ bất thường của
doanh nghiệp Tỷ suất này được tính bằng tổng vốn bằng tiền mặt trên tổng
nợ ngắn hạn Thông thường tỷ suất này đạt chuẩn > 0.5
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản ( ROA): Chỉ tiêu này đánh giá mức
sinh lời trên 1 đơn vị tài sản của công ty và được tính bằng thương số giữa lợinhuận ròng trên tổng tài sản của doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng nguồn vốn ( ROE): Đánh giá mức độ lãi
trên một đồng vốn bỏ ra của doanh nghiệp Tỷ suất này tính bằng tổng lợinhuận trên tổng nguồn vốn
Sau khi tính toán các chỉ tiêu trên, tiến hành đánh giá tình hình tài chínhcủa khách hàng theo tiêu chuẩn của BIDV đối với từng loại hình doanhnghiệp, loại vốn vay
1.3.6.2 Thẩm định dự án đầu tư vay vốn
Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn của chi nhánh ngày càngnhiều và các lĩnh vực hoạt động củng đa dạng phong phú Đối với dự án tùythuộc vào đặc điểm , quy mô của dự án và đặc điểm của khách hàng mà nộidung thẩm định của dự án cũng khác nhau Mục tiêu đặt ra của BIDV là khicho vay phải bảo đảm thu hồi được các khoản cho vay đó Do đó việc thẩmđịnh của chi nhánh tập trung vào việc thẩm định hiệu quả tài chính và khảnăng trả nợ của dự án đầu tư Các nội dung chủ yếu khi thẩm định dự án vayvốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm :
Nội dung 1 : Xem xét đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự
án đầu tư:
Trong nội dung này cán bộ thẩm định tiến hành đánh giá và thẩm địnhcác nội dung: Tính đầy đủ của hồ sơ dự án , tư cách pháp lí của chủ đầu tư,mục tiêu của đầu tư, quy mô đầu tư và sự cần thiết phải đầu tư, đánh giá khái
Trang 38quát nội dung của dự án… Kết luận ở giai đoạn này là dự án đã có đầy đủ các
hồ sơ yêu cầu cho thẩm định chi tiết chưa Nếu đầy đủ mới tiến hành bướcsang thẩm định chi tiết
Nội dung 2 : Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án
Đây là nội dung đầu tiên cần phải thẩm định để đảm bảo khi thẩm địnhcác nội dung còn lại của dự án đều khả thi thì dự án có thể đi vào triển khai Nội dung của thẩm định khía cạnh pháp lí của dự án bao gồm:
- Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội , quyhoạch phát triển ngành , quy hoạch xây dựng
- Xem xét tư cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư
- Thẩm định sự phù hợp của dự án với văn bản pháp quy của nhà nước,các quy định, chế độ ưu đãi khuyến khích ưu đói
- Thẩm định nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên , khả năng giải phóngmặt bằng
Nội dung 3: Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu
tố đầu vào :
Trên cơ sở hồ sơ dự án và đặc điểm dây chuyền công nghệ , cán bộ thẩmđịnh đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của
dự án như sau :
- Nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất hàng năm
- Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào , và họ là những nhàcung cấp có quan hệ từ trước hay mới thiết lập và khả năng cung cấp của họ
ra sao
- Chính sách nhập khẩu nguyên liệu đầu vào như thế nào
- Biến động về gía mua
Nội dung 4: Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án
Công tác thẩm định khía cạnh thị trường là một khâu hết sức quantrọng trong việc đánh giá hiệu quả của dự án Một dự án chỉ có thể tốt khimang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư Để lợi nhuận cao thì sản phẩm của dự án
Trang 39phải tiêu thụ được Cán bộ thẩm định của chi nhánh đã tiến hành thẩm địnhthị trường của tất cả dự án đầu tư Nội dung thẩm định khía cạnh thị trườngcủa dự án bao gồm:
* Phân tích nhu cầu hiện tại và tương lai của thị trường sản phẩm mà
dự án đang cung cấp
Đánh giá nhu cầu sản phẩm của dự án cần tìm hiểu qua các nội dung :
- Tổng nhu cầu hiện tại và tương lai sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án
- Tình hình sản xuất, tiêu thụ của các sản phẩm, dịch vụ thay thế tại thờiđiểm thẩm định
- Ước tính gia tăng sản phẩm trong tương lai và nhu cầu xuất khẩu ra
nước ngoài sản phẩm, dịch vụ của dự án
- Dự kiến sự biến đổi của thị trường trong tương lai khi có các dự ánkhác xuất hiện sản xuất cùng loại sản phẩm của dự án
* Phân tích thị trường mục tiêu của dự án và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Việc đánh giá thị trường mục tiêu để xem xét tính khả thi của sản phẩmcủa dự án Cần xem xét dự án trên hai thị trường : Nội địa và nướcngoài Qua đó đánh giá so sánh tiềm năng của sản phẩm dự án với sản phẩmxuất khẩu và khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm khác
* Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối:
Sản xuất ra sản phẩm tuy nhiên tiêu thụ như thế nào là rất quan trọngtrong một dự án Do đó cán bộ thẩm định cần tiến hành xem xét các nội dụng :
- Sản phẩm đầu ra cần tiêu thụ theo phươn thức nào
Trang 40- Mạng lưới phân phối của dự án được xác lập hay chưa , và có phù hợpvới đặc điểm thị trường hay không
- Tính toán chi phí thành lập mạng lưới phân phối
Ví dụ :Đối với công tác thẩm định thị trường của dự án Đầu tư khai thác than khu I – Mỏ than Nước Vàng tại công ty cổ phần Xây Dựng Và Thương Mại VIỆT HỒNG
- Hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp là :
+ Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, san lấp mặtbằng và hạ tầng cơ sở;
+ Xây lắp đường dây và trạm bến áp đến 35KV;
+ Xây đắp kè, cống, kênh , mương; Kinh doanh bất động sản;
+ Cho thuê kho tàng bến bãi, cho thuê hạ tầng cơ sở;
+ Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản, xây dựng các công trìnhcấp thoát nước;
+ Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô theo hợp đồng;+ Buôn bán khoáng sản (trừ các loại khóa sản Nhà nước cấm);…
Vì vậy trong quá trình khai thác thị trường của dự án cho thấy tiềmnăng của doanh nghiệp
- Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án: Thị trường mà sảnphẩm của dự án hướng tới là rất lớn, bên cạnh việc bán than cho 04 ngànhcông nghiệp lớn như: điện, xi măng, phân bón, và sản xuất giấy, ngoài ra doanhnghiệp còn bán cho một số nhà máy sản xuất gạch tuy nen tại địa bàn và hộ kinhdoanh lẻ Tại tỉnh Bắc Giang, nhu cầu về than đá khai thác từ các mỏ (trừ mỏĐồng Rì) là rất lớn chủ yếu phục vụ các ngành công nghiệp, vì vậy trong giaiđoạn tới cần quy hoạch làm nguyên liệu cho các nhu cầu trong tỉnh
- Đánh giá về cung sản phẩm: Tại Bắc Giang xuất hiện nhiều khu côngnghiệp nên nhu cầu về than lớn, tuy nhiên tùy theo nhu cầu của thị trường tại từngthời điểm, doanh nghiệp dự tính sẽ tăng công suất khai thác lên, vì dự án là khaithác tận thu, việc tăng công suất không bị hạn chế bởi các quy định ràng buộc