Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch NHTM CP Ngoại thương VN
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯCỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂNHÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2
1.1 Tổng quan hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam 2
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam 2
1.1.2 Bộ máy tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam 4
1.1.3 Hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam trong năm 2009 7
1.2.2 Những căn cứ để tiến hành công tác thẩm định dự án đầu tư 26
1.2.3 Quy trình thẩm định dự án vay vốn đầu tư 27
1.2.3.1 Quy trình tín dụng cụ thể 27
1.2.3.2 Quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay đầu tư dự án 32
Trang 21.2.3.2.1 Nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị vay vốn 33
1.2.3.2.2 Thẩm định cho vay 34
1.2.4 Nội dung thẩm định dự án vay vốn đầu tư 36
1.2.4.1 Thẩm định hồ sơ pháp lý 36
1.2.4.1.1 Đánh giá năng lực pháp lý của chủ đầu tư 36
1.2.4.1.2 Đánh giá hồ sơ thủ tục pháp lý của dự án và hồ sơ vay vốn 37
1.2.4.2 Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị 37
1.2.4.2.1 Đánh giá các yếu tố phi tài chính 37
1.2.4.2.2 Đánh giá tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanhhiện tại của chủ đầu tư 38
1.2.4.2.3 Triển vọng và các yếu tố ảnh hưởng đến SXKD của đơn vị trongthời gian tới: 42
1.2.4.3 Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án 43
1.2.4.3.1 Các thông tin cơ bản về dự án 43
1.2.4.3.2 Đánh giá tổng mức đầu tư của dự án và việc triển khai kế hoạchvốn của dự án 43
1.2.4.3.3.Đánh giá kế hoạch, tiến độ triển khai dự án 44
1.2.4.3.4 Đánh giá về mức độ phù hợp của công nghệ mà dự án lựa chọn 45
1.2.4.3.5.Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào của dự án 46
1.2.4.3.6 Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án 47
1.2.4.3.7.Tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án 49
1.2.4.4 Thẩm định về điều kiện đảm bảo tiền vay 54
1.2.4.5.Các thuận lợi và các rủi ro có thể xảy ra với dự án cùng biện phápgiảm thiểu 55
1.2.5 Phương pháp sử dụng trong thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại Sở giaodịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 55
1.2.5.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự 55
1.2.5.2 Phương pháp dự báo 56
1.2.5.3 Phương pháp phân tích độ nhạy 57
1.2.6 Thực trạng thẩm định dự án vay vốn đầu tư của các Doanh nghiệp nhỏ vàvừa tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 57
Trang 31.2.6.1 Quy trình thẩm định dự án vay vốn đầu tư của các Doanh nghiệp
1.2.6.2.3 Dự báo môi trường hoạt động của dự án 60
1.2.6.2.4 Điều kiện đảm bảo tiền vay 65
1.2.6.3 Phương pháp thẩm định đối với dự án vay vốn của các Doanhnghiệp nhỏ và vừa 67
1.2.7 Ví dụ cụ thể về thẩm định dự án vay vốn đầu tư của Doanh nghiệp nhỏvà vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 68
1.2.7.1 Giới thiệu chung về dự án 68
1.2.7.2 Thẩm định chi tiết 69
1.2.7.2.1 Thông tin cơ bản về khách hàng 69
1.2.7.2.2 Thẩm định dự án 75
1.2.7.2.3 Thẩm định đảm bảo tiền vay 89
1.2.7.3 Đề xuất của phòng đầu tư dự án 89
1.3 Đánh giá về chất lượng thẩm định dự án vay vốn đầu tư của Doanh nghiệpnhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 90
1.3.1 Những kết quả đạt được: 90
1.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân: 92
1.3.2.1 Những hạn chế còn tồn tại: 92
1.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại: 93
1.4 Mối quan hệ giữa thực trạng thẩm định dự án đến kết quả kinh doanh của Sởgiao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 97
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁCTHẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆPNHỎ VÀ VỪA TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠITHƯƠNG VIỆT NAM 99
2.1 Định hướng hoạt động của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam năm 2010 99
Trang 42.1.1 Định hướng hoạt động cho vay của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam 99
2.1.2 Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp Nhỏ vàvừa tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 100
2.1.3 Định hướng cho công tác thẩm định dự án trong thời gian tới 102
2.2 Mô hình phân tích SWOT của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Namtrong thẩm định dự án đầu tư vay vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa 102
2.2.1 Điểm mạnh và điểm yếu 104
2.4 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án 114
2.4.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 114
2.4.2 Kiến nghị với chủ dự án đầu tư 115
2.4.3 Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan 115
KẾT LUẬN 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
Trang 6Bảng 1.2 : Tình hình sử dụng vốn của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam 12
Bảng 1.3: Nợ theo các nhóm của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam 13
Bảng 1.4: Kết quả kinh doanh của SGD Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam 14
Bảng 1.5 : Tình hình cho vay - thu nợ đối với DNNVV tại SGD Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam 17
Bảng 1.6 : Tình hình dư nợ đối với DNNVV tại SGD Ngân hàng TMCP 19
Ngoại thương Việt Nam 19
Bảng 1.7: Số liệu bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần Minh Tiến 72
tính đến hết tháng 9/2007 72
Trang 7Bảng 1.8: Số liệu bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần SXTM Phú Phong tính
đến hết tháng 9/2007 73
Bảng 1.9: Thông số tài chính của dự án 78
Bảng 1.10: Máy móc thiết bị của dự án 80
Bảng 1.11: Công suất bình quân của dự án (giả định) 83
Bảng 1.12: Giá bán mặt hàng đá của dự án (giả định) 83
Bảng 1.13: Giá vốn hàng bán các loại đá của dự án 84
Bảng 1.14: Chi phí dự kiến chưa bao gồm khấu hao và lãi vay 84
Bảng 1.15: Doanh thu của dự án ( ước tính) 85
Bảng 1.16: Tổng kết lãi lỗ của dự án 85
Bảng 1.17: Ngân lưu của dự án 86
Bảng 1.18: Các chỉ số hiệu quả của dự án tính theo công suất hoạt động 86
Bảng 1.19: Các chỉ tiêu hiệu quả của dự án với giả định tăng chi phí gia công 87
Bảng 1.20: Khả năng trả nợ của dự án theo giả định của công ty 87
Bảng 1.21: Khả năng trả nợ của dự án theo khả năng của công ty 88
Bảng 1.22: Thời gian trả nợ vay của dự án 88
Bảng 2.1: Hoạt động tín dụng đối với DNNVV của SGD năm 2010 ( Dự kiến) 102Bảng 2.2: Tóm tắt về môi trường kinh doanh 106
Bảng 2.3: Doanh thu của dự án (ước tính) 113
Bảng 2.4: Tổng kết lãi lỗ của dự án 114
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Khi nói đến các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, chúng takhông thể không nhắc tới ngân hàng Trong đó, Ngân hàng thương mại thườngchiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng Ở nước ta,hoạt động của Ngân hàng thương mại đã góp phần vào việc huy động vốn, mở rộngvốn đầu tư cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăngtrưởng kinh tế trong nước.
Sở giao dịch là một trong những đơn vị trực thuộc của hệ thống Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- một trong bốn Ngân hàng thương mạilớn nhất Việt Nam Trong những năm vừa qua, Sở giao dịch đã có những bướcphát triển và lớn mạnh không ngừng Hiện nay, Sở giao dịch đã vươn lên làmột trong những đon vị hoạt động hiệu quả nhất trong toàn hệ thống, vị thế vàuy tín ngày càng được nâng cao Tuy vậy, đồng hành với hiệu quả kinh doanh làrủi ro tín dụng Đã có phần vốn không nhỏ của Sở giao dịch cho vay ra đã được cácDoanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng không có hiệu quả Một trong những nguyênnhân dẫn đến tình trạng đó là do chất lượng thẩm định dự án đầu tư vay vốn Làmtốt công tác thẩm định sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng,đảm bảo việc sử dụng vốn vay có hiệu quả và khả năng thu hồi vốn đầu tư, giảm rủiro cho Sở giao dịch.
Chính vì vậy, với mong muốn đóng góp phần nào đó cho sự phát triển của Sởgiao dịch nói riêng, của nền kinh tế nói chung, cũng như trau dồi kỹ năng bản thân,
em đã quyết định chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốnđầu tư của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam" làm chuyên đề tốt nghiệp.
Bố cục chuyên đề gồm 2 phần:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư của cácDoanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam
Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự ánvay vốn đầu tư của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam.
Do thời gian còn hạn chế, kinh nghiêm thực tế của người viết có hạn nên bàiviết không thể tránh khỏi thiếu sót Em kính mong ý kiến đóng góp của thầy cô vàcác bạn để có thể hoàn thiện đề tài này.
CHƯƠNG 1
Trang 9THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÁCDOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
1.1 Tổng quan hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam( Bank for Foreign Trade of Vietnam,gọi tắt là VCB) được thành lập ngày 01/04/1963 với vai trò là Ngân hàng chuyêndoanh trong hệ thống Ngân hàng một cấp Trong nền kinh tế tập trung, Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam được xem là Ngân hàng duy nhất thực hiện cácchức năng của một Ngân hàng đối ngoại: thanh toán xuất nhập khẩu, thực hiệnnhững khoản vay nợ viện trợ của các tổ chức tài chính quốc tế và các chính phủ.Đồng thời Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng là Ngân hàng duy nhấtphát hành bảo lãnh cho Doanh nghiệp Nhà nước vay vốn nước ngoài, nhập hàng trảchậm Chính vì thế, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có một cơ sở vữngchắc đó là đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm dày dặn trong công tác đối ngoại, có uytín tiếng tăm trong nước và trên trường quốc tế cùng hệ thống Chi nhánh rộng khắpcả nước
Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam còn tham gia góp vốn, liêndoanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanhkhác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư… Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam là Ngân hàng thương mại đầu tiên phát hành và thanh toánthẻ quốc tế Visa, Master Card và là đại lý thanh toán thẻ lớn nhất tại Việt Nam:Visa, American Express, Master Card, JCB… Hiện là Ngân hàng độc quyền pháthành thẻ American Express tại Việt Nam đồng thời cũng là đại lý thanh toán chuyểntiền nhanh toàn cầu Money Gram lớn nhất tại Việt Nam, là Ngân hàng chiếm tỷtrọng thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh lớn nhất Việt Nam, là Ngân hàng duynhất tại Việt Nam đạt tỷ lệ trên 95% điện Swift được xử lý hoàn toàn tự động theotiêu chuẩn của Mỹ, liên tiếp trong 8 năm liền: 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001,
Trang 102002 và 2003 được công nhận là Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanhtoán Swift theo tiêu chuẩn quốc tế
Trong tứ đại gia Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam có mức xếp hạng cao nhất Năm 2007, Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam2006 do Thời báo Kinh tế và Cục xúc tiến Bộ Thương mại tổ chức Đặc biệt thươnghiệu Vietcombank lọt vào Top Ten (mười thương hiệu mạnh nhất trong số 98thương hiệu đạt giải) Đây là lần thứ 3 liên tiếp Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam được trao tặng giải thưởng này Năm 2007, Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối choDoanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn
Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thành lập năm1991 Trong thời gian đầu thành lập, Sở giao dịch (SGD) là đơn vị trực thuộc Hộisở chính (HSC), thực hiện các hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam SGD đóng vai trò đầu mối thực thi chiến lược phát triển các sản phẩm, dịchvụ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, là cầu nối cho Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam với khách hàng của mình.
Cùng với sự phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, SGDcũng ngày một phát triển và mở rộng cả về quy mô lẫn nghiệp vụ:
Ngày 20/12/2001, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam khai trương tòanhà VCB Tower tại địa chỉ Số 198 Đường Trần Quang Khải, thành phố Hà Nội,HSC và SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được đặt tại trụ sở này Trong bối cảnh kinh tế nước ta hiện nay, theo yêu cầu của Thủ tướng chính phủvề việc cổ phần hoá các Ngân hàng quốc doanh, năm 2008, Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là Ngân hàng thương mạicổ phần - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Xác định được chiến lượckinh doanh đồng thời đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá đi đôi với việc phát triển vàchuyên môn hoá nghiệp vụ của các phòng ban, ngày 28-12-2005, theo Quyết địnhsố 1215/QĐ-Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.TCCB&ĐT của Hội đồngQuản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và tới ngày 01/01/2006, SGDđược chính thức tách ra khỏi HSC, hoạt động như một Chi nhánh, có tư cách phápnhân, có con dấu, có tài khoản riêng, SGD trở thành một Chi nhánh được thực hiện
Trang 11tất cả các nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam,SGD cùng các Chi nhánh trong toàn hệ thống trên cả nước sẽ không ngừng xâydựng và phát triển, phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, góp phần thiếtthực vào sự phát triển nền kinh tế nước nhà.
Kể từ đây toàn bộ giao dịch của các Tổng công ty sẽ do HSC quản lý, còn giaodịch của tất cả các đối tượng khách hàng khác như Doanh nghiệp, cá nhân…sẽ doSGD thực hiện.
1.1.2 Bộ máy tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Namtrước đây là đơn vị trựcthuộc, hạch toán chung với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, đến ngày01/01/2006 thì tách ra hạch toán riêng.
Bộ máy lãnh đạo SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Namgồm có mộtGiám đốc và hai phó Giám đốc Hiện nay SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Namcó khoảng hơn 600 nhân viên, với 37 phòng chức năng trong đó có 6phòng chuyên môn, 15 phòng nghiệp vụ tại trụ sở của SGD và 16 phòng giao dịchđặt tại thành phố Hà Nội
Trang 12Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam
Giám đốc
P Quản lý nhân sự
P Tin học
P Khách hàngP Kế toán tài chính
Văn phòng Đảng đoànP Hành chính quản trị
P Kiểm tra nội bộ
16 Phòng giao dịchP Đầu tư dự án
P Thanh toán quốc tế
P Vay nợ viện trợP Khách hàng thể nhân
P Vốn và kinh doanh ngoại tệP Kế toán giao dịch
P Ngân quỹ
Nhóm hỗ trợ( Các phòng chuyên
Nhóm KD DV( Các phòng NV)
Nhóm thanh toán( Các phòng NV)Nhóm tín dụng( Các phòng NV)
Nhóm các phòng giao dịch
3 Phó giám đốc
( Nguồn: Phòng tổ chức Sở giao dịch VCB)
Trang 13Các phòng ban của SGD được chia thành 5 nhóm: Nhóm hỗ trợ: 6 phòng chuyên môn Nhóm tín dụng: 5 phòng nghiệp vụ Nhóm thanh toán: 3 phòng nghiệp vụ
Nhóm kinh doanh dịch vụ: 7 phòng nghiệp vụ Nhóm các phòng giao dịch: 16 phòng giao dịch
Trong đó tín dụng là một trong các loại hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam và là một trong những loại có rủi ro cao nhất Nhóm tíndụng bao gồm:
- Đầu mối phát triển sản phẩm đầu tư dự án.
- Phân tích rủi ro và thẩm định cấp tín dụng đầu tư dự án đối với khách hàng.
e Phòng quản lý nợ
Trang 14 Chức năng:
- Quản lý và trực tiếp thực hiện tác nghiệp liên quan đến việc mở tài khoản vay/hợpđồng, cập nhật hệ thống, giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớpđúng với số liệu trên hồ sơ.
- Lưu giữ và quản lý hồ sơ tín dụng đầy đủ và an toàn.
- Quản lý rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng, đảm bảo các khoản cấp tíndụng tuân thủ các quy định trong quy trình tín dụng
1.1.3 Hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam trong năm 2009
1.1.3.1 Tình hình hoạt động tín dụng, huy động vốn
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài từ năm 2008 đến nay vẫn chưa chấmdứt Kéo theo đó là sự sụp đổ hàng loạt của các Ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là ởMỹ đã làm cho thị trường tài chính - tiền tệ thế giới trở nên ảm đạm Nền kinh tếtrong nước nói chung và ngành Ngân hàng cũng lâm vào tình trạng khó khăn chung.Do đó, hoạt động huy động vốn, tín dụng Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn Đếncuối năm 2009, tình hình kinh tế thế giới đã có chuyển biến theo chiều hướng tíchcực Một số nền kinh tế lớn đã tuyên bố thoát khỏi suy thoái
Từ đầu năm 2009, Chính phủ đã thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ, cho vayhỗ trợ lãi suất nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế Đến nay nền kinh tế đã có dấu hiệuphục hồi dần, các kênh huy động vốn đều có ấm lên, đặc biệt tăng trưởng tín dụngNgân hàng tính đến cuối tháng 10/2009 đã vượt qua ngưỡng 30%, lên tới 33,29%.Tính chung 10 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 46,3 tỷ USD vàkim ngạch nhập khẩu ước đạt 55,12 tỷ USD và tính chung 10 tháng, nhập siêu 8,82tỷ USD, bằng 8,7% tổng kim ngạch xuất khẩu Tình trạng khan hiếm đồng USD kéodài từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thanh toán quốc tế tạiSGD.
Trên thị trường nội địa, hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam đã phong phú, đadạng, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của xã hội Các chương trình xúc tiến thươngmại thị trường trong nước và cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàngViệt Nam” đã được phát động thông qua việc tổ chức các đợt khuyến mại, tuyêntruyền quảng bá cho hàng Việt Nam Do vậy, nhu cầu tiêu dùng hàng Việt Namtrong mấy tháng cuối năm 2009 tăng lên đáng kể
Hà Nội là địa bàn hoạt động Ngân hàng có mức độ cạnh tranh gay gắt nên SGDbị chia sẻ nhiều về thị phần huy động vốn và dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Trang 151.1.3.1.1 Huy động vốn
Trong năm 2009, SGD đã rất nỗ lực trong công tác huy động vốn từ nền kinh tế: Triển khai kịp thời các sản phẩm tiền gửi của Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam.
Bám sát diễn biến của thị trường và chỉ đạo của HSC để điều chỉnh lãi suấtvà phản ánh kịp thời các vướng mắc phát sinh.
Thường xuyên theo dõi dòng tiền để kịp thời liên hệ với khách hàng về kếhoạch sử dụng tiền đồng thời phối hợp chặt chẽ với Phòng quản lý kinh doanh vốn -HSC để chào lãi suất ưu đãi khi cần thiết.
Có chế độ chăm sóc thích hợp đối với từng đối tượng khách hàng, đặc biệt làcác khách hàng có số dư tiền gửi lớn
Quán triệt việc thực hiện tốt bộ tiêu chuẩn phục vụ khách hàng, nâng caochất lượng phục vụ khách hàng
Tuy nhiên, dự kiến đến 31/12/2009, tổng huy động vốn từ khách hàng quy VNĐcủa SGD đạt 39.600 tỷ đồng giảm 0,79% so với 31/12/2008 trong đó huy độngbằng VNĐ giảm 12,82% và ngoại tệ quy USD tăng 13,75% so với cuối năm 2008và SGD không đạt kế hoạch huy động vốn do HSC giao do các lý do sau:
Tình hình kinh tế khó khăn nên thu nhập của dân cư và Doanh nghiệp giảm Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đặc biệt trong 2 tháng cuối năm 2009,một số Ngân hàng do thiếu vốn đã đưa ra các chương trình khuyến mại làm cho lãisuất huy động thực tế cho các kỳ hạn ngắn lên tới 15%/năm đối với VNĐ và 4,5%đến 6%/năm đối với USD và các ngoại tệ khác nên đã hút mất một phần khách hàngcủa SGD Trong khi đó, lãi suất huy động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam lại bị khống chế bởi mức dưới 10,5%/năm đối với VNĐ, mức lãi suất huyđộng USD mặc dù SGD đã đưa lên khá cao so với trước đồng thời tích cực thoảthuận lãi suất với khách hàng để giữ nguồn tiền cũng như huy động mới nhưng cũngkhông tăng được vốn huy động từ đối tượng này.
Do hạn chế về nguồn USD bán cho khách hàng nên một số khách hàng đãchuyển VNĐ sang Ngân hàng khác để mua USD giá cao nên lượng tiền gửi của cácTCKT giảm
Ba khách hàng tiền gửi lớn nhất của SGD là SCIC, VMS, Quỹ tích luỹchuyển tiền đầu tư và thanh toán, hỗ trợ ngân sách, trả nợ trước hạn nên tiền gửi của
các khách hàng này giảm so với 31/12/2008 là khoảng 4.000 tỷ đồng.
Trang 16 Sản phẩm tiền gửi của Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam đã đa dạnghơn nhưng trong năm 2009 nhưng lại không có nhiều đợt phát hành trái phiếu, kỳphiếu gối đầu các đợt kỳ phiếu, trái phiếu các năm trước đến hạn mà tập trung vàophát triển các sản phẩm tiết kiệm có nhiều tiện ích mới Tuy nhiên, ngoài sản phẩmtiết kiệm bậc thàng lãi thưởng thì các sản phẩm khác chưa thực sự khác biệt với sảnphẩm của Ngân hàng khác và tiện lợi cho khách hàng nên hiệu quả của việc huyđộng vốn từ khách hàng thể nhân tại SGD chưa cao
Biểu đồ 1.1 : Nguồn vốn huy động của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam
(Nguồn : Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ Sở giao dịch VCB)
Ngoài ra, trong năm 2009, trên địa bàn Hà Nội có các đợt sốt về bất động sản,vàng và USD nên người dân đã rút tiền tiết kiệm để chuyển sang các kênh đầu tưnày.
Tiền gửi của các TCKT quy VNĐ đến 31/12/2009 ước đạt 26.983,25 tỷ đồng,giảm 2.340,06 tỷ đồng (7,98%) so với cuối năm 2008 trong đó tiền gửi VNĐ giảm3.427,67 tỷ đồng (15,43%) và tiền gửi ngoại tệ quy USD tăng 36,64 tr.USD(8,76%)
Bảng 1.1 : Tình hình huy động vốn tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam
Đơn vị: tỷ đồng, triệu USD0
2008
T12/2009 Nguồn vốn huy động (Tỷ đồng)
Trang 171 TG của TCKT 18,791.92 455.07 26,983.25 -15.43 8.76 -7.98 1.1 TG KKH 4,326.29 297.92 9,688.91 3.34 -3.95 2.51 1.2 TG CKH 14,465.62 157.15 17,294.34 -19.78 45.14 -12.972 Tkiệm &
( Nguồn: Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ Sở giao dịch VCB)
Dự kiến đến 31/12/2009, tiền gửi của dân cư quy VNĐ ước đạt 12.616,75 tỷVNĐ trong đó tiền gửi bằng VNĐ và ngoại tệ quy USD đều tăng tương ứng là151,66 tỷ VNĐ (4,55%) và 79,68 tr USD (18,63%) so với 31/12/2008
1.1.3.1.2 Sử dụng vốn
Song song với việc huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có vai trò hết sứcquan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nếu như huy độngvốn được coi là điều kiện cần thì sử dụng vốn được coi là điều kiện đủ, quyết địnhđến sự sống còn của Ngân hàng Ngân hàng huy động vốn để cho vay nên nếu huyđộng được nhiều mà không cho vay ra được thì dẫn đến hậu quả “ách tắc vốn”nhưng ngược lại cho vay được mà không thu hồi được nợ thì lại càng không tốt Dovậy nghiệp vụ sử dụng vốn chỉ cần một sai lầm nhỏ có thể dẫn đến hậu quả khônlường thậm chí có thể đi tới phá sản của bất cứ một Ngân hàng nào.
Nhận thức đúng về vấn đề này, SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Namluôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu theo đúngchủ trương, chính sách của Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam với phương châm “phát triển - an toàn - hiệu quả”, SGD chú trọng tăng trưởngphải kiểm soát được vốn cho vay Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợvới các Doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao
Trang 18chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực hiện nghiêm túc cácquy chế về tín dụng hiện hành.
Dự kiến đến cuối năm 2009, tổng huy động vốn quy VNĐ của SGD là 41.009,33tỷ đồng, tăng 970,41 tỷ đồng so với 31/10/2009 Do đó, tổng dư nợ quy VNĐ tối đađược phép của SGD là 5.975,66 tỷ đồng
Dự kiến, đến 31/12/2009 ước đạt 5.852,78 tỷ đồng, tăng 1.143,75 tỷ VNĐ(24,29%) so với 31/12/2008 trong đó dư nợ VNĐ và ngoại tệ quy USD ước đạt2.856,91 tỷ đồng và 166,44 tr.USD Trong năm 2009, Chính phủ có chính sách hỗtrợ lãi suất cho vay VNĐ đối với các Doanh nghiệp nên mức dư nợ VNĐ tăng mạnhso với năm trước là 81,47% Ngược lại, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ lại giảm 9,87%do nguồn ngoại tệ bị hạn chế và tỷ giá biến động nên khách hàng hạn chế vay ngoạitệ hoặc thực hiện mua ngoại tệ để trả nợ đến hạn và vay VNĐ
Biểu đồ 1.2 : Dư nợ cho vay của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
2006 2007 T06/2008 T12/2008 T06/2009 T12/2009Dư nợ cho vay ( Tỷ đồng)
( Nguồn : Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ Sở giao dịch VCB)
Dư nợ cho vay ngắn hạn, trung dài hạn và đồng tài trợ quy VNĐ đều tăngtương ứng là 16,71%, 40,34% và 41,93%
Dư nợ cho vay DNNVV ước đạt 1.095,31 tỷ VNĐ chiếm 18,71% tổng dư nợcủa SGD và không đạt chỉ tiêu kế hoạch về tỷ trọng dư nợ khách hàng DNNVVtrong tổng dư nợ.
Dư nợ cho vay khách hàng thể nhân ước đạt 507,45 tỷ VNĐ chiếm 8,67%tổng dư nợ của SGD và cũng không đạt chỉ tiêu kế hoạch về tỷ trọng dư nợ khách
Trang 19hàng thể nhân trong tổng dư nợ Dư nợ cho vay thể nhân chiếm tỷ trọng thấp mộtmặt là do trong năm, SGD tập trung vào việc xử lý dứt điểm một số khoản nợ xấucủa khách hàng đồng thời lãi suất cho vay các sản phẩm mua ô tô hay mua nhà đấtkhông cạnh tranh so với một số Ngân hàng cổ phẩn trong khi thủ tục lại chặt chẽhơn nhiều Thêm vào đó, trong quý IV/2009, thực hiện chỉ đạo điều chỉnh dư nợ tíndụng của HSC, SGD đã thực hiện chọn lọc khách hàng thể nhân theo đó tập trungvào các khách hàng thể nhân cầm cố sổ tiết kiệm Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam, cán bộ công nhân viên SGD và có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả Đồngthời, SGD tập trung thu nợ đối với các khoản nợ đến hạn và không đủ tiêu chuẩncủa khách hàng thể nhân.
Bảng 1.2 : Tình hình sử dụng vốn của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam
Đơn vị: tỷ VNĐ, triệu USD
1 Dư nợ CV NH 1,721.76 114.61 3,784.65 134.2
4 -22.42 16.702 Dư nợ CV
3 Dư nợ CV
( Nguồn: Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ Sở giao dịch VCB)
Tỷ lệ nợ xấu dự kiến đến 31/12/2009 là 8,93% Khi xây dựng kế hoạch 2008,SGD dự kiến tỷ lệ này là 3% nhưng trên thực tế do tình hình kinh tế thế giới và ViệtNam tiếp tục khó khăn nên công ty LD Container Vinashin không thể trả được mộtsố khoản nợ đến hạn trong năm dẫn đến dư nợ của đơn vị vẫn được phân loại nhóm5 dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao.
Bảng 1.3: Nợ theo các nhóm của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Nợ theo các nhóm(Tỷ VNĐ)
T06/07 T09/07 T12/07 T03/08 T06/08 T12/09Nợ nhóm 1 & 2 2730 3088 3518 4177 4018 5293.7
Trang 20Nợ nhóm3 & 4 & 5 81 183 95 49 346 519.08Tỷ lệ nợ xấu 2.87% 5.59% 2.63% 1.15% 7.93% 8.93%
( Nguồn: Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ Sở giao dịch VCB)
Biểu đồ 1.3: Nợ các nhóm của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
T06/2007 T09/2007 T12/2007 T03/2008 T06/2008 T12/2009Nợ nhóm 1 & 2 Nợ nhóm 3 & 4 & 5
( Nguồn: Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch VCB)
Nhìn vào bảng số liệu và sơ đồ ta thấy tỷ lệ nợ xấu tăng, tập trung ở một sốkhách hàng Tỷ lệ này cho biể số tiền Ngân hàng đã trích để đưa vào quỹ dự phòngrủi ro trong kỳ là bao nhiêu Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ các khoản nợ xấu củaNgân hàng cao dẫn đến Ngân hàng phải trích thêm một khoản vào quỹ dự phòng rủiro càng cao như vậ sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng làm cho chất lượng tíndụng của Ngân hàng giảm Tuy nhiên cũng có trường hợp tỷ lệ dự phòng rủi ro đãtrích lập là thấp nhưng không có nghĩa là các khoản nợ xấu của Ngân hàng thấp, màdo Ngân hàng đã phản ánh không đúng thực chất, cố tình che giấu những khoản nợcó vấn đề vì sợ ảnh hưởng tới thành tích và quan trọng là sợ phải trích lập quỹ dựphòng rủi ro lớn làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của Ngân hàng.
Trong năm 2009, SGD đã thu hồi 12,19 tỷ VNĐ và 345.793,66 USD nợ xấungoại bảng trong đó công ty dệt Nam Định là 10,32 tỷ VNĐ, công ty xi măng HoàBình là 1 tỷ VNĐ và 227.244,81USD, công ty du lịch Hoà Bình là 84.779,24
Trang 21USD…Tổng số thu hồi nợ nội bảng là 124,67 tỷ VNĐ trong đó công ty LDContainer Vinashin là 15,8 tỷ VNĐ, công ty cung ứng dịch vụ hàng không là 24 tỷVNĐ, công ty chăn nuôi chế biến là 26,38 tỷ VNĐ, công ty kho vận và dịch vụthương mại là 8,47 tỷ VNĐ…, khách hàng thể nhân Dương Bích Hà là 2,7 tỷ VNĐ,Phan Thị Bích là 6,5 tỷ VNĐ, Nguyễn Thị Huệ là 3,4 tỷ VNĐ…
1.1.3.2 Kết quả kinh doanh
Bảng 1.4: Kết quả kinh doanh của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam
Kết quả kinh doanh 650.00 326.15 594.19 1,064.67
( Nguồn : Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ Sở giao dịch VCB)
Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả kinh doanh của SGD năm 2009 tăng so vớinăm 2008,cụ thể đã tăng 323,85 tỷ đồng so với năm 2008 Nhìn chung hoạt độnghuy động vốn và sử dụng vốn của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Namđã có sự tăng trưởng qua các năm Tuy nhiên trong từng năm lại thể hiện sự mất cânđối lớn giữa hai hoạt động này thể hiện ở chỗ vốn huy động là rất lớn (khoảng30000 tỷ đồng) song lượng cho vay ra lại nhỏ hơn nhiều so với số vốn đã huy độngđược (chỉ khoảng 3000 tỷ), hàng năm phải điều chuyển một lượng vốn lớn về Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Trung ương để lấy lãi suất điều hoà.
1.1.3.3 Khó khăn và tồn tại
Theo kế hoạch được giao thì dư nợ đến cuối năm 2009 của SGD sẽ trongkhoảng từ 6.216 tỷ VNĐ đến 6.367 tỷ VNĐ Tuy nhiên, theo chỉ đạo của TổngGiám đốc tại Công văn số 1874/Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam-CSTDngày 17/11/09, SGD phải thực hiện điều chỉnh dư nợ cuối năm 2009 về mức dư nợmục tiêu là 5.500 tỷ đồng SGD đã thực hiện hạn chế cho vay mới, hạn chế đến mứctối đa giải ngân các cam kết, tích cực thu hồi nợ đến hạn cũng như động viên các
Trang 22đơn vị có khả năng trả nợ trước hạn Tuy nhiên, hầu hết các khách hàng vay vốn tạiSGD hiện nay là các khách hàng đã được sàng lọc rất kỹ, các khách hàng có nhucầu vay mới hoặc có cam kết chưa giải ngân tại SGD đều là những khách hàng cótình hình tài chính tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và sử dụng nhiều dịch vụcủa SGD nên nếu hạn chế cho vay đối với các đối tượng này sẽ làm ảnh hưởng đếnnhiều mặt hoạt động của SGD đồng thời ảnh hưởng không tốt đến quan hệ vớikhách hàng trong thời gian tới
Các sản phẩm tín dụng bán lẻ còn nhiều điểm chưa phù hợp và chưa hoàn thànhmẫu biểu Trong khi SGD đang thực hiện giảm dư nợ thể nhân thì HSC lại đưa rasản phẩm cho vay Indochina Plaza và ô tô Trường Hải để triển khai Những sảnphẩm này SGD chỉ có thể triển khai khi SGD bắt đầu tăng cường cho vay lại
1.1.4 Hoạt động tín dụng Ngân hàng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Sởgiao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong những năm qua
Các DNNVV ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế.Nhận thức được điều này, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã có nhữngbước chuyển quan trọng trong cơ cấu khách hàng trong những năm qua DNNVVhiện đang được đánh giá là thị trường tiềm năng đối với hoạt động tín dụng củaNgân hàng Đây là đối tượng khách hàng rất năng động và có khả năng phát triểnmạnh trong tương lai Vì thế, nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV là mộttrong những chiến lược kinh doanh chủ yếu của SGD Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam.
Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với SGD không ngừng tăng lên Theo sốliệu của Phòng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, năm 2005, chỉ có khoảng 41DNNVV quan hệ thường xuyên với SGD, đến năm 2006, con số này là 78, và đặcbiệt đến năm 2007, có khoảng 124 DNNVV và 627 hộ kinh doanh cá thể Trong đóchủ yếu là Doanh nghiệp Nhà nước, đến năm 2007, số DNNVV ngoài quốc doanhtăng lên vượt bậc, đó là dấu hiệu đáng mừng khi các DNNVV ngoài quốc doanh đãcó điều kiện tiếp xúc với nguồn vốn của SGD.
Để có thể đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNNVV, ta cần xem xét đến quytrình thẩm định tín dụng,đặc biệt là thẩm định quy trình cho vay đối với DNNVV Trong thời gian qua nhìn chung các cán bộ tín dụng (CBTD) tại SGD Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam tuân thủ tương đối đầy đủ theo quy trình tín dụngđối với DNNVV bao gồm những công việc phải thực hiện trong quá trình cho vay,thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng SGD đã thành lập Phòng tín dụng
Trang 23DNNVV được tách ra từ Phòng tín dụng theo đó đã thiết kế một quy trình tín dụngriêng cho khối DNNVV vừa để rút ngắn thời gian thẩm định cũng như đơn giản hoáthủ tục vay vốn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng tín dụng đối với cácDNNVV Đặc biệt trong quy trình thẩm định SGD luôn xác định bước điều tra thẩmđịnh cho vay, thiết lập hồ sơ và xét duyệt cho vay là rất quan trọng bởi đây là cơ sởđể định lượng rủi ro trong quá trình cho vay Có làm tốt được công tác thẩm định thìchất lượng tín dụng mới được đảm bảo, tránh được các rủi ro tín dụng, tạo ra uy tíncho hoạt động của Ngân hàng.
Ngoài ra SGD cũng đã chú trọng đến bước kiểm tra trong quá trình cho vay để cóthể nắm được nguyên nhân diễn biến của khoản tín dụng đã cung cấp để có nhữnghành động điều chỉnh hoặc can thiệp khi cần thiết nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảyra.
1.1.4.1 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bảng 1.5 : Tình hình cho vay - thu nợ đối với DNNVV tại SGD Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam
trọngSố tiềnTỷtrọng
2006/2005 2007/2006Số
Sốtiền%1.Tổng DSCV 2299,7 100 2345,7 100 3215,6 100 46 2 869,9 37DSCV DNNVV 919,8 40 1524,7 65 1834,2 57 604,9 65,7 309,5 20,3
Trang 24Đến năm 2006, trong khi doanh số cho vay của toàn SGD tăng rất ít (chỉ tăng2%) nhưng doanh số cho vay đối với DNNVV đã đạt 1524,7 tỷ đồng, tăng 604,9 tỷso với năm 2005 với tốc độ tăng là 65,7%, chiếm tỷ trọng 65% trong tổng doanh sốcho vay đối với toàn bộ khách hàng của SGD Nguyên nhân là do trong năm 2006,SGD thiết lập quan hệ tín dụng thêm một số DNNVV mới và xem xét nâng hạnmức cho vay đối với một số DNNVV đã có quan hệ tín dụng được đánh giá có tínnhiệm nên doanh số cho vay đối với DNNVV tăng cao
Đến năm 2007 doanh số cho vay đối với DNNVV của SGD tiếp tục tăng lên1834,2 tỷ đồng tăng 309,5 tỷ so với năm 2006 nhưng tốc độ tăng không cao nhưnăm 2006, chỉ là 20,3% Ngoài ra do năm 2007 tổng doanh số cho vay của SGDtăng mạnh (37%) nên tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV giảm xuống còn 57% Nguyên nhân là trong năm 2007, SGD đã tập trung giải ngân cho một số dự ánlớn như dự án xây dựng nhà máy sản xuất container Vinashine-TGC của Công tyLiên doanh Container Vinashine – TGC với trị giá 16 triệu USD, dự án nhà máythuỷ điện Sơn La 6000 tỷ đồng…nên tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV giảm Bêncạnh đó là do SGD đã bắt đầu quan tâm đến chất lượng tín dụng, hạn chế sự tăngtrưởng quá lớn về tín dụng, đòi hỏi tăng doanh số cho vay nhưng phải đảm bảo chấtlượng và hiệu quả khoản vay Do vậy, có thể nói hoạt động tín dụng đối vớiDNNVV tại SGD trong những năm qua đã có sự tiến triển.
Tuy vậy, để đánh giá chất lượng tín dụng, còn phải căn cứ vào doanh số thu nợ.Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng thể hiện hiệu quả hoạt động tín dụng tại SGD.Nhìn vào số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ đối với DNNVV cũng tăng cùng vớidoanh số cho vay Năm 2006 doanh số thu nợ đối với DNNVV đạt 1547,9 tỷ đồngtăng 526,7 tỷ đồng so với năm 2005 với tốc độ tăng 51,6% trong khi tốc độ tăng củadoanh số thu nợ của toàn SGD chỉ đạt 1,8% Kết quả trên phản hoạt động thu nợ đốivới các DNNVV so với hoạt động thu nợ chung của toàn SGD trong năm 2006 làkhá tốt Nguyên nhân là do SGD đã áp dụng nhiều biện pháp trong việc quản lý nợcũng như công tác thu nợ như đôn đốc khách hàng trả nợ khi sắp đến hạn, phân chỉ
Trang 25tiêu thu nợ cụ thể đến từng cán bộ tín dụng, có kế hoạch thu hồi nợ đối với từngtrường hợp cụ thể
Đến năm 2007, doanh số thu nợ đối với DNNVV vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độtăng có giảm đi, chỉ tăng 11,3% so với năm 2006 và cũng thấp hơn tốc độ tăng củadoanh số thu nợ toàn SGD (24,3%) Nguyên nhân là do trong năm 2007, nền kinh tếgặp nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao làm giá cả đầu vào của hầu hết các yếu tốsản xuất đều tăng, cộng với dịch cúm gia cầm bùng phát, thiên tai, lũ lụt xảy ra liêntục nên các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, một phầnảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng.
1.1.4.2 Tình hình dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối vớiDoanh nghiệp nhỏ và vừa
Tình hình dư nợ tín dụng đối với DNNVV của SGD từ năm 2005 đến 2007 được thể hiện qua bảng sau :
Trang 26Bảng 1.6 : Tình hình dư nợ đối với DNNVV tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Đơn vi: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Số tiềnTỷtrọng
trọngSố tiềnTỷtrọng
Sốtiền%Tổng dư
nợ 2265,6 100 2499,1 100 3165,5 100 233,5 10,3 666,4 26,7
1 Dư nợđối với DN
1356 60 784,7 31,4 1225,4 38,7 -571,3 -42,1 440,7 24,82 Dư nợ
đối vớiDNNVV
909,6 40 1714,4 68,6 1940,1 61,3 804,8 88 225,7 13,2
(Nguồn : Phòng tín dụng DNNVV Sở giao dịch VCB)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy dư nợ tín dụng đối với DNNVV có sự chuyểndịch lớn về tỷ trọng trong những năm qua Nếu như năm 2005, dư nợ tín dụng củaSGD tập trung nhiều vào các Doanh nghiệp lớn thể hiện là dư nợ đối với DNNVVchỉ chiếm 40% tổng dư nợ thì đến năm 2006 và 2007 tỷ trọng dư nợ tín dụng đốivới các DNNVV đã tăng lên mạnh mẽ, chiếm tới trên 60% tổng dư nợ.
Biểu đồ 1.4: Dư nợ tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trang 27(Nguồn : Phòng tín dụng DNNVV Sở giao dịch VCB )
Quy mô tín dụng đối với các DNNVV cũng tăng lên đáng kể trong từng năm Vềdư nợ tín dụng đối với DNNVV : Năm 2006 đạt 1714,4 tỷ đồng tăng 804,8 tỷ đồngso với năm 2005 với tốc độ tăng là 88% Sang đến năm 2007 dự nợ cho vayDNNVV tiếp tục tăng thêm 225,7 tỷ đồng so với năm 2006, tốc độ tăng là 13,2% Như vậy cả về số tuyệt đối và tương đối, dư nợ cho vay DNNVV nhìn chungtăng dần qua các năm Điều này chứng tỏ trong 3 năm trở lại đây, kể từ khi tách tahoạt động độc lập thì các DNNVV là đối tượng khách hàng chủ yếu và quan trọng
của SGD Nguyên nhân là do:
Sau khi tách khỏi HSC, nhiều dự án vay vốn của các Doanh nghiệp lớn đượcchuyển lên Trung ương, tại SGD chỉ còn lại chủ yếu là các khách hàng là cácDNNVV với mức dư nợ trung bình.
Thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng về việc phát triển cácDNNVV nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm cho xã hộinên hoạt động tín dụng đối với DNNVV của SGD đã được quan tâm, chú trọng hơntrước, không ngừng được mở rộng và phát triển.
Các DNNVV đã dần đáp ứng được những yêu cầu của SGD trong quá trìnhxét duyệt cấp tín dụng
1.2 Thực trạng thẩm định dự án vay vốn đầu tư của các Doanh nghiệp nhỏ vàvừa tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Dư nợ DN lớnDư nợ DNVVN
Trang 281.2.1 Đặc điểm của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có ảnh hưởng đến công tácthẩm định dự án vay vốn đầu tư
Tiêu chí phân loại DNNVV ở các nước là không giống nhau Một số nước chỉdựa trên tiêu chí duy nhất là số lao động (nhỏ hơn hoặc bằng 250 người) Có nướclại căn cứ vào mức doanh thu hàng năm Một số khác đặt ra các tiêu chí khác nhaucho các ngành công nghiệp khác nhau.
Ở Việt Nam, DNNVV là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh
doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký, được xác định trên giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương như giấyphép đầu tư không quá 10 tỷ đồng, số công nhân nhỏ hơn hoặc bằng 300 người Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quátrình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồngthời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên.
Trong đó bao gồm Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật Doanhnghiệp, luật Doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã thành lập và hoạt động theo luậthợp tác xã, các cá nhân, hộ gia đình.
DNNVV rất năng động, nhạy bén với kinh tế thị trường do đó trong những nămqua sự phát triển của bộ phận này trên các lĩnh vực đã góp phần không nhỏ choGDP của đất nước Theo tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến 10-2007, ViệtNam có khoảng 280.000 Doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động, trong đó có8.500 dự án FDI, trên 2.000 Doanh nghiệp nhà nước, còn lại là khu vực kinh tế tưnhân (và dự kiến đến năm 2010 sẽ là 500.000) Các DNNVV có số lao động trungbình là 41 người và hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội nhưng tập trungchủ yếu trong ba lĩnh vựa chính là công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ vàvận chuyển hàng hóa, hành khách.
Với sự phát triển không ngừng nghỉ đó, nhu cầu vay vốn để thực hiện các dự ánđầu tư của Doanh nghiệp là rất lớn Tuy nhiên những đặc thù riêng biệt của các dựán do DNNVV thực hiện cũng gây không ít ảnh hưởng cho quá trình thẩm định dựán đầu tư tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Một số đặc điểm đónhư sau:
Hạn chế về nguồn vốn
Một thực tế hiện nay là số Doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm tới hơn73%, mặt khác nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại cũng rất hạn chế do lợi nhuận củacác Doanh nghiệp này không nhiều Việc tăng nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu,
Trang 29DNNVV cũng gặp không ít khó khăn, do ở Việt Nam thị trường tài chính chưa pháttriển ổn định và hoàn thiện và bản thân các Doanh nghiệp cũng chưa đủ thương hiệuđể tự huy động vốn từ kênh thị trường chứng khoán
Vì vậy khi gặp khó khăn trong việc huy động vốn chủ sở hữu, Doanh nghiệp sẽchuyển sang tiếp cận nguồn vốn vay Nguồn vay nợ chủ yếu của các DNNVV làvốn vay Ngân hàng Đây là nguồn vốn đóng góp quan trọng nhất tới sự phát triểncủa Doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân Vốn vay từ các NHTM hỗ trợcho các DNNVV đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ, tăng khảnăng cạnh tranh trên thị trường cũng như thúc đẩy các DNNVV sử dụng vốn cóhiệu quả Mặt khác sử dụng nguồn vốn vay của các NHTM, Doanh nghiệp sẽ đượchưởng lợi từ khoản tiết kiệm thuế.
Như vậy có thể thấy, nguồn vốn vay Ngân hàng có ý nghĩa rất lớn đối với sựphát triển và hoạt động của DNNVV Tuy nhiên việc tiếp cận được nguồn vốn nàycũng là vấn đề phải bàn tới.
Có thể nói hầu hết các dịch vụ Ngân hàng (huy động vốn, dịch vụ cho vay, đầutư, thanh toán, bảo lãnh, cho thuê tài chính, tư vấn, quản lý tài sản) đã đến vớicộng đồng các Doanh nghiệp Tuy nhiên khó khăn lớn nhất hiện nay của cácDNNVV là khi tiếp cận vốn Ngân hàng còn gặp rất nhiều rào cản Điều này càngtạo ra tình thế khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của Doanh nghiệp Theothống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư hiện nay, thấy chỉ có 32,38% DNNVV có khảnăng tiếp cận được các nguồn của các Ngân hàng, 35,24% khó tiếp cận và 32,38%không có khả năng tiếp cận Ngân hàng
Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến việc tiếp cận vốn tín dụng của cácDNNVV Việt Nam còn rất hạn chế xuất phát từ chính bản thân các DNNVV.Doanh nghiệp không hiểu về cơ chế tín dụng của NHTM, có tâm lý sợ thủ tục vayvốn của Ngân hàng rườm rà, phức tạp, việc giải quyết cho vay của Ngân hàng khókhăn Phần lớn các DNNVV thiết lập thủ tục vay vốn của Ngân hàng không đúngquy định mà Ngân hàng yêu cầu Nhiều Doanh nghiệp, nhất là các công ty TNHH,tài sản pháp nhân và tài sản cá nhân lẫn lộn, thiếu minh bạch nên Ngân hàng rất khóthẩm định, đánh giá về năng lực thực sự của khách hàng Hệ thống sổ sách kế toán,nội dung và phương pháp hạch toán kế toán của Doanh nghiệp thường không đầyđủ, chính xác và thiếu minh bạch năng lực tài chính nội tại của Doanh nghiệp yếu,các hệ số tài chính không đảm bảo theo yêu cầu của Ngân hàng, không xác định rõràng được dòng tiền lưu chuyển bởi vậy không tính toán được đúng khả năng trả nợ
Trang 30trong tương lai Một số lớn các DNNVV lập phương án, kế hoạch sản xuất kinhdoanh, dự án đầu tư còn mang nặng tính chủ quan, áp đặt của lãnh đạo Doanhnghiệp, hoặc dựa trên kinh nghiệm thuần tuý Nội dung của phương án, kế hoạchsản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đôi khi được thiết lập sơ sài, bởi vậy thiếu thuyếtphục Ngân hàng khi xem xét thẩm định cho vay.
Mặt khác với số tài sản ít ỏi đó, các DNNVV sản xuất phân tán, mặt bằng chậthẹp, an toàn công nghiệp chưa được chú trọng, tính chuyên môn hoá và hợp tác hoáchưa cao…Điều này dẫn tới lợi nhuận chưa tương xứng với đầu tư, mà lợi nhuận lạilà một chỉ tiêu quan trọng trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn Cán bộ Ngân hàngsẽ khó có thể cho vay với những dự án mà lợi nhuận thấp, vốn đầu tư bỏ ra cao.Điều này làm cho những dự án của DNNVV nếu không tính toán cẩn thận sẽ bịNgân hàng bác bỏ
Vì vậy trong quá trình thẩm định cần phải chú ý thẩm định tới bảng cân đối kếtoán, các hệ số tài chính, đặc biệt cần phải thẩm định kỹ tài sản thế chấp của Doanhnghiệp cần vay vốn để đầu tư
Hạn chế năng lực cạnh tranh và tiếp cận thị trường
Gia nhập WTO, DNNVV chính là lực lượng tiên phong được hưởng lợi CácDNNVV có điều kiện mở rộng thị trường, giao thương với các đối tác nước ngoài,làm vệ tinh cho các tập đoàn danh tiếng, trao đổi, học tập kinh nghiệm về quản trị,sản xuất Khi trở thành thành viên chính thức của WTO, DNNVV còn được tiếpcận với công nghệ quản lý, công nghệ khoa học kỹ thuật chuyên môn hóa rất cao.Thế nhưng, cho tới thời điểm hiện nay, khi Việt Nam đã ở ngưỡng cửa của ngôi nhàthương mại toàn cầu, các DNNVV vẫn chưa có sự chuẩn bị tích cực để sẵn sàng hộinhập kinh tế quốc tế Thậm chí, không ít DNNVV còn thờ ơ, như đứng ngoài cuộcvới tiến trình hội nhập, thiếu chuẩn bị cho việc sẵn sàng vùng vẫy trên biển lớn sảnxuất và kinh doanh quốc tế.
Các DNNVV còn quá non trẻ, lại rất bị động khi tiếp cận thông tin, chưa nhanhnhạy nắm bắt luật lệ, quy tắc, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng trong tiếp xúc, đàmphán kinh doanh và xúc tiến thương mại, chưa có thói quen kinh doanh, hợp táckinh doanh, quảng cáo hàng hóa qua mạng Website Các DNNVV chưa hiểu rằngkhi mở rộng cửa với thế giới thì mọi Doanh nghiệp đều phải chịu sức ép cạnh tranhrất lớn Cạnh tranh cả trong nội bộ các DNNVV trong nước và với các Doanhnghiệp của nước ngoài Sự cạnh tranh đó khiến mỗi DNNVV có thể vượt lên tầmcao số lượng, chất lượng để phát triển, hoặc là tụt lùi lại phía sau, thậm chí phá sản.
Trang 31Đó là chưa tính đến chuyện các DNNVV còn phải đưa hàng hoá ra cạnh tranh ởnước ngoài
Các DNNVV thiếu cập nhật thông tin, tiếp cận thị trường, sản xuất kinh doanhchưa ổn định nên cán bộ Ngân hàng sẽ gặp vướng mắc trong vấn đề thẩm địnhdoanh thu của dự án Trường hợp cơ sở được Doanh nghiệp đưa ra là thuyết phụcnhưng trong quá trình vận hành dự án nếu có sự thay đổi về yếu tố sản phẩm, doanhthu sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của dự án.
Hạn chế trình độ quản lý và nguồn nhân lực
Trình độ quản lý của đội ngũ chủ Doanh nghiệp là yếu tố quyết định thành bạitrong hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên phần lớn các chủ DNNVV chưađược đào tạo bài bản, chủ yếu hoạt động dựa vào kinh nghiệm, thiếu kiến thức thịtrường và chưa được hỗ trợ những thông tin cần thiết Rất ít Doanh nghiệp áp dụngphương thức kinh doanh, quản lý hiện đại dẫn đến bỏ lỡ nhiều cơ hội Theo thốngkê của VCCI, tại Việt Nam chủ Doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trởxuống chiếm khoảng 56%, chỉ có khoảng 40% chủ Doanh nghiệp có trình độ đạihọc trở lên nhưng họ cũng ít được đào tạo kiến thức chuyên môn về kinh tế và quảntrị Doanh nghiệp.
Về đội ngũ lao động, trong điều kiện hội nhập kinh tế và khu vực, để tồn tại vàphát triển đòi hỏi các Doanh nghiệp phải có đội ngũ lao động có trình độ chuyênmôn và nghề nghiệp cao Tuy nhiên phần lớn lao động trong các DNNVV lại là laođộng có trình độ thấp, không đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đạihóa Do quy mô nhỏ lại thiếu vốn nên hầu như các DNNVV không đủ kinh phí đểđào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động Lực lượng lao động trong cácDNNVV chủ yếu trưởng thành từ thực tiễn học hỏi và kinh nghiệm, chỉ có một số ítđược đào tạo qua trường lớp chính quy Theo thống kê cho thấy trung bình số laođộng trong các DNNVV tại Việt Nam là 40 lao động Nhiều Doanh nghiệp 100%lao động chưa qua đào tạo nghề ở trường lớp
Trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO, cạnh tranh giữa các Doanh nghiệpngày càng trở nên gay gắt Để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, các Doanhnghiệp phải đào tạo đội ngũ nhân lực lành nghề và có trình độ Thiếu lao động lànhnghề sẽ trở thành cản trở cho việc phát triển và mở rộng Doanh nghiệp Điều đóđang trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với không chỉ DNNVV mà còn cả với tất cảcác Doanh nghiệp ở Việt Nam
Trang 32Trình độ quản lý của chủ Doanh nghiệp đa phần chưa đáp ứng được yêu cầu củacơ chế mới, khả năng tiếp thị yếu, không nắm bắt được thị trường để cải tiến mẫumã, đổi mới công nghệ…Dẫn đến tính cạnh tranh chưa cao, nhiều Doanh nghiệpkinh doanh còn chưa chấp hành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế nhà nước, dấu doanh thu,chính vì vậy gây không ít khó khăn cho công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn.Tài chính không minh bạch thì không thể cho kết quả thẩm định chính xác.
Như vậy trình độ quản lý của DNNVV cũng là một trong những nội dung quantrọng cần phải lưu ý khi thẩm định dự án đầu tư vay vốn.
Rủi ro của khoản vay
Mức độ rủi ro của các khoản tiền vay cho Doanh nghiệp triển khai dự án là rấtcao, ngoài nguyên nhân do hiệu quả đầu tư thấp còn xảy ra trường hợp lừa đảochiếm dụng nguồn vốn vay hoặc chây ỳ trả nợ…
Rủi ro rất dễ gặp phải khi Ngân hàng chấp nhận dự án vay vốn đầu tư của cácDoanh nghiệp,chính vì vậy nên trong quá trình thẩm định dự án cần phải xem xét,tính toán các chỉ tiêu một cách hợp ý, chính xác để tránh rủi ro có thể xảy ra
Hạn chế về công nghệ
Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã mở rakhả năng rộng lớn cho sự phát triển của DNNVV, nó giúp cho Doanh nghiệp có thểtrang bị kỹ thuật hiện đại, chủ động trong việc lựa chọn, ứng dụng công nghệ mới.Từ đó khắc phục khó khăn do quy mô nhỏ bằng khă năng sản xuất nhanh hơn, rẻhơn nhờ ứng dụng công nghệ mới Tuy nhiên đây lại là một thách thức đối vớiDNNVV Việt Nam Mặc dù trong những năm qua, các Doanh nghiệp đã có nhữngđổi mới về mặt khoa học công nghệ, nhiều máy móc thiết bị được chuyển giao từcác nước phát triển Song tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưađồng bộ và chưa theo một hướng phát triển rõ rệt Phần lớn các công nghệ màDNNVV đang sử dụng hầu hết là nhưng công nghệ tụt hậu so với mức trung bìnhcủa thế giới 2-3 thế hệ và chủ yếu là nhập khẩu Hầu hết các dây chuyền công nghệ,máy móc thiết bị nhập khẩu đều đã khấu hao hết và được tân trang lại hoặc do cácDoanh nghiệp nước ngoài thải bỏ Điều này dẫn đến tình trạng sản phẩm làm rakhông thể đáp ứng được mẫu mã, chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnhtranh, đến việc nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
Hạn chế về công nghệ nên trong nội dung thẩm định dự án của các DNNVV cầnphải chú ý đến thẩm định thi trường đầu ra của dự án cũng như sử dụng phươngpháp dự báo để thẩm định nội dung này.
Trang 33Ngoài những đặc điểm trên, DNNVV còn có những mặt tích cực như: Huy độngđược nguồn tiềm lực trong dân cư vào sản xuất kinh doanh một cách năng độngnhạy bén, không ngừng cải tiến kỹ thuật trang thiết bị cũng như nâng cao tay nghềcho nhân viên, tạo được một khối lượng công ăn việc làm lớn cho người lao động… Từ ý kiến đưa ra trên đây ta có thể kết luận nguồn khách hàng là DNNVV cómột tiềm năng to lớn về nhu cầu vốn, để khai thác được tiềm năng này đòi hỏi sựchặt chẽ, khách quan, công tâm, chính xác của các cán bộ tiến hành thẩm định dựán Dự án đầu tư vay vốn được thẩm định tốt là cơ sở để cấp có thẩm quyền ở SGDduyệt đề xuất tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng lợi nhuậncho Ngân hàng, qua đó cũng góp phần làm lợi cho chủ đầu tư và rộng hơn là gópphần phát triển kinh tế.
1.2.2 Những căn cứ để tiến hành công tác thẩm định dự án đầu tư
Khi tiến hành bất cứ một hoạt động nào đó thì điều quan trọng là phải xác định
được cơ sở để tiến hành hoạt động đó là gì? Đối với hoạt động thẩm định của Ngânhàng cũng vậy, khi thẩm định cán bộ thẩm định (CBTĐ) thường phải phân tích dựatrên những căn cứ từ hồ sơ xin vay mà chủ dự án gửi lên Ngân hàng, hồ sơ vay vốnbao gồm:
Hồ sơ pháp lý Doanh nghiệp Hồ sơ tài chính Doanh nghiệp
Hồ sơ pháp lý và kinh tế kỹ thuật dự án Hồ sơ vay vốn dự án
Hồ sơ bảo đẩm tiền vay
Dựa vào thông tin từ nguồn trên cộng với những thông tin mà Ngân hàng khaithác được, CBTĐ tiến hành kiểm tra toàn bộ các thông tin mà chủ đầu tư cung cấp(bao gồm các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tàichính, thông tin về dự án, các yếu tố đảm bảo tiền vay) xem có hợp lý và đáng tincậy hay không?
1.2.3 Quy trình thẩm định dự án vay vốn đầu tư
1.2.3.1 Quy trình tín dụng cụ thể
Trang 34Quy trình tín dụng đối với khách hàng là DNNVV là quy định thống nhất nội bộcủa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về trình tự các bước xử lý trong quátrình cấp tín dụng đến khách hàng là DNNVV.
Quy trình tín dụng này là cơ sở để kiểm soát tiến hành cấp tín dụng và điều chỉnhchính sách tín dụng cho phù hợp với thực tiễn Thông qua kiểm soát thực hiện quytrình tín dụng ngành quản trị Ngân hàng nhanh chóng xác định những khâu, nhữngcông việc cần điều chỉnh, cũng như hướng đào tạo và phân công tương lai, để từ đókiếm soát được những rủi ro khi cấp tín dụng
Tuy nhiên trong từng thời kì, đối với các đối tượng khách hàng khác nhau, đốivới các sản phẩm tín dụng khác nhau, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Namcó thể có những quy định bắt buộc, khuyến khích hay không áp dụng một hoặc mộtsố bước xử lý trong quy trình tín dụng này.
Sơ đồ 2: Quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
( Nguồn: QĐ 246- QĐ.Ngân hàng TMCP Ngoại thương CSTD)Diễn giải quy trình như sau
Bước 1: Xác định giới hạn tín dụng (GHTD)
b.1.1 Đề xuất tín dụng
Giới hạn tín dụng của một khách hàng là tổng mức dư nợ tối đa mà Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam có thể chấp nhận giao dịch đối với khách hàng đótrong một thời kỳ (1 năm) Việc áp dụng GHTD nhằm hướng hoạt động quản trị rủiro của Ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế.
Phòng khách hàng (P.KH) có chức năng thực hiện các bước công việc sau:Xác định giới hạn tín dụng
Cấp tín dụng
CBTD kiểm tra hồ sơ đề nghị vay vốn
Trang 35 Thu thập thông tin và hồ sơ tài liệu trực tiếp từ khách hàng hoặc từ nguồnkhác (nếu có) để làm cơ sở phục vụ công tác phân tích rủi ro
Đại diện của các DNNVV cũng như các Ngân hàng đồng thuận rằng, việc thiếuvốn có nguyên nhân từ ngay bản thân các Doanh nghiệp Không ít Doanh nghiệp“mất tích” khỏi trụ sở đăng ký thành lập, hầu như không ai biết Doanh nghiệp hoạtđộng ra sao sau khi được cấp giấy phép, một số Doanh nghiệp làm trái chức năngđược phép, cố ý làm trái pháp luật, buôn lậu, trốn thuế, sử dụng giấy tờ giả mạo, lừađảo cả cơ quan chức năng để thành lập Doanh nghiệp, để xin hoàn thuế VAT, đểgóp vốn liên doanh, liên kết, lừa đảo vay vốn Ngân hàng…
Bản thân đội ngũ DNNVV có số vốn chủ sở hữu rất thấp, ít có tài sản thế chấpcầm cố, không có người bảo lãnh, cũng không lập được phương án kinh doanh cóđủ sức thuyết phục Báo cáo tài chính hầu hết không đủ độ tin cậy Tỷ lệ nợ vayngân hàng quá hạn cao hơn so với các tổng công ty và hộ nông dân Nhiều Doanhnghiệp không thực hiện đúng chế độ thống kê kế toán, số liệu phản ánh không chínhxác tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của mình.
Hầu hết các cơ sở sản xuất manh mún, phân tán, trình độ công nghệ, thiết bị quálạc hậu, lao động thủ công nên sản phẩm khó cạnh tranh với các Doanh nghiệplớn.Trình độ cán bộ quản lý và lao động của các DNNVV còn nhiều hạn chế, khảnăng quản trị điều hành thấp Hoạt động kinh doanh chủ yếu theo thương vụ, chạytheo phong trào mà không có chiến lược phát triển nên dễ đổ bể.
Do mỗi khoản vay có tính chất khác nhau vì vậy CBTD cần cố gắng thu thậpcàng đầy đủ càng tốt các loại giấy tờ có liên quan đến phương án/dự án vay vốn Chính vì những lý do trên nên khi tiếp nhận yêu cầu xin vay vốn, cán bộ kháchhàng/cán bộ đầu tư dự án (CBKH/CBĐTDA) cần phải thu thập đầy đủ thông tin, hồsơ tài liệu liên quan đến khách hàng
Thẩm định, đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng
Mọi Doanh nghiệp đều có rủi ro tiềm ẩn trong tất cả các giai đoạn của chu kỳhoạt động Thành công và sức mạnh tài chính của Doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vàokỹ năng quản lý những rủi ro này Do kết quả tài chính có liên quan trực tiếp tới khảnăng trả nợ của người vay, Ngân hàng cho vay cần hiểu rõ những rủi ro có thể cóảnh hưởng bất lợi tới hoạt động đó Bước đầu tiên trong bất kỳ mối quan hệ tíndụng nào cũng là việc thu thập một cách hệ thống các thông tin về tài chính, kinh tế,thị trường, sản phẩm, đặc thù của công ty hoặc bản chất chung nhằm xác định loại
Trang 36và mức độ rủi ro liên quan để từ đó có thể thẩm định và đánh giá được rủi ro tíndụng.
b.1.2 Phê duyệt giới hạn tín dụng
Căn cứ những nội dụng thẩm định và đề xuất giới hạn tín dụng (GHTD), cấpthẩm quyền xem xét phê duyệt vào báo cáo thẩm định và đề xuất tín dụng.
Ý kiến phê duyệt GHTD của cấp phê duyệt phải thể hiện rõ ràng trên báo cáothấm đinh và đề xuất GHTD, trong đó kết luận rõ đồng ý hoàn toàn hay không đồngý hoặc đồng ý nhưng có ý kiến bổ sung.
Căn cứ ý kiến đồng ý phê duyệt GHTD tại báo cáo thẩm định và đề xuấtGHTD, P.KH lập thông báo phê duyệt GHTD và gửi Phòng quản lý nợ (P.QLN)
b.1.3 Cập nhập dữ liệu và lưu trữ hồ sơ
P.QLN chịu trách niệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của báo cáo thẩm định và đềxuất GHTD và bộ hồ sơ phê duyệt GHTD kèm theo do P.KH gửi.
b.1.4 Rà soát và xác định lại GHTD
Định kì hàng năm, chi nhánh rà soát đề xác định lại GHTD cho khách hàng Cácbước rà soát định kỳ và xác định lại GHTD thực hiện như khi xác định GHTD lầnđầu.
b.1.5 Đièu chỉnh GHTD
P.KH có trách nhiệm thường cuyên cập nhập tình hình hoạt động của khách hàngđể điều chỉnh kịp thời GHTD nếu cấn thiết, đặc biệt trong trường hợp có rủi ro phátsinh ngoài dự kiến
Bước 2: Cấp tín dụng đối với cho vay vốn lưu động và đầu tư dự án
b.2.1 Tiếp nhận yêu cầu vay vốn và đánh giá ban đầu
P.KH là bộ phận đầu mối tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, trừ trường hợptài trợ thương mại đối với khách hàng đã có GHTD và cấp có thẩm quyền phê duyệt
Trang 37GHTD đã phân chia giới hạn tài trợ thương mại và giao cho phòng/bộ phận tài trợthương mại chủ động thực hiện Đối với các chi nhánh có phòng đầu tư dự án(P.ĐTDA), các yêu cầu cấp tín dụng do P.ĐTDA tiếp nhận.
Khi tiếp nhận yêu cầu, (CBKH/CBĐTDA) căn cứ quy định tín dụng hiện hànhđể xem xét tối thiểu những nội dung sau:
Tính đầy đủ và hợp lệ về hình thức bề ngoài của hồ sơ
Khi Doanh nghiệp nộp hồ sơ vay vốn chính thức thì Ngân hàng mới có nguy cơrủi ro Do vậy, Ngân hàng thường yêu cầu người vay hoàn tất một bộ hồ sơ phùhợp Trong nhiều trường hợp, mẫu đơn xin vay được thiết kế để cung cấp cho Ngânhàng thông tin đầy đủ để có thể nhận định có nên xem xét nghiêm túc bộ hồ sơ xinvay này hay không Nếu những đánh giá ban đầu là tích cực, Ngân hàng sẽ yêu cầukhách hàng nộp bộ hồ sơ chi tiết hơn đi kèm với nhu cầu tiếp cận các nguồn thôngtin khác Bất cứ thông tin nào nêu trong hồ sơ xin vay vốn Ngân hàng cũng cầnđược xác thực, đồng thời các nguồn thông tin khác cũng cần phải được kiểm tra Vềnguyên tắc, các nguồn thông tin này bao gồm:
Kế hoạch kinh doanh. Dữ liệu Ngân hàng
Trung tâm thông tin tín dụng Thăm khách hàng
Các nguồn bên ngoài
Do hồ sơ đảm bảo tiền vay đóng vai trò hết sức quan trọng trong trường hợp phảixử lý tài sản đảm bảo (TSĐB) vì vậy CBTD cần hết sức thận trọng trong khâu kiểmđịnh pháp lý và tính đầy đủ của bộ hồ sơ.
Mặt khác nhằm tránh tình trạng khách hàng phải giải trình, bổ sung hồ sơ và đilại nhiều lần, khi nhận hồ sơ vay vốn, CBTD phải kiểm tra sơ bộ các yếu tố: bộ hồsơ đủ loại và đủ số lượng theo yêu cầu; các giấy tờ có đủ chữ ký và xác nhận của cơquan liên quan; các loại giấy tờ có phù hợp nhau về nội dung hay không.
Thông tin cập nhập về những thay đổi quan trọng của khách hàng so với thờiđiểm được xác định GHTD nếu có
Việc xác định GHTD là nhằm khống chế rủi ro tổng thể Rủi ro tổng thể đượchiểu là Doanh nghiệp thua lỗ, mất khả năng trả nợ CBTD phải đánh giá những rủiro đặc thù của lần giao dịch đó mỗi lần cấp một khoản tín dụng nào đó Vì vậy nênkhi khách hàng có những thay đổi thì CBTD cần phải cập nhật được những thay đổiđó để hạn chế tối thiểu rủi ro có thể xảy ra.
Trang 38 Thông tin liên quan đến nhu cầu tín dụng cụ thể đang đề cập, phương án kinhdoanh, nguồn trả nợ, khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết và biện pháp bảo đảmtiền vay
Khó khăn lớn nhất của các DNNVV hiện nay là thiếu vốn do vốn chủ sở hữuthấp Nguồn vốn của các DNNVV để thực hiện các hoạt động đầu tư chủ yếu dựavào nguồn vay từ các Ngân hàng Chính vì vậy nên CBTD cần phải xem xétphương án kinh doanh, nguồn trả nợ,…của Doanh nghiệp một cách kỹ lưỡng trướckhi lập báo cáo thẩm định.
b.2.2 Thẩm định đề xuất tín dụng
Căn cứ vào các thông tin thu thập được, P.KH tiến hành thẩm định rủi ro đối vớiđề xuất cấp tín dụng của khách hàng Các nội dung tối thiểu cầnthẩm định bao gồm: Sự phù hợp của việc cấp tín dụng với GHTD đã được phê duyệt và các quyđịng có liên quan của pháp luật và chính sách quản lý rủi ro hiện hành của Ngânhàng TMCP Ngoại thương.
Tính khả thi, hiệu quả và mức độ rủi ro (nếu có) liên quan đến phương ánkinh doanh của khách hàng
Khả năng trả nợ của khách hàng Biện pháp đảm bảo tín dụng
b.2.3 Phê duyệt tín dụng
Căn cứ vào những nội dung thẩm định và đề xuất cho vay, cấp thẩm quyền xemxét phê duyệt vào báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, ý kiến phê duyệt tíndụng phải thể hiện rõ ràng trên báo cáo thẩm định và đề xuất tín dụng.
b.2.4 Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố và hợp đồng có liênquan
b.2.5 Nhập dữ liệu trên hệ thống công nghệ thông tin và lưu trữ hồ sơb.2.6 Rút vốn vay
Việc rút vốn vay có thể được giao cho P.QLN trực tiếp kiểm tra thủ tục rút vốnvay và tác nghiệp hoặc do P.KH thực hiện kiểm tra hồ sơ và giao cho phòng giaodịch trực thuộc chi nhánh xử lý giải ngân.
Bước 3: Giám sát, giải ngân và thanh lý tín dụng
Giai đoạn giám sát tín dụng sẽ được tiếp nối với mục tiêu theo dõi, đánh giá mứcđộ chấp hành hợp đồng tín dụng của khách hàng và kịp thời có các ứng xử thíchhợp Nội dung của giai đoạn này chủ yếu gồm:
Giám sát tín dụng
Trang 39 Thu nợ
Tái xét tín dụng và phân hạng tín dụng Xử lý nợ quá hạn và nợ có vấn đề
1.2.3.2 Quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay đầu tư dự án
Cán bộ tín dụng, trưởng phó phòng tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện bướcthẩm định cho vay
Bước thẩm định cho vay thường được thực hiện sau khi nhận đầy đủ hồ sơ tàiliệu do khách hàng cung cấp Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, CBTD có thểthực hiện thẩm định cho vay song song với quá trình hoàn tất hồ sơ của khách hàng Đây là bước thực hiện mang ý nghĩa hết sức quan trọng, liên quan trực tiếp đếnhiệu quả của khoản vay vì vậy đòi hỏi các cán bộ tham gia phát huy tinh thần tráchnhiệm cao, lòng yêu nghề và đặc biệt là các kiến thức đã được trang bị nhằm bảođảm đánh giá chính xác mức độ rủi ro của khoản vay
Quá trình thẩm định cho vay ít nhất phải khẳng định được các nội dung sau: Khoản vay có đáp ứng đủ các điều kiện theo qui định cho vay của pháp luật? Khoản vay có mang tính khả thi và hiệu quả ?
Khách hàng có đủ khả năng trả nợ cả gốc lẫn lãi theo kỳ hạn đề nghị? Trường hợp xấu nhất xảy ra, rủi ro dự kiến ở mức nào?
Một mặt phải đảm bảo việc thẩm định được tổng thể và kỹ lưỡng, mặt khác lạiphải đảm bảo thời gian thẩm định càng ngắn càng tốt Trường hợp phải kéo dài thờigian thẩm định so với quy định của Chi nhánh, các cán bộ tham gia phải thông báorõ cho khách hàng biết lý do.
Sơ đồ 3: Quy trình thẩm định cho vay đầu tư dự án
Trang 40( Nguồn: Cẩm nang tín dụng VCB )
Diễn giải quy trình như sau:
1.2.3.2.1 Nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị vay vốn
Thực hiện theo quy trình cho vay dạng chuẩn, hồ sơ bao gồm:
Hồ sơ pháp lý của khách hàng (áp dụng lần đầu khách hàng vay vốn hoặc khicó những thay đổi liên quan)
Hồ sơ kinh tế khách hàng Hồ sơ bảo đảm tiền vay Hồ sơ vay vốn:
+ Các văn bản liên quan đến quá trình đấu thầu thực hiện dự án: phê duyệt kếhoạch, quyết định phê duyệt kết quả đầu thầu
CB TD kiểm tra hồ
sơ đề nghị
vay vốn
CB TD thực hiên thẩm định, viết BC TĐ
Trưởng/Phó phòng kiểm tra
lại thông tin trong
Nhất trí với
nội dung trong BC TĐ
Trưởng/Phó phòng ký tên
Giám đốc/ Phó giám
đốc Chi nhánh
phê duyệt
CBTD khác thực hiện tái thẩm đinhKhông nhất trí với nội dung trong BCTĐ