D. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội:
NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI BIDV TÂY HỒ
2.2.4. Nâng cao chất lượng và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ thẩm định
Trong mọi hoạt động con người luôn là trung tâm điều hành và quyết định hiệu quả công việc. Công tác thẩm định cũng không nằm ngoài quy luật đó. Cán bộ thẩm định là những người trực tiếp thực hiện công việc thu thập thông tin, phân tích đánh giá và đề xuất phương án thực hiện các khoản vay.
Kết quả thẩm định sẽ có độ tin cậy cao nếu được thực hiện một cách khách quan, khoa học và công tâm - điều đó phụ thuộc vào năng lực và đạo đức của cán bộ thẩm định.
Để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp sau:
- Về tuyển dụng cán bộ:
Cần có những chính sách hợp lý để thu hút những sinh viên giỏi của các trường đại học thuộc khối nghành kinh tế, tài chính, kỹ thuật, pháp lý,…cũng như những người có năng lực, kinh nghiệm để vào làm việc hoặc cộng tác với Ngân hàng về lĩnh vực tín dụng.
Ngân hàng cần cử cán bộ xuống các trường đại học để gặp gỡ, trao đổi với sinh viên, trao học bổng cho các sinh viên giỏi, tạo điều kiện để các sinh viên có thể thực tập
Ngân hàng cần căn cứ vào năng lực, đạo đức của từng cán bộ để phân công công việc cho phù hợp; thường xuyên kiểm tra đội ngũ cán bộ thẩm định, xem xét và chuyển cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc sang làm công việc khác.
- Về cơ chế đãi ngộ:
Đặc thù của công tác thẩm định là nhu cầu thông tin rất lớn, cán bộ thẩm định không chỉ làm việc tại văn phòng mà thường phải đi lại nhiều để gặp gỡ khách hàng, tìm hiểu thông tin từ các cơ quan, ban nghành,…Vì vậy, Ngân hàng nên xem xét chính sách ưu đãi cho cán bộ thẩm định để khuyến khích trách nhiệm, ý thức, tinh thần vươn lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mỗi cán bộ.
- Về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ:
Ngoài các đợt tập huấn do BIDV tổ chức, cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, các buổi giao lưu với các chi nhánh với nhau để cán bộ có thêm cơ hội tiếp cận với các phương pháp và kỹ năng thẩm định hiện đại cũng như kinh nghiệm của các nước đi trước, Ngân hàng có thể mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy, trao đổi,..
Mặt khác, cần khuyến khích các cán bộ tự trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học,….