Nội dung các công tác thẩm định dự án vay vốn tại BIDV Tây Hồ: 1 Thẩm định năng lực khách hàng vay vốn

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng đầu tư và phát triển bidv chi nhánh tây hồ (Trang 30 - 35)

Thẩm định năng lực khách hàng vay vốn là giai đoạn đầu tiên trong nội dung thẩm định dự án vay vốn. Ở phần này bao gồm 3 nội dung chính: Thẩm định tư cách và năng lực pháp lí, thẩm định mô hình tổ chức doanh nghiệp. thẩm định năng lực kinh doanh của doanh nghiệp và quan hệ khách hàng với BIDV.

* Đánh giá tư cách và năng lực pháp lí :

Việc thẩm định này hết sức quan trọng. Nó là điều kiện đầu tiên để có thể xem xét dự án . Vì nếu việc thẩm định không cẩn thận dẫn đến hợp đồng vô hiệu, gây thiệt hai cho chi nhánh.

Quyết định thành lập doanh nghiệp - Đăng kí kinh doanh

- Người đại diện chính thức, địa chỉ liên hệ - Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp

- Quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị , tổng giám đốc , giám đốc, kế toán trưởng

Kết luận ở giai đoạn này là chủ đầu tư có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự hay không.

* Đánh giá mô hình tổ chức :

Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định tìm hiểu thông tin :

- Quy mô hoạt động của doanh nghiệp

- Cơ cấu hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Số lao động trình độ lao động, cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp - Tuổi trung bình , mức thu nhập trung bình và thời gian làm việc - Chính sách tuyển dụng lao động và chính sách tăng lương

- Tình hình đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển doanh số và thiết bị , phát triển sản phẩm mới, hợp tác công nghệ

Đánh giá quản trị điều hành của ban lãnh đạo cần tìm hiểu thông tin:

- Danh sách ban lãnh đạo , tuổi , thời gian đảm nhận chức vụ

- Trình độ chuyên môn, cách thức lãnh đạo của người lãnh đạo cao nhất và ban lãnh đạo

- Khả năng nắm bắt thị trường và thích ứng hội nhập - Uy tín của ban lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp

* Thẩm định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp :

Nội dung thẩm định cần thẩm định nội dung : a. Tình hình sản xuất :

Đánh giá về tình hình sản xuất của khách hàng xem xét trên 2 nội dung: + Điều kiện về sán xuất: xem xét về điều kiện sản xuất, đánh giá thực trạng máy móc thiết bị sản xuất, nhà xưởng, công nghệ thiết bị hiện đại.

Những thay đổi về khả năng sản xuất vả tỉ lệ sử dụng trang thiết bị, tỉ lệ phê phẩm, nguyên vật liệu cung cấp, thay đổi về giá mua và chất lượng nguyên vật liệu

b.Kết quả sản xuất : Những thay đổi về đầu ra của sản phẩm , thay đổi về thành phần của sản phẩm, hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi.

Tình hình bán hàng :

c.Thay đổi doanh thu : doanh thu của sản phẩm qua từng năm , sự thay đổi của doanh thu và yếu tố tác động đến sự thay đổi này.

d.Giá bán sản phẩm : sự thay đổi của giá sản phẩm , phương pháp đặt giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi

e.Quản lí chi phí : Biến động về chi phí và nhân tố ảnh hưởng

f.Phương thức thanh toán : Trả nhanh hay chậm

g.Quản lí hàng tồn kho : Những thay đổi về lượng hàng tồn kho và cách quản lí

h.Tình hình xuất khấu ; Tỉ lệ thay đổi tổng doanh thu, số lượng xuất khẩu đến từng nước đối với từng sản phẩm , phương pháp và những thay đổi về xuất khẩu..

Ví dụ minh họa : Dự án Đầu tư khai thác than khu I – Mỏ than Nước Vàng của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Việt Hồng.

- Đánh giá năng lực sản xuất: năng lực sản xuất của Công ty là rất lớn, vì việc khai thác than là khai thác tận thu, nên công suất khai thác thực tế lớn hơn rất nhiều so với tính toán ban đầu. Công suất khai thác hiện tại của doanh nghiệp không đáng kể, doanh nghiệp chủ yếu khai thác phần dễ bằng phương pháp lộ thiên trước.

+ Với đội ngũ máy móc sẵn có của doanh nghiệp, việc vận chuyển và đào xúc than trong thời gian tới cũng dễ hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào: với đặc điểm là ngành khai thác khoáng sản, nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là

máy móc thiết bị như: Máy xúc, máy đào…, những máy móc này rất phong phú, dễ mua trên thị trường. Các yếu tố đầu vào khác như: điện, nước:

+ Cung cấp nước: Toàn bộ khối lượng nước phục vụ sinh hoạt cung cấp đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Cung cấp điện: trước mắt doanh nghiệp sử dụng nguồn điện là máy phát chạy dầu diezen, sau đó doanh nghiệp sẽ kéo điện trực tiếp từ nhà cung cấp về mỏ để phục vụ hoạt động khai thác.

- Đánh giá phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: phương thức tiêu thụ của Công ty chủ yếu là bán lẻ cho một số công ty gạch Tuy nen tại địa phương hoặc cho một số nhà máy nhiệt điện tại khu vực như: nhiệt điện Đồng Rì …, do lượng than khai thác còn chưa nhiều. Khi có được công suất khai thác đủ lớn (khoảng 60.000 tấn/năm), Công ty mới có thể ký hợp đồng với xuất khẩu. Tuy nhiên nhu cầu về than trong nước vẫn đang rất lớn, vì vậy phương án tiêu thụ sản phẩm trong nước là hợp lý.

- Đánh giá, phân tích về sản lượng và doanh thu:

Tình hình kinh doanh và lợi nhuận của Doanh nghiệp tính đến 30/09/2009 như sau:

Bảng 7: Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 30/09/2009

1 Tổng doanh thu 22.543.646.58

6 25.349.862.734 15.826.333.7972 Giá vốn hàng bán 19.327.835.079 21.943.991.473 14.619.233.710 2 Giá vốn hàng bán 19.327.835.079 21.943.991.473 14.619.233.710 3 Lợi nhuận sau thuế 429.606.748 508.663.621 323.866.005

Tổng doanh thu của doanh nghiệp đang tăng nhanh, doanh nghiệp vừa đi vào kết hợp lĩnh vực xây dựng và hoạt động khai thác than, vì thế giá vốn hàng bán của doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Không vì thế mà lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, năm 2008 là: 508.663.621đ tăng hơn 79 trđ so với năm 2007, trong 09 tháng đầu năm 2009 lợi nhuận sau thuế của Cty là 323.866.005đ đạt 63,67% so với năm 2008.

- Đánh giá về khả năng xuất khẩu hàng hoá: Hiện tại Doanh nghiệp chưa có khả năng xuất khẩu hàng hóa. Trong tương lai một vài năm tới, khi khả năng khai thác của doanh nghiệp được nâng cao việc xuất khẩu hàng ra nước ngoài mới được tiến hành, thị trường xuất khẩu tiềm năng của doanh nghiệp chủ yếu là Trung Quốc. Tuy nhiên việc đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia cũng là một rào cản hạn chế việc xuất khẩu của doanh nghiệp

c)Thẩm định tài chính của khách hàng:

Đây là một nội dung quan trọng được xem xét khi thẩm định dự án. Nếu không được chú trọng đến việc thẩm định này sẽ gây khó khăn trong việc thẩm định dự án. Trong thực tế có những dự án phải ngừng hoạt động khi chưa hết thời hạn do chủ đầu tư không có đủ năng lực tài chính và năng lực kinh doanh. Năng lực tài chính thể hiện ở ba chỉ tiêu : tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, khả năng thanh toán.

d)Khả năng tự chủ của khách hàng:

Thẩm định khả năng tự chủ của khách hàng để đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết theo các yêu cầu :

a.Có vốn tự có tham gia vào dự án , phương thúc sản xuất, kinh doanh , dịch vụ và đời sống

b.Kinh doanh có hiệu quả : Hoạt động kinh doanh phải có lãi. Nếu trong trường hợp lỗ thì phải có phương án khắc phục để có khả năng trả nợ đúng hạn

c.Không có nợ khó đòi và nợ quá hạn 6 tháng của ngân hàng đầu tư và phát triển

e)Cán bộ thẩm định đánh giá tình hình tài chính của khách hàng thông qua các chỉ tiêu :

Tỷ suất tài trợ: Đánh giá mức độ tự chủ của doanh nghiệp về tài chính, chỉ số này càng cao chứng tỏ mức độ tự chủ càng lớn. Tỷ suất tài trợ được tính bằng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn. Tỷ suất tài trợ > 0.5 được coi là đạt yêu cầu.

Tỷ suất thanh toán ngắn hạn: Đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp ( khoản nợ có thời hạn < 1 năm). Tỷ suất này được tính bằng thương số giữ tài sản lưu động và tổng nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này chuẩn khi đạt ~ 1.

Tỷ suất thanh toán tức thời: Khả năng trả những món nợ bất thường của doanh nghiệp. Tỷ suất này được tính bằng tổng vốn bằng tiền mặt trên tổng nợ ngắn hạn. Thông thường tỷ suất này đạt chuẩn > 0.5

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản ( ROA): Chỉ tiêu này đánh giá mức sinh lời trên 1 đơn vị tài sản của công ty và được tính bằng thương số giữa lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng nguồn vốn ( ROE): Đánh giá mức độ lãi trên một đồng vốn bỏ ra của doanh nghiệp. Tỷ suất này tính bằng tổng lợi nhuận trên tổng nguồn vốn.

Sau khi tính toán các chỉ tiêu trên, tiến hành đánh giá tình hình tài chính của khách hàng theo tiêu chuẩn của BIDV đối với từng loại hình doanh nghiệp, loại vốn vay.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng đầu tư và phát triển bidv chi nhánh tây hồ (Trang 30 - 35)