- Ngân hàng ngày càng cố gắng hoàn thiện công tác khai thác thông tin từ nhiềunguồn để chính xác hóa các thông tin sử dụng trong công tác thẩm định dự án đầu tư,điều này phụ thuộc rất lớ
Trang 1GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN NGÀNH BAO BÌ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH BA ĐÌNH
Qua thực tế phân tích và đánh giá công tác thẩm định dự án vay vốn ngành bao
bì tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình, chúng ta thấy rằngNgân hàng đã và đang có nhiều cố gắng để thực hiện tốt hơn công tác này Trong điềukiện hiện nay, khi nền kinh tế ở thời kỳ quá độ, hoạt động của Ngân hàng ngày cànggiữ vai trò quan trọng trong công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của đất nước,thì yêu cầu cần phải có những biện pháp tích cực và cụ thể hơn nữa nhằm nâng caovai trò và hiệu quả của công tác thẩm định tại Ngân hàng cả về chiều rộng lẫn chiềusâu là một điều rất cần thiết Để góp phần cùng Ngân hàng khắc phục những tồn tạitrên, em xin đưa ra một số ý kiến sau:
2.1 Định hướng công tác thẩm định các dự án đầu tư tại Ngân hàng trong thời gian tới
2.1.1 Phương hướng phát triển công tác thẩm định dự án đầu tư trong thời gian tới
- Công tác thẩm định đầu tư phải xuất phát từ tình hình kinh tế - xã hội của đấtnước trong từng thời kỳ và từ thực tiễn cho vay của chính chi nhánh Ngân hàng cầnhợp lý hóa các chính sách của mình cũng như các chính sách vĩ mô của nhà nước Cácchính sách của Ngân hàng đưa ra cũng chưa đạt được sự hoàn hảo, do đó, để nâng caocông tác thẩm định nói riêng, Ngân hàng cần đề ra trong thời gian tới sẽ điều chỉnhthích hợp để hạn chế tối đa sự bất hợp lý tring hệ thống chính sách của mình, nhất làchính sách về lãi suất
- Ngân hàng ngày càng cố gắng hoàn thiện công tác khai thác thông tin từ nhiềunguồn để chính xác hóa các thông tin sử dụng trong công tác thẩm định dự án đầu tư,điều này phụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của thông tin nên việc nâng cao chấtlượng thông tin là một đòi hỏi khách quan, cấp bách Chúng ta biết rằng, thông tin sẽđược chính xác hơn nếu được kiểm tra từ nhiều nguồn Điều đó nói lên rằng nên tránh
sử dụng thông tin một chiều, nghĩa là ngoài những dữ liệu do doanh nghiệp xin vaytrình ra, cán bộ tín dụng phải triệt để tận dụng các nguồn thông tin khác như thông tinđiều tra trực tiếp, thông tin do mối quan hệ khách hàng lâu dài và thông tin từ cácnguồn bên ngoài
- Cán bộ tín dụng cần nắm được các thông tin tài chính của tất cả các doanhnghiệp có thể không phải là khách hàng của mình
Trang 2- Trong những năm tới, Ngân hàng cần nâng cao trình độ cán bộ tín dụng hơnnữa vào các khâu thẩm định công nghệ, kỹ thuật, kinh tế tài chính, xã hội, thị trường,tác động đến môi trường
2.1.2 Phân tích SWOT về công tác thẩm định của Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình
2.1.2.1 Điểm mạnh
a) Về quy trình thẩm định
Từ khi “Quy trình nghiệp vụ tín dụng” được ban hành theo tiêu chuẩn mới, công tác thẩm định đã có nhiều chuyển biến tích cực Các bước trong quy trình được quy định khá bài bản và logic từ việc hướng dẫn làm khách hàng làm hồ sơ vay vốn, tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định hồ sơ, thẩm định khách hàng đến thẩm định dự án đầu tư và lập tờ trình Mặt khác, quy trình thẩm định còn được áp dựng thống nhất trong toàn hệ thống và nhìn chung trong thời gian qua đã được cán bộ thẩm định tuân thủ một cách nghiêm túc
Không những thế, đã có sự phân công cụ thể và phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong quy trình thẩm định dự án đầu tư Chịu trách nhiệm chính trong quá trình thẩm định là phòng khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ của khách hàng và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ Đồng thời, kết hợp với phòng phụ trách về nguồn vốn để xác định nguồn vốn và lãi suất; phòng thanh toán xuất nhập khẩu để xác định điều kiện thanh toán; và các phòng khác sẽ tham gia khi có sự đề nghị Các thông tin này được
sử dụng rất quan trọng cho quá trình thẩm định dự án đầu tư Nhờ các thông tin đó, phòng khách hàng vừa và nhỏ sẽ tiến hành tính toán các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính
và xác định phương thức cho vay, từ đó phòng khách hàng vừa và nhỏ có thể đưa ra quyết định có nên cho vay vốn hay không
Nhưng trong quy trình thẩm định vẫn có sự phân định rạch ròi về trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ giữa các cán bộ thẩm định Mỗi cán bộ thẩm định sẽ chịu trách nhiệm chính về một mảng thẩm định riêng theo chuyên môn và thế mạnh của từng người Làm như vậy sẽ phát huy được thế mạnh của mối người, tránh chồng chéo về quyền hạn ra quyết định cho vay, nâng cao trách nhiệm của cán bộ thẩm định, dễ dàngphân trách khi có sai sót xảy ra
Trang 3tư cách pháp lý của người vay; xem xét các yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án; phân tích rủi ro mang tính thị trường Không những thế còn thẩm định về phương diện kinh
tế, kỹ thuật, tổ chức và môi trường Vậy nội dung thẩm định đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, phù hợp với tiêu chuẩn chung, với đòi hỏi phát triển của nền kinh tế thị trường
c) Về phương pháp thẩm định
Các phương pháp ngân hàng sử dụng trong quá trình thẩm định ngày càng khoahọc và hiện đại Các phương pháp này được áp dụng một cách linh hoạt tuỳ theo tính chất của dự án và lượng thông tin mà cán bộ thẩm định thu thập được
Mặt đáng nói ở đây là ngân hàng đã chuyển từ phương pháp phân tích tài chínhtrong trạng thái tĩnh sang trạng thái động Cụ thể là việc áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu phân tích dự án trong trạng thái động, các yếu tố biến động theo hướng bất lợi để đánh giá tính vững chắc của dự án trong trường hợp có rủi
ro Phương pháp này giúp các cán bộ thẩm định có thể lương trước được các kịch bản
có thể xảy ra và đánh giá lại hiệu quả của dự án từ đó có thể đưa ra nhận xét về mức
độ an toàn, vững chắc của dự án trong điều kiện bất lợi của dự án Vì vậy sẽ giảm được hậu quả rủi ro mất khả năng thu hồi vốn của ngân hàng
Mặt khác việc áp dụng Excel vào tính toán các chỉ tiêu hiểu quả tài chính và phân tích độ nhạy, khiến cho việc tính toán, phân tích nhanh hơn, chính xác hơn tạo thuận lợi cho cán bộ thẩm thẩm định rút ngắn thời gian tính toán
Trang 4Chính những kiến thức và kinh nghiệm thực tế đã giúp cho cán bộ thẩm định không chỉ đảm nhiệm được công việc của mình trong môi trường đầy thử thách với số lượng các dự án cần phải thẩm định ngày càng nhiều, giá trị ngày càng lớn và tính phức tạp ngày một tăng mà vẫn đảm bảo đưa ra được những đánh giá, những quyết định chính xác, kịp thời Điều này được thể hiện ở chất lượng những báo cáo thẩm định ngày càng được nâng cao.
f) Về công tác thu thập, quản lý, lưu trữ số liệu phục vụ cho quá trình thẩm định
Nguồn thông tin thu thập cho công tác thẩm định ngày càng đầy đủ, đa dạng và phong phú Nếu như trước đây, các thông tin về dự án dùng để phân tích được cung cấp bởi chính chủ đầu tư, làm cho quá trình thẩm định hầu như chỉ xoay quanh việc thẩm định tính hợp lý, tính chính xác đại số của các số liệu, tiến hành phỏng vấn khảo sát thực địa thì đến nay thông tin đã có tính nhiều chiều hơn Ngoài các nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, chi nhánh đã thực hiện việc thu thập thông tin từ các tổ chức có liên quan và trực tiếp bằng quá trình điều tra của các cán bộ thẩm định Bằng cách mở rộng phạm vi thu thập thông tin từ nội bộ đến các thông tin bên ngoài (văn bản tài liệu có liên quan, báo chí, tham khảo ý kiến của các Sở, cơ quan chuyên
ngành…) đã làm cho nguồn thông tin trở nên đa dạng, nâng cao tính chính xác, khách quan của thông tin dẫn đến tính chính xác của các kết quả tính toán và quá trình ra quyết định đạt kết quả cao
Không những thế, trong điều kiện hiện nay, các cán bộ thẩm định được trang bị
và hỗ trợ khá tốt với những phương tiện làm việc cần thiết như máy tính nối mạng,điện thoại giúp cho cán bộ thẩm định nhanh chóng thu thập được những thông tin cầnthiết, rút ngắn thời gian thẩm định
Đặc biệt, ngân hàng Công thương Việt Nam đã triển khai thành công dự án hiệnđại hoá Ngân hàng cho toàn hệ thống từ Trụ sở chính đến các Chi nhánh, trong đó cóchi nhánh NHCT Ba Đình Dự án này đã xây dựng chiến lược và kế hoạch lưu trữ dữliệu phù hợp với công nghệ lưu trữ hiện đại, nâng cấp đường truyền thống nối các chinhánh Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh với trụ sở chính
2.1.2.2 Điểm yếu
a) Về thông tin
Để có những kết quả tính toán chính xác về hiệu quả dự án đầu tư thì phải dựatrên những thông tin, số liệu đầy đủ, có chất lượng, chính xác về dự án trên nhiều mặt,nhiều góc độ khác nhau Chất lượng và sự đầy đủ những thông tin này phụ thuộc mộtphần vào việc lập, thẩm định dự án đầu tư của chủ dự án và cung cấp thông tin của cácchủ thể liên quan khác
Trang 5Nhưng thực tế, trong quá trình thẩm định các dự án đầu tư, cán bộ tín dụng chỉ
có một nguồn thông tin duy nhất do khách hàng cung cấp Vì chỉ là nguồn thông tinmột chiều nên mức độ chính xác của nó không cao Khách hàng có thể nộp cho Ngânhàng những báo cáo không trung thực, phân tích sai lệch thực trạng sản xuất kinhdoanh của đơn vị họ hoặc dự án chứa đựng số liệu không chính xác
Nhưng vì nguồn hàng có rất ít cơ hội tìm kiếm các nguồn thông tin khác để kiểmchứng nên rất khó khăn cho công tác thẩm định, có thể dẫn đến quyết định cho vaykhông đúng đắn
Mặt khác, nền kinh tế nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường nên các tàiliệu về dự án đầu tư phần lớn là của nước ngoài Do đó các khái niệm, thuật ngữ được
đề cập đến trong dự án là khá mới mẻ đối với các chủ đầu tư, nên không thể tránh khỏi
sự thiếu nhất quán trong sử dụng Thị trường tư vấn nước ta lại chưa phát triển nênhầu hết các dự án đầu tư đều do các lực lượng của chủ đầu tư với trình độ còn nhiềuhạn chế lập ra Kết quả là các dự án được lập không đầy đủ, chưa chính xác, thiếuthông tin cần thiết làm cơ sở cho cán bộ tín dụng đánh giá tính khả thi
Rõ ràng là hiệu quả của công tác thẩm định dự án đầu tư phụ thuộc rất lớn vàotrình độ chính xác của thông tin Nâng cao chất lượng thông tin là một đòi hỏi kháchquan và cấp bách
b) Về cơ chế chính sách của Nhà nước
Hiện nay, cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, giá chung chung và không chính xáccủa nhà nước đã và đàn tạo ra trở ngại lớn cho công tác thẩm định dự án đầu tư.Những năm gần đây, các luật về đất đai, về khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước
đã được ban hành nhưng vẫn còn nhiều điểm thiếu sót Ngoài ra, những quy hoạch vềđất đai liên quan đến vùng kinh tế, vùng dân cư hay công trình giao thông… lạithường vuyên bị thay đổi, tạo tâm lý bất ổn cho doanh nghiệp, khiến họ không yêntâm đầu tư vốn để sản xuất kinh doanh Và khi có sự thay đổi thì rủi ro thuộc về phíaNgân hàng và doanh nghiệp Vì vậy, trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, cán bộtín dụng thường rất ngần ngại và mất nhiều thời gian cân nhắc cho vấn đề này
Mặt khác, công tác quản lý nhà nước về chấp hành pháp lệnh kế toán thống kêđối với các doanh nghiệp (mà đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) cònchưa được quan tâm đúng mức Số lượng các công ty kiểm toán của Việt Nam chưanhiều nhưng cũng đủ đáp ứng yêu cầu Nhưng vì công tác kiểm toán còn mới mẻ chưakhẳng định được uy tín của mình Mặt khác, họ chưa có sự vượt trội hẳn về năng lựcnghiệp vụ Trong đó, cơ quan kiểm toán của nhà nước (VACO) mới ra đời, chỉ hoạtđộng trong phạm vi nhỏ hẹp Với đặc điểm hoạt động của kế toán ở các doanh nghiệpnhư vậy cán bộ tín dụng sẽ rất khó khăn trong việc lấy số liệu để tính toán các chỉ tiêu
Trang 6Có thời kì, Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế đa thành phần làm cho tỷ
lệ cho vay ngoài quốc doanh của các ngân hàng rất lơn Sau một thời gian đầu tư chothấy, hoạt động khu vực này thực tế không mang lại hiệu quả như mong muốn, và làmcho tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao
Hiện nay, tuy các cán bộ tín dụng đã có nhiều nỗ lực đáng kể nhưng hiệu quả chưa thực sự cao Chẳng hạn, thẩm định doanh nghiệp vay vốn về hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được chú trọng Công doạn này nếu tiến hành đầy đủ theo yêu cầu sẽchiếm nhiều thời gian và công sức, đặc biệt là với khách hàng mới có quan hệ với ngân hàng Tuy nhiên, trên thực tế Ngân hàng chưa quan tâm đúng mức tới khâu thẩmđịnh tài chính doanh nghiệp vay vốn mà chỉ dừng lại ở mức nêu ra và chỉ tiêu chung nhất, không kèm theo nhận xét, đánh giá trong biên bản báo cáo thẩm định Bước thẩm định này không những cho ta cái nhìn bao quát về tình hình doanh nghiệp mà còn là cơ sở cho việc kiểm nghiệm sự đúng đắn của các khoản mục nêu ra trong dự
án Tình hình tài chính doanh nghiệp vay vốn trong quá khứ thực sự là quan trong và liên quan mật thiết tới hoạt động tương lai của doanh nghiệp nói chung trong đó có dựán
- Thị trường là nơi tiêu thụ sản phẩm, tạo ra nguồn thu cho dự án và đảm bảo trang trải
nợ cho Ngân hàng Việc đánh giá khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ của các dự
án lên quan tới nhiều vấn đề đòi hỏi ở cán bộ tín dụng khả năng phân tích tổng hợp và
óc phán đoán mới nắm bắt được tình hình
Yêu cầu này thực sự không đơn giản, nhất là đối với sản phẩm mới xuất hiện hoặc chưa có trên thị trường Về mặt này, việc thẩm định còn quá sơ sài, thiếu chính xác, thậm chí mang tính lấy lệ là chủ yếu
Về phương diện kỹ thuật cũng xảy ra tình trạng tương tự, thực ra cán bộ tín dụngđâu phải là chuyên gia kỹ thuật mà trái lại họ chỉ có chuyên môn về kinh tế, về tàichính, ở lĩnh vực này ngân hàng hầu như không có mấy kinh nghệm, chủ yếu vẫn phải
Trang 7dựa vào phân tích kỹ thuật trong luận chứng kinh tế ký thuật mà doanh nghiệp đưa ra.Cán bộ tín dụng không xác định chính xác được tính tiên tiến của máy móc thiết bị,chưa xác định được máy móc công suất có trong dự án có phù hợp với nhà máy haykhông? có đảm bảo tính đồng bộ của máy không? có phù hợp với điều kiện sản xuất ởViệt Nam không? Ngoài ra, thông thường cán bộ tín dụng cũng không phân tích cụ thể
về khả năng sử dụng, vận hành thiết bị, công nghệ mới của dự án Cụ thể đội ngũ kỹ
sư, công nghệ kỹ thuật trường hợp dự án được duyệt trong tình trạng không đạt yêucầu về kỹ thuật sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của dự án khi đi vào hoạt động
- Phương diện hiệu quả kinh tế xã hội hầu như không được đề cập trong bản thẩmđịnh Công tác tổ chức quản lý dự án cũng hay bị bỏ qua, thiết nghĩ một dự án cho dù
có mang lại lợi nhuận lớn đến đâu và có đủ khả năng trả nợ gốc và lãi đi chăng nữacũng không thể chấp nhận nếu nó gây ra những ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực cho xãhội, đặc biệt liên quan đến vấn đề môi sinh
Tóm lại, việc hoàn thiện hơn nữa tính toàn diện trong công tác thẩm định dự ánđầu tư có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp, Ngân hàng và cả xã hội
d) Về thế chấp, bảo lãnh, cầm cố
Thế chấp, bảo lãnh hay cầm cố tài sản là các biện pháp để Ngân hàng phòngchống rủi ro trong trường hợp không thu hồi được nợ, Tuy nhiên, các quy định về điềunày hiện đang còn ở mức văn bản dưới luật Do đó, khi thẩm định dự án đầu tư, cán
bộ sẽ phải mất nhiều thời gian để đánh giá, việc thực hiện hay giám sát phát mại tàisản bắt buộc phải có sự phối hợp của các cơ qua chức năng cũng như chính quyền sơtại và cơ quan bảo vệ luật pháp Nhưng thủ tục còn nhiều rườm rà, phức tạp, tạo tâm
lý ngần ngại cho cán bộ tín dụng trong quá trình thực hiện trách nhiệm Vì vậy vấn đềthế chấp, bảo lãnh, cầm cố đang là vấn đề đòi hỏi được giải quyết nhanh chóng
Tóm lại, có bốn vấn đề chính đang gây trở ngại cho hoạt động thẩm định dự án ởNgân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình, đó là:
- Sự thiếu đồng bộ và cụ thể trong cơ chế, chính sách của Nhà nước
- Nguồn thông tin chưa thực sự đáng tin cậy
- Công tác thẩm định chưa toàn diện
- Bảo lãnh, thế chấp còn nhiều vướng mắc, các vấn đề trên tạo khó khăn, trở ngạilớn, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của công tác thẩm định Vấn đề đặt ra là cần phảilàm gì để khắc phục những khó khăn này, từng bước nâng cao chất lượng công tácthẩm định dự án đầu tư
2.1.2.3 Cơ hội
Một là: Hội nhập quốc tế sẽ làm tăng uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng
Việt Nam nói chung và Chi nhánh nói riêng, nhất là trên thị trường tài chính khu vực
Trang 8Hội nhập là cơ hội để Chi nhánh tăng cường phối hợp với các NHTW và các tổchức tài chính quốc tế về chính sách tiền tệ, trao đổi thông tin và ngăn ngừa rủi ro, qua
đó hạn chế biến động của thị trường tài chính trong nước và đảm bảo an toàn cho hệthống ngân hàng Việt Nam Hệ thống NHTM và thị trường tiền tệ hoạt động an toàn
và hiệu quả sẽ tạo thuận lợi cho việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách tiền
tệ
Hội nhập quốc tế sẽ thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật vànâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý tài chính, loại bỏ các biện phápbảo hộ, bao cấp vốn, tài chính đối với các NHTM trong nước, hạn chế tình trạng ỷ lại,trông chờ vào sự hỗ trợ của NHNN và Chính phủ
Đối với các TCTD, hội nhập quốc tế là động lực thúc đẩy cải cách, buộc Chinhánh phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường, khắc phục những nhược điểm còntồn tại, đồng thời phải tăng cường năng lực cạnh tranh trên cơ sở nâng cao trình độquản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng Trong quá trình hội nhập và mởcửa thị trường tài chính trong nước, khung khổ pháp lý sẽ hoàn thiện và phù hợp dầnvới thông lệ quốc tế, dẫn đến sự hình thành môi trường kinh doanh bình đẳng và từngbước phân chia lại thị phần giữa các nhóm ngân hàng theo hướng cân bằng hơn, thịphần của NHTMNN có thể giảm và nhường chỗ cho các nhóm ngân hàng khác, nhất
là tại các thành phố và khu đô thị lớn Tùy theo thế mạnh của mỗi ngân hàng, sẽ xuấthiện những ngân hàng hoạt động theo hướng chuyên môn hóa như ngân hàng bánbuôn, ngân hàng bán lẻ, ngân hàng đầu tư, đồng thời hình thành một số ngân hàng qui
mô lớn, có tiềm lực tài chính và kinh doanh hiệu quả Kinh doanh theo nguyên tắc thịtrường cũng buộc các tổ chức tài chính phải có cơ chế quản lý và sử dụng lao độngthích hợp, đặc biệt là chính sách đãi ngộ và đào tạo nguồn nhân lực nhằm thu hút laođộng có trình độ, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh trên thịtrường tài chính
Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng và nới lỏng hạn chế đối với các tổ chứctài chính nước ngoài là điều kiện để thu hút đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực tài chính –ngân hàng, Chi nhánh có điều kiện để tiếp cận sự hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn, đào tạothông qua các hình thức liên doanh, liên kết với các ngân hàng và tổ chức tài chínhquốc tế Trong quá trình hội nhập, việc mở rộng quan hệ đại lý quốc tế của Chi nhánh
sẽ tạo điều kiện phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, gópphần thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ Nhờ hội nhập quốc tế, Chi nhánh sẽ tiếp cận thị trường tài chính quốc tế mộtcách dễ dàng hơn, hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn sẽ tăng lên, góp phần nângcao chất lượng và loại hình hoạt động Đồng thời Chi nhánh sẽ phản ứng, điều chỉnh
Trang 9và hoạt động một cách linh hoạt hơn theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tếnhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Hai là: Nền kinh tế nước ta tiếp tục ổn định và phát triển với tốc độ cao, môi
trường kinh tế ngày được cải thiện tích cực Điều này cũng có tác động thúc đẩy rấtlớn đối với các Ngân hàng Nhu cầu về vốn đầu tư phát triển, cho tiêu dùng ngày cànggia tăng, khả năng huy động vốn cũng hết sức thuận lợi Đây là cơ sở để Ngân hàng cóthể đưa ra chính sách họat động và mở rộng thị trường của mình
Trong giai đoạn tới là giai đoạn bùng nổ các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ trong đónổi trội lên là tiêu dùng cao cấp và thẻ Ngân hàng Đây lại chính là lĩnh vực chiếnlược mà NHCT đang có thế mạnh Việc chú trọng đầu tư cho công nghệ hiện đại, tăngcường hợp tác phát triển các dịch vụ Ngân hàng cá nhân, đặc biệt là dịch vụ Ngânhàng các nhân, điện tử trong thời gian qua là bước tiền đề cho Chi nhánh mở rộnghọat động trong giai đoạn tới
Các công cụ chính sách của Nhà nước trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ ngàycàng đồng bộ và hợp lý hơn, tạo điều kiện cho Ngân hàng có thể chủ động trong địnhhướng hoạt động và phát triển
Hiện tại, trong công tác thẩm định dự án đầu tư, Chi nhánh đang có được độingũ cán bộ tín dụng có chất lượng cao Chính sách tiền lương, tiền thưởng và đào tạotốt là yếu tố thu hút và giữ chân các cán bộ nhân viên, giúp họ có được động lực đónggóp cho sự phát triển chung của Ngân hàng
2.1.2.4 Thách thức
Một là: Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới tiếp
tục kéo dài những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục gánh chịu những tácđộng xấu từ bên ngoài Thị trường xuất khẩu bị co hẹp, hoạt động sản xuất kinhdoanh, tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đà tăng trưởngkinh tế giảm Thị trường bất động sản khó có khả năng phục hồi sớm, là một trongnhững yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng, chất lượng tín dụngcũng như thu hồi nợ xấu (do tài sản đảm bảo của các Ngân hàng thương mại chủ yếu
là bất động sản) Sự có mặt của các Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài sẽđẩy mạnh mức độ cạnh tranh giữa các Ngân hàng mạnh mẽ
Áp lực cạnh tranh quốc tế là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp ViệtNam nói chung, với Chi nhánh NHCT Ba Đình nói riêng Lĩnh vực tài chính Ngânhàng là lĩnh vực chịu tác động đầu tiên và mạnh mẽ nhất khi nước ta gia nhập WTO.Thị trường tài chính sẽ càng trở nên sôi động khi các công ty bảo hiểm, các Ngânhàng lớn của nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam
Trang 10Những giao dịch mới ngày càng nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho công tácthẩm định dự án đầu tư trong khi đó khách hàng ngày càng đòi hỏi chất lượng phục vụtốt hơn.
Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống NHTM gây nên một sự thiếu hụt vềnguồn nhân lực Đây sẽ là bài toán khó nếu Chi nhánh không có được chính sách thuhút và đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên phù hợp
Hai là: Khi khách hàng nhận khoản giải ngân từ ngân hàng, họ sẽ dùng đồng vốn
vào mục đích kinh doanh như: Đầu tư vào dây chuyền sản xuất, đầu tư mua nguyênvật liệu…
Trong quá trình sản xuất kinh doanh tất yếu sẽ phát sinh những rủi ro khôngmong muốn mà đôi khi các doanh nghiệp không lường trước được như: + Rủi ro do nền kinh tế không ổn định
Khi tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh, bao giờ doanh nghiệp cũng tiếnhành đánh giá tình hình thị trường cũng như đưa ra những dự báo phát triển thịtrường, dự báo tăng trưởng doanh số Nếu nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tếquốc nội vận hành theo quỹ đạo đã dự báo thì doanh nghiệp sẽ thực hiện tốt các kếhoach đề ra
Tuy nhiên, ta biết rằng: Nền kinh tế nước ta hiện giờ đang phụ thuộc nhiều vàocác ngành sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp Mànhững ngành này lại phụ thuộc nhiều vào rủi ro thời tiết
Khi nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, tất yếu sẽ ảnh hưởng lớn đối với cácdoanh nghiệp xuất khẩu Những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như dệt may,xuất khẩu hàng nông sản (xuất khẩu café, hạt điều, xuất khẩu cá basa, ) có nguy cơkhông bán được khi nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng Hoặc một sự thay đổi trongchính sách nhập khẩu (tăng thuế, giảm hạn ngạch, thay đổi tiêu chuẩn nhập khẩu) tạicác nước sở tại ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu
+ Rủi ro do các thủ tục pháp lý ở các địa phương còn rườm rà
Sự chậm trễ, rườm rà trong các thủ tục cấp giấy phép, các thủ tục hải quan…nhiều lúc ảnh hưởng lớn đến cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp Ta biết rằng, cơhội kinh doanh của doanh nghiệp có tính thời điểm, nhưng nó sẽ không thể thực hiệnnhanh chóng nếu không được “cởi trói” bởi các thủ tục pháp lý Việc chậm trễ sẽ dẫnđến hệ quả của hàng loạt các hợp đồng kinh tế bị đình trệ, các dự án đầu tư “buộclòng” phải “treo” trên giấy Điều này gây tổn thất lớn về mặt kinh tế đối với các doanhnghiệp vay vốn
+ Rủi ro do thị trường bị bóp méo bởi hàng hóa nhập lậu
Trang 11Hàng hóa nhập lậu vào Việt Nam qua các con đường vùng biên từ lâu đã là nỗi
“ám ảnh” của các doanh nghiệp nội địa Hàng hóa nhập lậu có ưu điểm rẻ hơn về giá,loại hình phong phú đánh mạnh vào nhu cầu của đại bộ phận người tiêu dùng có thunhập thấp Các mặt hàng về đồ điện tử, kim khí, quần áo, mỹ phẩm là một minh chứngcho hiện tượng trên
Các rủi ro cơ bản trên đã ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp Một khi các đồng vốn mà doanh nghiệp đi vay đổ vào sản xuất kinhdoanh mà không thu lại được, tất yếu sẽ đẩy doanh nghiệp tới việc mất dần khả năngtrả nợ Ngân hàng cũng đứng trước nguy cơ khó thu hồi lại khoản cho vay này
Ba là: Về phía doanh nghiệp đi vay, nhiều doanh nghiệp không đánh giá hết
được những rủi ro khi sử dụng đồng vốn, đánh giá chi phí vốn cũng như khả năng sinhlợi của đồng vốn Đa phần các doanh nghiệp khi dùng vốn trong quá trình sản xuấtkinh doanh thường đầu tư vào mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào cơ sở vật chất màcái quan trọng nhất là đầu tư phát triển kỹ năng của lực lượng nhân lực của công ty.Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô mà tư duy quản lý không thay đổi, trình độ của độingũ quản lý không được đảm bảo thì doanh nghiệp tất yếu phải đối mặt với những rủi
ro về khả năng quản lý sản xuất, dẫn đến nhiều sai lầm trong quá trình ra quyết địnhquản lý kinh doanh
Nhiều doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích đăng ký ban đầu trong hồ sơxin vay vốn Đồng vốn không sử dụng đúng mục đích tất yếu sẽ khó khăn trong việckiểm soát dòng vốn cũng như kiểm soát rủi ro của đồng vốn
Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khi vay vốn về đã sử dụng mộtphần vốn đi vay để đầu tư vào thị trường chứng khoán Khi thị trường chứng khoán tụtdốc, tất yếu sẽ làm “thua lỗ” phần vốn đã rót vào Hệ quả là doanh nghiệp sẽ khôngthu được lãi từ sự đầu tư, lãi từ lĩnh vực sản xuất không đủ bù
Công tác quản lý rủi ro tín dụng là rất quan trọng đối với ngân hàng Để đảm bảocho công tác này được thực hiện tốt, ngân hàng cần có những bước thực hiện cụ thể: Tính toán xác định rủi ro
+ Thẩm định đánh giá rủi ro đối với từng khoản giải ngân: Tình hình tài chính của đốitượng xin vay vốn, phân tích đặc trưng ngành của doanh nghiệp vay, phân tích khảnăng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ cùngloại trên thị trường Phân tích các rủi ro hệ thống, rủi ro tình hình kinh tế
+ Đánh giá năng lực lãnh đạo của các cán bộ doanh nghiệp
Lượng hóa rủi ro
Sử dụng các công cụ phân tích, các chỉ báo phân tích để tính toán, đo lường những rủi
ro được thể hiện qua các con số
Trang 12Quản lý, giám sát
+ Quản lý và giám sát việc doanh nghiệp sử dụng vốn Nếu có dấu hiệu doanh nghiệp
sử dụng vốn sai mục đích: Ngưng việc giải ngân, đề nghị doanh nghiệp giải trình vàyêu cầu thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng giải ngân Đưa ra các phương pháp giải quyết rủi ro
+ Không giải ngân đối với các hợp đồng không tuân thủ các điều kiện tài chính + Không chấp nhận các hợp đồng có độ rủi ro cao (tài sản thế chấp không đảm bảo,lĩnh vực đầu tư không rõ ràng…)
2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án cho vay nghành bao bì tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình
2.2.1 Về nội dung và phương pháp thẩm định
Đối với nội dung thẩm định khách hàng vay vốn
Việc thu thập và đánh giá các thông tin về khách hàng vay vốn là một việc kháphức tạp, vì không phải lúc nào tình hình tài chính của các doanh nghiệp khách hàngcũng được công khai Vì vậy, trước hết ngân hàng cần yêu cầu các báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp đưa lên trình ngân hàng phải đã qua kiểm toán Ngoài ra, ngân hàngnên tăng cường thiết lập mối quan hệ với các cơ quan chức năng nhằm có những đánhgiá đầy đủ và chính xác hơn đối với doanh nghiệp
Và để đưa ra được những kết luận chính xác về tình hình tài chính của doanhnghiệp, ngân hàng (cụ thể là phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ) nên ápdụng các phương pháp khác nhau trong phân tích tài chính doanh nghiệp như: phươngpháp đối chiếu logic, phương pháp phân tích tỷ lệ…vì hiện nay số lượng các chỉ tiêudùng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp chưa nhiều
Đối với nội dung thẩm định phương diện kỹ thuật
Đây là khía cạnh mà cán bộ thẩm định cần quan tâm đến nhiều vì đây là khíacạnh rất phức tạp và họ khó có thể làm tốt được việc này, bởi lẽ chi nhánh chưa cónhiều cán bộ vừa có chuyên môn về nghiệp vụ lẫn kỹ thuật, phần lớn họ đều tốtnghiệp từ các trương thuộc khối kinh tế Mặt khác, các chie tiêu của Chính phủ, của
Bộ ngành liên quan chưa đầy đủ, chưa phù hợp với tình hình hiện tại của nền kinh tế,
và ngân hàng cũng chưa có một hệ thống chỉ tiêu về kinh tế - kỹ thuật phục vụ chocông tác thẩm định dự án Vì vậy để có thể trợ giúp cho cán bộ thẩm định đánh giá
kỹ thuật, ngân hàng cần nghiên cứa và ban hành những chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản phùhợp với từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể (các tiêu chuẩn về máy móc, thiết bị, côngnghệ được sử dụng trong dự án) tư đó đẻ làm cơ sở cho cán bộ thẩm định thamchiếu
Trang 13Trong những truờng hợp dự án quá phức tạp về mặt kỹ thuật, để đảm bảo chongân hàng thì ngân hàng nên thuê các chuyên gia có chuyên môn phù hợp thẩm địnhnội dung này nhăm rút ngắn được thời gian thẩm định.
Đối với nội dung phân tích thị trường
Cán bộ thẩm định cần phân tích một cách đầy dủ và sâu hơn về phương diện thịtrường của dự án, về những đánh giá tình hình cung cầu thị trường, về khả năng tiêuthụ của sản phẩm cần được tính toán và định lượng một cách cụ thể chứ không đánhgiá một cách chung chung theo cảm tính Ngoài ra, ngân hàng cần áp dụng một sốphương pháp hiện đại trong phân tích và dự báo cung cầu sản phẩm như: phương phápđịnh mức, phương pháp hệ số co giãn hay phương pháp ngoại suy thống kê Tuỳ thuộcvào lượng thông tin mà cán bộ thẩm định thu thập được mà cán bộ thẩm định sẽ lựachọn được phương pháp phân tích cho phù hợp hoặc là kết hợp nhiều phương phápnhằm làm tăng tính chính xác cho kết quả dự báo
Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định phải quan tâm đến các yếu tố khách quan bênngoài như khả năng thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng, những thay đổi trong chínhsách vĩ mô của nhà nước hay của nước xuất khẩu vì những nhân tố có thể gây ảnhhưởng rất lớn đến yếu tố đầu ra của dự án
Đối với nội dung thẩm định phương diên tài chính
Thứ nhất, khi thẩm định tổng mức vốn đầu tư, ngân hàng cần có quy định cụ thể
về các nội dung trong tổng vốn đầu của dự án: vốn cố định, vốn lưu động, vốn dựphòng, vốn bù đắp chi phí, vốn tự có, vốn đi vay… vì theo kinh nghiệm của nhiều cán
bộ thẩm định thì tổng vốn đầu tư của dự án khi trình lên ngân hàng thường thấp hơnthực tế Cụ thể là vì, khi đi vào hoạt động có thể phát sinh nhiều hạng mục chi phí mớihoặc do chủ đầu tư cố tình làm giảm tổng vốn đầu tư để xin vay vốn
Đồng thời, nếu dự án được tài trợ từ các nguồn vốn khác nhau thì cán bộ thẩmđịnh cần kiểm tra kỹ tính xác thực của từng nguồn vốn, đặc biệt là các cam kết bỏ vốncủa các cơ quan tài trợ về mặt số lượng và tiến độ, tránh để xảy ra tình trạng thiếu vốndẫn đến nguy cơ làm chậm tiến độ thi công của công trình dự án
Thứ hai, khi tiến hành thẩm định các yếu tố chi phí sản xuất của dự án, ngân
hàng cần có sự tham khảo các quy trình của Bộ Tài chính, của cơ quan chủ quảndoanh nghiệp, chi phí của các sản phẩm tương tự trên thị trường, không được phépchấp nhận hay mặc nhiên theo sự tính toán của chủ đầu tư Nếu dự án là dự án mởrộng hoặc mới của doanh nghiệp đã hoạt động trong ngành đó, cán bộ có thể lấy cácchỉ đó làm cơ sở, nếu là dự án hoàn toàn mới thì các chỉ tiêu đó cũng là những thamkhảo tốt