tài liệu tham khảo Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ tai lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tham gia BHXH Việt Nam
Trang 1A- LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm trên thế giới, và chotới nay, BHXH đã trở thành công cụ hữu hiệu mang tính nhân văn sâu sắc đểgiúp con người vượt qua những khó khăn, rủi ro phát sinh trong cuộc sốngcũng như trong qua trình lao động Vì vậy, BHXH ngày càng trở thành nềntảng cơ bản cho An sinh xã hội của mỗi quốc gia, của mọi thể chế Nhà nước
và được thực hiện ở hầu hết các nước
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn coi con người là vốn quý của xãhội là lực luợng tạo ra của cải vật chất cho xã hội và là nhân tố quan trọngtrong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước Việc đảm bảo mộtmôi trường an toàn cho sản xuất cũng như có được chính sách hỗ trợ ngườilao động khi họ gặp tai nạn lao động hay mắc bệnh nghề nghiệp luôn đượcchúng ta coi trọng Chính vì vậy, chế độ trợ cấp về TNLĐ&BNN đã ra đờinhư một tất yếu khách quan Trải qua hơn chục năm hình thành và phát triển,BHXH nói chung và chế độ trợ cấp TNLĐ&BNN nói riêng đã đạt được nhiềuthành tích đáng khích lệ Hàng năm, chế độ đã chi trả trợ cấp cho hàng nghìnngười lao động giúp cho cuộc sống của họ và gia đình giảm bớt được phầnnào khó khăn đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nguời lao động có thể táigia nhập vào lực luợng sản xuất xã hội Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh
tế, đất nước ta đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, chính vì vậy, một
số những quy định trong chế độ trợ cấp TNLĐ&BNN đã tỏ ra không phù hợpvới tình hình mới
Trước thực tế này, đề tài : “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ
TNLĐ&BNN cho người lao động tham gia BHXH ở Việt Nam” đã ra đời.
Đề tài đã được em nghiên cứu trong suốt quá trình thực tập của mình Em hivọng rằng với những gì đã được tiếp thu từ ghế nhà trường cũng với nhữngkiến thức bổ ích trong quá trình thực tập vừa qua, đề tài sẽ phản ánh đượcphần nào về thực trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng như trìnhbày một vài giải pháp để có thể góp phần hoàn thiện hơn nữa chế độ trợ cấp
Trang 2TNLĐ&BNN cho người lao động tham gia BHXH ở nước ta trong thời giantới
Trong quá trình thực hiện đề tài này, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tìnhcủa cô: TS Trịnh Thị Hoa (Trưởng phòng Quản lí khoa học) cùng các cô chúcông tác tại Trung tâm NCKH- BHXH (tại 150- phố Vọng), đặc biệt là sựhướng dẫn tận tình của thầy: PGS, TS Nguyễn Văn Định Em xin được bày tỏlòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo cùng các cô chú đã giúp em hoàn thành đềtài này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2006
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phương Thuỷ
Trang 3B- NỘI DUNG
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ
CHẾ ĐỘ TNLĐ&BNN:
I LÍ LUẬN CHUNG VỀ BHXH
1 Sự cần thiết khách quan của BHXH:
Để có của cải vật chất con người phải lao động Để lao động được, conngười cần có sức khoẻ và khả năng lao động nhất định Trong thực tế cuộcsống không phải người lao động nào cũng có đủ điều kiện về sức khoẻ, khảnăng lao động hay có được những may mắc khác để hoàn thành nhiệm vụ laođộng, công tác hoặc tạo nên cho mình và gia đình một cuộc sống ấm no, đầy
đủ hạnh phúc Ngược lại, không mấy người tránh khỏi những rủi ro bất hạnhnhư ốm đau, tai nạn, già yếu, chết hoặc thiếu việc làm do những ảnh hưởngcủa điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác Rơi vàonhững hoàn cảnh như vậy như nhu cầu của con người không những khônggiảm đi mà trái lại còn pháp sinh thêm nhiều nhu cầu mới như: nhu cầu đượcchăm sóc, điều trị ốm đau… trong khi đó thu nhập của họ lại bị giảm sút dokhả năng lao động của họ bị giảm hoặc họ không còn khả năng lao động nữa
và khi ấy, cuộc sống của họ trở lên rất khó khăn Bởi vậy, muốn tồn tại, conngười trong cuộc sống đã phải tìm nhiều cách để có thể đối phó với nhữngkhó khăn không lường trước được đó như: tự tích luỹ, đi vay mượn… Có thểthấy rằng các cách này hoàn toàn thụ động và không chắc chắn do khônglường trước được về thời gian, mức độ cũng như số lần gặp phải rủi ro đó.Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, việc thuê mướn lao động trở lên phổbiến thì mối quan hệ kinh tế giữa người lao động và giới chủ ngày càng nảysinh nhiều vấn đề phức tạp Giới chủ lúc này không những phải cam kết trả đủlương cho người lao động mà còn phải cam kết đảm bảo cho người lao động
có được một khoản thu nhập khi họ không may bị ốm đau, tai nạn, thai sản…Tuy nhiên, việc thực hiện cam kết này nhiều khi lại đem lại những rủi ro vềtài chính không mong đợi cho người sử dụng lao động vì: nhiều khi các sự cố
Trang 4nêu trên không xảy ra và người chủ không phải cho trả đồng nào, nhưng cũng
có khi lại xảy ra dồn dập buộc giới chủ phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn mà
họ không mong muốn Chính vì vậy, mâu thuẫn chủ thợ lại bùng phát mạnh
mẽ Cuộc đấu tranh này ngày càng rộng lớn và tác động đến nhiều mặt củađời sống kinh tế - xã hội, gây ngừng trệ sản xuất… lúc này buộc nhà nướcphải can thiệp, đứng ra điều hoà mâu thuẫn Nhà nước buộc giới chủ và giớithợ đều phải đóng góp một hoản tiền nhất định hàng tháng trên cơ sở tính toánchặt chẽ xác suất xảy ra đối với người làm thuê, số tiền này được hình thànhmột quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia Quỹ này còn được bổ sung từNgân sách nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao độngkhi gặp những biến cố bất lợi Nhờ vậy, người lao động cảm thấy được bảo vệ
và họ yên tâm tập trung vào sản xuất, còn giới chủ cũng cảm thấy có lợi khi
họ không phải chi những khoản quá lớn không mong đợi (bởi đã có sự chi sẻrủi ro với những chủ sử dụng lao động khác) và cũng không phải đối diện vớicác cuộc đấu tranh biểu tình của công nhân làm ngưng trệ sản xuất và nhànước cũng đạt được mực tiêu ổn định trật tự an toàn xã hội
Toàn bộ hoạt động với những mối qua hệ ràng buộc chặt chẽ trên được thếgiới quan niệm là Bảo hiểm xã hội đối với người lao động Có thể hiểuBHXH là sự thay thế bù đắp thu nhập cho người lao động khi họ không maygặp phải những biến cố làm giảm hoặc khả năng lao động, mất việc làm trên
cơ sở hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho ngườilao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội
Như vậy, chỉ khi có sự ra đời của BHXH thì những tranh chấp mới đượcgiải quyết một cách ổn thoả và có hiệu quả nhất Đó cũng là cách giải quyếtchung nhất cho xã hội loài người trong quá trình phát triển Sự xuất hiện củaBHXH là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảmthấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết phải tiến hànhbảo hiểm cho nguời lao động Chính vì lí do này, BHXH đã được thừa nhậnnhư là một nhu cầu và quyền lợi chính đáng của người lao động Trong Tuyên
Trang 5ngôn nhân quyền của Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 10/12/1948 cũng đãkhảng định: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội đều cóquyền hưởng BHXH, quyền đó được đặt trên cơ sở sự thoả mãn các quyền vềkinh tế, văn hoá, xã hội, nhu cầu cho nhân cách và tự do phát triển conngười”.
2 Lịch sử phát triển của BHXH:
2.1 Lịch sử phát triển của BHXH trên thế giới:
BHXH ra đời vào những năm giữa thế kỉ 19, khi nền công nghiệp và kinh
tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ ở châu Âu Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức,nhiều bang đã thành lập quỹ ốm đau và yêu cầu công nhân phải đóng góp đểphòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật Đến cuối năm 1880, BHXH đã có sựthay đổi, lúc này sự tham gia là bắt buộc và không chỉ có nguời lao động thamgia đóng góp mà giới chủ và nhà nước cũng thực hiện nghĩa vụ của mình.Tính đoàn kết và chia sẻ thể hiện rõ nét: mọi người không phân biệt già - trẻ,nam - nữ, lao động phổ thông - lao động kỹ thuật, người khoẻ - người yếu màtất cả đều phải tham gia đóng góp Mô hình ở Đức đã lan sang các nước giànhđộc lập ở Châu Á, Châu Phi và vùng Caribê Năm 1935 ở Mĩ đã ban hành đạoluật đầu tiên trên thế giới về An sinh xã hội, đạo luật này quy định thực hiệncác chế độ bảo vệ tuổi già, chế độ tử tuất, tàn tật và trợ cấp thất nghiệp Ngày
4 tháng 6 năm 1952, tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã kí công ước Giơnevơ– Công ước số 102 - về “Bảo hiểm xã hội cho người lao động” và khuyếnnghị các nước thực hiện BHXH cho người lao động tuỳ thuộc vào khả năng
và điều kiện kinh tế của mỗi nước Từ đó, các nước vận dụng khuyến nghịcủa ILO đề ra các chính sách biện pháp phù hợp với từng điều kiện cụ thể, tạo
ra môi trường cho BHXH phát triển không ngừng và cho tới nay, hầu hết cácnước trên thế giới đều có hệ thống BHXH cho riêng mình
2.2 Lịch sử phát triển của BHXH Việt Nam:
2.2.1 Giai đoạn 1945-1995:
a) Giai đoạn 1945-1960:
Trang 6Bảo hiểm xã hội là một trong những nội dung quan trọng của chính sách
xã hội (bên cạnh cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội) Ngay từ khi giành đượcchính quyền, mặc dù gặp muôn vàn khó khăn nhưng nhà nước ta luôn quantâm đến việc ban hành sửa đổi bổ sung chính sách BHXH và trợ cấp BHXH.Chính phủ đã ban hành các Sắc lệnh 29/SL ngày 12/03/1950, Sắc lệnh 76/SLngày 20/05/1950 và Sắc lệnh 77/SL ngày 22/05/1950 quy định các chế độ trợcấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, già yếu, chế độ trợ cấp gia đình khicông nhân viên chức từ trần để đảm bảo đới sống cho họ và gia đình, gópphần đảm bảo ổn định xã hội
Có thể thấy rằng: do chính sách BHXH được ban hành ngay sau khi giànhđược độc lập, trong hoàn cảnh kháng chiến kinh tế còn nhiều khó khăn nênchưa được thực hiện đầy đủ, chỉ mới thực hiện được một số chế độ cơ bản vớimức trợ cấp thấp nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho công nhân viên chứcnhà nước Mức trợ cấp còn mang tính chất bình quân với tinh thần đồng camcộng khổ, chưa có tính lâu dài Các khoản chi về hưu còn lẫn lộn với tiềnlương nên rất khó khăn cho việc hoạch toán, chính sách BHXH chưa có quỹriêng để thực hiện Tuy nhiên việc thực hiện chính sách BHXH trong giaiđoạn này lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi nó thể hiện sự quan tâm củanhà nước tới nguời lao động, tạo niềm tin tưởng của đông đảo người lao độngđối với chính quyền non trẻ
b) Giai đoạn 1961-1995
Bước vào thời kì xây dựng đất nước, trước yêu cầu tuyển dụng lực lượngcông nhân ngày càng lớn để phục vụ cho cộng cuộc xây dựng Chủ nghĩa xãhội, nhà nước đã tiến hành sủa đổi bổ sung chính sách BHXH cho phù hợpvới tình hình mới Ngày 27/02/1961 Nhà nước ban hành Nghị định 218/CPcủa Chính phủ về “Điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức”
và được thi hành từ 01/01/1962 cùng với: “Điều lệ đãi ngộ quân nhân” theoNghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ, cũng từ đây nguồn quỹBHXH được hình thành trên cơ sở đóng góp của các xí nghiệp và phần còn lại
Trang 7do Ngân sách nhà nước cấp Tuy nhiên, sau gần 20 năm thực hiện chế độBHXH đối với công nhân viên chức đã bộc lộ nhiều hạn chế Ngày18/09/1995, Chính phủ ban hành Nghị định 236/HĐBT về việc sửa đổi bổsung chính sách và chế độ BHXH đối với người lao động với nội dung chủyếu là điều chỉnh mức đóng và hưởng Tuy nhiên, với những quy định nhưtrên chính sách BHXH còn bộc lộ những hạn chế sau:
Thứ nhất: Phạm vi đối tượng tham gia BHXH chỉ giới hạn cho công nhânviên chức làm việc trong khu vực nhà nước, còn đại bộ phận (khoảng 88%)lao động làm việc ở khu vực tập thể và cá nhân chưa được tham gia BHXH.Chính sách BHXH chưa thể hiện rõ sự công bằng đối với người lao động làmviệc trong và ngoài khu vực nhà nước
Thứ hai: Nguồn chi BHXH chủ yếu lấy từ Ngân sách nhà nước Quyền lợi
và trách nhiệm các bên tham gia BHXH chưa được thiết lập đầy đủ, mức trợcấp thấp, đời sống người lao động còn nhiều khó khăn
Thứ ba: Việc thực hiện Chính sách BHXH còn gắn với các chính sáchkhác như: ưu đãi người có công, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình,chính sách tinh giảm biên chế… dẫn tới tình trạng phần lớn những ngườihưởng chế độ hưu trí đều nghỉ hưu trước tuổi quy định và chỉ có 1/10 sốngười được nghỉ mất sức lao động là thực sự ốm đau, giảm khả năng laođộng
Thứ tư: Tổ chức BHXH mang tính hành chính Nhà nước vừa đảm nhậnchức năng quản lí nhà nước vừa tổ chức hoạt động sự nghiệp chi trả (có sựtham gia của tổ chức Công đoàn) nên đã làm cho hoạt động BHXH trở lênkhó quản lí và hiệu quả thấp
2.2.2 Giai đoạn từ 1995 tới nay:
Trước sự đổi mới về cơ chế kinh tế, chính sách BHXH trong thời kì trước
đã tỏ ra không đáp ứng được nhu cầu tình hình lúc bấy giờ Chính vì vậy,ngày 22/06/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/CP quy định tạm thời
về các chế độ BHXH áp dụng cho các thành phần kinh tế, đánh dấu bước đổi
Trang 8mới của BHXH Việt Nam Tuy nhiện BHXH Việt Nam chỉ thực sự có bướcđột phá khi Nghị định 12/CP của Chính phủ ban hành ngày 26/01/1995 vềviệc ban hành “Điều lệ BHXH” đối với công chức, công nhân viên chức củanhà nước và mọi người lao động theo loại hình bắt buộc Theo đó:
+ Phạm vi đối tượng tham gia BHXH được mở rộng áp dụng với lao độnglàm công hưởng lương ở các tổ chức, các đơn vị kinh tế sử dụng 10 lao độngtrở lên thuộc mọi thành phần kinh tế
+ Quỹ BHXH được hình thành trên cơ sở đóng góp của người lao động,ngưòi sử dụng lao động và sự hỗ trợ của nhà nước Quỹ được quản lí và sửdụng tuân theo các quy đinh chế độ tài chính Nhà nước: theo nguyên tắchoạch toán cân bằng thu chi, độc lập với Ngân sách nhà nước
+ Các chế độ về cơ bản đã thể hiện được tính công bằng giữa mức đóng vàhưởng, khắc phục được tính bình quân trong hưởng trợ cấp, đồng thời manglại tính cộng đồng chia sẻ rủi ro
Như vậy nội dung của bản điều lệ đã góp phần thực hiện mực tiêu củaĐảng và nhà nước đề ra, góp phần thực hiện công bằng và sự tiến bộ xã hội,làm lành mạnh hoá thị trường lao động đồng thời cũng đáp ứng được nguyệnvọng của đông đảo người lao động trong các thành phần kinh tế đất nước.Ngày 01/10/1995 Nghị định 19/CP về việc thành lập BHXH ra đời, từ đâyBHXH có một tổ chức sự nghiệp riêng là đơn vị có chức năng, nhiệm vụ thuchi các chế độ BHXH Từ đây BHXH là cơ quan có tư cách pháp nhân trựcthuộc Chính phủ, được tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương tới địa phương.Các hoạt động nghiệp vụ của BHXH được đặt dưới sự điều hành trực tiếp củaHội đồng quản lí và của Tổng giám đốc BHXH
3 Bản chất và chức năng của BHXH:
3.1 Khái niệm về BHXH:
BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối vớingười lao động khi họ không may gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mấtkhả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ
Trang 9tiền tệ trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, gópphần bảo đảm an toàn xã hội.
3.2 Bản chất của BHXH:
- BHXH là nhu cầu tất yếu khách quan, đa dạng, phức tạp của xã hội, làsản phẩm tất yếu khách quan của nền kinh tế hàng hoá Khi nền kinh tế pháttriển tới một mức nhất định thì hệ thống BHXH ra đời Như vậy, có thể thấy
sự ra đời và phát triển của BHXH chính là sự phản ánh về mức độ phát triểncủa nền kinh tế Một nền kinh tế chậm phát triển thì không thể có một hệthống BHXH vững mạnh Ngược lại, một nền kinh tế phát triển sẽ là cơ sởcho một hệ thống BHXH đa dạng và phong phú với các chế độ BHXH càngđược mở rộng và quyền lợi của người lao động ngày càng được đảm bảo hơn
Có thể nói: kinh tế là nền tảng của BHXH hay nói cách khác BHXH khôngvượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước Nền kinh tế của một nước như thếnào sẽ cho ta hình dung được phần nào về hệ thống BHXH của nước đó vàngược lại, nhìn vào hệ thống BHXH của một nước sẽ cho ta hiểu hơn về tìnhhình kinh tế, đời sống xã hội của đất nước đó
- Quan hệ lao động chính là cơ sở để hình thành nên mối quan hệ bêntrong của BHXH, chính trong quá trình lao động các mối quan hệ về quyềnlợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên được hình thành và là nền tảng để hìnhthành nên mối quan hệ nội tại của BHXH Mối quan hệ này diễn ra giữa babên : 1- bên tham gia BHXH gồm: người lao động và người sử dụng laođộng; 2- bên BHXH là: cơ quan chuyên trách do nhà nước lập ra và bảo trợ;3- bên được BHXH là: người lao động và gia đình họ khi đủ điều kiện ràngbuộc cần thiết theo quy định của pháp luật
- Những rủi ro được BHXH hỗ trợ bao gồm những rủi ro có thể phát sinh ởbên trong hoặc bên ngoài quá trình lao động, làm giảm hoặc mất khả năng laođộng dẫn tới việc giảm hoặc mất thu nhập Những rủi ro này có thể là nhữngrủi ro mang tính ngẫu nhiên, không thể dự đoán trước và trái với ý muốn chủquan của con người như: ốm đau, tai nạn… hoặc đó có thể là những trường
Trang 10hợp mà ta có thể dự đoán được chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai song lạikhông đoán biết trước được về thời điểm phát sinh sự kiện được bảo hiểmnhư: tuổi già, thai sản…
- Các bên tham gia BHXH bao gồm người lao động, người sử dụng laođộng cùng tham gia đóng góp vào một quỹ tiền tệ tập trung, quỹ này được gọi
là quỹ BHXH Quỹ được quản lí theo cơ chế tập trung tồn tích và được sửdụng để bù đắp cho phần thu nhập bị giảm, bị mất của người lao động do việcgiảm hoặc mất khả năng lao động gây ra Như vậy, BHXH cũng là quá trìnhphân phối lại thu nhập Xét trên phạm vi toàn xã hội, BHXH là một bộ phậncủa GDP được xã hội phân phối lại cho những thành viên khi phát sinh nhucầu BHXH như: ốm đau, thai sản, già yếu, chết…
- Mục tiêu của BHXH là nhằm đảm bảo an toàn kinh tế cho người laođộng và gia đình họ BHXH là quá trình tổ chức sử dụng thu nhập cá nhân vàtổng sản phẩm quốc dân để thoả mãn nhu cầu an toàn kinh tế của người laođộng và an toàn xã hội Có thể thấy rằng BHXH vừa mang tính kinh tế vừamang tính xã hội Về mặt kinh tế : Thông qua việc tổ chức phân phối lại thunhập mà đời sống của người lao động và gia đình họ luôn được đảm bảotrước những bất trắc, rủi ro Về mặt xã hội: thông qua cơ chế san sẻ rủi ro màngười lao động chỉ đóng góp một phần nhỏ trong thu nhập của mình cho quỹBHXH song xã hội lại có một lượng vật chất đủ lớn để trang trải cho nhữngrủi ro xảy ra, có nghĩa là BHXH thực hiện theo nguyên tắc “lấy số động bù sốít” Tuy nhiên tính kinh tế và tính xã hội của BHXH không tách rời mà đanxen với nhau Khi nói đến sự đảm bảo kinh tế cho người lao động và gia đình
họ là đã bao gồm tính xã hội và ngược lại khi nói tới sự đóng góp ít nhưng lai
đủ để trang trải các rủi ro xã hội cũng có nghĩa là đề cập tới tính kinh tế củaBHXH
Với những mục tiêu trên, BHXH đã sớm trở thành một trong những quyềncon người được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thừa nhận và ghi vào Tuyênngôn Nhân quyền, năm 1948
Trang 113.3 Chức năng của BHXH:
Thứ nhất: Chức năng cơ bản nhất quyết định tính chất nhiệm vụ và cơ chế
hoạt động của BHXH đó là chức năng thay thế hoặc bù đắp một phần thunhập cho người lao động tham gia bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập
do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm gây nên Bởi đã là người laođộng thì ai cũng có nguy cơ bị giảm hoặc mất thu nhập Điều này có thể dongười lao động gặp những rủi ro như ốm đau, bệnh tật, tai nạn trong quá trìnhlao động… hay do tuổi già sức yếu mà khả năng lao động gảim sút hoặckhông còn khả năng lao động Vì vậy có thể thấy, khi người lao động đã thamgia BHXH, họ có thể hoàn toàn yên tâm bởi phần thu nhập bị giảm sút của họ
do các yếu tố trên sẽ chắc chắn được BHXH đảm bảo và khi đó cuộc sống của
họ và gia đình sẽ bớt đi phần nào khó khăn
Thứ hai: Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người
tham gia BHXH trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trungđược tồn tích dần bởi sự đóng góp của người lao động, người sử dụng laođộng và sự hỗ trợ của Nhà nước
Những người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng góp vào quỹ BHXH là
để bảo hiểm nhưng không phải là trực tiếp cho mình mà cho những người laođộng mà mình sử dụng nên không có quyền được hưởng trợ cấp Chỉ cónhững người lao động có đóng góp vào quỹ mới có quyền hưởng trợ cấp Tuynhiên, khi những người lao động này nếu như vẫn còn khoẻ mạnh có thu nhậpbình thường thì họ sẽ không được hưởng trợ cấp Số lượng những ngườikhông được trợ cấp như vậy thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nhữngngười tham gia đóng góp Chỉ có những người lao động bị giảm hoặc mất thunhập trong những trường hợp xác định và có đủ điều kiện cần thiết mới đượchưởng trợ cấp từ quỹ BHXH Số lượng những người này thường chiếm tỷtrọng nhỏ trong tổng số những người tham gia đóng góp Như vậy BHXH đãlấy số đông bù số ít và thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập theo cảchiều dọc và chiều ngang: giữa những người có thu nhập cao và thấp, giữa
Trang 12những người khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm đau phải nghỉviệc… và giữa số đông người đóng góp vào quỹ BHXH với số ít người đượchưởng trợ cấp theo những chế độ xác định Thực hiện chức năng này cũng cónghĩa BHXH đã góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Thứ ba: Chức năng đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao
năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội Nhờ có BHXH màngười lao động khi khoẻ mạnh tham gia lao động sản xuất được trả tiền lương
và tiền công còn khi không may bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc khi
về già đều được hưởng trợ cấp từ nguồn quỹ BHXH thay thế cho nguồn thunhập bị mất Vì vậy, cuộc sống của họ và gia đình luôn được đảm bảo ổn định
và có chỗ dựa Do đó, người lao động yên tâm lao động sản xuất nâng caonăng suất lao động cá nhân và hiệu quả xã hội
Thứ tư: BHXH tạo ra sự gắn bó lợi ích giữa người lao động và người sử
dụng lao động Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và chủ sửdụng lao động luôn tồn tại những mâu thuẫn về các vấn đề liên quan tới tiềncông, thời gian lao động … Thông qua BHXH, những mâu thuẫn đó sẽ đượcđiều hoà giải quyết, cả giới thợ và giới chủ đều nhận thấy nhờ có BHXH màcác quyền lợi của mình đều được bảo vệ, từ đó giúp họ hiểu và gắn bó vớinhau hơn Còn đối với nhà nước, chi cho BHXH là cách thức chi ít nhất songlại có hiệu quả nhất đồng thời lại giải quyết được những khó khăn về đời sốngcho người lao động và gia đình họ từ đó đảm bảo cho sản xuất được ổn định,kinh tế - chính trị và xã hội được phát triển và an toàn hơn
II CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG CÁC CHẾ ĐỘ BHXH
1 Vai trò của chế độ TNLĐ&BNN
Cuộc sống của con người luôn tiềm ẩn những tai nạn bất ngờ xảy ra ngoài
ý muốn của con người Đó có thể là do những hành vi thiếu cẩn trọng của cánhân gây nên hoặc có thể là những rủi ro mà con người không thể lường trướcđược Trong quá trình lao động sản xuất, con người lại phải đối mặt với
Trang 13những rủi ro rất đặc trưng đó là tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Nhữngrủi ro này có thể xảy ra với bất kì người lao động nào bởi nó trực tiếp gắn liềnvới điều kiện lao động và môi trường lao động Những nguyên nhân này chủyếu là do việc vi phạm các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động như: môitrường lao động độc hại, thiếu các trang thiết bị bảo hộ cần thiết Hậu quảcủa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp thường rất nặng nề, nó có thể dẫntới việc suy giảm khả năng lao động từ đó kéo theo việc giảm hoặc mất thunhập của người lao động và trực tiếp đe doạ tới cuộc sống của người lao động
và gia đình họ TNLĐ&BNN có thể làm thay đổi mối quan hệ pháp luật laođộng giữa người lao động và chủ sử dụng lao động khi người lao động khôngthể phục hồi khả năng lao động để đáp ứng được công việc mà mình đảmnhận trước đây Trong nhiều trường hợp, TNLĐ&BNN có thể dẫn tới việcchấm dứt mối quan hệ lao động khi người lao động bị chết hoặc không đủ khảnăng để thực hiện bất kì công việc nào Để xảy ra tai nạn lao động hay bệnhnghề nghiệp, lỗi lớn nhất thuộc về người sử dụng lao động Bởi môi trườnglao động có an toàn hay không phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm đầu tư củachủ sử dụng lao động Khi doanh nghiệp mải chạy theo lợi nhận, năng suấthay theo đuổi mục tiêu giảm thiểu chi phí thì vấn đề này không được qua tâmđúng mức Môi trường sản xuất độc hại nguy hiểm sẽ làm cho khả năng bịmắc bệnh và bị tai nạn trong quá trình lao động tăng lên Vì vậy, để đảm bảoquyền lợi của người lao động, nhiều quốc gia trên thế giới đã quy định: người
sử dụng lao động phải có trách nhiệm đối với người lao động mà mình sửdụng và gia đình của họ Điều này là hoàn toàn phù hợp bởi bị tai nạn laođộng hay mắc phải bệnh nghề nghiệp là nỗi bất hạnh lớn của người laođộng.Vì thế, khi gặp phải những trường hợp trên người lao động rất cần có sự
hỗ trợ để nhanh chóng phục hồi khả năng lao động, ổn định cuộc sống Tuynhiên trên thực, việc thực hiện điều này lại hoàn toàn không phải dễ dàng vàngười sử dụng lao động luôn tìm cách trốn tránh trách nhiệm này Bởi một lí
do dễ hiểu, đây là những khoản chi phí không được báo trước, nó có thể phát
Trang 14sinh bất cứ khi nào và có thể xảy ra với bất kì quy mô nào với bất kì mức độnào Việc bỏ ra các chi phí này sẽ có thể làm xáo trộn quá trình sản xuất kinhdoanh, làm đảo lộn các kế hoạch đầu tư cho sản xuất… Vì vậy, trên thực tế,người sử dụng lao động đã tìm nhiều biện pháp khắc phục như: tự chịu tráchnhiệm thông qua việc hình thành các quỹ dự phòng, tham gia các hình thứcbảo hiểm thương mại cho trách nhiệm phát sinh khi để xảy ra TNLĐ&BNN.Nhưng việc đền bù theo các hình thức này thường không làm thoả mãn cảngười sử dụng lao động lẫn người lao động do:
- Xuất phát từ bản chất đối kháng và sự mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữachủ sử dụng lao động và người lao động, trong mối quan hệ hai bên này,người lao động luôn là người yếu thế hơn bởi ta biết rằng: trong điều kiện áplực về thu nhập cũng như cơ hội tìm kiếm việc làm khó khăn khiến cho ngườilao động luôn lo sợ việc mất việc làm, cho nên để có được việc làm nhiều khingười lao động phải chịu thiệt thòi… Do vậy, trong quá trình xác địnhnguyên nhân tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, người lao động khó có thểchứng minh được nguyên nhân một cách rõ ràng theo ý chí của họ Và hệ quảkéo theo là họ khó có thể được đền bù một cách thoả đáng và nhanh chóngnhất là khi có phát sinh tranh chấp Mặt khác, trong trường hợp mất khả nănglao động vĩnh viễn hoặc chết, mà người bị tai nạn chỉ được trợ cấp một lần thìđời sống của họ và gia đình trong tương lai tới sẽ rất khó khăn Vấn đề này sẽphức tạp hơn nhiều nếu như các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả hoặc
có thể bị chấm dứt hoạt động, khi ấy công việc chi trả cho người lao động sẽ
bị trì trệ kéo dài thậm chí không thực hiện được và trong những trường hợpnhư vậy, người động đã là người thiệt thòi lại càng thiệt thòi hơn, đã khó khănlại càng khó khăn hơn Và điều này là hoàn toàn có thể xảy ra với bất kìdoanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường, nhất là ở các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, khả năng tài chính thấp, sức cạnh tranh yếu kém, điều kiện lao độngthường không được đảm bảo an toàn, thiếu ổn định trong sản xuất kinh doanh
Trang 15- Thêm vào đó chi phí đền bù tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đốivới một doanh nghiệp là khá cao so với chi phí sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, nhất là khi tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp nghiêm trọngxảy ra và xảy ra với nhiều người hoặc thậm chí có những lúc xảy ra dồn dậplàm nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn Lẽ ra với số tiền lớn họ có thể tiếp tụcđầu tư vào sản xuất kinh doanh, hoặc sửa chữa máy móc thiết bị…thì họ lạiphải bỏ tiền ra chi trả cho người lao động mà lỗi gây ra tai nạn chưa hẳn là dophía người chủ sư dụng lao động vì vậy không ít trường hợp người chủ sửdụng lao động tìm cách tránh né trách nhiệm … Ngoài những tổn tất hữuhình, người chủ sử dụng lao động còn phải gánh chịu những tổn thất vô hìnhnhư: uy tín của nhà máy, sự ngừng trệ trong tiêu thụ sản phẩm, thời gian choviệc giải trình các nguyên nhân gây tai nạn với các cơ quan chức năng, giảitoả tâm lí hoang mang, lo lắng nặng nề của người lao động trong đơn vị …
Để giải quyết được mẫu thuẫn chủ thợ cũng như là đảm bảo quyền lợichính đáng của người lao động đồng thời buộc giới chủ phải thực hiện tráchnhiệm và nghĩa vụ của mình đòi hỏi cần có bên thứ ba can thiệp đứng vai tròlàm người chung gian đó chính là nhà nước Và yêu cầu về một hệ thống đápứng được sự quan tâm của người lao động, chủ sử dụng lao động cũng nhưcủa Nhà nước được đặt ra: Một hệ thống vừa phải đảm bảo được tính côngbằng tin cậy, bảo vệ cho những quyền lợi chính đáng cho người lao động, lạivừa đảm bảo được sự san sẻ trách nhiệm phát sinh của chủ sử dụng lao độngcòn về phía Nhà nước, một công cụ hữu hiệu để bảo vệ người lao động đồngthời thực hiện được mục tiêu đảm bảo công bằng, ổn định và phát triển lại làrất cần thiết Chính vì vậy, chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đãsớm được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng trong hệ thống BHXH củamình bởi nó đã đáp ứng được tính công bằng khách quan, có khả năng đảmbảo đời sống, đảm bảo sự phực hồi sức khoẻ và khả năng lao động cho ngườilao động một cách toàn diện lâu dài với mức chi phí vừa phải (thường khôngquá 1% quỹ lương)
Trang 16Như vậy, ta có thể thấy vai trò của chế độ TNLĐ&BNN được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Đối với người lao động: đó là sự thay thế, bù dắp một phần thu nhập bịmất do việc bị giảm hoặc mất khả năng lao động mà nguyên nhân xuất phát từviệc bị tai nạn lao động hay mắc phải bệnh nghề nghiệp gây nên Với chế độnày, đời sống của người lao động sau khi bị nạn và gia đình họ sẽ giảm bớtđược khó khăn và nhanh chóng đi vào ổn định Người lao động sau khi bị nạn
sẽ được chăm sóc và điều trị kịp thời, giúp họ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ
để có thể tiếp tục gia nhập vào quá trình sản xuất Chế độ này sẽ khiến chongười lao động cảm thấy được bảo vệ trước những rủi ro trong quá trình laođộng và tạo ra tâm lý yên tâm gắn bó với công việc
- Đối với người sử dụng lao động: việc tham gia BHXH nói chung và chế
độ TNLĐ&BNN nói riêng sẽ giúp cho người sử dụng lao động chia sẻ đượcphần trách nhiệm phát sinh với những người sử dụng lao động khác khi có tainạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp xảy ra Suy cho cùng, thì đây cũng làcách các doanh nghiệp tự bảo vệ lấy mình trước những biến động tài chínhphát sinh Hơn nữa, việc tham gia này sẽ tạo ra tâm lí gắn bó vô hình giữangười lao động và chủ sử dụng lao động Khi chủ sử dụng lao động tham giachế độ cho người lao động thì đổi lại họ sẽ nhận được sự nhiệt tình và sự cốnghiến hết sức mình của những người lao động trong doanh nghiệp, đơn vị
- Đối với nhà nước: Việc thực hiện chính sách BHXH mà cụ thể là việcthực hiện chế độ TNLĐ&BNN sẽ góp phàn to lớn vào việc ổn định tình hình
xã hội đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi để sản xuất phát triển Vừa có thểđảm bảo lợi ích hài hoà cho cả hai bên lại vừa có được nguồn tài chính đề đầu
tư phát triển sản xuất…
Trước những vai trò to lớn trên thì việc thực hiện chính sách BHXH nóichung và việc thực hiện chế độ BHXH về TNLĐ&BNN nói riêng là việc tấtyếu
Trang 172 Khái niệm và phân loại:
2.1 Các khái niệm có liên quan:
Từ những đặc trưng trên cùng với sự đa dạng hoá môi trường, điều kiệnviệc làm cũng như xu hướng tiến bộ xã hội mà định nghĩa về tai nạn lao động
- bệnh nghề nghiệp buộc phải mở rộng Ngoài tai nạn lao động tại nơi làmviệc nhiều nước cũng coi tai nạn trên đường đi và về từ nơi làm việc đến nơi ởcủa người lao động cũng coi là tai nạn lao động, thậm chí một số quốc gia còncoi các tai nạn trong hoạt động cứu hộ, chữa cháy, hoạt động công đoàn, hoạtđộng hội chữ thập đỏ…những hoạt động ít hoặc không liên quan đến hoạtđộng của đơn vị sử dụng lao động cũng là tai nạn lao động Còn đối với bệnhnghề nghiệp cho tới năm 1980 Hội nghị Lao động quốc tế đã quy định 29bệnh được xếp vào danh mục bệnh nghề nghiệp Tuy nhiên, chưa thể nóiđược rằng danh mục trên đã đầy đủ bởi vì sản xuất càng phát triển, môitrường làm việc ngày càng thay đổi thì càng ngày lại càng xuất hiện thêmnhiều bệnh mới Chính vì vậy, định nghĩa về tai nạn lao động và bệnh nghềnghiệp có tính tương đối Cùng với sự phát triển của sản xuất, định nghĩa vềtai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ngày càng cần được mở rộng và mangtính cứu trợ, tính ưu đãi xã hội
Sự tương đối của định nghĩa và việc không đồng nhất thậm chí đối ngượcnhau về lợi ích giữa các bên trong quan hệ tai nạn lao động và bệnh nghềnghiệp làm cho việc xác định tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong thực
tế hết sức khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải có sự giám sát, ràng buộc và phốihợp chặt chẽ giữa các bên trong quá trình xác định Nếu thiếu các điều kiệnnày thì việc xác định tai nạn lao động có thể trở thành tai nạn rủi ro và ngượclại; đối với bệnh nghề nghiệp việc xác định này lại càng phức tạp hơn vìnguyên nhân không chỉ do điều kiện lao động độc hại mà còn do thể chất, tâmthần của người lao động và mối liên hệ giữa điều kiện lao động với bệnh tậttrong nhiều trường hợp là không rõ ràng
Trang 18Để đi đến khái niệm về tai nạn lao động vầ bệnh nghề nghiệp chúng tacùng tìm hiểu về một số khái niệm có liên quan:
-Tàn tật thể lực: tàn tật thể lực là sự suy giảm về mặt thể lực hoặc năng lực
trí tuệ, là kết quả của việc bị mất hoặc bị suy giảm một cơ quan chức năngnào đó của người lao động
- Tàn tật về lao động nghề nghiệp: trong trường hợp bị tàn tật về lao động
nghề nghiệp, mức độ tàn tật của người lao động được đánh giá trong mối liên
hệ với việc mất khả năng kiếm thu nhập bởi không còn đủ năng lực thích hợp
để nối tiếp công việc trước đây đã làm
- Tàn tật nói chung: mức độ tàn tật nói chung được đánh giá trong mối liên
hệ với năng lực làm việc còn lại với mức thu nhập mà một người vẫn có thểkiếm được từ công việc thích hợp với tình trang sức khoẻ của người đó Nănglực làm việc còn lại được đánh giá trong mối liên hệ với bất kì một loại hìnhcông việc nào và không chỉ liên hệ với riêng một nghề như trong trường hợptàn tật về lao động nghề nghiệp
- Tai nạn lao động: là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với
việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, gây tổn thương cho bất kì bộphận chức năng nào của cơ thể người lao động gây tàn tật hoặc tử vong
- Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát sinh do điều kiện lao động, môi trường
lao động tác động một cách từ từ liên tục, gây tàn tật hoặc mắc bệnh đối vớingười lao động
Từ những định nghĩa trên ta có thể thấy rằng tai nạn lao động và bệnhnghề nghiệp và tàn tật nói chúng đều dẫn tới việc giảm hoặc mất khả năng laođộng song tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được giới hạn cụ thể trongmôi trường làm việc gắn với những điều kiện về vệ sinh an toàn lao động chonên phạm vi của chúng được bó hẹp hơn và cũng đòi hỏi sự xác định cụ thể rõràng hơn
Trang 192.2 Phân loại tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp:
Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu ta có nhiều cách thức phân loại khác nhau
a) Phân loại tai nạn lao động
- Theo nguyên nhân:
+ Nguyên nhân chủ quan: do trang thiết bị máy móc, phương tiện làmviệc, việc bảo hộ lao động không được chu đáo hay do sự cố ý vi phạm quytrình kỹ thuật an toàn lao động của người lao động và chủ sử dụng lao động.+ Nguyên nhân khách quan: đó là các yếu tố tự nhiên xảy ra không lườngtrước được như do mưa bão, động đất, lốc…
Việc phân loại này giúp ta tìm hiểu được nguyên nhân gây ra tai nạn laođộng từ đó có được cách phòng ngừa tai nạn hiệu quả, giảm thiểu những tổnthất khi tai nạn xảy ra
- Theo ngành nghề sản xuất:
Những ngành nghề khác nhau có môi trường lao động khác nhau và cũng
có những yêu cầu kỹ năng, thao tác khác nhau do đó mỗi ngành nghề lại cónhững nguy cơ xảy ra tai nạn lao động khác nhau Ở nước ta nhũng ngànhnghề hay xảy ra tai nạn nhất là: xây dựng, mỏ, khai thác đá, sửa chữa thiết bịđiện… và mức độ tổn thương trong các ngành nghề này là khác nhau Việcnghiên cứu theo ngành nghề này giúp chúng ta có thể nhận thấy rõ nguy cơmất an toàn lao động ở ngành nghề nào cao nhất để đề ra các biện pháp phòngtránh hiệu quả
- Theo mức độ tổn thương tới cơ thể: (theo thứ tự từ nặng tới nhẹ ta có)+ Tai nạn lao động làm chết người
+ Tai nạn lao động nặng làm cho người lao động bị suy giảm khả năng laođộng lớn từ 61% trở lên
+ Tai nạn lao động vừa làm cho người lao động bị suy giảm khả năng laođộng từ 21% đến 60%
Trang 20+ Tai nạn lao động nhẹ làm người lao động suy giảm khả năng lao độngnhỏ hơn 21%.
Việc phân loại tai nạn lao động theo mức độ tổn thương sẽ giúp chúng ta
có được cách nhìn đúng đắn về thực trạng tai nạn lao động, về mức độnghiêm trọng của từng vụ tai nạn, cũng như biết được khả năng lao động củanhững người lao động sau tai nạn để có được chính sách phù hợp nhằm giảmbớt những khó khăn mà họ và gia đình họ gặp phải
- Theo độ tuổi và giới tính:
Việc nghiên cứu theo độ tuổi và giới tính cũng đóng vai trò quan trọng, nógíúp chúng ta thấy được tai nạn lao động xảy ra với giới nào cao hơn, và ở độtuổi nào người lao động dễ bị tai nạn hơn từ đó có được cách sắp xếp bố trícông việc phù hợp Thực tế chỉ ra rằng: tỷ lệ tai nạn lao động xảy ra ở namgiới cao hơn nhiều so với nữ giới do họ thường làm những công việc nặngnhọc, nguy hiểm hơn và họ cũng không được cẩn thận như nữ giới Và tỷ lệxảy ra tai nạn lao động ở các độ tuổi khác nhau cũng khác nhau Những laođộng trẻ tuổi thường có nguy cơ để xảy ra tai nạn lao động cao hơn so vớinhững lao động có thâm niên do những hạn chế về trình độ và thiếu kinhnghiệp thực tế
b) Phân loại bệnh nghề nghiệp:
Bệnh nghề nghiệp có nguyên nhân từ những tác động thường xuyên, liêntục và kéo dài của các yếu tố có hại, phát sinh trong quá trình sản xuất lên cơthể con người dẫn tới sự suy yếu dần sức khoẻ, gây bệnh cho người lao động.Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý rằng: những trường hợp nhiễm độc cấptính, bán cấp tính do hơi độc hoá chất gây nên tại nơi làm việc thì được coi làtai nạn lao động không phải là bệnh nghề nghiệp Các loại bệnh nghề nghiệpbao gồm:
- Bệnh do bụi xâm nhập vào phổi: như bệnh bụi phổi silic, amiăng…
- Bệnh do yếu tố vật lí như tiếng ồn, độ rung, chấn động, tia X…
- Bệnh do môi trường lao động như: lao, vi trùng, vi khuẩn…
Trang 21- Bệnh do điều kiện lao động như: ngoài trời, trên cao, không thôngthoáng….
- Bệnh do hoá chất: nhiếm độc khí, hợp chất hoá học thuỷ ngân, chì,cacbon oxit, cacbon đioxit…
3 Cơ sở hình thành chế độ Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp:
Cũng giống như các chế độ khác trong hệ thống BHXH chế độ tai nạn laođộng và bệnh nghề nghiệp được xây dựng dựa trên các nguyên tắc chung củaBHXH như sau:
+ Quyền lợi và nghĩa vụ phải đi đôi với nhau, điều này có nghĩa là trên cơ
sở có tham gia BHXH thì mới được hưởng chế độ;
+ Thể hiện tính cộng đồng xã hội, tính nhân đạo của xã hội và có sự đoànkết chia sẻ rủi ro;
+ Tài chính và quỹ BHXH phải tập trung thống nhất dảm bảo sự chia sẻrủi ro
+ Xây dựng trên cơ sở ngành, nghề, điều kiện lao động và môi trường laođộng
Việc xác định đóng BHXH thuộc trách nhiệm của chủ sử dụng lao động.Căn cứ để xác định mức trợ cấp không dựa vào điều kiện thời gian tham giaBHXH, mức đóng góp, tiền công, tiền lương … mà căn cứ vào tỷ lệ suy giảmkhả năng lao động và mức tiền lương tối thiểu không phân biệt nguyên nhân
do chủ quan hay khách quan đối với người lao động khi xảy ra tai nạn laođộng hoặc mắc bệnh nghề nghiệp
Ở Việt Nam, do sớm thấy được tầm quan trọng cũng như vai trò to lớn củaviệc thực hiện chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho nên Đảng vànhà nước ta đã sớm đưa chế độ này vào làm một trong số sáu chế độ BHXHquy định tại điều lệ BHXH tạm thời Tuy nhiên, phải tới năm 1995 chế độBHXH cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ&BNN)mới được thực hiện theo Bộ Luật Lao Động năm 1995 và Điều lệ ngày26/01/1995 của Chính phủ (được sửa đổi bổ sung tại Nghị Định 01/2003/NĐ-
Trang 22CP) Qua hơn 10 năm thực hiện, chính sách BHXH nói chung và chế độ trợcấp TNLĐ-BNN nói riêng đã góp phần ổn định cuộc sống của hàng chụcngàn người không may gặp rủi ro trong quá trình lao động và gia đình họ.
4 Nội dung của chế độ TNLĐ&BNN:
4.1 Đối tượng tham gia:
Mọi người lao động đều có nguy cơ bị tai nạn lao động hoặc mắc phảibệnh nghề nghiệp Cuộc sống của họ và gia đình họ luôn đứng trước nguy cơbất ổn do phần thu nhập của người lao động bị giảm sút đột ngột do việc suygiảm sức khoẻ sau khi bị TNLĐ&BNN Do vậy, tất cả mọi người lao độngđều là đối tượng tham gia BHXH Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện mỗinước mà các nước có những quy định riêng về đối tượng tham gia Nó có thể
là tất cả những người lao động hoặc quy định những đối tượng tham gia bắtbuộc và những đối tượng tham gia tự nguyện Mỗi nước có thể tự lựa chọncho mình đối tượng tham gia phù hợp nhất với điều kinh tế - xã hội - chính trị
và khả năng quản lí của mình Tuy nhiên, phạm vi tối thiểu những người đượcbảo vệ phải bao gồm:
- Những người làm công ăn lương được quy định, tổng số ít nhất phảichiếm 50% toàn bộ những người làm công ăn lương và đối với trợ cấp tiềntuất thì bao gồm cả vợ và con của người làm công ăn luơng của những ngườilao động đó
- Đối với những nước mà nền kinh tế và các phương tiện y tế chưa pháttriển đủ mức có thể thì đối tượng tham gia phải bao gồm những lao động làmcông ăn lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ những ngườilàm công ăn luơng làm việc trong các cơ sở công nghiệp sử dụng 20 người trởlên và đối với trợ cấp tiền tuất thì bao gồm cả vợ và con của người làm công
ăn lương của những người đó
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế cho nên việcthực hiện BHXH nói chung và thực hiện chế độ BHXH TNLĐ&BNN nóiriêng vẫn còn nhiều khó khăn và chúng ta mới chỉ dừng ở việc thực hiện cho
Trang 23những đối tượng phải tham gia bắt buộc Theo điều lệ BHXH ban hành kèmtheo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính Phủ, đối tượng bắt buộctham gia BHXH bao gồm: Người lao động làm việc trong các doanh nghiệpNhà nước, trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốcdoanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên; người lao động Việt Nam làm việctrong các doanh nghiệp, có vốn đầu tư nước ngoài, các khu chế xuất, khucông nghiệp, trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tạiViệt Nam; người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, dịch vụthuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể; người lao độnglàm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang;người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý nhànước, Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện; công chức, viên chứcNhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, người làm việctrong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện; Tuy nhiên,cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội chúng ta đang nỗ lực để ngày càng mởrộng phạm vi đối tượng tham gia BHXH nhằm đảm bảo thực hiện nhữngquyền lợi chính đáng cho mọi người lao động và cũng là để thực hiện tốt côngbằng xã hội Chính vì vậy, Nghị định số 01/2003/ NĐ - CP của Chính phủngày 09/01/2003 đã bổ sung thêm một số đối tượng bắt buộc tham gia BHXHnhư sau: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơquan tổ chức sử dụng lao động; Người lao động làm việc và hưởng tiềnlương, tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các doanhnghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và các cán bộ côngchức, viên chức theo Pháp lệnh công chức Việc mở rộng đối tượng tham giaBHXH cũng đồng nghĩa với việc ngành BHXH của chúng ta chấp nhận thêmnhiều khó khăn và thách thức mới Tuy nhiên, ngành BHXH đã chủ độngphối hợp với các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể thực hiện nhiềubiện pháp để khai thác nắm bắt số lượng lao động và thu nhập của người lao
Trang 24động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc, kịp thời xử lí các vấn đề khókhăn, vướng mắc ở cơ sở, tạo điều kiện để các đơn vị sử dụng lao động thựchiện tốt các chế độ, chính sách BHXH cho người lao động.
4.2 Trách nhiệm và mức đóng góp của các bên tham gia:
Đối với các chế độ khác trong hệ thống BHXH của mỗi quốc gia, thì ngườilao động muốn được hưởng trợ cấp từ chế độ nào thì phải tham gia đóng gópvào chế độ đó Tuy nhiên, trong chế độ TNLĐ&BNN, người lao động lạikhông phải tham gia đóng góp vào quỹ Lý do được đưa ra là: những rủi ro vềTNLĐ&BNN là những rủi ro xảy ra nằm ngoài mong muốn của người laođộng và chủ sử dụng lao động luôn là người có lỗi lớn nhất trong việc khôngđảm bảo an toàn sản xuất cho người lao động Theo quy định chung, người sửdụng lao động phải có trách nhiệm tham gia đóng góp đầy đủ vào quỹ chế độTNLĐ&BNN cho người lao động và Nhà nước sẽ đóng vai trò là người hỗ trợcho quỹ Hiện nay trên thế giới, các nước đang áp dụng hai hình thức đónggóp của chủ sử dụng lao động đó là: hình thức tham gia đóng góp theo một tỷ
lệ % nhất định trên tổng quỹ lương của người lao động và hình thức đóng góptheo tỷ lệ % phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất kinh doanh và xác suất đểxảy ra TNLĐ&BNN ở các ngành nghề đó Ở Việt Nam, chúng ta sử dụnghình thức đóng góp theo một tỷ lệ nhất định trên cơ sở tổng quỹ tiền lươngcho người lao động Tuy nhiên, mức đóng góp này cho tới nay vẫn được tínhchung cho cả các chế độ trợ cấp BHXH ngắn hạn khác mà chưa có quy địnhđóng góp riêng cho chế độ TNLĐ&BNN, mức đóng góp này là 5% trên tổngquỹ lương của người lao động và do chủ sử dụng lao động đóng
4.3 Đối tượng được hưởng trợ cấp:
Theo quy định chung đối tượng được hưởng trợ cấp bao gồm nhữngngười lao động có tham gia BHXH và trong quá trình lao động của mình, họgặp tai nạn lao động hoặc không may mắc phải các bệnh nghề nghiệp Ngoài
ra, đối tượng được hưởng trợ cấp chế độ này còn bao gồm những người sống
Trang 25phụ thuộc vào nguồn thu nhập chính do những người lao động này mang vềnhư vợ, con nhỏ, bố mẹ già yếu…
Ở Việt Nam, chúng ta cũng thực hiện theo đúng nội dung trên và có quy định chi tiết cho những trường hợp nào được coi là tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Người lao động trong các trường hợp sau được hưởng trợ cấp tai nạn laođộng:
- Bị tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc kể cả làm ngoài giờ do yêucầu của chủ sử dụng lao động;
- Bị tai nạn ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu củangười sử dụng lao động;
- Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc
Như vậy, người lao động chỉ được coi là bị tai nạn lao động khi thực hiệncác nhiệm vụ do người sử dụng lao động giao cho hoặc trên dường đi và vềliên quan đến nhiệm vụ (kể cả việc hàng ngày đi từ nhà tới nơi làm việc) Nếungưòi lao động đang trên đường làm nhiệm vụ nhưng thực hiện thêm cáccông việc khác không do chủ sử dụng lao động giao cho mà bị tai nạn thìkhông được coi là tai nạn lao động mà chỉ coi là tai nạn rủi ro
Còn về bệnh nghề nghiệp, khi người lao động bị mắc phải một trongnhững bệnh theo danh mục quy định bệnh nghệ nghiệp sau được hưởng trợcấp cho chế độ Bệnh nghề nghiệp:
+ Bệnh bụi phổi
+ Bệnh bụi phổi atbet hay bụi phổi amiăng
+ Bệnh bụi phổi bông (byssinosis)
+ Bệnh điếc nghề nghiệp
+ Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
+ Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp (bức xạ ion hoá)
+ Bệnh loét da, loét vành ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc (bệnh
da nghề nghiệp do crôm)
Trang 26+ Bệnh sạm da.
+ Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitrotoluen)
+ Bệnh nhiễm độc benzen
+ Bệnh nhiễm độc mangan
+ Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân
+ Bệnh nhiễm độc chì hữu cơ, nhiễm độc chì vô cơ
+ Bệnh lao nghề nghiệp
+ Bệnh do leptospira nghề nhiệp (Leptospirosis)
+ Bệnh viên gan virus nghề nghiệp
+ Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất asen vô cơ
4.4 Điều kiện được hưởng trợ cấp:
Theo quy định tại điều 32 phần VI, Công ước số 102 “Công ước về phạm
vi tối thiểu và an toàn xã hội” của ILO quy định đối tượng được hưởng trợcấp chế độ TNLĐ&BNN bao gồm các trường hợp sau: các trường hợp do tainạn lao động và bệnh nghề nghiệp được quy định gây ra:
- Người vợ goá hoặc con cái bị mất phương tiện sinh sống do người trụ cộttrong gia đình chết; trong trường hợp người vợ goá, thì quyền được hưởng trợ
Trang 27cấp có thể tuỳ thuộc vào sự suy đoán chiểu theo pháp luật hoặc pháp quy quốcgia, rằng người đó không thể đài thọ cho những nhu cầu của chính mình.
4.5 Mức hưởng và thời gian hưởng:
Cũng theo Công ước 102, nội dung của việc trợ cấp được quy định tại điều
34 và 36 Cụ thể như sau:
Về tình trạng đau ốm, việc trợ cấp phải bao gồm việc chăm sóc y tế gồmnhững nội dung sau: Sự chăm sóc y tế của các y bác sĩ điều trị chung và cácchuyên gia cho người nằm viện hoặc không nằm viện, kể cả thăm bệnh tạinhà; sự chăm sóc về răng; sự chăm sóc của các hộ lí tại nhà hoặc trong bệnhviện hay tại một cơ quan y tế; Sự điều dưỡng tại bệnh viện, nhà nghỉ sau khi
ốm đau, nhà an dưỡng hoặc tại các cơ quan an dưỡng khác; Sự hỗ trợ về vậtliệu răng, thuốc men và các vật liệu y tế hoặc giải phẫu khác, kể cả các dụng
cụ chỉnh hình và việc bảo dưỡng các dụng cụ đó và kính mắt; Sự chăm sóccủa người làm nghề khác nhưng được công nhận hợp pháp là có liên quan đếnnghề y tế tiến hành dưới sự giám sát của một thầy thuốc hoặc một nha sĩ.Đối với những nước mà ở đó nền kinh tế và các phương tiện y tế còn chưaphát triển thì việc thực hiện chăm sóc y tế phải gồm ít nhất là: Sự chăm sóccủa y sĩ điều trị chung, kể cả thăm khám bệnh tại nhà; Sự chăm sóc của cácchuyên gia trong bệnh viện cho người nằm viện hoặc không nằm viện và sựchăm sóc của các chuyên gia có thể tiến hành ngoài viện; Việc cung cấp cácdược liệu thiết yếu, theo đơn của thầy thuốc hoặc các nhân viên y tế khác cóbằng cấp; việc nằm viện nếu thấy cần thiết
Sự chăm sóc y tế được cung cấp theo các khoản trên phải bảo toàn, hồiphục hoặc cải thiện sức khoẻ cho người được bảo vệ, kể cả khả năng làm việc
và khả năng ứng phó với nhu cầu cá nhân
Còn về thời gian được hưởng được quy định như sau:
Trong trường hợp bị mất khả năng lao động hoặc mất toàn bộ khả năng thunhập, nếu tình trạng này có thể trở thành thường xuyên, hoặc bị giảm sút
Trang 28tương ứng về thể lực, hoặc mất người trụ cột trong gia đình, thì trợ cấp sẽ làviệc chi trả định kì.
Trong trường hợp bị mất một phần khả năng thu nhập và việc mất này cóthể trở thành thường xuyên hoặc trong trường hợp có giảm sút tương ứng vềthể lực thì trợ cấp sẽ là việc chi trả định kì được ấn định với một tỷ lệ thíchhợp so với tỷ lệ quy định cho trường hợp mất hoàn toàn khả năng thu nhậphoặc bị giảm tương ứng về thể lực
Việc chi trả định kì trên có thể chuyển thành một số vốn chi trả một lần khimức độ mất khả năng là không đáng kể hoặc khi các nhà chức trách có thẩmquyền được đảm bảo rằng số vốn đó sẽ được sử dụng thích đáng
Trách nhiệm của các bên có liên quan được quy định như sau: Các cơ quanChính phủ hoặc các thể chế quản lí chăm sóc y tế phải hợp tác thích đáng vớicác cơ quan chung về đào tạo lại nghề nghiệp để làm cho người có khuyết tậttái thích ứng với một công việc thích hợp Pháp luật hoặc pháp quy quốc gia
có thể cho phép các cơ quan hoặc các thể chế nói trên có các biện pháp đàotạo lại nghề nghiệp cho những người bị khuyết tật
Ở Việt Nam, hiện nay chúng ta chưa có được những quy đinh chi tiết vềnội dung chế độ trợ cấp như theo công ước ILO Tuy nhiên, quán triệt tưtưởng chung của ILO chúng ta thực hiện trợ cấp trên cơ sở hỗ trợ về tài chínhcho người lao động Trong đó có quy định trách nhiệm cụ thể của chủ sử dụnglao động và trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp cho chế độ TNLĐ&BNN của quỹBHXH Cụ thể như sau:
Khi xảy ra tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp trách nhiệm của chủ sửdụng lao động được quy định tại điều 107 Bộ luật dân sự như sau:
- Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấpcứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghềnghiệp Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình BHXH bắt buộc thì người
sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang với mứcquy định trong điều lệ BHXH
Trang 29- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 thánglương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặccho thân nhân người chết do tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp mà không
có lỗi của người lao động Trường hợp do lỗi của người lao động thì cũngđược hưởng trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng luơng
Sau khi điều trị ổn định thương tật, người sử dụng lao động có tráchnhiệm sắp xếp công việc phù hợp cho người bị tai nạn lao động khi họ vẫncòn khả năng lao động
Trách nhiệm chi trả của BHXH chỉ phát sinh sau khi người lao động đãđược điều trị ổn định Lúc này trên cơ sở tỷ lệ thương tật được Hội đồng giámđịnh y khoa công nhận BHXH sẽ tiến hành chi trả trợ cấp cho người lao động.Với mức suy giảm khả năng lao động từ 5-30% được hưởng trợ cấp một lần
và từ 31% trở lên được hưởng trợ cấp hàng tháng ngoài ra người lao động cònđược nhận một số trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng khác (về nội dungnày sẽ được trình bày cụ thể hơn trong nội dung về thực trạng chi trả chế độTNLĐ&BNN ở trong phần sau)
Trên cơ sở quán triệt những tư tưởng chung đã được đề cập, các nước căn
cứ vào điều kiện cụ thể của nước mình để xây dựng một chế độ BHXH vềTNLĐ&BNN phù hợp nhất
5 Mối quan hệ giữa chế độ TNLĐ&BNN với các chế độ khác trong hệ thống BHXH
5.1 Mối quan hệ với chế độ trợ cấp ốm đau:
Ta biết rằng TNLĐ&BNN gây nên tình trạng suy giảm khả năng lao độngcủa con người Tuy nhiên, sự suy giảm khả năng lao động không chỉ biểu hiện
ở tỷ lệ phần trăm suy giảm sức lao động (do Hội đồng giám định y khoachứng nhận) sau khi điều trị mà có thể TNLĐ&BNN có thể sẽ còn để lạinhững tác động không tốt tới tình trạng sức khoẻ sau này của người lao động.Điều này có nghĩa là, những người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp hay bịtai nạn lao động có thể dễ bị ốm đau hơn so với những người lao động khác
Trang 30nhất là đối với những người bị mắc bệnh nghề nghiệp Việc quy định thờigian nghỉ ốm đau và mức được trợ cấp chế độ trợ cấp ốm đau đối với nhữngngười lao động này là tương tự như đối với những người lao động bìnhthường khác Trong trường hợp người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp phảiđiều trị dài ngày thì được hưởng trợ cấp ốm đau theo quy định riêng Vớinhững người lao động bị TNLĐ&BNN dẫn tới việc suy giảm khả năng laođộng từ 61% trở lên và phải nghỉ việc hưởng trợ cấp BHXH thì khi bị ốm đau
sẽ được đi khám và chữa bệnh theo tiêu chuẩn của Bảo hiểm y tế (tức là lứcnày sẽ phát sinh trách nhiệm chi trả của bên Bảo hiểm y tế)
5.2 Mối quan hệ với chế độ trợ cấp thai sản:
Môi trường lao động độc hại mất an toàn vệ sinh lao động gây nguy hiểmkhông chỉ với những người lao động nói chung mà còn đặc biệt nguy hiểmvới lao động nữ Bởi sức khoẻ của lao động nữ ảnh hưởng trực tiếp tới con cái
họ sau này nhất là trong qua trình mang thai bởi nó có thể dẫn tới tình trạngsảy thai, thai chết lưu, đẻ non… Do đó, đối với những lao động nữ làm việctrong những môi trường sản xuất độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm thì chế độ trợcấp thai sản có quy định về thời gian được hưởng trợ cấp nhiều hơn so với cáclao động nữ bình thường khác là từ 1 cho tới 2 tháng, tuỳ theo từng trườnghợp cụ thể Còn khi người lao động nữ bị sảy thai, thai chết lưu, thai khôngbình thường… thì thời gian nghỉ và mức hưởng trợ cấp được quy đinh theotiêu chuẩn trợ cấp ốm đau như những người lao động khác (kể cả trongtrường hợp kể trên có nguyên nhân từ tai nạn lao động hay bệnh nghềnghiệp)
5.3 Mối quan hệ với chế độ trợ cấp hưu trí:
Dưới tác động thường xuyên, liên tục của môi truờng lao động độc hạinguy hiểm sức khoẻ của người lao động sẽ bị ảnh hưởng Có thể thấy, ngườilao động bị tai nạn lao động hay mắc phải bệnh nghề nghiệp có nét tươngđồng với những người lao động đến tuổi nghỉ hưu ở chỗ sức khoẻ của họ đều
bị giảm sút và khó có khả năng phục hồi theo thời gian chúng chỉ khác nhau
Trang 31về thời điểm giảm sút sức lao động Ở hưu trí đó là do tuổi tác còn ởTNLĐ&BNN là sự suy giảm sức khoẻ do tác động của môi trường ngay trongquá trình lao động Điều này cũng phần nào lí giải tại sao nhiều nước trên thếgiới hiện nay lại xếp chế độ trợ cấp TNLĐ&BNN vào chung cùng với chế độhưu trí và tử tuất Người lao động bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghềnghiệp khi về hưu thì bên cạnh khoản trợ cấp theo chế độ TNLĐ&BNN thìvẫn được hưởng các quyền lợi như đối với những người lao động đến tuổi vềhưu khác Cụ thể như sau:
- Đối với lao động nam đủ 55 tuổi, lao động nữ đủ 50 tuổi và có đủ 20 nămđóng BHXH trở lên mà trong 20 năm dó lại có thời gian làm việc đủ 15 nămlàm nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại hoặc làm việc ở những nơi có phụcấp khu vực hệ số từ 1,7 trở lên thì được hưởng lương về hưu như nhữngngười lao dộng đủ tuổi về hưu khác ( với nam là 55; với nữ là: 50)
- Đối với lao động nam đủ 50 tuổi, nữ 45 tuổi có thời gian đóng BHXH đủ
20 năm trở lên và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đượchưởng chế độ hưư trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn chế độ hưu tríthông thường
Với người lao động có ít nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc,đặc biệt độc hại đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả nănglao động từ 61% trở lên thì cũng được hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng vớimức hưu thấp hon so với mức trợ cấp hưu trí thông thường mà không phụthuộc vào tuổi đời
Ở đây có thể dễ nhận thấy với cùng điều kiện như những người lao độngkhác thì người lao động làm việc trong những môi truờng lao động độc hại có
tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng cùng mứcnhư những người lao động khác nhưng độ tuổi lại được quy định thấp hơn 5năm
5.4 Mối quan hệ với chế độ trợ cấp tử tuất:
Trang 32Người lao động khi tham gia BHXH có thời gian đủ 15 năm trở lên màkhông may qua đời thì gia đình họ được hưởng một khoản trợ cấp tiền maitáng phí bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu, trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấphàng tháng cho thân nhân của họ (thân nhân ở đây bao gồm những người màngười lao động trực tiếp nuôi dưỡng như: bố mẹ già yếu, con cái còn nhỏ ).Tuy nhiên, đối với những người lao động tham gia BHXH bị tai nạn lao độnghoặc mắc bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động dẫn tới tử vong thì thânnhân họ được hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng mà không cần có thêm điềukiện về thời gian tham gia BHXH với mức trợ cấp là 40% tháng tiền lương tốithiểu và trong trường hợp thân nhân không có nguồn thu nhập nào khác vàcũng không còn người thân trực tiếp nuôi dưỡng thì mức tiền tuất hàng thángđược nhận là 70% mức tiền lương tối thiểu Trường hợp người lao độngkhông có thân nhân thuộc diện được hưởng tiền tuất hàng tháng thì gia đình
họ sẽ được nhận tiền tuất một lần Trong trường hợp người lao động đang nghỉhưu hưởng chế độ trợ cấp lương hưu hưu, hoặc nghỉ hưởng theo chế độ mấtsức lao động, hoặc người lao động đang được nhận trợ cấp TNLĐ& BNNhàng tháng mà bị chết thì gia đình họ vẫn được hưởng trợ cấp tiền tuất
Trang 33CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ
TNLĐ&BNN Ở VIỆT NAM
I THỰC TRẠNG VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA:
Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp luôn là mối lo ngại đối với doanhnghiệp, người lao động nói riêng và xã hội nói chung Ngay từ khi có cuộccách công nghiệp, vấn đề giải quyết TNLĐ&BNN đã được đặt ra và từ đó chođến nay mặc dù khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, con người được làmviệc trong môi trường lao động ngày càng được cải thiện, máy móc thiết bịngày càng hiện đại và tiên tiến, nhưng không vì thế mà TNLĐ&BNN giảm đi.Theo báo cáo ngày 18/09/2005 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) mỗi nămtrên thế giới có khoảng 250 triệu vụ tai nạn lao động ở các mức độ khác nhaulàm cho hơn 2,2 triệu người chết và hàng trăm triệu người khác bị mất khảnăng lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn Trung bình mỗi ngày có khoảng 5.000người lao động bị chết vì tai nạn liên quan đến an toàn lao động và bệnh nghềnghiệp Chi phí cho tai nạn lao động và những thiệt hại do tai nạn lao độnggây ra làm tổn hại trên 4% tổng thu nhập quốc nội của mỗi nước Hậu quả củaTNLĐ&BNN rất nặng nề và kéo dài đối với từng gia đình và xã hội ILOcũng chỉ ra rằng số vụ TNLĐ đang có xu hướng giảm ở các nước phát triểnnhưng lại tăng nhanh ở các nước đang phát triển Các nghiên cứu tình hìnhTNL Đ hàng năm trên thế giới cho thấy: tại các nước đang phát triển tỷ lệTNLĐ chết người khoảng 30 - 40 người /100.000 lao động, cao hơn rất nhiềulần so với các nước phát triển (khoảng 3 - 8 người/100.000 lao động) và ViệtNam cũng không nằm ngoài quy luật này Với đặc điểm là một nước đangphát triển, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có xu hướng tăngnhanh cả về số lượng và quy mô, tuy nhiên, trình độ trang thiết bị công nghệcủa chúng ta lại đang ở tình trạng nghèo nàn lạc hậu Vì vậy, TNLĐ&BNNthực sự là vấn đề hết sức nóng bỏng và đáng lưu tâm
Trang 341 Thực trạng tai nạn lao động ở Việt Nam:
Theo số liệu thông kê chưa đầy đủ của các tỉnh, thành phố trong cả nướccho thấy: từ năm 1995-2005 tổng số vụ tai nạn lao động trên cả nước là36.021 vụ làm cho 37.137 người bị nạn, trong đó có 373 vụ tai nạn lao độngchết người (chiếm 11,38% tổng số vụ) làm chết 4.585 người (chiếm 12,35%
số người bị nạn) Như vậy, trung bình hàng năm ở Việt Nam xảy ra khoảng3.275 vụ tai nạn lao động, làm cho khoảng 417 ngưòi bị chết và hàng ngànngười bị thương nặng Riêng với năm 2005, theo số liệu thống kê của 60/64tỉnh thành phố trong cả nước đã có tới 4.050 vụ tai nạn lao động làm cho4.160 người bị nạn, trong đó có 443 vụ chết người làm 473 người bị thiệtmạng và có tới 1.026 người bị thương nặng
Bảng 1: Tình hình tai nạn lao động ở Việt Nam (1995-2005)
Số vụ chết người
Số người chết
Số người chết/vụ tai nạn chết người
Số bị thương nặng Tổng
Tốc độ tăng (%)
Tổng
Tốc độ tăng (%)
Tổng
Tốc độ tăng (%)
TB
(Nguồn: Bộ Lao Động Thương binh- Xã hội)
Trang 35Từ bảng tổng hợp trên ta thấy rằng:
- Số vụ tai nạn lao động hàng năm vẫn không ngừng ra tăng, năm sau caohơn so với năm trước Tốc độ tăng trung bình hàng năm trong cả giai đoạntrên là 106,7%/năm
- Số người bị nạn cũng có xu hướng gia tăng nhanh và có tốc độ tăng trungbình hàng năm cao hơn hẳn so với tốc độ tăng về số vụ Cụ thể hàng năm sốngười bị nạn tăng 114,2%/năm
- Số người bị chết trung bình trong mỗi vụ trong cả giai đoạn là 1,119người/ vụ tai nạn
- Số người chết tính trên mỗi vụ tai nạn lao động chết người lại có xuhướng giảm Tỷ lệ này cao trong giai đoạn 1995-2000 nhưng từ năm 2001-
2005 con số này có xu hướng giảm xuống
Như vậy có thể thấy, trong những năm qua tình hình tai nạn lao động củachúng ta vẫn có xu hướng gia tăng cả về số vụ tai nạn lao động lẫn số người
bị nạn Điều này có thể lí giải là do chúng ta đang trong thời kì CNH-HĐH
mở rộng sản xuất kinh doanh, các thành phần kinh tế của chúng ta được tạođiều kiện cho tự do phát triển, tự do cạnh trạnh dẫn tới tình trạng nhiều doanhnghiệp do mải chạy theo lợi nhuận, tiết kiệm chi phí nên đã không quan tâmtới an toàn sản xuất cho người lao động dẫn tới số vụ tai nạn lao động ngàycàng ra tăng và đây cũng là tình hình chung của các nước trên thế giới tronggiai đoạn phát triển kinh tế như hiện nay
Tuy nhiên, số người chết trong các vụ tai nạn lao động chết người lại có xuhướng giảm Phải chăng tuy số vụ tai nạn lao động có tăng lên do sự kháchquan trong phát triển kinh tế song các doanh nghiệp đã phần nào chú ý tới vấn
đề an toàn sản suất nên làm cho mức độ nghiêm trọng của các vụ tại nạn giảmđi? Cụ thể là số người chết trong mỗi vụ tai nạn lao động có xu hướng giảm?
Xu thế này có thế thấy thông qua số vụ tai nạn lao động chết người có từhai người bị nạn trở lên Qua bảng dưới đây sẽ phần nào giúp ta thấy rõ đượctình hình này:
Trang 36Bảng 2: Mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn lao động (1995 - 2005)
Năm Số vụ TNLĐ chết người
Số vụ TNLĐchết người có từ 2 người
(Nguồn: Bộ Lao động -Thương binh &Xã hội)
Có thể thấy, tổng số vụ tai nạn lao động chết người có từ hai người bị nạntrở lên trong giai đoạn 95- 05 là 659 vụ, chiếm 16,08% so với tổng số vụ chếtngười Tỷ lệ này là khá cao trong giai đoạn 1995- 2000 (với tổng số vụ là 317
vụ, chiếm 17,48% tổng số vụ chết người) và có xu hướng giảm và ổn địnhtrong giai đoạn 2001-2005 (với tổng số vụ là 342 vụ, chiếm tỷ lệ 14,97%)Các lĩnh vực hay xảy ra tai nạn lao động nhiều nhất đó là năm lĩnh vực: sửdụng thiết bị máy cán, máy cuốn, kẹp; sử dụng các thiết bị có có yêu cầu kiểmtra nghiêm ngặt về an toàn lao động; lĩnh vực khai thác khoán sản; lĩnh vựcxây dựng; lĩnh vực lắp đặt, sửa chữa và sử dụng điện Chỉ riêng năm lĩnh vựcnày đã gây ra gần 1/2 số vụ tai nạn lao động trong giai đoạn 1998-2004 Vớilĩnh vực sử dụng các thiệt bị máy cán cuốn, kẹp trong 7 năm từ 98-04 đã gây
ra 9.079 vụ chiếm 33,41% , tiếp đó là lĩnh vực xây dựng với 251 vụ tai nạnchiếm 7,07%, lắp đặt sửa chữa và sử dụng điện là 115 vụ chiếm 3,15%, sập lòkhai thác khoán sản là 83 vụ chiếm 2,15%, sử dụng các thiết bị có yêu cầunghiêm ngặt về ATLĐ cũng gây ra 65 vụ chiếm 1,77%
Trang 37Bảng 3: Các lĩnh vực thường xảy ra tai nạn lao động (1998-2004)
Năm TNLĐSố vụ
Sử dụng các thiết bị, máy cán cuốn, kẹp
Sử dụng các thiết
bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ
Sập lò, khai thác khoáng sản
Xây dựng
Lắp dặt sửa chữa
và sử dụngđiện
Các lĩnh vực khác
hàng
năm
(Nguồn: Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội)
Như vậy, trung bình mỗi năm số vụ tai nạn do thiết bị máy cán cuốn kẹpcũng lên tới con số 1.297 vụ, lĩnh vực sử dụng các thiết bị có yếu cầu kiểm trangiêm ngặt về ATLĐ là 65 vụ, sập lò khai thác khoáng sản là 83 vụ; xây dựnglắp đặt và sử dụng thiết bị điện là 115 vụ Qua các con số trên, ta có thể thấymức độ nguy hiểm và nguy cơ để xảy ra các vụ tai nạn lao động trong các lĩnhvực trên cao như thế nào Thiết nghĩ trong tương lai chúng ta cần có nhữngbiện pháp hiệu quả hơn nữa để giảm thiểu số vụ tai nạn lao động trong nămlĩnh vực này
Trên góc độ xã hội, tai nạn lao động gây ra sự thay đổi trong cuộc sốngcủa người lao động và người sử dụng lao động, từ đó nó có thể kéo theo mộtloạt các vấn đề liên quan tới vấn đề ổn định xã hội Còn trên góc độ kinh tế thìhàng năm con số về thiệt hại vật chất cũng lên tới vài chục tỷ đồng Các thiệt
Trang 38hại về vật chất này bao gồm những thiệt hại về máy móc, thiết bị, nhà xưỏng,chi phí tiền thuốc men, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người bị chết
và những người bị thương Bảng thiệt hại do tai nạn lao động gây ra dưới đây
sẽ giúp ta hiểu rõ điều này
Bảng 4: Thiệt hại do tai nạn lao động gây ra giai đoạn 1998 - 2005
Năm Số vụ
TNLĐ
Thiệt hại về vật chất (đồng)
Thiệt hại vật chất trong mỗi
vụ (đồng/vụ)
Số ngày nghỉ (kể cả nghỉchế độ)
Số ngàycông nghỉ/vụTNLĐ
(Nguồn: Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội)
Qua bảng trên, ta nhận thấy xu thế chung là những thiệt hại do tai nạn laođộng gây ra ngày càng ra tăng, năm sau cao hơn so với năm trước xét trên cảkhía cạnh thiệt hại về vật chất lẫn số ngày công phải nghỉ do tai nạn lao độnggây ra Tổng thiệt hại vật chất do tai nạn lao động gây ra từ năm 1998 cho tớinăm 2005 lên tới 159,703 tỷ đồng Thiệt hại vật chất tính trung bình mỗi nămcũng lên tới 19,936 tỷ và trung bình mỗi vụ tai nạn lao động xảy ra gây thiệthại về vật chất lên tới 5,215 triệu đồng
Cũng theo bảng phân tích trên, chúng ta có thể thấy thiệt hại vật chất trongmỗi vụ tai nạn qua các năm có xu hướng ra tăng Sở dĩ có tình trạng như vậy
là do cùng với sự phát triển của kinh tế thì trang thiết bị máy móc ngày càngđược hiện đại, được nâng cấp dần và giá trị của chúng cũng ngày càng cao bởivậy mà thiệt hại do tai nạn lao động gây ra ngày càng lớn Điển hình trong
Trang 39năm 2005 vừa qua có thể thấy so với năm 2004 số vụ tai nạn lao động thống
kê được ít hơn song thiệt hại về vật chất do các vụ tai nạn lao động trong năm
2005 tăng lên một cách đột biến Nếu như con số này trong năm 2004 chỉ là19,864 tỷ đồng thì tới năm 2005 con số này là: 47,107 tỷ kéo theo thiệt hại vậtchất trung bình mỗi vụ tai nạn trong năm 2005 là 11,631 triệu trong khi con
số này ở các năm chỉ dừng lại ở 1 con số hàng triệu Nếu như ta so sánh con
số này với thiệt hại về vật chất trong năm 1998 thì trong năm 2005 thiệt hạivật chất do tai nạn lao động gây ra gấp 3,7 lần
Tai nạn lao động xảy ra cũng buộc người lao động phải có thời gian nghỉngơi và điều trị vết thương nhất định, điều này cũng đồng nghĩa với số ngàycông phải nghỉ để điều trị ngày càng tăng lên Tổng số ngày nghỉ (bao gồm
cả nghỉ chế độ) do tai nạn lao động gây ra từ năm 2000-2005 lên tới 504.267ngày Như vậy, hàng năm số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 84.045 ngày.Tính trung bình số ngày công phải nghỉ để điều trị và ổn định thương tật củangười lao động do bị tai nạn lao động gây ra là 16 ngày/ vụ
Có thể thấy những thiệt hại do tai nạn lao động gây ra thật khủng khiếp.Thiết nghĩ, nếu như hàng năm không có các vụ tai nạn lao động xảy ra thìhàng năm chúng ta sẽ tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng để đầu tư cho sảnxuất và cũng tiết kiệm được hàng chục vạn ngày công Khi ấy, sản xuất củachúng ta sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa Theo ý kiến của các chuyên giakinh tế cho biết: nhiều doanh nghiệp do mải mê tập trung vào sản xuất kinhdoanh, mải chạy theo lợi nhuận trước mắt nên không muốn và cũng khôngquan tâm tới trang bị bảo hộ lao động Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước
đã chỉ ra rằng cứ bỏ ra 1 đồng để đầu tư cho công tác ATVSLĐ thì người sửdụng lao động sẽ tiết kiệm được 7- 8 đồng để đầu tư phát triển mở rộng sảnxuất Có lẽ với những con số đáng lưu tâm như trên các doanh nghiệp củachúng ta cần cân nhắc lại việc đầu tư đảm bảo công tác an toàn sản xuất chongười lao động để có thể giảm thiểu những chi phí và những thiệt hại khôngmong muốn do tai nạn lao động gây ra
Trang 40Ở các thành phố lớn tỷ lệ người lao động bị tai nạn luôn chiếm tỷ lệ cao.
Có tình trạng trên đó là do ở đây là nơi tập trung đông dân cư sinh sống vàcũng là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất … Qua bảng phântích về tình hình tai nạn ở năm tỉnh thành phố lớn trên cả nước dưới đây sẽgiúp chúng ta phần nào hiểu được thực trạng tai nạn lao động ở các tỉnh thànhphố này:
Bảng 5: Số vụ tai nạn lao động ở năm tỉnh thành phố lớn trên cả nước
(Nguồn: Bộ Lao động- Thương binh-Xã hội)
Có thể thấy, chỉ với năm tỉnh thành phố này trong 5 năm từ năm
2001-2005 đã để xảy ra 12.795 vụ tai nạn lao động chiếm 62,67% tổng số vụ tainạn lao động trên cả nước, trong khi đó các địa phương còn lại chỉ gây ra7.622 vụ chiếm 37,33% Các tỉnh thành phố trên đều là những địa phương cósức phát triển kinh tế lớn, là nơi tập trung nguồn vốn đầu tư trong nước vàngoài nuớc Những địa phuơng này đều có đặc điểm chung là nơi có mật độdân cư cao, có nhiều nhà máy và khu chế suất Qua bảng trên ta có thể thấyđịa phương hay xảy ra tai nạn lao động nhất là Đồng Nai với tổng số xảy ratrong giai đoạn 2001-2005 là 4.823 chiếm tới 23,62%, tiếp sau là Thành phố
Hồ Chí Minh với 3.798 vụ chiếm 18,06% đây là hai địa phương ở miền Namnơi kinh tế phát triển với tốc độ cao nhất cả nước và cũng là nơi hình thành