GIAN QUA:
1 Công tác thu BHXH:
Thu BHXH là công tác hết sức quan trọng và là điều kiện để quyết định đến sự hình thành, tồn tại, tăng trưởng quỹ BHXH và thực hiện các chế độ chính sách BHXH cho các đối tượng người lao động tham gia. Do vậy, phương châm thu đúng, đủ, kịp thời đã được ngành BHXH đặc biệt quan tâm. TNLĐ& BNN là một trong những chế độ ngắn hạn của BHXH Việt Nam bên cạnh chế độ thai sản, ốm đau, dưỡng sức và phục hồi sức khoẻ, cơ chế thu quỹ ngắn hạn được xác định bằng 5% trên tổng quỹ lương của người lao động. Hiện nay, trong chính sách thu BHXH, Nhà nước ta chưa quy định cụ thể mức thu của từng chế độ. Vì vậy, BHXH Việt Nam cũng chưa thể hoạch toán rõ ràng thu của từng chế độ. Việc phân tích tình hình thu BHXH dưới
đây sẽ giúp cho chúng ta phần nào hiểu được về tình hình thu BHXH nói chung và thu cho chế độ TNLĐ&BNN nói riêng.
Theo quy định tại Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP và Nghị định số 45/CP của Chính phủ ngay từ khi BHXH Việt Nam đi vào hoạt động đã tổ chức việc quản lí số lượng lao động và quỹ lương đối với các đối tượng quy định tham gia BHXH bắt buộc, trên cơ sở đó tiến hành công tác thu BHXH. Những năm sau, công tác quản lí về thu nộp BHXH ngày càng được bổ sung hoàn thiện, đồng thời trong quá trình thu do chúng ta đã sử dụng nhiều biện pháp tổng hợp như kiểm tra, khuyến khích, tuyên truyền… Vì vậy công tác thu BHXH đã đạt được kết quả khả quan cả về số lượng người tham gia BHXH và số tiền thu BHXH. Ta có thể thấy rõ điều này thông qua bảng sau:
Bảng 7: Tình hình thu Bảo hiểm xã hội (1997- 2005)*
Năm Số lao động tham gia BHXH (người) Tốc độ tăng số LĐ tham gia BHXH (%) Quỹ lương (triệu) Tốc độ tăng quỹ lương (%) Mức lương bình quân tháng đóng BHXH (đồng/người/ tháng Số thu (triệu) Tốc độ tăng số thu (%) 1997 3162550 _ 13317058 _ 350905 2885568 _ 1998 3631558 114.83 18347355 137.77 421017 3948900 136.85 1999 4094775 112.76 21991126 119.86 447544 4405405 111.56 2000 3828896 93.51 21958539 99.85 477913 4449851 101.01 2001 4061186 106.07 26562905 120.97 545056 5446190 122.39 2002 4432028 109.13 29134993 109.68 547812 6015656 110.46 2003 4974388 112.24 41545183 142.60 695985 9548432 158.73 2004 5398986 108.54 46050491 110.84 710789 10885640 114.00 2005 5760259 106.69 57278125 124.38 828639 14266118 131.05 chung 39344626 276185775 61851760 tb 4371625 106.89 30687308.33 117.59 6872417.8 119.43
(Nguồn: Ban Thu BHXH Việt Nam )
(Chú giải *: bảng tổng hợp trên tính cho: DN nhà nước, DN vốn đầu tư nước ngoài; DN ngoài quốc doanh; Khối hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể; Ngoài công lập; Xã phường; Hợp tác xã; Hội NN, Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác- những đối tượng phải tham gia BHXH và Bảo hiểm y tế bắt buộc )
Có thể thấy: đối với 8 đối tượng kể trên thì số lượng người lao động tham gia BHXH hàng năm đều gia tăng, tổng số người lao động tham gia BHXH giai đoạn 1997-2005 là 39.344.626 người, trung bình hàng năm có khoảng 4.371.625 người lao động tham gia, tốc độ tăng trung bình năm sau cao hơn năm trước là 6,89%.
Tổng quỹ lương của người lao động cũng ngày càng tăng nhanh với tốc độ 117.59% làm tổng quỹ luơng tính đến cuối năm 2005 là 276.185.775 triệu. Quỹ lương làm căn cứ cho việc đóng BHXH gia tăng kéo theo số thu BHXH qua các năm cũng tăng lên đáng kể. Nếu như số thu BHXH trong năm 1997 chỉ dừng ở con số 2.885.568 triệu đồng thì tới cuối năm 2005 con số thu BHXH đã đạt mức 14.266.118 tức là gấp gần 5 lần, một trong những nguyên nhân khiến số thu của các năm từ 2002-2005 tăng vọt như vậy là do lúc này việc thu BHXH đã bao gồm cả việc thu của Bảo hiểm y tế (theo quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam). Tốc độ thu BHXH trung bình trong giai đoạn này của năm sau cao hơn so với năm trước 19,43%. Con số thu trung bình hàng năm cũng đạt tới 6.872.418 triệu, trong 9 năm từ 1997-2005 chúng ta đã thu được tổng cộng là 61.851.760 triệu đồng. Đây quả thực là những thành tích đáng mừng. Có được thành tích thu như vậy là do trong những năm qua chúng ta đã nỗ lực không ngừng cho công tác thông tin tuyên truyền và nghiên cứu mở rộng đối tượng tham gia BHXH đồng thời chúng ta cũng đã điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu (và cho tới nay dừng ở mức 420.000 đồng/người/tháng). Việc tăng mức lương tối thiểu cũng làm cơ sở cho mức tiền lương bình quân tháng đóng BHXH tăng lên nếu như mức tiền luơng trung bình tháng đóng BHXH của năm 1997 là 350.905 đồng/người/tháng thì đến năm 2005 mức lương này đã là 828.639 đồng/người/tháng tức là đã gấp khoảng 2.5 lần.
Bên cạnh những mặt đạt được công tác thu BHXH còn có nhiều khó khăn phải khắc phục và một trong những vấn đề cần khác đó là vấn đề nợ đọng
BHXH, đây có thể nói là vấn đề nan giải nhất trong công tác thu BHXH hiện nay. Bảng 8: Tình hình nợ đọng BHXH (2000 - 2005) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số tiền nợ đọng BHXH (tỷ đồng) 479.865 493.634 511.408 556.919 578.624 659.600
(Nguồn: Ban thu BHXH Việt Nam )
Cùng với việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH qua các năm (điều này cũng có nghĩa là số phải thu BHXH qua các năm tăng lên) thì tình trạng các doanh nghiệp trốn đóng BHXH cho người lao động cũng tăng theo. Ta có thể thấy số nợ đọng BHXH có xu hướng ngày càng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước. Tổng số nợ đọng BHXH trong 6 năm từ năm 2000 đến 2005 là 2.723,131 tỷ. Trung bình mỗi năm trong giai đoạn này số nợ đọng của BHXH là 453,855 tỷ. Nợ cuối quý III năm 2005 bình quân là 1,5 tháng cao hơn so với cùng kì năm 2004 là 0,1 tháng. Các khối có số nợ bình quân cao như khối: Xã phường nợ 3,27 tháng; Lao động hợp tác nước ngoài nợ 2,36 tháng; DNNN nợ 2,34 tháng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do việc triển khai thực hiện chế độ tiền lương mới ở một số tỉnh thành phố còn chậm nhất là ở ngành giáo dục và khối xã phường, các doanh nghiệp do chưa sắp xếp chuyển đổi xong hoặc một số công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng chưa quyết toán xong với nhà nước; lao động hợp tác với nước ngoài tiến độ thu còn phụ thuộc vào tiền lương của người lao động ở nước ngoài chuyển về, do thời điểm chuyển về không đồng nhất nên số tiền nợ BHXH còn cao. Tuy nhiên cũng còn tồn tại một số doanh nghiệp, đơn vị làm ăn có hiệu quả, lao động có thu nhập ổn định song lại cố tình chây ỳ, nợ đọng BHXH, thậm chí có những đơn vị chấp nhận nộp phạt chậm nộp BHXH để dùng khoản tiền này vào các công việc khác như một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hà Tây…
Theo báo cáo nhanh của BHXH các tỉnh thành phố đến 31/12/2005 số tiền nợ BHXH trong năm 2005 là 659,6 tỷ đồng; bình quân bằng 0,52 tháng so với tổng số phải thu BHXH trong năm. So với cùng kì năm trước giảm 0,08% , trong đó số nợ xấu và nợ trước năm 1995 là 144 tỷ, chiếm tới 21,8% tổng số nợ BHXH. BHXH các tỉnh thành phố có số tiền nợ đọng BHXH bình quân cao so với tổng số phải thu : Nam Định 1,33 tháng, Hoà Bình 1,07 tháng, Đắc Lắc 0,95 tháng, Bình Định 0,97 tháng, Tp Hồ Chí Minh 0,9 tháng, Bình Dương 0,8 tháng, Tuyên Quang 0,88 tháng… Việc nợ đọng của các doanh nghiệp không những ảnh hưởng tới việc đảm bảo cân đối và phát triển quỹ mà nó còn xâm hại nghiêm trọng tới quyền lợi được hưởng các chế độ BHXH của người lao động. Chỉ khi giải quyết được vấn đề này thì quyền lợi của người lao động mới được đảm bảo và khi đó người lao động mới thực sự cảm thấy tin tưởng và tích cực tham gia vào BHXH.
Bên cạnh đó, công tác quản lí thu của chung ta cũng còn nhều hạn chế: thể hiện ở chỗ: một số doanh nghiệp còn thiếu chủ động, thiếu kiên quyết trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác thu nộp, đôi khi còn nể nang dẫn tới việc không tuân thủ những quy định về thu nộp BHXH, vẫn có tình trạng doanh nghiệp bỏ sót lao động, trốn đóng BHXH trong thời gian dài. Sự phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ còn yếu từ khâu đối chiếu để giải quyết chế độ chính sách, thu - nộp chưa đồng bộ, chậm. Công tác đối chiếu thu BHXH tại một số địa phương cũng còn nặng về hình thức, thiếu sự hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc do đó vẫn còn có sai sót trong công tác quản lí nên người lao động còn tìm cách né tránh, gian lận trong việc tham gia BHXH cho người lao động .
Một khi công tác thu BHXH được thực hiện tốt sẽ là cơ sở để cho công tác chi trả được thuận lợi hơn và khi ấy quyền được hưởng trợ cấp của người lao động mới được thực hiện.
2. Tình hình chi trả chế độ TNLĐ&BNN:
Trong công tác chi trả các chế độ BHXH thì việc giải quyết kịp thời, đúng chế độ, chính sách cho các đối tượng tham gia BHXH luôn là nhiệm vụ và là mục tiêu hàng đầu của BHXH Việt Nam. Muốn thực hiện tốt và có hiệu quả chính sách BHXH theo cơ chế mới của Đảng và Nhà nước thì trước hết toàn ngành phải làm thật tốt công tác giải quyết chế độ, chính sách BHXH đối với người lao động khi họ đủ điều kiện hưởng theo quy định của pháp luật. Bởi vì chỉ có giải quyết tốt các chế độ chính sách thì mới thực hiện tốt việc đảm bảo quyền lợi chính đáng cho đối tượng tham gia BHXH; nếu việc giải quyết không tốt hoặc không đúng sẽ đem lại sự thiệt thòi cho đối tượng hoặc cho quỹ và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề công bằng xã hội trong lĩnh vực này. Vì vậy, trong thời gian qua ngành BHXH đã không ngừng nghiên cứu tìm tòi các giải pháp hữu hiệu để có thể thực hiện tốt nhất việc giải quyết các chế độ BHXH nói chung và và chế độ TNLĐ&BNN nói riêng.
Theo điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghị định số 12/CP của Chính phủ thì nội dung trợ cấp của chế độ TNLĐ&BNN được quy định như sau:
Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và được tính theo mức tiền lương tối thiểu. Có hai hình thức trợ cấp được căn cứ dựa trên tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của người lao động là: trợ cấp một lần và trợ cấp hàng tháng.
Với mức trợ cấp một lần được áp dụng cho trường hợp bị suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động. Cụ thể như sau:
Mức suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp một lần Từ 5% đến 10% 4 tháng tiền lương tối thiểu Từ 11% đến 20% 8 tháng tiền lương tối thiểu Từ 21% đến 30% 12 tháng tiền lương tối thiểu Với mức trợ cấp hàng tháng được áp dụng với trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên và ngày được hưởng trợ cấp được tính từ ngày ra viện. Mức trợ cấp được quy định cụ thể như sau:
Mức suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp hàng tháng Từ 31% đến 40% 0,4 tháng tiền lương tối thiểu Từ 41% đến 50% 0,6 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 51% đến 60% 0,8 tháng tiền lương tối thiểu Từ 61% đến 70% 1,0 tháng tiền lương tối thiểu Từ 71% đến 80% 1,2 tháng tiền lương tối thiểu Từ 81% đến 90% 1,4 tháng tiền lương tối thiểu Từ 91% đến 100% 1,6 tháng tiền lương tối thiểu Người được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng, nếu nghỉ việc thì được bảo hiểm y tế do Quỹ BHXH trả.
Với những người lao động bị tai nạn lao động suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt hai chi, tâm thần nặng, hàng tháng được phụ cấp phục vụ bằng 80% mức tiền lương tối thiểu.
Khi vết thương tái phát người lao động được cơ quan BHXH giới thiệu đi giám định lại mức độ suy giảm khả năng lao động do thương tật.
Nếu không may người lao động bị chết do tai nạn lao động (kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu) thì gia đình được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu và được hưởng chế độ tử tuất.
Với những người lao động bị tai nạn lao động làm tổn thương các chức năng lao động của chân, tay, tai, mắt, răng, cột sống … được trang cấp phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt phù hợp với các tổn thất chức năng theo niên hạn (các trang thiết bị này được quy định chi tiết theo thông tư số 06/LĐTBXH-TT ngày 04/04/1995 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thi hành một số điều để thực hiện Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ).
Còn với những người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp theo danh mục của Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành cũng được hưởng chế độ trợ cấp bệnh nghề nhiệp như đối với người bị tai nạn lao động.
- Về thời gian được hưởng chế độ:
+ Đối với chế độ trợ cấp một lần thì người lao động được hưởng ngay sau khi có kết luận của hội đồng giám định y khoa hoặc sau khi người lao động không may bị tai nạn lao động dẫn tới tử vong.
+ Đối với chế độ trợ cấp hàng tháng thì thời gian được hưởng trợ cấp được tính từ ngày người lao động được ra viện.
Ở đây, chúng ta lưu ý rằng: khi xảy ra tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp thì người chủ sử dụng lao động phải có trách nhiệm từ khâu cấp cứu cho tới khi tình trạng thương tật của người lao động được ổn định. Còn trách nhiệm của BHXH chỉ phát sinh sau khi người lao động đã được điều trị ổn định và để lại di chứng.
Nếu như trong công tác thu BHXH, chúng ta còn chưa hoạch toán rõ ràng việc thu cho từng chế độ thì trong công tác chi, việc chi cho từng chế độ ngắn hạn được hoạch toán cụ thể hơn. Đối với tổng số chi của quỹ BHXH ngắn hạn kể từ khi được thành lập và đi vào hoạt động đến nay, ngành BHXH Việt Nam đã chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn đúng đối tượng, đảm bảo thời gian, tạo sự công bằng cho các đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH. Đến nay, BHXH Việt Nam đã chi trả cho hơn 11 triệu người hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn với số tiền chi trả trên 3000 tỷ đồng. Số tiền chi trả hàng năm đều tăng nhanh. Nếu như trước năm 2001 tỷ lệ tăng bình quân là 25% thì đến năm 2002 số tiền chi trả các chế độ ngắn hạn tăng lên 39% so với năm 2001, con số này của năm 2003 so với 2002 là 40%. Bình quân hàng năm chi trả các chế độ ngắn hạn tăng 29%. Với chế độ trợ cấp TNLĐ&BNN, từ năm 1995 đến 2003, ngành BHXH Việt Nam đã chi trả cho hơn 74.000 người hưởng chế độ TNLĐ&BNN, số tiền chi trả trên 108 tỷ đồng. Bình quân cứ 399,4 người lao động tham gia BHXH có một người được hưởng trợ cấp. Số người được hưởng trợ cấp TNLĐ&BNN cũng liên tục gia tăng qua các năm. Trong đó số lao động nam bị tai nạn lao động nhiều hơn so với lao động nữ, thường chiếm trên 70% tổng số người lao động bị TNLĐ. Có thể lí giải điều này là do lao động nữ thường được hạn chế bố trí vào làm các công việc