Về đối tượng tham gia chế độ TNLĐ&BNN:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ tai lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tham gia BHXH Việt Nam (Trang 71 - 75)

I KẾN NGHỊ:

1.1Về đối tượng tham gia chế độ TNLĐ&BNN:

1 Về nội dung chế độ TNLĐ&BNN:

1.1Về đối tượng tham gia chế độ TNLĐ&BNN:

TNLĐ&BNN là một trong những nguy cơ thường trực đe doạ tới tính mạng, sức khoẻ, khả năng lao động của người lao động. Bất kì người lao động nào cũng đều có nguy cơ bị TNLĐ&BNN trong môi trường làm việc của mình. Vì vây, nhu cầu được bảo vệ trước những rủi ro trong công việc là rất lớn và họ đều có nguyện vọng được tham gia chế độ TNLĐ&BNN nhất là đối với những lao động thủ công, bán thủ công, làng nghề… Đối với những lao động này, đa phần họ đều phải làm việc trong những môi trường lao động độc hại, trang thiết bị, máy móc lạc hậu cũ kĩ, trang bị bảo hộ gần như không có và nếu có thì đa phần lại không đảm bảo được về chất lượng…vì vậy, nguy cơ xảy ra TNLĐ&BNN là rất cao. Mặc dù theo quy định của điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghị định 12/CP của Chính phủ thì đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đã được mở rộng so với thời gian đầu (nếu như năm 1995 chúng ta chỉ có 2,8 triệu người tham gia BHXH bắt buộc thì tính tới cuối năm 2005 đã có hơn 5.7 triệu người) Tuy nhiên, với những quy định trên sẽ còn có rất nhiều người lao động không thuộc diện được bảo hiểm như lao động trong các ngành: ngư nghiệp, diêm nghiệp, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiêp … Như vậy, có thể thấy hiện nay BHXH mới chỉ điều chỉnh được gần 20% lực lượng lao động toàn xã hội và còn hơn 80% người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH. Nhiều người trong số họ bị tai nạn lao động nặng không có đủ sức khoẻ để tiếp tục làm công việ của mình cũng như không còn có khả năng tìm được công việc khác phù hợp, họ đã trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đây cũng chính là một trong những hạn chế lớn nhất của chế độ BHXH đối với người lao động hiện nay.

Do vậy, trong thời gian tới chúng ta cần sớm nghiên cứu để sớm có thể mở rộng hơn nữa phạm vi những đối tượng lao động được tham gia BHXH TNLĐ&BNN tiến tới trong tương lai không xa tất cả mọi người lao động đều có quyền tham gia chế độ này và được bảo vệ trước nguy cơ TNLĐ & BNN. Có như vậy, người lao động mới có thể cảm thấy yên tâm gắn bó và làm việc hết sức vì công việc và nếu không may bị tai nạn lao động hay mắc phải các bệnh nghề nghiệp thì cuộc sống của họ và gia đình cũng bớt được phần nào khó khăn.

1.2 Về điều kiện hưởng trợ cấp chế độ TNLĐ&BNN :

Khi người lao động bị TNLĐ&BNN theo quy định họ chỉ cần có điều kiện là có tham gia BHXH và có giám định của Hội đồng Giám định y khoa là họ đã có quyền được nhận trợ cấp TNLĐ&BNN. Việc quy định như trên là hoàn toàn hợp lí vì bị tai nạn lao động hay mắc phải bệnh nghề nghiệp hoàn toàn nằm ngoài ý muốn của người lao động nên không thể qui định thời gian tối thiểu tham gia đóng BHXH như các chế độ khác (kể cả trong trường hợp người lao động chưa có tích luỹ cho cho quỹ BHXH). Còn việc cần phải có giám định của hội đồng Giám định y khoa sẽ cung cấp cho chúng ta cơ sở để tính mức trợ cấp phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề đáng lưu tâm ở đây là việc xác định những trường hợp nào là tai nạn lao động trường hợp nào là không phải. Theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 đã quy định 3 trường hợp dưới đây được coi là tai nạn lao động

- Bị tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động.

- Bị tai nạn ngoài giờ khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

- Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc.

Có thể thấy, những quy định trên là hợp lí, tuy nhiên chúng ta lại thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể phân biệt trường hợp nào được coi là tai nạn lao động trường hợp nào không được coi là tai nạn lao động. Có thể lấy ví dụ

như: thoả mãn điều kiện bị tai nạn trong giờ làm việc song nguyên nhân gây ra tai nạn lại do việc tự ý làm những công việc không đúng với công việc được giao, hay thậm chí là do đùa nghịch, đánh nhau gây ra tai nạn… thì liệu những trường hợp này có thể được coi là tai nạn lao động hay không? Hay như với việc xác định tai nạn trên tuyến đường đi và về cũng vậy, ai sẽ là người đứng ra chứng minh đó là tai nạn trên đường đang đi làm? nhất là với những vụ tai nạn nhẹ, không có sự can thiệp của cảnh sát giao thông, hay xảy ra trên quãng đường vắng vẻ, những tai nạn bất ngờ…? dẫn tới việc xác định địa điểm và thời gian là rất khó khăn để có thể giải quyết việc xét hưởng chế độ và không loại trừ việc trục lợi bảo hiểm có thể có thể xảy ra từ chính sự quy định thiếu chặt chẽ này.

Đối với việc xác định thời điểm xảy ra sự kiện được hưởng chế độ BHXH cho bệnh nghề nghiệp cũng đáng được lưu tâm. Bởi bệnh nghề nghiệp là bệnh xảy ra bởi quá trình dài làm việc trong môi trường độc hại, hay nói cách khác là người lao động bị nhiễm bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động của mình. Tuy nhiên, thời điểm bệnh phát ra cũng khó có thể xác định trước được vì điều này còn tuỳ thuộc vào tình hình sức khoẻ, điều kiện sống của từng người lao động mà bệnh phát ra sớm hay muộn. Do vậy, trên thực tế có rất nhiều trường hợp sau khi người lao động chấm dứt quan hệ BHXH (nhận chế độ một lần) bệnh nghề nghiệp mới xuất hiện. Thời điểm phát hiện bệnh có thể cách khá xa so với thời điểm chấm dứt quan hệ BHXH. Trong những trường hợp này, hiện nay, các văn bản pháp luật về BHXH chưa có quy định giải quyết nhất là với những trường hợp tại thời điểm phát bệnh doanh nghiệp cũng không còn tồn tại. Trong khi đó, đối với những người lao động được hưởng chế độ BHXH hàng tháng nếu phát hiện bệnh nghề nghiệp thì được giải quyết chế độ trợ cấp tuỳ thuộc theo mức độ suy giảm sức khoẻ (theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa). Hoặc những người đã được đã được khám xác định bệnh nghề nghiệp 1 lần, khi bệnh tái phát thì được quy định chế độ tái khám để giải quyết chế độ trợ cấp phù hợp với mức suy giảm sức

khoẻ sau khi khám lại. Xét tất cả các trường hợp trên chúng ta có thể thấy: nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp là giống nhau (do làm việc trong môi trường độc hại trong thời gian dài) nhưng thời điểm phát bệnh khác nhau, nên xảy ra tình trạng thường hợp này được hưởng, trường hợp khác lại không. Đây chính là điểm còn bất hợp lí trong các quy định cho chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp.

Đề khắc phục những điểm còn bất hợp lí trên, đề tài xin được đưa ra một số kiến nghị sau:

- Trên cơ sở nắm chắc những tư tưởng về các trường hợp được coi là TNLĐ&BNN theo Nghị định 12/CP thì để bảo đảm thực hiện chế độ được chặt chẽ chúng ta cần có những văn bản quy định cụ thể hơn về hoàn cảnh xảy ra tai nạn lao động như : khẳng định chỉ với những tai nạn lao động xảy ra do việc thực hiện đúng chuyên môn của mình thì mới đựoc coi là tai nạn lao động còn các trường hợp để xảy ra tai nạn nhưng do thiếu ý thức trách nhiệm, làm việc không đúng phận sự, đùa nghịch gây tai nạn thì không được hưởng quyền lợi nhận trợ cấp bảo hiểm. Còn đối với các tai nạn trên đường đi cần giả định các nhóm trường hợp xảy ra tai nạn như: tai nạn giao thông, tai nạn do ngoại cảnh, tai nạn do yếu tố bệnh lí… từ những quy định chi tiết trên để đưa ra kết luận trường hợp nào là tai nạn lao động trườn hợp nào không. Còn với bệnh nghề nghiệp, chúng ta cần phải xem xét lại. Chúng ta không thể coi thời điểm phát bệnh là thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm, bởi nguyên nhân gây bệnh đã được xác định là do điều kiện lao động có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động, còn thời điểm phát bệnh có tính ngẫu nhiên. Do vậy, thiết nghĩ chỉ cần xác định được nguồn gốc của bệnh có nguyên nhân từ quá trình lao động trong môi trường độc hại gây ra là đủ cơ sở để giải quyết chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ tai lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tham gia BHXH Việt Nam (Trang 71 - 75)