Kiến nghị về kết cấu của chế độ:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ tai lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tham gia BHXH Việt Nam (Trang 77 - 80)

I KẾN NGHỊ:

1.4Kiến nghị về kết cấu của chế độ:

1 Về nội dung chế độ TNLĐ&BNN:

1.4Kiến nghị về kết cấu của chế độ:

Hiện nay ở nước ta, những người lao động khi không may bị tai nạn lao động hay mắc bệnh nghề nghiệp đều được hưởng trợ cấp theo chế độ TNLĐ & BNN. Những người lao động có cùng tỷ lệ suy giảm sức lao động do TNLĐ hoặc mắc bệnh BNN đều được tính chung cho cùng một mức hưởng. Điều này trên thực tế đã bộ lộ nhiều hạn chế và đã tạo ra sự bất công bằng tương đối trong mức hưởng giữa những người bị tai nạn lao động và những người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp. Bởi TNLĐ&BNN tuy có những đặc điểm giống nhau song chúng lại có những đặc trưng khác nhau điều này xuất phát từ chính nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề ngiệp. Tai nạn lao động là những tai nạn bất ngờ xảy ra trong quá trình lao động, nó có thể xảy ra với bất cứ người lao động nào từ những người trẻ tuổi mới đi vào làm việc cho tới những người lao động đã làm việc lâu năm. Tai nạn lao động chỉ là những tai nạn xảy ra trong thời gian ngắn và gây tỷ lệ thương tật cho

người lao động, do vậy, những người lao động bị tai nạn lao động sau khi được điều trị ổn định thì đa phần sức khoẻ của họ ngày càng được cải thiện, ngày càng tốt hơn kéo theo mức suy giảm khả năng lao động so với lúc giám định ban đầu giảm xuống, nhu cầu về các trang thiết bị trợ giúp sinh hoạt nhằm để phục hồi chức năng cũng như nhu cầu về người phục vụ giảm đi. Điều này càng được thể hiện rõ ở những người lao động trẻ tuổi. Còn đối với bệnh nghề nghiệp thì lại khác hẳn (từ nguyên nhân gây ra bệnh cho tới chiều hướng phát triển của bệnh). Nguyên nhân gây ra mắc bệnh nghề nghiệp ở người lao động là do môi trường độc hại tác động một cách từ từ, liên tục lên người lao động gây tổn hại sức khoẻ của người lao động theo chiều hướng từ nhẹ tới nặng dần. Nếu như đối với TNLĐ chúng ta khó có thể xác định số lượng cũng như mức độ thương tật của người bị nạn thì ở BNN chúng ta lại có thể dự đoán tương đối về số người bị mắc bệnh cũng như mức độ nhiễm bệnh, do đó công tác đề phòng cũng có nhiều thuận lợi hơn. Ở bệnh nghề nghiệp do thời gian nhiễm bệnh lâu dài nên những người bị mắc bệnh nghề nghiệp sau khi đã được điểu trị ổn định thì sức khoẻ của người lao động nhìn chung vẫn có xu hướng bị giảm sút kéo theo mức suy giảm khả năng lao động của họ tăng lên, điều này cũng đồng nghĩa với nhu cầu được trợ cấp của họ ngày càng tăng.

Từ những điều trái ngược trên cho thấy việc thực hiện hai chế độ này ở nước ta lại được xếp chung vào cùng một chế độ BHXH với những quy định về điều kiện hưởng, thời điểm hưởng, mức hưởng giống nhau là chưa hợp lý, nhất là khi chúng ta đề cập tới vấn đề tình trạng sức khoẻ sau khi điều trị thương tật ổn định.

Từ lý do trên thiết nghĩ chúng ta cần tách chế độ TNLĐ&BNN thành hai chế độ : một cho tai nạn lao động và một cho bệnh nghề nghiệp với những quy định về mức hưởng, điều kiện hưởng và thời gian hưởng phù hợp với đặc điểm của từng chế độ cụ thể. Ví dụ như:

Với đặc điểm người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp có thời gian nhiễm bệnh dài, kéo theo độ tuổi trung bình bị mắc bệnh bệnh (tức là độ tuổi bệnh biểu hiện ra bên ngoài) cao song họ lại có tuổi thọ trung bình thấp hơn (do sức khoẻ ngày càng bị giảm sút) do vậy thời gian được hưởng trợ cấp của họ cũng ngắn hơn so với người lao động bị tai nạn lao động. Từ đặc điểm này, chúng ta nên thay đối nội dung trợ cấp như sau: cùng một tỷ lệ suy giảm khả năng lao động như nhau thì mức hưởng của những người lao động bị mắc BNN nên dược quy định cao hơn so với những người bị tai nạn lao động và việc nâng cao mức trợ cấp này cũng cần được thực hiện đối với cả loại hình trợ cấp một lần và cả trợ cấp hàng tháng

Theo quy định, người lao động sẽ được nhận trợ cấp một lần từ người dụng lao động nếu như có mức độ suy giảm khả năng lao động là 81%. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên thực tế cũng chỉ ra rằng tỷ lệ người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp có mức độ suy giảm khả năng lao động là 81% l à bằng 0. Điều này đồng nghĩa rằng: trên thực tế sẽ không có bất kì người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp nào có thể được hưởng trợ cấp này. Nên chăng, trong thực tế chúng ta cần xem xét lại mức quy định này để có được sự điều chỉnh phù hợp hơn.

Một điểm nữa cũng cần được sửa đổi đó là việc quy định với mức độ suy giảm khả năng lao động là bao nhiêu thì sẽ được nhận trợ cấp hàng tháng? Theo quy định hiện nay, với mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 100% được hưởng trợ cấp hàng tháng từ 0,4 đến 1,6 tháng tiền lương tối thiểu cho cả hai đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp như nhau là chưa hợp lí. Các chuyên gia cho rằng khi mắc bệnh nghề nghiệp thì người lao động khó có cơ may để phục hồi mà phải chịu suốt đời, vì vậy, nên quy định đối với trường hợp bị mắc bệnh nghề chỉ cần suy giảm khả năng lao động 21% là đựơc hưởng trợ cấp hàng tháng.

Trong trường hợp nếu như chúng ta không muốn tách hai chế độ này ra thành hai chế độ độc lập mà vẫn muốn duy trì là một chế độ trong hệ thống

các chế độ BHXH thì chúng ta cần có những quy định riêng, cụ thể cho từng chế độ với những tư tưởng chung đã trình bày ở trên. Và chúng ta cũng cần nghiên cứu tên gọi của chế độ sao cho ngắn gọn và dễ hiểu, thể hiện rõ nội dung và thống nhất chung với quốc tế. Chúng ta có thể tham khảo tên gọi chế độ “ Thương tật trong lao động” như theo khuyến nghị của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã sử dụng để chỉ các tai nạn trong khi làm việc và các bệnh nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ tai lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tham gia BHXH Việt Nam (Trang 77 - 80)