I KẾN NGHỊ:
1 Về nội dung chế độ TNLĐ&BNN:
1.7 Kiến nghị về tổ chức thực hiện quản lí và chi trả các khoản trợ cấp:
Để bù đắp những thiệt hại do TNLĐ&BNN gây ra cho người lao động, nhà nước đã có nhiều chính sách chế độ tập trung vào hai nhóm chính là: chính sách bồi thường TNLĐ&BNN do chủ dử dụng lao động đảm nhận và chính sách trợ cấp do cơ quan BHXH đảm nhận.
Theo quy định thì người sử dụng lao động ngoài trách nhiệm phải chịu toàn bộ các chi phí y tế liên quan thì còn phải trả tiền lương đầy đủ cho người lao động trong suốt quá trình điều trị thương tật, có trách nhiệm sắp xếp lại công việc phù hợp cho người lao động sau khi họ bị tai nạn lao động, kể cả chi phí đào tạo lại cho người lao động nếu họ phải chuyển sang nghề khác ngoài ra đơn vị sử dụng lao động còn phải chịu trách nhiệm bồi thường một lần cho người lao động khi họ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Có thể thấy với quy định như trên các doanh nghiệp để xảy ra tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp sẽ phải chịu sức ép rất lớn về tâm lý và phải chịu
những chi phí rất cao mà không có sự chia sẻ từ các doanh nghiệp khác trong khi đó họ lại vẫn phải đóng BHXH đều đặn. Điều này càng đáng được quan tâm đối với các đơn vị sản xuất mà ở đó nguy cơ xảy ra TNLĐ&BNN cao và tất nhiên điều này cũng tác động không nhỏ tới giá thành sản phẩm, dẫn tới khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm và làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường… Thêm vào đó các đơn vị lại tốn nhiều thời gian làm việc với các đoàn thanh tra nên đã làm giảm thời gian để tập trung vào sản xuất. Ngoài ra, đối với các đơn vị có khả năng tài chính eo hẹp, không có khả năng nộp BHXH kịp thời theo quy định hoặc cố tình không nộp đã gây ra tình trạng chậm thanh toán cả trợ cấp BHXH và khoản bồi thường của đơn vị sử dụng lao động, chi phí cho công tác sơ cứu, điều trị không được thực hiện đầy đủ, thiếu chu đáo gây khó khăn về kinh tế cũng như tâm lí cho người lao động khi bị TNLĐ hoặc mắc BNN. Mặt khác, do chỉ quy định trách nhiệm bồi thường của chủ sử dụng lao động cho người lao động bị mất khả năng lao động từ 81% trở lên nên những người lao động có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động thấp hơn sẽ rất thiệt thòi trong khi thu nhập của họ cũng bị ảnh hưởng bởi khả năng lao động giảm sút. Hơn nữa, thủ tục để nhận được tiền bồi thường từ chủ doanh nghiệp rất phức tạp. Nó đòi hỏi phải có biên bản điều tra tai nạn lao động, trong khi đó để có được biên bản phải mất tới 10 ngày, thậm chí có những vụ nghiêm trọng phải kéo dài đến 5-6 tháng nên người lao động bị nạn không có được khoản hỗ trợ kịp thời. Đây chính là hạn chế lớn nhất của chế độ chi trả trực tiếp từ người sử dụng lao động.
Còn đối với chính sách trợ cấp TNLĐ&BNN từ BHXH, khi người lao động tham gia BHXH bị TNLĐ&BNN thì tuỳ theo mức suy giảm khả năng lao động mà được hưởng trợ cấp một lần (với mức suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%) hoặc trợ cấp hàng tháng (với mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên), ngoài ra còn được trang cấp thêm các phương tiện trợ giúp phục hồi chức năng khác.... Với cơ chế đóng góp chung như hiện nay và tỷ lệ đóng góp còn thấp, đồng đều nên mức hưởng trợ cấp của người lao
động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của họ. Mặt khác, hiện nay cơ chế chi trả bồi thường TNLĐ&BNN còn rất phức tạp và không kịp thời nên cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của người lao động.
Có thể thấy rằng với cơ chế hai nguồn như hiện nay có ưu điểm là gắn trách nhiệm vật chất của người sử dụng lao động đối với tình trạng TNLĐ&BNN ở đơn vị mình, từ đó buộc người sử dụng lao động phải quan tâm hơn nữa tới việc tăng cường công tác phòng ngừa TNLĐ&BNN. Tuy nhiên, cơ chế này lại có nhược điểm rất lớn là không đạt được hiệu quả tối ưu cho người lao động và cho xã hội vì nó không tập trung được nguồn lực. Cơ quan BHXH chủ yếu chi trả các khoản trợ cấp về BHXH mà chưa có chức năng hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo lại nghề cho người lao động sau khi đã điều trị ổn định thương tật. Hơn nữa, trong hệ thống BHXH của Việt Nam, chế độ TNLĐ&BNN thuộc các chế độ ngắn hạn với mức đóng góp được quy định chung là 5% tổng quỹ lương của người lao động và do người sử dụng đóng góp và tỷ lệ đóng góp là như nhau nên không khuyến khích các doanh nghiệp cải thiện môi trường lao động cũng như thực hiện các quy định về bảo hộ và an toàn lao động.
Vì vậy, một giải pháp đươc đưa ra là nên thành lập quỹ bồi thường TNLĐ&BNN nằm trong hệ thống BHXH Việt Nam và được quản lí theo quy định chung của pháp luật BHXH. Quỹ này sẽ đứng ra thanh toán thay cho người sử dụng lao động các chi phí y tế, tiền lương trong quá trình điều trị TNLĐ&BNN, trả trợ cấp thương tật cho tất cả các mức thương tật (không hạn chế ở mức 5% trở lên như hiện nay), đảm bảo các chi phí phục hồi chức năng và hỗ trợ kinh phí để bồi dưỡng, đào tạo lại nghề cho người lao động khi họ không còn có khả năng tiếp tục làm nghề cũ… Việc thành lập quỹ này sẽ tránh được sự e ngại về tâm lý và những vấn đề khác giữa người lao động và người sử dụng lao động khi xảy ra TNL hoặc BNN. Đồng thời khi bị tai nạn lao động hay mắc bệnh nghề nghiệp người lao động sẽ tới thẳng quỹ để nhận tiền trợ cấp, do vậy mà công tác thống kê các số liệu về tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp cũng trở lên dễ dàng, chính xác và đầy đủ hơn. Tham gia vào quỹ này, người sử dụng lao động có thể chia sẻ rủi ro với nhau, họ có thể được nhận khoản hỗ trợ từ quỹ để nhanh chóng ổn định sản xuất (vì các vụ tai nạn lao động xảy ra có thể làm ngưng trệ quá trình sản xuất do máy móc thiết bị bị hư hỏng…). Hơn nữa viêc tham gia vào quỹ sẽ giúp các doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác ATVSLĐ của mình. Bên cạnh đó, sự thay đổi trong cơ chế và việc sử dụng các biện pháp kinh tế để tác động trực tiếp váo các doanh nghiệp tỏ ra có hiệu quả. Kinh ngiệm các nước khi thực hiện theo mô hình này cho thấy: bằng việc quy định đóng góp vào quỹ là bắt buộc song mức đóng góp lại được dựa trên cơ sở tần xuất TNLĐ&BNN xảy ra ở từng ngành nghề, công việc, nên nó đã tạo ra sự chủ động trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa TNLĐ&BNN. Đây cũng chính là thước đo về trách nhiệm đối với xã hội của người sử dụng lao động và thể hiện sự công bằng xã hội. Có thể thấy rằng, hiện nay ở Việt Nam đã có khá nhiều doanh nghiệp doanh bảo hiểm tiến hành triển khai loại hình bảo hiểm bồi thường trách nhiệm chi trả TNLĐ&BNN cho người sử dụng lao động tuy nhiên các loại hình này không thể thay thế được việc thực hiện chế độ này khi xét tới tính công bằng và tính xã hội. Nhà nước nên đứng ra để thành lập quỹ nhằm tránh tình trạng tản mác, và tăng cường độ chính xác trong thống kê TNLĐ&BNN đồng thời tái đầu tư trở lại cho doanh nghiệp.Và theo quan điểm đề tài thì Bộ Lao động nên là người đứng ra thành lập quỹ vì: thứ nhất là: quỹ bồi thường TNLĐ & BNN được hình thành nhằm phục vụ cho công tác ngăn ngừa TNLĐ&BNN gắn với chính sách lao động. Thứ hai là: việc Bộ Lao động quản lý sẽ thuận lợi hơn trong công tác điều tra, ngăn ngừa tai nạn nhanh chóng, xác định tỷ lệ đóng góp cho quỹ được chính xác đồng thời sẽ hạn chế đáng kể những phí tổn, sai lệch trong công tác truyền đạt thông tin.
Để việc xây dựng quỹ bồi thường TNLĐ&BNN sớm trở thành hiện thực hi vọng rằng chương trình Quốc gia về ANVSLĐ sẽ đạt mực tiêu và lộ trình cụ
thể cho vấn đề này. Và với những ưu điểm và lợi ích đã phân tích hi vọng việc thành lập quỹ bồi thường TNLĐ&BNN sẽ chỉ còn là vấn đề về thời gian.
2 Kiến nghị về công tác quản lý chế độ: