Điều kiện lao động:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ tai lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tham gia BHXH Việt Nam (Trang 46 - 50)

II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TNLĐ&BNN Ở NƯỚC TA:

1 Điều kiện lao động:

Điều kiện lao động là nhân tố trực tiếp tác động tới sức khoẻ của người lao động như: các yếu tố về vật chất, các yếu tố về môi trường lao động. Chỉ khi các yếu tố về điều kiện lao động được qua tâm đúng mức thì sự an toàn và sức khoẻ của người lao động được đảm và tỷ lệ người lao động bi tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp mới được hạ thấp.

1.1 Điều kiện về vật chất:

Đây là các yếu tố vật chất tác động đến sự an toàn lao động trong môi trường làm việc như: nhà xưởng, công cụ lao động, nguyên nhiên vật liệu…

a) Điều kiện nhà xưởng:

Thực tế cho thấy, ở Việt Nam có tới hơn 30% số doanh nghiệp công nghiệp có tình trạng nhà xưởng rất kém, không còn phù hợp với công nghệ sản xuất. Nhiều nhà xưởng được xây dựng từ những năm 70 qua thời gian sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn được đưa vào sử dụng và còn nhiều người lao động đang phải làm việc trong điều kiện nhà xưởng tạm bợ đã và đang đe doạ tới sự an toàn sản xuất của người lao động.

b) Về công cụ lao động:

Tình trạng lao động thủ công vẫn còn phổ biến trong các doanh nghiệp. Theo số liệu điều tra của Bộ Lao động thương binh Xã hội năm 2003, có tới 49,78% số lao động phải làm việc với các công cụ thủ công, 45,7% lao động làm việc với công cụ cơ khí và nửa cơ khí, chỉ có 4,5% lao động được làm việc với thiết bị tự động hoá. Ngành có tỷ lệ lao động thủ công cao nhất là ngành trồng trọt và chăn nuôi (lao động thủ công chiếm tới 94,57%); hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều có tỷ lệ lao động thủ công cao so với các doanh nghiệp quốc doanh. Như vậy, có thể thấy số lao động được làm việc với các công cụ hiện đại còn chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với số lao động phải làm việc với các công cụ cơ khí và nửa cơ khí điều này cho chúng ta thấy rõ hơn về tình trạng sản xuất còn hậu ở nước ta. Với công cụ cơ khí và nửa cơ khí nhiều như vậy thì tỉ lệ tai nạn lao động rất cao. Kinh nghiệm các nước

trên thể giới đã chỉ ra rằng khi mức độ tự động hoá ngày càng cao thì tỷ lệ tai nạn lao động sẽ giảm, điều này cũng lí giải tại sao tỷ lệ lao động ở các nước đang phát triển lại cao hơn nhiều so với các nước phát triển nhiều lần như vậy. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý trong việc sử dụng rộng rãi công nghệ kỹ thuật mới chuyển giao thì cần phải tính đến yếu tố phù hợp. Bởi các công nghệ mới cũng luôn tiềm ẩn các nguy cơ về tai nạn do người lao động chưa kịp làm quen và không hiểu hết các yếu tố gây nguy hiểm của các loại máy móc, thiết bị mới. Và cũng có một số trường hợp do các máy móc nhập khẩu lại có thiết kế không phù hợp với đặc điểm vóc dáng, cơ thể của người Việt Nam nên gây ra những căng thẳng thần kinh, tâm lý, rối loạn hệ xương và một số bệnh lý khác… trong khi sử dụng có thể dẫn tới tai nạn.

c) Về nguyên vật liệu:

Đây cũng là yếu tố tác động trực tiếp tới môi trường an toàn lao động. Theo số liệu điều tra của Vụ Y tế dự phòng - Bộ y tế thì số người lao động phải tiếp xúc với nguyên vật liệu không đảm bảo an toàn lao động chiếm tới 32,3% số lao động trong các doanh nghiệp sản xuất. Đây là nguyên nhân phát sinh ra bụi chứa hoá chất độc, chứa vi sinh vật gây hại, dễ gây chấn thương do va đập, dễ gây cháy nổ… nhất là khi vẩn chuyển, bốc dỡ, pha trộn…

1.2 Điều kiện môi trường lao động:

Môi trường lao động là nơi con người trực tiếp làm việc, các yếu tố về môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình TNLĐ&BNN bao gồm: Hơi khí độc, bụi, tiếng ồn, độ rung, phóng xạ, điện từ trường, nhiệt độ, ánh sáng…

a) Môi trường chứa hơi khí độc:

Môi trường chứa khí độc hại là một trong những môi trường người lao động hay phải tiếp xúc khi làm việc. Theo kết quả điều tra của vụ Bảo hộ lao động tiến hành khảo sát 642 nghề, công việc trong năm 2003 cho thấy: có 225/642 nghề (chiếm 35%) có nồng độ hơi khí độc tại nơi làm việc vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép từ một đến hàng trăm lần. Cụ thể như sau:

+ Vượt từ 1-5 lần: có 30,67% số nghề + Vượt từ 6-10 lần: có 32,9% số nghề + Vượt từ 11-30 lần: có 23,11% số nghề + Vượt trên 30 lần có: 4,4% số nghề

Trong các ngành sản xuất bị ảnh hưởng bởi khí độc thì có một số ngành công nghiệp có tỷ lệ nghề, công việc mà ở đó lượng hơi khí độc vượt tiêu chuẩn cho phép khá cao như ngành hoá hữu cơ (60%); cao su và chất dẻo (48%); sành sứ, thuỷ tinh (40%); vệ sinh công cộng (39%); luyện kim đen (35%); chế tạo sản phẩm bằng kim loại (30%). Thường những khí độc mà người lao động hay phải ngửi, hít trực tiếp là CO; CO2; NO2… Trong đó CO2 là chất độc hiện hữu nhất có tới 89 nghề có vượt tiêu chuẩn cho phép.

b) Môi trường bụi:

Trong tổng số các ngành nghề khảo sát có tới 39% số nghề có hàm luợng bụi đo được tại nơi làm việc vượt tiêu chuẩn như sau:

+ Vượt từ 1-5 lần chiếm :20,73% + Vượt từ 6-20 lần chiếm :37,8% + Vượt từ 21-50 lần chiếm :24,39% + Vượt trên 50 lần chiếm :11,79%

Các ngành có số lượng nghề mà hàm lượng bụi tại nơi làm việc vượt quá tiêu chuẩn cho phép tương đối lớn là công nghiệp nhiên liệu. Khảo sát 240 nghề, công việc có hàm lượng bụi tại nơi làm việc vượt quá tiêu chuẩn thì thấy một thực tế là người lao động phải tiếp xúc với rất nhiều bụi đất đá, có 110 nghề có chứa hàm lượng bụi này. Nhiều thứ hai là hàm lượng bụi than với 54 nghề, tiếp theo là hàm lượng bụi xi măng 34 nghề, cuối cùng là 30 nghề có hàm lượng bụi hữu cơ và 14 nghề có hàm lượng bụi hoá chất. Có thể nói, tình hình ô nhiễm bụi nói trên và đặc biệt là nồng độ bụi có hàm lượng Silic tự do quá cao tại nơi làm việc đã làm cho số người mắc bệnh nghề nghiệp, nhất là bệnh bụi phổi Silic ngày một tăng. Có tới hơn 80% số người được giám định bệnh nghề nghiệp mắc bệnh bụi phổi Silic. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở các ngành sản xuất vật liệu chịu lửa, nghiền khoáng sản, khai thác đá, đúc kim loại, khai thác than…

c) Tiếng ồn:

Đây cũng là một yếu tố khiến môi trường làm việc trở nên khá nguy hiểm, bởi nó có thể gây tổn hại thần kinh đặc biệt là bệnh điếc nghề nghiệp suốt đời cho người lao động. So sánh với số nghề có nồng độ hơi khí độc và bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì số nghề có mức tiếng ồn tại nơi làm việc vượt tiêu chuẩn cho phép chiếm tỷ lệ cao hơn. Kết quả cho thấy trong số 642 nghề khảo sát có 44,2% nghề vượt quá tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép. Trong đó:

+ Vượt từ 1-5db(A) chiếm :28,87% + Từ 6-10 db(A) chiếm :36,27% + Từ 11-20 db(A) chiếm :22,89% + Trên 20 db(A) chiếm :10,56%

Trong đó có những ngành nghề đặc biệt độc hại và nguy hiểm đáng chú ý bởi tiếng ồn quá lớn vượt mức 100 db(A) như nghề gõ rỉ trong hầm tầu, lái đầu máy xe lửa… Nhìn chung các nghề, công việc phải chịu tiếng ồn lớn hơn mức cho phép tập trung chủ yếu trong nhũng ngành như công nghiệp đóng tầu, sửa chữa cơ khí, luyện kim đen, khai thác…

d) Bên cạnh những nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nêu trên, số lượng

những nghề và công việc mà ở đó người lao động phải có những cố gắng về cơ bắp và thần kinh, phải tiêu hao năng lượng nhiều là tương đối lớn, chiếm tới 31,9% trong tổng số 462 nghề được khảo sát. Đặc biệt có những công việc quá vất vả, có khi người lao động phải bỏ nhiều sức lực dẫn tới kiệt sức hoặc dễ bị chấn thương, tai nạn như vận chuyến đá, bốc dỡ hàng, đóng bao, gò tôn nóng…

e) Ngoài ra còn có một số nghề chịu tác động đồng thời của nhiều yếu tố điều kiện lao động không thuận lợi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần như: sản xuất đóng bao thuốc trừ sâu, ngâm tẩm tà vẹt, hàn tiện trong thùng dài… các nghề này có đặc thù riêng là hoặc là vừa bụi, ồn, rung hoặc là vừa ồn, rung, hơi khí độc, tiêu hao năng lượng lớn…

Với những con số nêu trên thì thực trạng môi trường lao động ở Việt nam thật đáng lo ngại, nếu như chúng ta không sớm có biện pháp khắc phục đầu tư cải thiện môi trường lao động thì số vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ tai lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tham gia BHXH Việt Nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w