1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ hưu trí trong hệ thống bhxh việt nam .doc

25 811 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 264 KB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ hưu trí trong hệ thống bhxh việt nam .doc

Trang 1

Ở Việt Nam, BHXH đã có mầm mống dưới thời phong kiến Pháp thuộc.Sau cách mạng Tháng 8-1945, chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đãban sắc lệnh 29/SL ngày 12/03/1947 thực hiện bảo hiểm ốm đau, tai nạn lao độngvà hưu trí Các chế độ này được thực hiện đối với những người làm việc trongcác cơ quan từ cơ sở đến trung ương.

Sau hòa bình lập lại, ngày 27/12/1961, nhà nước ban hành Nghị định128/CP của chính phủ về “Điều lệ tạm thời thực hiện các chế độ BHXH đối vớicông nhân viên chức” nhưng bộc lộ nhiều hạn chế Do đó ngày 18/09/1985, chínhphủ ban hành nghị định 236/HDBHNT về việc sửa đổi, bổ sung chính sách vàchế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động Nội dung chủ yếu của nghị địnhnày là điều chỉnh mức đóng và hưởng.

Tuy nhiên, chính sách BHXH ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế khôngphù hợp với cơ chế mới Ngày 22/06/1993 chính phủ đã ban hành nghị định43/CP quy định tạm thời về các chế độ BHXH áp dụng cho các thành phần kinhtế, đánh dâu bước đổi mới của BHXH Việt Nam.

Tuy vậy, chỉ khi bộ luật lao động được thông qua ngày 15/06/1994 vềBHXH theo nghị định 12/CP của chính phủ và nghị định 45/CP cho các đốitượng BHXH là công nhân viên chức và lực lượng vũ trang, BHXH Việt Nammới thực sự đổi mới nội dung, phương thức hoạt động cũng như tổ chức quản lý.

II Khái niệm và bản chất của bảo hiểm xã hội.

1 Khái niệm:

BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối vớingười lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng laođộng, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trungnhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo antoàn xã hội.

2 Bản chất:

- BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhát làtrong xã hội mà sản xuất hàng hóa hoạt động theo cơ chế thị trường Kinh tế càngphát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện Vì thế có thể nói kinh tế là nềntảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước.

Trang 2

- Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ laođộng và diễn ra giữa 3 bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên đượcBHXH.

- Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trongBHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con ngườinhư: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Hoặc cũng có thể là nhữngtrường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: tuổi già, thai sản… Đồngthời những biến cố đó có thể xảy ra trong và ngoài quá trình lao động.

- Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phảinhững biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tậptrung được tồn tích lại Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủyếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ từ phía nhà nước.

- Mục tiêu của BHXH là nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu củangười lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm Cụthể:

+ Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảmbảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ.

+ Chăm sóc sức khỏe và chống bệnh tật.

+ Xây dựng điều kiện sống đáp ứng nhu cầu của dân cư và đáp ứngnhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em.

III Đối tượng của bảo hiểm xã hội.

Mặc dù ra đời cách đây đã lâu nhưng đối tượng của BHXH vẫn có nhiềuquan điểm chưa thống nhất Đôi khi vẫn có sự nhầm lẫn giữa đối tượng BHXHvà đối tượng tham gia BHXH.

BHXH là một hệ thống nhằm đảm bảo khoản thu nhập bị giảm hoặc bị mấtđi do người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm vì cácnguyên nhân như: ốm đau, tai nạn, già yếu… Vì vậy đối tượng của BHXH chínhlà thu nhập của người lao động bị biến động giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặcmất khả năng lao động, mất việc làm của những người lao động tham gia BHXH.

Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và sử dụng lao động Tuyvậy tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước mà đối tượng cóthể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó.

Hầu hết các nước khi mới có chính sách BHXH đều thực hiện đối với cácviên chức nhà nước, những người làm công hưởng lương Việt Nam cũng khôngvượt ra khỏi thực tế này, mặc dù biết rằng như vậy là không bình đẳng giữa tất cảngười lao động.

Nếu xem xét trên mối quan hệ ràng buộc trong BHXH, ngoài người laođộng còn có người sử dụng lao động và cơ quan BHXH, dưới sự bảo trợ của nhànước Người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ BHXH là trách nhiệm của họđể bảo hiểm cho người lao động mà họ sử dụng Còn cơ quan BHXH nhận sựđóng góp của người lao động và người sử dụng lao động phải có trách nhiệmquản lý, sử dụng quỹ để thực hiện mọi công việc về BHXH đối với người lao

Trang 3

động Mối quan hệ ràng buộc này chính là đặc trưng riêng của BHXH Nó quyếtđịnh sự tồn tại, hoạt động và phát triển của BHXH một cách ổn định và bền vững.

IV Chức năng và tính chất của bảo hiểm xã hội.

1 Chức năng: BHXH có những chức năng chủ yếu sau:

- Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham giabảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mấtviệc làm Sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra vì suy chocùng mất khả năng lao động sẽ đến với tất cả mọi người lao động khi hết tuổi laođộng theo các điều kiện quy định của BHXH Còn mất việc làm và mất khả nănglao động tạm thời làm giảm thu nhập hoặc mất thu nhập, người lao động cũng sẽđược hưởng trợ cấp BHXH với mức hưởng phụ thuôc vào các điều kiện cần thiết,thời điểm và thời hạn được hưởng phải đúng quy định Đây là chức năng cơ bảnnhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạtđộng của BHXH.

- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người thamgia BHXH Tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà cả người sử dụnglao động Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH Quỹ này dùng đểtrợ cấp cho một số người lao động tham gia khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập Sốlượng những người này thường chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số những người tha giađóng góp Như vậy theo quy luật số đông bù số ít, BHXH thực hiện phân phối lạithu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang Phân phối lại giữa những người laođộng có thu nhập cao và thu nhập thấp, giữa những người khỏe mạnh đang làmviệc với những người ốm đau phải nghỉ việc… Thực hiện chức năng này cónghĩa là BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội.

- Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng caonăng suất lao động xã hội Khi khỏe mạnh tham gia lao động sản xuất, người laođộng được chủ sử dụng lao động trả lương hoặc tiền cồn Khi ốm đau, thai sản,tai nạn lao động hoặc khi về già đã có BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bịmất Vì thế cuộc sống của họ và gia đình luôn được đảm bảo ổn định và có chỗdựa Do đó người lao động luôn yên tâm, gắn bó tận tình với công việc, với nơilàm việc Từ đó họ rất tích cực lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động vàhiệu quả kinh tế Chức năng này biều hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thíchngười lao động nâng cao săng suất lao động cá nhân và kéo theo là năng suất laođộng xã hội.

- Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữangười lao động và xã hội Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động vàngười sử dụng lao động vốn có những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiềncông, tiền lương, thời gian lao động… Thông qua BHXH, những mâu thuẫn đó sẽđược điều hòa và giải quyết Đặc biệt cả hai giới này đều thấy nhờ có BHXH màmình có lợi và được bảo vệ Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi íchđược với nhau Đối với nhà nước và xã hội, chi cho BHXH là cách thức phải chiít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho

Trang 4

người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế chínhtrị và xã hội phát triển an toàn hơn.

2 Tính chất của bảo hiểm xã hội.

- Tính khách quan tất yếu trong đời sống xã hội.Trong quá trình lao độngsản xuất, người lao động có thể gặp nhiều biến cố, rủi ro Khi đó người sử dụnglao động cũng rơi vào tình cảnh khó khăn vì: sản xuất kinh doanh bị gián đoạn,vấn đề tuyển dụng và hợp đồng lao động luôn phải đặt ra vấn đề thay thế… Sảnxuất càng phát triển, những rủi ro đối với người lao động và những khó khăn đốivới người sử dụng lao động càng nhiều và trở nên phức tạp, đã đến mối quan hệchủ - thợ ngày càng căng thẳng Để giải quyết vấn đề này, nhà nước phải đứng racan thiệp thông qua BHXH Vì vậy BHXH ra đời hoàn toàn mang tính kháchquan trong đời sống xã hội của mỗi nước.

- BHXH có tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian vàkhông gian Tính chất này thể hiện rất rõ ở những nội dung cơ bản của BHXH.Từ thời điểm hình thành và triển khai, đến mức đóng góp của các bên tham gia đểhình thành qũ BHXH Từ những rủi ro phát sinh ngẫu nhiên theo thời gian vàkhông gian đến mức trợ cấp BHXH theo từng chế độ cho người lao động…

- BHXH vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội, đồng thời còn mang tínhdịch vụ.

+ Tính kinh tế thể hiện rõ nhất ở chỗ quỹ BHXH muốn được hìnhthành, bảo toàn và tăng trưởng phải có sự đóng góp của các bên tham gia và bảiđược quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích Mức đóng góp của các bên phảiđược tính toán rất cụ thể dựa trên xác suất phát sinh thiệt hại của tập hợp ngườilao động tham gia BHXH Quỹ BHXH chủ yếu dùng để trợ cấp cho người laođộng theo các điều kiện của BHXH Thực chất phần đóng góp của mỗi người laođộng là không đáng kể, nhưng quyền lợi nhận được là rất lớn khi gặp rủi ro Đốivới người sử dụng lao động, việc tham gia đóng góp vào quỹ BHXH là để bảohiểm cho người lao động mà mình sử dụng Xét dưới góc độ kinh tế, họ cũng cólợi vì không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để trang trải cho những người laođộng bị mất hoặc giảm khả năng lao động Với nhà nước BHXH góp phần làmgiảm gánh nặng cho ngân sách, đông thời quỹ BHXH còn là nguồn đầu tư đángkể cho nền kinh tế quốc dân.

+ BHXH là bộ phận chủ yếu của hệ thống đảm bảo xã hội, vì vậytính xã hội của nó thể hiện rất rõ Xét về lâu dài, mọi người lao động trong xã hộiđều có quyền tham gia BHXH Và ngược lại, BHXH phải có trách nhiệm bảohiểm cho mọi người lao động và gia đình họ, kể cả khi họ còn đang trong độ tuổilao động Tính xã hội của BHXH luôn gắn chặt với tính dịch vụ của nó Khi nềnkinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì tính dịch vụ và tính chất xã hội hóa vủaBHXH ngày càng cao.

Trang 5

V Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm xã hội.

BHXH ở hầu hết các nước trên thế giới đều dựa trên các nguyên tắc sau:- Nguyên tắc số đông bù số ít: Đây là nguyên tắc bất di bất dịch và bất kỳloại hình bảo hiểm hiểm nào cũng phải tuân theo bởi lẽ để đảm bảo tính an toàncho nguồn quỹ chi trả, phải có số đông người tham gia đóng góp Nguồn quỹ nàysẽ được sử dụng để chi trả cho một ít người tham gia bảo hiểm không may gặprủi ro trong lao động và trong cuộc sống.

- Nguyên tắc bắt buộc kết hợp với nguyên tắc tự nguyện: theo nguyên tắcnày phần lớn các đối tượng tham gia đều phải thực hiện dưới hính thức bắt buộcnhằm đảm bảo cho chính sách được duy trì bền vững Song do nguyên tắc sốđông bù số ít chi phối, vì vậy cần phải kết hợp với hình thức tự nguyện Sự kếthợp này không chỉ đáp ứng được mục đích của người tham gia (nhất là nhữngngười có thu nhập cao) mà còn góp phần làm tăng trưởng nguồn quỹ.

- Nguyên tắc xác định mức hưởng tối thiểu trong các chế độ BHXH: Mứchưởng này phải được kết cấu vào tiền lương tối thiểu trong các cơ quan doanhnghiệp Có như vậy mới hình thành được nguồn quỹ đóng góp BHXH Cơ sở đểxác định mức hưởng tối thiểu trong các chế độ BHXH là nhu cầu tối thiểu đảmbảo tái sản xuất sức lao động và phù hợp với giá trị tiền lương, tiền công trên thịtrường lao động Nếu xác định không chính xác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đờisống của người lao động và gia đình họ, đồng thời còn ảnh hưởng đến việc tạonguồn quỹ bảo hiểm, giá thành sản phẩ, hợp đồng lao động…

- Nguyên tắc công bằng trong BHXH: Đây là nguyên tắc rất quan trọng,song cũng rất phức tạp trong chính sách BHXH BHXH là một loại quan hệ laođộng, song lại được thực hiện cả trong và ngoài quá trình lao động Trong nhữngkhoảng cách về thời gian đó có rất nhiều diễn biến xảy ra đối với cuộc đời củamột người lao động Chẳng hạn cùng tỷ lệ đóng góp như nhau nhưng có doanhnghiệp đóng nhiều, có doanh nghiệp đóng ít do kết quả sản xuất chi phối Hoặccũng có người lao động đóng nhiều do thu nhập vao và có người đóng ít do thunhập thấp… Vì vậy nguyên tắc này phải được giải quyết một cách thỏa đáng kểcả trong quá trình đóng góp cũng như mức hưởng.

- Nguyên tắc thống nhất và liên tục: Đây cũng là một trong những nguyêntắc rất quan trọng, Nếu vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn đến phá vỡ quan hệ trongBHXH Bởi vì trong cơ chế thị trường, việc di chuyển lao động là điều khôngtránh khỏi, về mặt quan hệ lao động có sự biến động rất lớn Nhưng BHXH lạiluôn phải duy trì và thực hiện trong suốt quãng đời của người lao động Nếu đểkhuyến khích ổn định đội ngũ lao động, đặc biệt là lao động lành nghề có trình độkỹ thuật cao thì chính sách BHXH phải thiết kế như thế nào để người lao động ổnđịnh làm việc ở một doanh nghiệp nào đó sẽ có lợi khi xét các mức hưởngBHXH.

Trang 6

VI Mối quan hệ giữa BHXH với phát triển và tăng cường kinh tế.

BHXH là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, do đó nó thực sự phát triểnvà phát huy tác dụng trong cơ chế thị trường Điều đó được minh chứng qua lịchsử phát triển BHXH ở các nước có nền kinh tế thị trường ở trình độ cao Cho đếnnay, theo thông báo của Tổ chức lao động quốc tế có khoảng 170 nước ký vàocông ước Giơnevơ - công ước BHXH cho người lao động Tuy mức độ thự hiệnở các nước có khác nhau nhưng đều thống nhất mục tiêu, phương pháp tiến hành,đều nhất quán vai trò quan trọng của BHXH, đều thống nhất nhận định tác độngcủa BHXH đến nền kinh tế và ngược lại.

Nền kinh tế càng phát triển, đời sống người dân càng cao thì nhu cầuBHXH càng lớn và hoạt động BHXH càng mở rộng BHXH có tác động tích cựcđến tăng trưởng kinh tế và ngược lại BHXH tác động rất lớn ddeeens sự pháttriển nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi quốcgia Điều đó thể hiện:

- BHXH góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho người lao động,phục hồi năng lực làm việc và khả năng sang tạo của người lao động Điều đó cótác động trực tiếp tới việc tăng năng suốt lao động cá nhân, năng suất lao động xãhội, làm tăng tổng giá trị sản xuât (GO), tổng thu nhập quốc gia (GNI), tổng sảnphẩm trong nước (GDP) cho nền kinh tế Trên cơ sở đó tăng thu nhập cho ngườilao động nhằm ổn định đời sống của bản thân và gia đình họ Các chế độ BHXHđồng bộ với cơ cấu đa dạng hóa hợp đồng sẽ tạo thêm thuận lợi cho người laođộng có khả năng di chuyển sức lao động khi cần thiết nhằm duy trì và phát triểncông ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp và làm cho nền kinh tế phát triển.

- BHXH đã tạo nguồn vốn đáng kể để đầu tư cho các chương trình pháttriển và tăng trưởng kinh tế xã hội Thông qua thị trường tài chính, phần quỹBHXH chưa sử dụng đến sẽ được đầu tư vào sản xuất kinh doanh để sinh lợi.Thường là đầu tư ngắn hạn và dài hạn vào các lĩnh vực nhuwL xây dựng cơ sở hạtầng, y tế, giáo dục, nhà ở ít tiền… cho phù hợp với phương hướng, chính sáchphân phối lại thu nhập Quỹ BHXH còn là một nguồn tiết kiệm quan trọng gópphần thực hiện chính sách tiết kiệm quốc gia Đối tượng BHXH càng được mởrộng thì tác dụng này của BHXH càng lớn.

- BHXH đóng vai trò là người bảo vệ, che chắn cho người sử dụng laođộng, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ được ổn địnhvà liên tục phát triển Bởi vì người sử dụng lao động khi đóng BHXH cho ngườilao động sẽ tránh được những thiệt hại kinh tế do phải chi trả một khoản tiền lớntrong cùng một thời gian khi người lao động của mình gặp rủi ro, từ đó giúp họgiảm phần tiền lương, tiền công trong thời gian người lao động gặp rủi ro phảinghỉ việc Đông thời BHXH góp phần giảm bớt tình trạng tranh chấp và kiến tạosự gần gũi trong quan hệ chủ - thợ làm cho người lao động yên tâm và có tráchnhiệm hơn trong sản xuất Đồng thời BHXH còn giúp người lao động ổn địnhcuộc sống, duy trì và sang tạo sức lao động, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.

Trang 7

- Trong cơ chế thị trường, khía cạnh kinh tế của BHXH có tác động tất lớnđến thị trường lao động Bởi vì xét về bản chất BHXH cũng là một quan hệ laođộng trong thị trường lao động và có quan hệ chắt chẽ với các chính sách về laođộng, tiền lương… Nếu chính sách BHXH được ban hành và được thực hiệnnghiêm túc thì các chính sách về lao động, tiền lương sẽ được thực hiện đầy đủvà có tác dụng đến nhiều vấn đề trong nền kinh tế, đặc biệt góp phần ổn định vàtăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế cũng có tác động trở lại rất lớn đến BHXH:

- Trước hết một nước có mức tăng trưởng kinh tế cao có nghĩa là tăng GNIvà GDP trên cơ sở phát triển sản xuất sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ.Tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao thì thu nhập bình quân đầu người cang lớn,và như vậy thu nhập của người lao động cũng tăng Từ đó khả năng đóng góp vàoquỹ BHXH càng lớn bởi vì sự đóng góp của người lao động và người sử dụng laođộng phụ thuộc chủ yếu và thu nhập Mặt khác, tăng trưởng kinh tế làm cho ngânsách nhà nước dồi dào, từ đó sự hỗ trợ của nhà nước cho quỹ BHXH cũng ngàymột tăng.

- Tăng trưởng kinh tế đạt đến tiềm năng thì việc làm của người lao độngđạt mức thỏa mãn cao nhất Song theo kinh nghiệm của các nước, kinh tế pháttriển theo chu kỳ có lúc hưng thịnh, có lúc suy thoái Khi nền kinh tế suy thoái thìthất nghiệp sẽ tăng nhanh từ đó làm cho mức trợ cấp BHTN cũng ngày một tăng.Chế độ trợ cấp thất nghiệp không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa vềan toàn xã hội Nó giúp cho người thất nghiệp giảm bớt khó khăn, yên tâm sảnxuất, làm giảm các tệ nạn xã hội và tình trạng nghèo đói Thực tế cho thấy khinền kinh tế tăng trưởng thì tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống và ngược lại Điều nàyđặt ra vấn đề cần phải giải quyết trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế vớithất nghiệp và BHXH.

- Tăng trưởng kinh tế làm cho thu nhập được nâng cao, làm cho mức sốngcủa người dân tăng lên, do đó thể lực của người lao động cũng khá hơn đãn đếntuổi thọ tăng Điều này làm cho chi phí y tế giảm, từ đó tiết kiệm được cáckhoảng chi từ quỹ BHXH.

- Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy khi nền kinh tế tăng trưởng vớitốc độ cao thì tốc độ tăng trưởng dân số giảm xuống Do đó phần chi trả cho chếđộ trợ cấp thai sản của người lao động nữ trong BHXH cũng giảm xuống Bêncạnh đó quỹ BHXH luôn chịu ảnh hưởng của yếu tố lạm phát Nền kinh tế tăngtrưởng sẽ hạn chế được lạm phát, do đó quỹ BHXH sẽ được bảo toàn.

- Nền kinh tế tăng trưởng thì người lao động nói riêng và dân chúng nóichung càng có khả năng và điều kiện để nâng cao trình độ dân trí Điều đó cũngảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của BHXH Bởi vì khi trình độ dân trí đượcnâng cao thì nhận thức của người dân về BHXH sẽ đầy đủ và đúng đắn hơn, họsẽ tự nguyện và hăng hái tham gia BHXH Từ phân tích trên có thể khẳng địnhrằng tăng trưởng kinh tế có tác động rất lớn và trên nhiều góc độ khác nhau tớihoạt động BHXH.

Trang 8

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VỀ CHẾ ĐỘ VÀ NHẬN THỨCĐỐI VỚI BHXH Ở VIỆT NAM

I.Thực trạng về chế độ chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.

5 năm qua (2006 – 2010), BHXH Việt Nam đã phát động nhiều phong tràothi đua, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao Toàn ngànhđã đổi mới trong thực hiện giải quyết chế độ chính sách BHXH, BHYT, thi đuaphục vụ ngày càng chu đáo, tận tình người tham gia và thụ hưởng các chế độ Đến nay, tất cả BHXH các tỉnh, thành phố và các quận, huyện, thành phố trựcthuộc tỉnh đã thực hiện cơ chế “một cửa” trong công tác xét duyệt hồ sơ hưởngBHXH; tập trung bố trí cán bộ có chuyên môn, am hiểu về chế độ, chính sáchvào bộ phận trực tiếp giải quyết chế độ chính sách cho người lao động, đồng thờiphân cấp công việc này cho BHXH các tỉnh thành phố xét duyệt và ra quyết địnhchi trả cho người hưởng BHXH Việc đổi mới này được triển khai áp dụng trongtoàn hệ thống, giúp các đơn vị sử dụng lao động khi đến giải quyết chế độ chínhsách cho người lao động chỉ cần làm việc duy nhất với một đầu mối thay vì phảiđi lại nhiều lần và làm việc với nhiều phòng chức năng khác nhau trong cùng cơquan BHXH như trước đây và rút ngắn được thời gian chờ đợi của đối tượng Từnăm 2006 - 2010, BHXH Việt Nam đã giải quyết kịp thời, đúng chế độ chínhsách cho trên 22 triệu lượt người hưởng chế độ BHXH, gồm hưởng chế độ hưutrí, trợ cấp một lần, TNLĐ, BNN và trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồisức khỏe…

Mặt khác BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố phối hợpchặt chẽ với các cơ sở y tế, tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh BHYT; xâydựng các quy định, quy trình giám định để tạo thuận lợi cho người bệnh, nângcao chất lượng phục vụ ngày càng chu đáo, tận tình cho người tham gia và thụhưởng.

Mặc dù khối lượng công việc ngày càng lớn, số người hưởng BHXH,BHYT không ngừng tăng, lượng chi trả lớn và chủ yếu bằng tiền mặt, song toànngành luôn chủ động nguồn kinh phí, xây dựng quy trình và tổ chức các hìnhthức chi trả, đảm bảo kịp thời, thuận lợi, đúng chế độ chính sách và an toàn đếntừng người nhận lương hưu và trợ cấp Với các hình thức chi trả trực tiếp, giántiếp hoặc thông qua tổ chức ngân hàng, chi qua thẻ ATM… BHXH các tỉnh,thành phố luôn chủ động trong việc quản lý quỹ, đảm bảo an toàn tiền mặt và tạođiều kiện thuận lợi nhất cho đối tượng và người lao động được hưởng BHXH.

Bên cạnh việc đảm bảo tốt công tác chi trả lương hưu và trợ cấp BHXHhàng tháng cho trên 2,3 triệu đối tượng, BHXH các tỉnh, thành phố đã thực hiệntốt việc chi trả các chế độ ốm đau, thai sản và dưỡng sức phục hồi sức khoẻ …cho gần 20 triệu lượt người, số tiền chi trong 5 năm là 119.000 tỷ đồng; kịp thờithanh toán với các cơ sở khám chữa bệnh để đảm bảo quyền lợi cho trên 407

Trang 9

triệu lượt người đi khám và chữa bệnh BHYT với số tiền là 58.714 tỷ đồng Thựchiện mục tiêu thi đua thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng, tăng nhanh sốngười tham gia BHXH, BHYT, trong 5 năm qua BHXH Việt Nam đã khôngngừng cải tiến, hoàn thiện, nâng cao chất lượng bằng nhiều biện pháp hữu hiệu.Số đối tượng tham gia BHXH, BHYT tăng mạnh qua các năm: đến năm 2010ước có 9,5 triệu đối tượng tham gia BHXH, gấp 1,4 lần so với năm 2006 và 52,5triệu người tham gia BHYT, chiếm 65,6% dân số.

Thông qua việc thực hiện các phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ chuyênmôn được giao, đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến, nhiều cán bộ côngchức, viên chức mẫn cán với công việc, thái độ và tác phong lao động cần cù,sáng tạo, đồng thời tạo dựng tinh thần yêu nghề, hăng say học tập, rèn luyệnphẩm chất, năng lực của người công chức BHXH.

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về Tiếptục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổngkết nhân rộng điển hình tiên tiến; trong 5 năm 2011 – 2015, BHXH Việt Nam thiđua thực hiện thắng lợi, toàn diện nhiệm vụ chính trị được giao, bằng mọi biệnpháp phấn đấu tăng nhanh số người tham gia BHXH, BHYT ở mọi thành phầnkinh tế Phấn đấu đến năm 2014 thực hiện BHYT toàn dân, thực hiện BHXH chomọi người lao động vào những năm tiếp theo; giải quyết đúng, đủ chế độ, chínhsách, chi trả đầy đủ, kịp thời lương hưu, trợ cấp BHXH cho người lao động; phốikết hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế đảm bảo quyền lợi về khám chữa bệnh chongười tham gia BHYT theo quy định của pháp luật; triển khai thực hiện thànhcông mục tiêu phát triển ngành BHXH giai đoạn 2011-2015.

II Thực trạng về thực hiện chế độ BHXH ở nước ta hiện nay.

1 Tình hình thu phí bảo hiểm của chế độ BHXH

Việt Nam bảo hiểm xã hội bao gồm ba phần chính: 1.Bảo hiểm hưu trí vàthừa kế; 2.Thai sản và lợi ích tai nạn lao động; 3.Bảo hiểm y tế Việc thanh toántổng số tiền lên tài khoản cho 23% tiền lương của nhân viên, trong đó dành 17%công ty và cá nhân đủ khả năng 6% Bảo hiểm được thanh toán của công ty thaymặt cho nhân viên và số tiền sẽ được trừ vào tiền lương của người lao động Vìvậy, các mức phí cơ bản là mức lương cơ bản của nhân viên (không bao gồm trợcấp, tiền thưởng và phụ cấp làm thêm ) Các cơ sở phí bảo hiểm của người laođộng trong hầu hết các nhà máy sản xuất được tính dựa trên mức lương cơ bản tốithiểu Theo Luật an ninh xã hội Việt Nam ban hành trong năm 2007, tỷ lệ số tiềnđã trả cho người lao động sẽ được tăng 1% mỗi hai năm từ năm 2010 cho đến khiđạt đến 8% Các tỷ lệ thất nghiệp bảo hiểm xã hội thuế sẽ bị đánh thuế từ ngày 1tháng 1 2009, và được trả ở mức 1% một cách riêng biệt của doanh nghiệp vànhân viên Vì vậy, bảo hiểm xã hội cao nhất cho hợp tác nước ngoài Tại ViệtNam là 18% và cá nhân là 9% Nhưng các nhân viên nước ngoài có thể đượcmiễn loại thuế

Một phần của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngày trước đó mong muốnđạt được lợi nhuận bằng cách thiết lập các nhà máy, hoàn toàn bỏ qua Luật Lao

Trang 10

động Việt Nam và Luật An sinh Xã hội hay với sự nhiệt tình chút để tuân theoluật pháp (trả ít hoặc không trả tiền đúng thời hạn) Nó luôn luôn gây ra một sốrối loạn và đình công, một lần báo cáo của các phương tiện truyền thông, hìnhphạt nặng nề từ chính phủ sẽ làm theo Đầu tư nước ngoài sẽ gặp vấn đề hơn nữamôi trường quen thuộc như vậy Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủnghiêm chỉnh pháp luật trong khi việc kinh doanh tại Việt Nam để tránh các vấnđề và khó khăn.

2 Tình hình chi trả cho chế độ BHXH.

Từ năm 1995 đến nay đã giải quyết hơn 3 triệu lượt người nghỉ ốm, 7 vạnlượt người hưởng trợ cấp tai nạn lao động và hệnh nghề nghiệp, hơn 30 vạn lượtngười nghỉ thai sản, 51 vạn người hưởng lương hưu hàng tháng và trợ cấp 1 lầnnhưng chưa để xảy ra trường hợp nào vi phạm chế độ.

Song song với chi trả trực tiếp là hình thức chi trả gián tiếp Trước hết phảinói đến hiệu quả của chi trả gián tiếp qua các đại lý ở các xã, thị trấn Những địabàn thực hiện chi trả qua đại lý hầu hết là các xã vùng sâu, vùng xa, giao thôngkhó khăn, đối tượng sống không tập trung Đại lý chi trả là người được lựa chọntrong số cán bộ hưu trí và do UBND xã, thị trấn giới thiệu, đảm bảo có phẩm chấtđạo đức, trung thực, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình với công việc Theo địnhkỳ hàng tháng, các đại lý có trách nhiệm đến BHXH huyện nhận tiền chi trả trêncơ sở danh sách, mức trợ cấp của đối tượng được giao quản lý, sau đó về tổ chứcchi trả trong khoảng 3-5 ngày và thực hiện quyết toán với BHXH huyện Hiệnnay, trên địa bàn tỉnh có 47 xã thực hiện việc chi trả qua đại lý với tổng số đốitượng là 2.983 người và số tiền chi trả hàng tháng trên 4 tỷ đồng Từ thực tiễnhoạt động của các đại lý chi trả có thể khẳng định rằng đây là một hình thức chitrả hỗ trợ tích cực cho mô hình chi trả trực tiếp, đồng thời phát huy được các yếutố thuận lợi cho công tác quản lý đối tượng và tổ chức chi trả các chế độ BHXH.Bên cạnh việc chi trả qua các đại lý, các đơn vị BHXH còn thực hiện hình thứcchi trả gián tiếp qua tài khoản ATM Về thực chất, Ngân hàng quản lý tài khoảnthẻ ATM là đại lý chi trả chính Hiện nay hình thức này đang được lựa chọn nhưmột giải pháp chi trả tuyệt đối an toàn, tiện lợi, nhờ đó đối tượng có thể chủ độngthời gian lĩnh lương hưu và trợ cấp.

Ngoài hai mô hình chi trả chủ yếu trên, BHXH còn chi trả các chế độBHXH ngắn hạn cho người lao động thông qua đơn vị sử dụng lao động Đặcbiệt, từ khi thực hiện Luật BHXH, việc để lại 2% chi trợ cấp ngắn hạn đã giúpcác đơn vị sử dụng lao động chủ động hơn trong việc thanh quyết toán trợ cấpBHXH ngắn hạn cho người lao động Cơ quan BHXH từ thành phố, tỉnh đến cáchuyện, BHXH đã thực hiện việc xét duyệt, thẩm định hồ sơ hưởng trợ cấp BHXHngắn hạn được thực hiện đúng quy định, cấp kinh phí chi trợ cấp BHXH ngắnhạn kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, an toàn nguồn quỹ…Từ việcvận dụng linh hoạt hai mô hình chi trả chế độ BHXH phù hợp với đặc điểm đãtừng bước thực hiện hiệu quả mục tiêu tăng dần tỷ lệ chi trả trực tiếp, nâng caochất lượng phục vụ đối tượng, góp phần chăm lo đời sống của hàng vạn người lao

Trang 11

động Thông qua đó khẳng định tính ưu việt của chế độ chính sách BHXH củaNhà nước ta trong thực tiễn cuộc sống và củng cố lòng tin của nhân dân đối vớiĐảng.

3 Quản lý quỹ.

a Trước Nghị định 43/CP/1993

Trong giai đoạn này BHXH Việt Nam hoạt động dựa trên các sắc lệnh củanhà nước và điều lệ BHXH cho công nhân viên chức kèm theo nghị định 218/CPngày 27/12/1961 Vì vậy việc thu, chi và quản lý quỹ cũng phải dựa trên các vănbản này.

Trong thời gian này quỹ BHXH hầu như có thể nói là tồn tại trên danhnghĩa, nó nằm trong ngân sách nhà nước và được ngân sách nhà nước bảo hộhoàn toàn Điều này có thể khẳng định bởi nguồn thu chủ yếu của quỹ là từ cácdoanh nghiệp và nhà nước đóng góp, người lao động không phải đóng Tuy nhiênđây là thời kỳ bao cấp nên các doanh nghiệp này đều là doanh nghiệp nhà nướcđược nhà nước bao cấp hoàn toàn Vì vậy nhìn chung quỹ BHXH nằm trong ngânsách nhà nước và được bảo hộ hoàn toàn.

Theo nghị định 218/CP ngày 27/12/1961 thì hệ thống BHXH của nước tabao gồm 6 chế độ là: thai sản, ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, huutrí, tử tuất Chính sách BHXH gắn chặt với chính sách tiền lương và đan xen vớinhiều chính sách xã hội khác, chính vì vậy việc chi BHXH cho các chế độ này cónhiều tiêu cực và bất hợp lý, đặc biệt là chế độ mất sức lao động và hưu trí Do cónhiều cơ quan cugf tham gia quản lý và thực hiện BHXH (Bộ công đoàn, Bộ laođộng, Bộ tài chính) nên việc quản lý được tiến hành chồng chéo lên nhau, kémhiệu quả, chi phí quản lý bị đẩy lùi lên cao Do bộ máy quản lý cồng kềnh, kémnăng lực, điều này khiến cho chi BHXH là một gánh nặng cho ngân sách nhànước Khi nước ta bắt đầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lýcủa nhà nước theo định hướng XHCN (1986) Các đơn vị sản xuất kinh doanhtrong cả nước không còn được bao cấp, phải tiến hành hạch toán độc lập Lúc nàyhệ thống BHXH Việt Nam nói chung và việc quản lý quỹ BHXH nói riêng đãbộc lộ ra nhiều khuyết điểm lớn Thu BHXH từ các doanh nghiệp trong cả nướclà không đáng kể Việc chi BHXH phần lớn vẫn do ngân sách nhà nước đảmnhận (năm 1987 97,23% do ngân sách nhà nước đảm nhận, chỉ thu được 2,77%).Điều này đòi hỏi một nhu cầu rất bức thiết đó là phải đổi mới các chính sách vềBHXH nói chung và việc tổ chức thu, chi và quản lý quỹ nói chung nhằm đảmbảo được tính kinh tế và tính xã hội của BHXH.

b Sau Nghị định 43/CP/1993.

Nhằm phù hợp với điều kiện đất nước trong nền kinh tế thị trường, Đảngvà nhà nước đã tiến hành đổi các chính sách BHXH mà sự thay đổi đầu tiên bắtđầu từ nghị định 43/CP ra ngày 22/06/1993 Tiếp đó là một sự ra đời cảu điều lệBHXH kèm theo nghị định 12/CP ra ngày 26/01/1995.

Trang 12

Cùng với sự thay đổi này thì việc thu, chi quản lý quỹ BHXH cũng đượcthay đổi theo Theo điều lệ BHXH hiện hành, quỹ BHXH Việt Nam được hìnhthành từ các nguồn sau:

- Người sử dụng lao động đóng góp 15% so với tổng quỹ lương của nhữngngười tham gia BHXH trong đơn vị, trong đó 10% để chi cho chế độ hưu trí, tửtuất; 5% cho các chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản.

- Nguồn lao động đóng góp 5% tiền lương.

- Các nguồn thu khác: các cá nhân, tổ chức từ thiện giúp đỡ, lãi đầu tư vốnnhàn rỗi.

Quỹ BHXH được sử dụng với 2 mục đích:- Chi quản lý hành chính sự nghiệp.

- Chi trợ cấp cho các chế độ.

Hiện nay việc quản lý quỹ theo điều lệ BHXH hiện hành thống nhât giaocho hệ thống BHXH Việt Nam thuộc Bộ lao động thương binh xã hội Với sựthay đổi này việc thu chi và quản lý quỹ đã được tiến hành một cách ổn định,giảm bớt sự chồng chéo, gánh nặng về BHXH cho ngân sách nhà nước cũngđược giảm đi, đời sống cảu người lao động cũng được ổn định hơn và an toàn xãhội được đảm bảo.

III Nhận thức về BHXH của người Việt Nam.

1 Giai đoạn 1: Thời kỳ trước khi có Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội

(trước 1961)

Ngay từ khi thành lập chính quyền nhân dân và suốt trong thời kỳ khángchiến, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt, song Chính phủ đã luôn chămlo cải thiện đời sống của nhân dân lao động nói chung và riêng đối với côngnhân, viên chức Nhà nước Ngoài việc ban hành chế độ tiền lương, Chính phủ đãban hành các chế độ phụ cấp, trợ cấp xã hội mà thực chất là các chế độ BHXHnhư: trợ cấp ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động, trợ cấp già yếu, trợ cấp cho cánhân và gia đình công nhân, viên chức khi chết và xây dựng các khu an dưỡng,điều dưỡng, bệnh viện, nhà trẻ… Song do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh,trong kháng chiến và kinh tế khó khăn nên Nhà nước chưa nghiên cứu chi tiết vàthực hiện được đầy đủ các quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho công nhân viênchức, mà các chế độ chủ yếu mang tính cung cấp, bình quân với tinh thần đồngcam cộng khổ Về nội dung chưa thống nhất giữa khu vực hành chính và sảnxuất, giữa công nhân kháng chiến và công nhân sản xuất dân dụng, các khoản chivề bảo hiểm xã hội lẫn với tiền lương, chính sách đãi ngộ mà chưa xây dựng theonguyên tắc hưởng theo lao động, ngoài ra các văn bản lại chưa hoàn thiện vàđồng bộ, ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện Một số vấn đề quan trọng, cấpthiết đến đời sống của đông đảo công nhân viên chức như chế độ hưu trí, trợ cấpmất sức lao động, thôi việc, chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp chưa được quyđịnh Chính vì thế, trong giai đoạn này, việc người dân không thể hiểu hoặc chỉhiểu “mang máng” về vai trò của BHXH là tất yếu.

Ngày đăng: 23/11/2012, 16:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w