Thực trạng công tác chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội (83 trang)
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nhằm phát triển Thủ đô Hà Nội theo hướng hiện đại, văn minh, giàuđẹp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa thủ đô để Thủ đô HàNội xứng đáng là thủ đô của một nước 100 triệu dân, trong những năm quathành phố Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực văn hóa, kinh tế,giáo dục…Hàng ngàn dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủylợi, hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc, các công trình phục vụ tronglĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, khoa học và kỹ thuật, cácdự án xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu côngnghệ cao, các khu đô thị mới…đã và đang được xây dựng và phát triển Nhucầu đất đai cho các dự án này ngày càng lớn đã tạo ra sức ép rất lớn cho côngtác giải phóng mặt bằng Công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện tốt thìtiến độ dự án mới nhanh Nhưng trên thực tế vấn đề đền bù giải phóng mặtbằng không chỉ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thi công các côngtrình xây dựng, mà còn tác động rất nhiều đến chất lượng và giá thành côngtrình.
Tuy nhiên công tác giải phóng mặt bằng nhanh hay chậm lại phụ thuộcphần lớn vào chính sách bồi thường thiệt hại của Nhà nước đối với đối tượngtrong diện bị giải toả Các phương án bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thuhồi đất là bồi thường bằng tiền, bồi thường bằng đất ở hay bố trí các hộ dânvào các khu tái định cư…Với truyền thống trồng lúa nước, tâm lý an cư lạcnghiệp, người dân luôn muốn được đền bù bằng nhà, đất hơn là đền bù bằngtiền vì có ổn định chỗ ở thì mới có thể yên tâm sản xuất, làm ăn.
Vì vậy, bên cạnh việc đền bù bằng tiền, Nhà nước đã chuẩn bị quỹ nhà,quỹ đất tái định cư nhằm bố trí các hộ dân bị giải toả vào các khu tái định cưtập trung đảm bảo cho các hộ dân có chỗ ở ổn định, đảm bảo tái định cư theoquy hoạch, đảm bảo các cơ hội duy trì thu nhập sau khi bị di chuyển chỗ ở, vàổn định cuộc sống của người dân.
Trang 2Nhận thấy tầm quan trọng của quỹ nhà đất tái định cư đối với tiến độcủa công tác giải phóng mặt bằng, được tiếp xúc với những tài liệu liên quan
đến vấn đề này em xin chọn đề tài : ”Thực trạng công tác chuẩn bị quỹ nhàở, đất ở tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội” cho chuyên đề thực
tập của mình với mục tiêu: Đánh giá thực trạng công tác chuẩn bị quỹ nhà, đấttái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố HàNội, đồng thời đưa ra những kiến nghị và giải pháp thúc đẩy đầu tư, phát triểnquỹ nhà ở, đất ở tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng trên địa bàn thànhphố Hà Nội.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
-Phương pháp duy vật biện chứng: nghiên cứu tính tất yếu của quá trìnhđô thị hoá và giải phóng mặt bằng nhằm đáp ứng sự phát triển của các đô thị.
- Phương pháp thống kê, thu thập, xử lý số liệu, so sánh: thu thập vàxử lý số liệu cụ thể về kết quả của công tác giải phóng mặt bằng, công tácchuẩn bị quỹ nhà, quỹ đất tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội So sánhcác kết quả và đưa ra kết luận cụ thể giữa khả năng đáp ứng và nhu cầu.
-Phương pháp dự báo: dựa trên những số liệu cụ thể về nhu cầu và thựctrạng chuẩn bị quỹ nh à, đất tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội để đưara những dự báo cho những năm tiếp theo
Chuyên đề bao gồm các phần chính sau đây:
Chương I: Sự cần thiết và vai trò của việc chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở tái địnhcư phục vụ giải phóng mặt bằng.
Chương II: Thực trạng công tác chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở tái định cư phục vụcông tác giải phóng mặt bằng tại Hà Nội.
Chương III: Giải pháp thúc đẩy phát triển công tác chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ởtái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của các cán bộ công tác trongphòng
Trang 3
CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC CHUẨN BIQUỸ NHÀ Ở, ĐẤT Ở TÁI ĐỊNH CƯ PHỤC VỤ GPMBI SƠ LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ GPMB
1 GPMB là vấn đề tất yếu của quá trình phát triển
Trong lịch sử phát triển của mọi quốc gia, mọi giai đoạn việc giảiphóng mặt bằng để xây dựng công trình là không thể tránh khỏi, nhịp độ pháttriển càng lớn thì nhu cầu GPMB càng cao và trở thành một thách thức ngàycàng nghiêm trọng đối với sự thành công không chỉ trong lĩnh vực kinh tế màcả ở trong các lĩnh vực xã hội, chính trị trên phạm vi quốc gia.
Trong quá trình phát triển của đất nước, sự xuất hiện và hình thành cácđô thị là một điều tất yếu, khách quan, đó là quá trình tập trung dân số vào cácđô thị, hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triểnsản xuất và đời sống Đô thị được xem là điểm dân cư tập trung với mật độcao, chủ yếu là lao đọng phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trungtâm tổng hợp hay chuyên nghành, có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triểnkinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của mộthuyện hoặc một vùng trong tỉnh, huyện Đ ể hình thành và phát triển cơ sở hạtầng kĩ thuật đô thị, điều này được xem là một phần của sự phát triển, thì luôndiễn ra quá trình phân bổ lại quỹ đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế xãhội, củng cố quốc phòng, an ninh Khi các nghành sản xuất công nghiệp, giaothông, du lịch, dịch vụ, thương mại… tăng dần tỷ trọng trong tổng sản phẩmthu nhập quốc dân (GDP) thì việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp,lâm nghiệp, đất làm nhà ở sang đất chuyên dùng sử dụng vào các mục đíchcông nghiệp, giao thông, du lịch, thương mại…là đièu tất yếu và diễn ra ngàycàng mạnh mẽ Một quốc gia cành phát triển, thì tỷ lệ đất chuyên dùng (đặcbiệt là đất sử dụng vào các mục đích công nghiệp®, du lịch, dịch vụ) càng caovà tỷ lệ đất nông nghiệp càng thấp Vấn đề đặt ra là nhà nước cần có quy
Trang 4hoạch, kế hoạch để sử dụng đất một cách khoa học, phù hợp nhằm đảm bảocho đô thị phát triển bền vững, hài hoà, cân đối.
Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình CNH -HĐH, quá trình đô thịhoá diễn ra mạnh mẽ Nhu cầu đặc điểm để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹthuật cũng như cỏ sở hạ tầng xã hội, cãc khu vui chơi giải trí ….là rất lớn Đểcó đất đai phuc vụ nhu cầu này nhà nước cần phải tiến hành công tác quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất trong và ngoài thành phố Trong công tác quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất có sự thay đổi mục đích sử dụng của một số loạiđất, chủ yếu là từ đất nông nghiệp chuyển sang các mục đích sử dụng khác vàcó những diện tích đất đang được sử dụng trên đia bàn thành phố nhưng nằmtrong quy hoạch và chưa phù hợp thì cũng phải thay đổi lại Công tác thu hồiđát để xây dựng các dự án theo quy hoach này được gọi là Giải phóng mặtbằng Công tác này có ý nghĩa quyết định đối với tiến độ thi công các dự ánthì lại là công tác khó khăn nhất vì nó ảnh hưởng tới lợi ích của nhiều ngườisử dụng đất và cả lợi ích của nhà nước Giả phóng mặt bằng làm thay đổi, didời toàn bộ cuộc sống của người dân từ công việc sản xuất, kinh doanh đếncác sinh hoạt hàng ngày Vì vậy người dân chỉ sẵn sàng chuyển sang nơi ởmới hoặc nơi sản xuất mới khi mà họ thấy được lợi ích của mình không bịthiệt hại nhiều Điều này phụ thuộc vào chính sách đền bù thiêt hại của nhànước đối với người dân trong diện giải phóng mặt bằng Đây là công việc khókhăn nhất trong GPMB vì để chấp nhận di chuyển đôi khi người dân khôngchấp nhận các phương án bòi thường của nhà nước và đưa ra các đòi hỏi vượtquá phạm vi cho phép của nhà nước Vì vậy để có thể tiến hành GPMBnhanh chóng, đảm bảo tiến độ thực hiện cho dự án Nhà nước cần đưa ra cácchính sách, giả pháp quy định cụ thể vấn đề đền bù thiệt hại cho người dân.
GPMB trở thành một trong những điều kiện tiên quyết của phát triển,nếu không được xử lý tốt thì sẽ thành một lực cản thực tế đầu tiên mà các nhàphát triển phải vượt qua Bài học từ các nước phát triển dạy rằng nếu xem nhẹvấn đề này trong tính toán đầu tư phát triển thì không chỉ làm tăng giá thành
Trang 5mà cồn để lại nhiều hậu quả nặng nề không thể xử lý được bằng tiền Có thểkhẳng định rằng đền bù và giải phóng mặt bằng là vấn đề của phát triển, lànội dung không thể né tránh của phát triển, và chính nó là một yếu tố quyếtđịnh của tiến bộ xã hội và sự thành công của phát triển, bất kỳ một giải phápnào mà thiếu đồng bộ, không chặt chẽ đều để lại hậu quả tiêu cực.
2 Công tác đền bù Giải phóng mặt bằng
2.1 Thực chất của đền bù giải phóng mặt bằng.
Luật đất đai năm 2003 quy định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân donhà nước đại diện chủ sở hữu” Vì vậy nhà nước nắm trong tay quyền chiếmhữu, quyền định đoạt và quyền sử dụng đất đối với toàn bộ đất đai trên phạmvi lãnh thổ đất nước Nắm trong tay quyền định đoạt, nhà nước có quyềnquyết định số phận pháp lý của đất đai đồng thời có quyền lợi dụng tính năngcủa đất để phục vụ cho lợi ích kinh tế và đời sống của con người Nhà nướctrao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất(có thu tiền hoặc không thu tiền SDĐ c), cho thuê đất, công nhận quyền sdđđối với người đang sử dụng đất ổn định Người sdđ có quyền lợi dụng tínhnăng của đất phục vụ lợi ích cho mình, đồng thời phải sử dụng đất theo đúngmục đích và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, trong đó người sử dụng đấtcó nghĩa vụ “ Giao lại đất trong khi nhà nứoc có quyết địnhthu hồi hoặc khihết thời hạn sử dụng đất”
Khi nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế xãhội, mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì vôtình nhà nước đã vi phạm vào quyền sử dụng đất của người sử dụng, làm ảnhhưởng trực tiếp đến đời sống của người sdđ nên phải đền bù cho họ khi tiếnhành thu hồi đất.
Đền bù GPMB được hiểu là việc chi trả lại đầy đủ tương xứng nhữngthiệt hại về đất đai, nhà ở, vật kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, cây cối,hoa màu và các chi phí khác để ổn định đời sống, sản xuất, chuyển đổi nghềnghiệp cho người bị thu hồi đất đai, tài sản trên đất khi nhà nước thu hồi đất
Trang 6để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích côngcộng.
Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng bao gồm những quy định vềviệc đền bù thiệt hại về đất, về tài sản gắn liền với đất thu hồi, các biện pháphỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống cho người có đất bị thu hồi Trong điềukiện hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ phát triển nền kinh tế hàng hoá đổimới về mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội Bên cạnh đó, mục tiêu củng cố quốcphòng, an ninh để bảo vệ đất nước trước những âm mưu mới của kẻ thù cũngđặt ra những yêu cầu mới Nhu cầu đất đai để xây dựng các công trình về y tế,văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, các công trình du lịch, dịch vụ, thươngmại, phát triển đô thị…công trình an ninh quốc phòng là rất lớn Nếu nhànước không có những chính sách và những quy định phù hợp thì dễ dẫn đếntình trạng là sau mỗi lần nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào múc đích quuốcphòng, an ninh, lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia, sẽ có nhiều hộ gia đình, cánhân lâm vào tình trạng không có chỗ ở, không có việc làm, công việc sảnxuất kinh doanh bị ngừng trệ, đời sống của họ sẽ lâm vào khó khăn.Thực tếcho thấy, công tác GPMB khi nhà nước thu hồi đất là vấn đề hết sức nhạycảm và phức tạp, tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế –xã hội nhân văncủa nhiều người, của cả cộng đồng dân cư Giải quyết không tốt, không thoảđáng quyền lợi của ngừơi có đất bị thu hồi và người bị ảnh hưởng khi thu hồiđất để dẫn đến bùng phát khiếu kiện, đặc biệt là những khiếu kiện tập thểđông người, làm cho tình hình trở nên phức tạp, từ đó gây nên sự mất ổn địnhvề kinh tế chính trị xã hội nói chung.Từ đó, quá trình thực hiện đền bù GPMBđể thực hiện các dự án xây dựng luôn phải giải quyết, dung hoà mâu thuẫn vềlợi ích của hai nhóm đối tượng là người được giao đất và người bị thu hồi đất.Người được giao đất (Trong đó có cả các cơ quan nhà nướcT) luôn tìm cáchgiảm chi phí bồi thường GPMB nhằm hạ giá thành xây dựng, tiết kiệm chi phísản xuất Trong khi đó người bị thu hồi đất luôn đòi hỏi phải được trả mộtkhoản bồi thường “ càng nhiều càng tốt” mà trước hết phải là thoả đáng; mặt
Trang 7khác trong nội bộ những người được đền bù có người chấp hành tốt chíngsách đất đai của nhà nước, có người chấp hành chưa tốt, do đó đòi hỏi xử lýsao công bằn cũng là một viếc hết sức khó khăn.
Nghiên cứu tìm hiểu tận gốc rễ của vấn đề đền bù thiệt hại, GPMB đềra một chính sách hợp lý, đủ chi tiết và dự kiến trước mọi tình huống để giảquyết hài hoà, thoả đáng quyền lợi của người được giao đất và người bị thuhồi đất là rất cần thiết, góp phần tạo động lực phát triển.
Kể từ thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế ở miền Bắc cho đến trướckhi có luật đất đai năm 1993, để phục vụ cho việc lấy đất xây dựng các côngtrình của nhà nước, các chính sách về đền bù thiệt hại đã được ban hành, cụthể là: Nghị định số 151/TTg ngày 14/01/1959 của hội đồng chính phủ quyđịnh tạm thời về trưng dụng đất; Thông tư số 1792/Ttg ngày 11/01/1970 củaphủ thủ tướng quy định một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai,cây cối, các hoa màu cho nhâ dân ở những vùng xây dựng kinh tế mở rộngthành phố Do ở thời kỳ này đất đai chưa được thừa nhận là có giá cho nêncác chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng còn nhiều hạn chế, thể hiệntrong cách tính giá trị bồi thường, phương án thực hiện Đến khi nhà nước xáclập quyền sở hữu duy nhất và tuyệt đối về đất đai tại hiến pháp 1980, Hộiđồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết địnhvề đền bù thiệt hại đất nông nghiệp,lâm nghiệp, đất có rừng sang sử dụng vào mục đích khác hơn là chính sáhcGPMB hiện nay.
Hiến pháp năm 1992 ra đời đã đặt nền móng cho việc xây dựng chínhsách bồi thường, GPMB qua những điều khoản quy định cụ thể sau:
Điều 17: “ Đất đai… thuộc sở hữu toàn dân”.
Điều 18: “ nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng ổnđịnhlâu dài… Tổ chức, cá nhân…được chuyển quyền sử dụng đất được nhànước giao theo quyết định của pháp luật”.
Trang 8Điều 23: “… trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh vàlợi ích quốc gia, nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sảncho cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường.”
Điều 58: “ Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải đểdành nhà ở, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản trong doanh nghiệp hoặc trong cáctổ chức kinh tế khác; đối với đất được NN giao sử dụngthì theo quyết định tạiĐ17 và Đ18”
Đồng thời luật đất đai năm 1993 đã quy định nhànước thực hiện giaođất sử dụng ổn định, lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức, NN còncho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất Trong trường hợp thật cần thiết,nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mụcđích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thuhồi đất được đền bù thiệt hại.
Luật đất đai năm 2003 quy định cụ thể hơn về việc bồi thường, tái địnhcư cho người có đất bị thu hồi và việc hỗ trợ để thực hiện thu hồi đất Luậtquy định cụ thể các trường hợp bồi thườngvà tái định cư đảm bảo chỗ ở ổnđịnh cho người dân sau khi bị thu hồi đất.
Hiến pháp năm 1992, luật đất đai 1993đã đặt cơ sở pháp lý cho việcđền bù thiệt hại GPMB và cụ thể tại nghị định 90/cp ngày 17/08/1994 củachính phủ quy định về việc đền bù thiệt hại về đấ khi nhà nước thu hồi đất đểsử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích côngcộng Quy định khi nhà nước thu hồi đất, người bị thu hồi đất được đền bùthiệt hại bằng đất hoặc được đền bù thiệt hại bằng tiền Tuy nhiên sau 3 nămtriển khai, khả năng thực hiện của nghị định này là rất hạn chế do: sau khi banhành luật đất đai, về cơ bản đất đai đã có chúử dụng, đền bù thiệt hại bầngđất không thể thực thi; đền bù bằng tiền thì căn cứ vào giá đất do UBND cấptỉnh ban hành theo khung giá của chính phủ, nhưng giá đất do nhà nước banhành quá thấp so với giá chuyển quyền sử dụng đất đai tại hầu hết các địaphương.
Trang 9Nhân thấy những bất cập trên, chính phủ đã ra NĐ số 22/1998/NĐ-CPngày 24/4/1998 thay thế nghị định số 90/1994/NĐ-CP; về cơ bản có kế thừamột số quy định của nghị định số 90 và có một số quy định như tiền đền bùthiệt hại về đất vẫn theo quy định của chính phủ, nhưng được nhân với hệ sốk, để đảm bảo giá đất tính đền bù phù hợp với khả năng sinh lời và giá chuyểnnhượng quyền sử dụng đất tại địa phương; Quy định rõ hơn về vấn đề tái địnhcư; chính sách hỗ trợ có lợi nhiều hơn cho người bị thu hồi đất Tuy vậy, saumột thời gian thực hiện, nghị định 22/CP cũng đã có những hạn chế sau: Mặcdù giá dất tính đền bù được nhân theo hệ số K nhưng vẫn còn quá thấp so vớithời giá thị trường, chưa có sự thống nhất về cách xác định giáất giữa các địaphương, chưa làm rõ trách nhiệm của UBND các cấp, các nghành, chủ dự ántrong công tác GPMB, chưa quy định việc bồi thường, hỗ trợ cho người bịảnh hưởng… Vì vậy luật đất đai năm 2003 ra đời, chính sách về đèn bù thiệthại GPMB & tái định cư đã được quy đinh rõ trong nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 Nghị định 197 ra đời thay thế cho nghị định 22? CP quyđịnh về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để sử dụngvào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mụcđích phát triển kinh tế.
2.2 Phạm vi áp dụng và đối tượng được đền bù trong chính sách:
Phạmvi áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đấtđược quy định tại NĐ197/2004/NĐ-CP : Được bồi thường, hỗ trợ và tái địnhcư khi nhaf nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh,lợi ích quốc phòng, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế Khái niệmnày bao gồm cả đất sử dụng cho các dự án sản xuất kinh doanh, khu chế xuất,khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu vui chơi giải trí, khu du lịch, khu đôthị mới, khu dân cư tập trung và các dự án đầu tưhoặc phát triểnkhác đã đượccơ quan nhà nứoccó thẩm quyền quyết định và đất sử dụng xây dựng các côngtrình phục vụ công ích và công cộng khác khong nhằm mục đích kinh doanhcủa địa phương do UBND tỉnh, thành phố trrực thuộc Trung ương quyết định.
Trang 10Nhà nước thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và GPMB:- Tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì tiềnbồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiênj bồi thường, hỗtrợ, tái đinh cư được tính vào vốn đầu tư cua dự án.
- Tổ chức, cá nhân được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, chothuê đất có trách nhiệm chi trả trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vàkinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định củaNĐ197/CP và được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người VN định cư ở nước ngoài đầu tưvào VN thì không phải trả tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư, nếu đẫ chi trảthì được trừ số tiền đã trả vào tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp.
Phạm vi bồi thường hỗ trợ cho người sử dụng đất khi nhà nước thu hồiđất là: Bồi thường hoặc hỗ trợ đối với toàn bộ diện tích đất nhà nước thu hồi;bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản hiện có gắn liền vói đất và các chi phí đầu tưvào đất bị nhà nước thu hồi; Hỗ trợ di chuyển; hỗ trợ ổn định đời sống; hỗ trợđào tạo chuyển đổi nghềvà hỗ trợ khác cho người bị thu hồi đất; hỗ trợ để ổnđịnh sản xuất và đời sống tại khu tái định cư Khi người sử dung đất bị nhànước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư bằng mộttrong các hình thức sau: Bồi thường bằng nha ở; bồi thừong bằng giao đất ởmới; bồi thường bằng tiền tiền để tự lo chỗ ở mới
Đối tượng được bồi thường bằng đất được quy định cụ thể tại NĐ197/2004/NĐ-CP người bị nhà nước thu hồi đất, nêuc ó một trong những điềukiện ssau thì được bồi thừong Chứng tỏ có: Có giấy chứng nhận quyền sửdụng đất; có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hộ giađình, cá nhân sử dụng đất ổn định được xác nhận là không có tranh chấp màcó một trong các loại giấy tờ theo quy định của nhà nước…
Về hạn mức bồi thường đất ở: Diện tích đất ở bồi thường cho mỗi hộgia đình theo hạn mức đátt ở do UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc Trungương quyết định, nhưng không vượt qua diện tích đất bị thu hồi Trong trường
Trang 11hơp đất ở bị thu hồi đất ở có thể được đền bù thêm một phần diện tích đất ởtuỳ theo quyết định của địa phương, phần còn lại thì được đền bù bằng tiền.NĐ 197/2004/NĐ-CP cũng quy đinh nguyên tắc bồi thường tài sản gồm bồithường nhà, công trình xây dựng trên đất; bồi thường cho người thuê nhà ởthuộc sở hữu nhà nước, bồi thường về di chuyển mồ mả; bồi thươngđối vơiứcông trình văn hoá, di tích lịch sử., nhà thờ, đình chùa, am , miếu; bồithườngđối ới cây trồng vật nuôi; bồi thường cho người lao động do ngừngviệc.
Tài sản trên đất hợp pháp và có khái niệm hợp pháp hoá được bồithường 100% giá trị tài sản; tài sản trên đất bất hợp pháp sẽ được hỗ trợ80%mức bồi thường hoặc không được hỗ trợ bồi thường tuỳ theo mức độ bấthợp pháp của tài sản Về mức tiền bồi thườngnhà và các công trình xây dựngtrên đất bằng giá trị hiẹn tại cộng với một khoản tiền bằng tỷ lệ tối đa khônglớn hơn 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuậttương đương với nhà, công trình bị thiệt hại Ngoài bồi thường về đất và bồithường về tài sản, NĐ 197/2004/NĐ-CP cũng quy định các chính sách hỗ trợnhư: hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định cuộc sốngvà ổn đinh ssản xuất; hỗ trợchuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm; hỗ trợ người đang thuê nhà khôngthuộc sở hữu nhà nước; hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của dxã, phường, thịtrấn và hỗ trợ khác để đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất cho người bị thuhồi đất.
II SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ TRONG GIẢIPHÓNG MẶT BẰNG.
1 Khái niệm tái định cư:
Việc thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, các khu côngnghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới đòi hỏi phải thu hồi đất đai đã làm chongười dân tại vùng quy hoạch dự ánphát triển buộc phải di chuyểnchỗ ở Điềunày đã làm ảnh hưởng sâu sắc, làm đảo lộn cuộc sống của người dân Vì vậy
Trang 12nhà nướcphải giải quyết các vấn đề bồi thường thiệt hại, di chuyển và tái địhcư cho những người bị ảnh hưởng.
Tái định cư được hiểu là quá trình từ bồi thường cho các tài sản bị thiệthại, di dân đến nơi ở mới cùng các biện pháp hỗ trợ việc tái tạo lạicác tài sảnbị mất hoặc hỗ trợ di chuyển trong trường hợp hộ phải di chuyểnvà cuối cùnglà toàn bộ các chương trình biện phápnhằm giúp những người bị ảnh hưởngkhôi phục lại cuộc sống và nguồn thu nhập của họ và ổn định đời sống ngườidân.
Tái định cư, như vậy, gồm hai quá trình riêng biệt nhưng có quan hệchặt chẽ với nhau: Di dân và xây dựng lại cuọoc sống của người dân bị di dời.Tính phức tạp của tái định cư và sự phong phú, đa dạng của dự án khiến chomục tiêu thực hiện tốt công tác này như một nhiệm vụ đầy khó khăn và ngàycàng trở thành nhân tố trọng yếu trong thực hiện các dự án phát triển.
2 Công tác tái định cư:
2.1.Vai trò của công tác tái định cư:
Trong những năm gần đây, việc triển khai các dự án xây dựng lớn ởnước ta diễn ra ngày càng mạnh mẽ và gặp không ít những khó khăn, trong đókhó khăn lớn nhất là việc đền bù giả phóng mặt bằng, nhất là ở những nơiphải di dời nhiều dân cư Tiến độ thi công kéo dài gây lãng phí lớn, không ítđơn từ kiện cáo kéo dài ….gây khó khăn cho ban quản lý dự án và gây bất ancho người dân Trong đó công tác tái định cư cho người có đất bị thu hồi làvấn đề mà người dân quan tâm nhiều nhất Vì không ít người khi bị di chuyểnchỗ ở đã ảnh hưởng đáng kể tới đời sống và thu nhập của họ, làm cho cuộcsống người dân càng khó khăn thêm Nguyên nhân chủ yếu là: Đối với đặcthù là một nước nông nghiệp vì vậy diện tích đất thu hồi phục vụ cho mụcđích xây dựng chủ yếu lấy từ đất nông nghiệp vì vậy diện tích đất thu hồiphục vụ cho mục đích xây dựng chủ yếu lấy từ đất nông nghiệp, đất làm nhàở tại khu vực nông thôn và ven đô thị, và một phần đất đô thị nằm trong quyhoạch Nếu nhà nước không có chính sách và uy định phù hợp thì dễ dẫn đến
Trang 13tình trạng là sau mỗi lần nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốcphồng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích kinh tế, sẽ cóthêm nhièu hộ gia đình, cá nhân lâm vào tình trạng không còn ruộng đất -tưliệu sản xuất chính -để nuôi sống gia đình và bản thân gia đình họ Trong khiđó nghành nghề trong nông thôn chưa phát triển, trình độ, khả năng của ngườinông dân kông thể đáp ứng được với yêu cầu cao của nền sản xuất tiên tiéntrong đô thị, công nghiệp, du lịch, tình trạngmột số hộ dân không có nhà ởtrong một thời gian dài, sự chênh lệch giá cả giữa nơi ở cũ và nơi ở mới; cơ sởhạ tầng kém hơn, sự phân tán về mặt xã hội… vì vậy nhà nước không thể đểtình trạng thực hiện dự án mang lại lợi ích ccho một số người thì lại buộc mộtsố cá nhân khác lâm vào tình trạng khó khăn, nghèo túng.Trong khi mục tiêuphát triển kinh tế và xây dựng đất nước của Đảng và nhà nước ta là dân giầunước mạnh, xã hội công bằng văn minh Trong chiến lược phát triển đấtnướccó chiến lược phát triển nhà ở, nhằm tạo điều kiện cho nhân dân có chỗ ởrộng rãi hơn, tiện nghi hơn qua mỗi thời kỳ phát triển của dất nước Để thựchiện được điều này nhà nước cần phải có các chính sách và biện pháp thoảđáng giúp cho người bị ảnh hưởng bởi dự án lập lại cuộc sống của mình nhưkhi không có dự án, ổn định đời sóng và thu nhập.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá,chúng ta không chỉ có những đô thị đẹp, hiện đại, những khu sản xuất khổnglồ, những công trìng công cộng khang trang mà còn kèm theo đó là chỗ ở củangười dân cần phải được nâng cấp, tiện nghi hơn, rộng rãi hơn… chính vì vậyphải tính toán một cách toàn diện, không thể có hiện tượng một công trìnhmới ra đời là kéo theo những người dân không có chỗ ở hoặc chỗ ở kém hơnchỗ ở cũ Nếu không nhìn nhận rõ bản chất của công tcs tái định cư, mỗi nămchúng ta có hàng ngàn dự án đầu tư xây dựng, mỗi dự án kéo theomột giađình không có chỗ ở thì đã hàng ngàn gia đình thiếu chỗ ở hoặc chỗ ở tạm bợ,như vậy là sự phát triển thiên lệch, mục tiêu lớn của quốc gia không đạt được,
Trang 14vấn đề thiếu chỗ ở không chỉ dừng vấn đề ở mà còn kéo theo hàng loạt tệ nạn,tiêu cực xã hội phát sinh, sẽ ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của đất nước.
Trong thực hiện tái định cư, ngoài việc đền bù thiệt hai về đất, nhà vàtài sản, cây trồng, vật nuôi có trên đất, còn có những thiệt hại vô hình (cóthậtc) nhưng rất khó lường hoá chính xác được Ví dụ như: do mất vị tríkinhdoanh, mất đất canh tác, hộ gia đình, cá nhân sau khi tái định cư phải tìmkiếm những công việc mới; tạm nhừng chờ việc để thực hiện đền bù, dichuyển, xây dựng lại chỗ ở mới; các ảnh hưởng do thay đổi điều kiện vì khíhậu đến sức khoẻ, tập quán sinh hoạt…Tuỳ thuộc đặc điểm và mức độ tácđộng của dự án đầu tư đến người bị ảnh hưởng, những thiệt hại vô hình nàycần phải được xem xét, giả quyết thông qua các chính sáchhỗ trợ thích hợp.Các hỗ trợ, trợ cấp cần thiết còn có tác dụng điều chỉnh những khác biệt,chênh lệch về lợi ích giữa những người bị ảnh hưởng nhằm đảm bảo tínhcông bằng khi thực hiện chính sách tái định cư.
2.2 Mục tiêu chuẩn bị quỹ nhà, quỹ đất tái định cư:
Mọi mục tiêu của quốc gia cũng là để người dân có ăn, có mặc, có chỗở ổn định và được học hành nâng cao dân trí để xây dựng đất nước Chính vìvậy trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước sẽ có nhiều khu đôthị, nhiều điểm dân cư, nhiều khu sản xuất, văn hoá mọc lên thì việc dichuyển, giả toả dân cư là không thể tránh khỏi Để ổn định đời sống và bù đắpmột phần thiệt hại mà những người dân bị thu hòi đã phải chịu, Nhà nướcphải luôn có chính sách tái định cưphù hợp, nhằm đảm bảo cho người dânphải di chuyển có được chhỗ ở ổn định, có điều kiện sống và tiện nghi bằnghoặc cao hơn nơi ở cũ, nhưng chắc chắn phải tố hơn nơi ở cũ về mọi mặt thìmới tạo điều kiện cho người dâ sóng ổn định và phát triển.
Các phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư hiện nay là bồi thườngbằng đất, bằng tiền hoặc bố trí các hộ dân vào các khu tái định cư tạp trung thìphương án bố trí các hộ dân vào các khu tái định cư tập trung được xem làphương án khả thi hơn cả.
Trang 15Phương án bồi thường bằng đất là phương án khó thực hiện hơn cả vìđa số các địa phương đất công ích còn lại không đáng kể nên không đáp ứngđược yêu cầu đền bù bằng đất Mặt khác, với một số lượng lớn các hộ phải didờiđể giải phóng mặt bằng, các hộ có diện tích đất thu hồi lớn (đất do cha ôngđể lại ở khu vực nông thôn®) thì việc đền bù cho họ một diện tích đất với giátrị tương đương là rất khó.
Trong các phương án bồi thường thiệt hại GPMB hiện nay hầu hết việcbbồi thường cho dân đều được trả bằng tiền, trong số tiền bồi thường đó cóngười dân có đủ điều kiện để tạo lập nơi ở mới có cuộc sống bằng hoặc tốthơn nơi ở cũ, song cũng có những người dân do nhu cầu cuộc sóng còn khókhăn, nhiều nhu cầu chi tiêu quan trọng hơn vì vậy họ đã không đủ tiền để tạodựng nơi ở mới, phải sống tạm bợ với nhu cầu sống rất thấp, có thể làm chongười dân gặp khó khăn, nghèo túng hơn sau khi phải di chuyển Như vậymục tiêu lớn của quốc gia về nhà ở cho người dân phần nào hông thực hiệnđược.
Do vậy, phương án bồi thường cách bố trí các hộ dân trong diện giả toảvào các khu tái định cư được xem là phương án khả thi hết sức cần thiết Thựchiện phương án này không những tiết kiệm đất đai trong điều kiện quỹ đấtcông ích không còn nhiều mà nhà nước còn có thể gúp người dân ổn định đờisống tại nơi có các điều kiện về nơi ăn chốn ở bằng hợc tốt hơn trước bằngviệc xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho các khu tái định cư tập trung.
Mục tiêu của việc chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở tái định cư là:
- Đảm bảo nhu cầu và tiến độ cho việc giả phóng mặt bằng thực hiệncác dự án phát triển kinh tế xã hội Giúp cho người dân có chỗ ở ổn định,không còn tình trạng người dân phải thuê nhà ở tạm trong thời gian thực hiệndự án, phân bổ lại dân cư trong vùng thực hiện dự án theo quy hoạch, nhằmổn định trật tự, an ninh xã hội…
- Đi đôi với việc xây dựng, chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở tái định cư là việcxây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng của khu tái định cư, tạo điều kiện thiết lập lại
Trang 16cuộc sống ban đầu cho người phải di chuyển như là xây dựng: Trường học,bệnh viện, chợ, hệthống thoát nước, các khu thương mại, dịch vụ Phát triểncác cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, giúp người dân có việc làm, duy trìthu nhập sau khi bị thu hồi đất.
2.3 Cơ sở pháp lý xây dựng các chính sách tái đầu tư:
Quá trình cải tạo nâng cấp và phát triển đô thị là nguyên nhân thúc đẩyquá trình dịch chuyển dân số, sắp xếp lại không gian đô thị Quá trình xắp xếphoặc chuyển dịch dân cư gọi chung là tái định cư Để có thể làm cho tái địnhcư được tiến hành thuận lợi và bồi thường, hỗ trợ cho người dân phải dichuyển những gì họ đáng được hưởng, nhà nước còn phải có chính sách quốcgia tái định cư phù hợp Khung chính sách tái định cư bao gồm tất cả nhữngbiện pháp được thực hiện bởi phần dự án để giảm nhẹ bất cứ hay ttất cả ảnhhưởng xã hội xấu của dự án đối với người bị di dời, bao gồm bồi thườngchotái sản thu nhập và những điều khoản về dền bù khác, hỗ trợ khôi phục thunhập và chỗ ở khi cần thiết.
Để xây dựng nên một chính sách tái định cư đúng đắn, phù hợp, nhànước cần xây trên cơ sở và có sự tham khảo nhiều văn bản quy phạm phápluật khác như: Luật đất đai, luật môi trường, pháp luật về quy hoạch xâydựng, luật đầu tư xây dựng, bộ luật dân sự và nhiều văn bản quy phạm phápluật khác có liên quan Cơ sở để xây dựng lên chính sách quốc gia về tái địnhcư đã được hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy địnhnhư sau: “ Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quôc hữu hoá.Trong rrường hợp thật cần thiết vì lý do qưuốc phòng, an ninh và lợi ích quốcgia, nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhanhoặc tổ chức theo thời giá thị trường Thể thức mua, trưng dụng theo luậtđịnh.” (Điều 23)
Còn ở bộ luật dân sự tại Điều 175 bảo vệ quyền sở hữu đã xác định:1-Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được phápluật công nhận và bảo vệ.
Trang 172-Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữuđối với tài sản của mình Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, nhăn cản bất kỳngười nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tàisản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.
3-Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợích quốc gia, nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản củacá nhân, pháp nhân hoặc của các chủ thể khác theo quy định của pháp luật.”
Dựa trên những cơ sở pháp lý trên, nhà nước đã có những quy định cụthể về tái định cư Theo luật đất đai 2003: “ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồiđất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở choi người bị thu hồi đất ở mà phải dichuyển chỗ ở Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trêncùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất đượcbồi thường bằng tiền vá được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu nhànước với đối với khu vực đô thị; Bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nôngthôn, trường hơp giá trị quyền sử dụng đất ở bị thu hồi lớn hơn đất ở được bồithường thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối với phần chênhlệch đó.” (Khoản3 Điều 42K)
Việc xây dựng và phát triển chính sách về tái định cư và khôi phụccuộc sống cho những người bị ánh hưởng bởi các dự án phát triển tại nước talà một quá trình lâu dài, phụ thuộc vào nhận thức, khuôn khổ pháp lý và thựctiễn kinh tế xã hội và văn hoá Chính sách này ngày càng được quan tâm vàhoàn thiện để đâps ứng được các mục tiêu đề ra trong công tác GPMB để thựchiện dự án trong từng giai đoạn để phát triển đất nước và đã được đề cập cụthể trong Nghị định số 90/NĐ-CP/1994 Sau 3 năm thực hiện Nghị định nàyđã bộc lộ những bất cập và vấn đề tái định cư mới chỉ đề cậo sơ qua Nghịđịnh số 22/1998/NĐ-CP, thể hiện chính sách đền bù và tái định cư của nhànước khi thu hồi đất Tuy nhiên nghị định này chỉ mới chỉ yếu tập trung giải
Trang 18quyết đền bù thiệt hại về đất và các tài sản gắn liền với đất khi nhà nước thuhồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi íchcông cộng Trong khi đó, vấn đề tái định cư và khôi phục cuộc sống chonhững người bị ảnh hưởng là một vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớnđến tiến độ GPMB, làm chậm tiến độ thực hiện dự áncũng như ảnh hưởng dếncuộc sống của những người bị thu hồi đất sau khi phải di chuyển chỗ ở lạichưa được đề cập chi tiết va đúng mức Và Nghị định 197/2004/NĐ-CP ra đờithay thế cho Nghị định số 22/1998/NĐ-CP quy định cụ thể về chính sách bồithường, hỗ trợ và tái định cư của nhà nước và là văn bản giá trị nhất của nhànước quy định về vấn đề này trong thời điểm hiện tại.
3 Những quy định chung về tái định cư:
3.1 Đối tượng và phạm vi tái định cư:
*Đối tượng được hưởng chính sách tái định cư là người có đất bị thuhồi hoặc thiệt hại về đất đai, tài sản do việc thực hiện các dự án gây nên:
+ Hộ bị ảnh hưởng, bị giải toả tạo mặt bằng để xây dựng công trìnhcông cộng phục vu các lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, các mục đích pháttriển kinh tế.
+Hộ bị ảnh hưởng, bị giả toả nhằm thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạtầncho các khu tái định cư, hoặc bị ảnh hưởng khi di chuyển các công trìnhkinh tế, hạ tầng kỹ thuật để giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình giaothông, công trình lớn mang tính quốc gia.
*Phạm vi tái định cư:
- Người bị thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở, di chuyển cơ sở sảnxuất kinh doanh và các cơ sở tài sản khác gắn liền với đất bị thu hồi đến nơi ởmới mà không nhận bồi thường bằng tiền thì được bố trí tái định cư.
- Các hộ trong diện giải toả được hưởng bồi thường theo các quy địhcủa nhà nước Hình thức đền bù thông qua bố trí tái định cư sẽ được các hộđăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các hộ đã dăng ký kiểm kê
Trang 19cam kết vào tái định cư thì buộc phải vào các khu tái định cư, không đượcchuyển sang phương án đền bù khác.
3.2 Lập và thực hiện dự án tái định cư:
Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế –xã hội của địa phương; căn cứvào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt,uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập và thực hiện các dự án tái địnhcư để đảm bảo phục vụ tái định cư cho người bị thu hồi đất phải chuyển chỗở.
Việc lập dự án và xây dựng khu TĐC thực hiện theo quy định hiệnhành về quản lý đầu tư và xây dựng.
3.3 Bố trí tái định cư:
Cơ quan (tổ chức t) được UBND cấp tỉnh giao trách nhiệm bố trí táiđịnh cư phải thông báo cho từng hộ gia đình bị thu hồi đất, phải di chuyển chỗở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai phương ánnày tại trụ sở của đơn vị, tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi và tạinơi tái định cư trong thời gian 20 ngày trước khi cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư; nội dung thông báo gồm:
- Địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, thiết kế, diện tích từng
lô đất, căn hộ, giá đất, giá bán nhà chung cư.- Dự kiến bố trí các hộ vào tái định cư.
Ưu tiên TĐC tại chỗ cho người bị thu hồi đất tại nơi có dự án tái địnhcư, ưu tiên vị trí thuận lợi cho các hộ sớm thực hiện GPMB, hộ có vị trí thuậnlợi ở nơi ở cũ, hộ gia đình chính sách.
Tạo điều kiện cho các hộ vào khu tái định cư được xem cụ thể khu táiđịnh cư và thảo luận công khai về dự kiến bố trí tái định cư
Đối với dự án đầu tư do chính phủ, Quốc hội quyết định mà phảichuyển dời cả một cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống,kinh tế, xã hội, truyền thống văn hoá của cộng đồng thì tuỳ từng tình hình cụthể, thủ tướng chính phủ quyết định hoặc trình chính phủ xem xét quyết định
Trang 20chính sách tái định cư đăc biệt với mức hỗ trợ cao nhất được áp dụng là hỗ trợtoàn bộ chi phí lập khu tái định cư mới, xây dựng nhà ở, cải tạo đồng ruộng,xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất vàhỗ trợ khác.
3.4 Điều kiện bắt buộc đối với khu tá định cư.
Khu TĐC phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sửdụng đát, quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng.
Khu TĐC phải được sử dụng chung cho nhiều dự án.
Trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, khu tái định cưphải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sửdụng tốt hơn hoặc bằng nơi cũ.
3.5 Các biện pháp hỗ trợ sản xuất và đời sống tại khu tái định cư:
Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, chủ tịch UBND cấp tỉnhquyết định các biện pháp và mức hỗ trợ cụ thể để ổn đinh sản xuất và đờisống tại khu tái định cư, bao gồm:
- Hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho vụ sản xuất nông nghiệp đầutiên, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụk bảo vệ thực vật, thú y,kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất kinhdoanh dịch vụ thương nghiệp.
- Hỗ trợ để tạo lập một số nghề tại khu tái định cư tập trung phù hợpcho những người lao động, đặc biệt là lao động nữ.
3.6 Quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở:
*Quyền của người bị thu hồi đất phải chuyển chỗ ở:- Đăng ký đến nơi ở tái định cư bằng văn bản.
- Được ưu tiên đăng ký hộ khẩu cho bản thân, các thành viên kháctrong gia đình về nơi ở mới và được ưu tiên chuyển trường cho các thành viêntrong gia đình đáng độ tuổi đi học.
- Được từ chối vào khu tái định cư nếu khu tái định cư không đảm bảocác điều kiện như đã thông báo và niêm yết công khai.
Trang 21- Được cung cấp mẫu thiết kế nhà miễn phí.
*Nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải chuyển chỗ ở:
- Thực hiện di chuyển vào khu tái định cư theo đúng thời gian theo quyđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Xây dựng nhà, công trình theo đúng quy hoạch và thực hiện các nghĩavụ khác theo quy định của pháp luật.
- Nộp tiền mua nhà ở hoặc tiền sử dụng đất theo quy điịnh của phápluật.
3.7 Nguyên tắc lựa chọn địa điểm và quy hoạch xây dựng khu tái định cư:
Quan điểm chung khi xây dựng khu tái định cư là nhằm đảm bảo sự ổnđịnh của người dân trong giai đoạn trước mắt và lâu dài Như vậy thực hiệnlựa chọn địa diểm và quy hoạch xây dựng khu tái định cư cần thoả mãn cácnguyên tắc sau:
- Có thuận lợivề thủ tục thu hồi đất, giảm thiểu các chi phí đền bù thiệthại; Vị trí địa điểm cho phép, kết hợp khai thác sử dụng các cơ sở hạ tầng kỹthuật hiệm có để có thể giảm được các chi phí về xây dựng.
- Địa điểm xây dựng thích hợp còn phải phù hợp với tập tục sinh hoạt,các thói quen trong ăn ở, đi lại của cư dân đia phương, phù hợp với các địnhhướng quy hoạch xây dựng, góp phần tạo ra cảnh quan, môi trường sống tốhơn Địa điểm xây dựng khu tái định cư tập trung cần được xây dựng theohướng tạo ra cho người bị ảnh hưởng những cơ hội trong việc tìm kiếm việclàm mới, có nguồn thu nhập thuờng xuyên lớn hơn hoặc ổn định hơn, Khu táiđịnh cư tập trung nên được bố trí cách khu vực có đất bị thu hồi từ 1-3 kmđối với vùng nông thôn và từ 3-5 km đối với khu vưc đô thị Tốt nhất, nê bốtrí khu tái định cư tập trung gần các trục dường, đầu mối giao thông, gần cáckhu vực có nguồn nước, có điều kiện khí hậu tốt…hoặc thuận lợi về dịch vụcông cộng như chợ, trường học, bệnh viện…Trong khu tái định cư tập trung,ngoài việc xây dựng các khu chung cư, thì các khu đất cần phải được chiatheo lô, khoảnh phù hợp với số lượng và cơ cấu các hộ gia đình, cá nhân bị
Trang 22ảnh hưởng Sự phân chia này một mặt cần phải đảm bảo các yêu ccầu về hạnmức giao đất, các quy phạm về xây dựng và khai thác sử sụng các công trìnhkỹ thuật hạ tàng, mặt khác việc phân chia đất trong khu vực tái định cư tậptrung cũng cần tính đến các yếu tố khác như mức đọ thiệt hại khi đền bù, dichuyển, nghề nghiệp chuyên môn trước đây, chính sách ưu tiên, ưu đãi đốivới các hộ gia đình chính sách.
- Việc bố trí xây dựng khu tái định cư tập trung cần hạn chế tối đanhững thay đổi về phạm vi địa giới hành chính có ảnh hương trực tiếp đến cưdân như: Sự thay đổi về hộ khẩu, các giấy tờ có liên quan kèm theo.
- Ở những khu vực nhất định và trong những điều kiện nhất định viêchình thành và xây dựng khu tái định cư tập trung cần kết hợp với các yếu tốtạo vụng, kích thích sự hình thành phát triển của đô thị, của các khu dân cưtập trung ở nông thôn.
Trang 23
Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh;Phía Tây giáp với Hà Tây và Vĩnh Phúc;Phía Nam giáp với tỉnh Hà Tây;
Phía Bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang.
Hà Nội nằm trong vùng Đông bắc bộ, đất đai màu mỡ được hình thànhchủ yếu từ phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
1.1.Đặc điểm về đât đai và dân cư:
Thành phố Hà Nội có 9 quận, 5 huyện với 125 phường, 9 xã và 5 thịtrấn, với tổng diện tích đất tự nhiên là 92730 ha, với dân số là 2.672.125người (tính đến thời điểm 01/4/1999 ) Bình quân diện tích đất tự nhiên tínhtheo đầu người là 347,03 m2/người, bình quân diện tích đất ở là12,28m2/người, trong đó đất ở đô thị là 10,85m2/người, đất ở nông thôn là31,2m2/người Đất nông nghiệp là 41849,23 ha, chiếm 44,69%, tậptrung chủ yếu ở 5 huyện ngoại thành; đất phi nông nghiệp là 42720,71ha, chiếm 46,07%, đất chưa sử dụng (sông, suối, núi đá,…) là 8568,25ha, chiếm 9,24%
Dấn số Hà Nội tính đến 01/4/1999 là 2.672.125 người, là thành phốđông dân cư lớn thứ hai của cả nước, mật độ dân số trung bình là 2881, 62người/km2 Trong đó dân số nội thành là 1497102 người với mật độ dân số
Trang 24trung bình 18012 người /km2, ở khu ngoại thành dân số là 1175023 người, vớimật độ dân số trung bình là 1497 người /km2 Dân số thành phố phân bốkhông đồng đều, tập trung cao ở các quận nội thành, trung tâm thành phố.
1.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội:
Với vai trò, vị trí là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cảnước, trong những năm vừa qua được sự quan tâm đúng mức của Đảng vàNhà nước, thủ đô Hà Nội đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt đượcnhững thành tựu quan trọng.
Nhìn lại 4 năm từ 2001 – 2004, kinh tế thủ đô liên tục tăng trưởng cao,đều và tương đối ổn định trên tất cả các ngành, các lĩnh vực Tổng sản phẩmquốc nội thủ đô tăng bình quân là 11,2% năm (đạt được mục tiêu đề ra) Sovới các địa phương khác trong cả nước thì Hà Nội có GDP bình quân đầungười xếp vào loại khá cao Trong ngành công nghiệp: tỷ trọng công nghiệptăng tương đối nhanh Nếu như giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàngnăm của giai đoạn 1991 – 2000 chỉ tăng 15 - 16% năm, thì giai đoạn 2001 –2004 tăng bình quân là 19,1% năm (Kế hoạch là 14,5 – 15,5% năm) Sảnphẩm công nghiệp ngày càng phong phú với chất lượng sản phẩm ngày càngtăng, chất lượng ngày càng được nâng cao Ngoài 9 khu công nghiệp cũ, HàNội đang hình thành và phát triển 5 khu công nghiệp tập trung, hai khu côngnghiệp vừa và nhỏ
Các ngành thương mại – dịch vụ và các loại hình dịch vụ khác đạtmức tăng trưởng khá với nhiều loại hình đa dạng và phong phú như: dulịch, tài chính, ngân hàng, thương mại, thông tin liên lạc, viễn thông, tưvấn và đào tạo, …Tổng giá trị ngành dịch vụ tăng trưởng bình quân tronggiai đoạn 2001 – 2004 là 10,2%/năm (kế hoạch là 9- 10%/năm) Bước đầuhình thành một số loại hình dịch vụ chất lượng cao.
Nông nghiệp – nông thôn ngoại thành có bước khởi sắc: có những bướcchuyển dịch cơ cấu thích ứng Tốc độ tăng trong ngành nông nghiệp tronggiai đoạn 2001 – 2004 đạt trung bình là 6,3%/năm (kế hoạch đề ra là 6 – 7%/
Trang 25năm) Cơ cấu kinh tế ngoại thành có chuyển biến theo hướng tăng dần tỷtrọng tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ nông thôn Trong thời gianqua và đặc biệt là mấy năm gần đây, nông nghiệp và nông thôn ngoại thànhđã phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị, sinh thái.
Nhìn chung trong những năm qua kinh tế của thủ đô Hà Nội đã đạtđược nhiều kết quả khả quan, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng theo địnhhướng Cơ cấu kinh tế của thành phố cuối năm 2004 là: công nghiệp mở rộng40,4%, dịch vụ 7,5%, nông – lâm – thủy sản 2,1% Các thành phần kinh tếđều tăng, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế được tănglên, thu hút được ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố, tậptrung vào các ngành công nghiệp, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, gópphần tạo diện mạo mới cho thủ đô.
Về chính trị, trong những năm quan, thủ đô Hà Nội cũng có đượcnhững thành tựu quan trọng Tình hình chính trị ổn định, bền vững, làm chongười dân càng tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, yên tâm làm ăn sản xuất.Những thành tựu đạt được trong thời gian qua như đăng cai tổ chức thànhcông Seagames 22, Hội nghị cấp cao Asem 5, …đã làm quan hệ đối ngoạiđược mở rộng và có bước phát triển mới, tăng vị thế của thủ đô trên trườngquốc tế, để lại một ấn tượng đẹp trong lòng bạn bè thế giới.
Về văn hóa, xã hội có bước phát triển, đời sống vật chất và tinh thầncủa người dân ngày càng được nâng cao Hà Nội đã hoàn thành phổ cập trunghọc cơ sở trên toàn thành phố, 100% các trạm y tế xã, phường có bác sỹ Cácchương trình dân số – kế hoạch hóa gia đình, giáo dục, bảo vệ chăm sóc trẻem, hoạt động của người cao tuổi được triển khai tích cực Việc giải quyếtcông ăn việc làm cho người lao động đã làm tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảmtừ 7,95% năm 2000 xuống còn 7,39% năm 2001 Công tác xây dựng nhà tìnhnghĩa, phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ và xóa hộ nghèo,trợ cấp các đối tượng cứu trợ xã hội được đẩy mạnh, bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế ngày càng mở rộng và phát huy tác dụng
Trang 26Thể dục thể thao quần chúng và thành tích cao phát triển phong trào thiđua “người tốt, việc tốt”, “xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa”, …đạt hiệu quả tích cực Unesco đã bình chọn Hà Nội là thành phố duy nhất củakhu vực châu Á - Thái Bình Dương nhận danh hiệu “thành phố vì hòa bình”.
Tuy nhiên, kinh tế – xã hội thủ đô còn một số hạn chế cần quan tâmkhắc phục: chất lượng phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn một sốmặt chưa cao; chưa khai thác tốt tiềm năng phát triển (như đất đai, nhân lực,…), còn có cơ chế, chính sách chưa đủ mạnh để hỗ trợ kinh tế ngoài quốcdoanh; công tác cải cách hành chính, chống tiêu cực, tham nhũng còn khókhăn…
2 Quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội:
Hiện nay, quá trình đô thị hóa diễn ra ở rất nhiều các địa phương trênlãnh thổ Việt Nam theo tốc độ phát triển kinh tế của đất nước và xu thế hộinhập nền kinh Việt Nam và nền kinh tế thế giới Có nhiều vấn đề có thể bànxung quanh vấn đề đô thị hóa và phát triển các đô thị Việt Nam, nhưng đô thịhóa nói chung là một hiện tượng tất yếu.
Đặc biệt, thủ đô Hà Nội là một trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xãhội của cả nước, nên quá trình đô thị hóa trong những năm qua diễn ra mạnhmẽ hơn bao giờ hết, đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt đô thị của thành phố.Những khu nhà cao tầng khang trang, đẹp đẽ mang dáng vẻ hiện đại, nhữngkhu vui chơi giải trí, thương mại, du lịch, dịch vụ… đã dần làm cho Hà Nộicó dáng vẻ của một thành phố hiện đại, phát triển, tương xứng với vị thế làthủ đô của một nước 100 triệu dân.
Trong những năm qua, khối lượng các công trình, dự án được triển khaixây dựng trên địa bàn tăng rất nhanh Các công trình được xây dựng nhằmhòan thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố, các khu vui chơi, m giải trí,các khu trung tâm thương mại, dịch vụ, đường xá, hệ thống thông tin liên lạcđược xây dựng ngày càng nhiều, với chất lượng cao hơn hẳn, tạo thuận lợicho người dân thủ đô nâng cao mức sống và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
Trang 27hướng: dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp Các khu kinh tế, khu chế suất,khu công nghiệp được mở rộng theo hướng phát triển ra các huyện ngoạithành.
Bên cạnh số lượng các công trình được xây dựng ngày càng nhiều, thìchất lượng công trình cũng được nâng cao Nếu như trước đây, việc xây dựngcác công trình, dự án nhỏ lẻ, phân tán thì nay đã dần đi vào việc phát triểnđồng bộ các dự án theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của cấp trên, việcxây dựng có sự quản lý và kiểm soát của chính quyền và các Ban quản lý dự án.
Nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, tạo cho đô thị phát triển vớikiến trúc đẹp và bền vững, trong giai đoạn từ năm 2000 – 2004 thành phố đãđầu tư xây dựng cơ bản khoảng 75000 tỷ đồng, bình quân mỗi năm khoảng15000 tỷ đồng cho hàng ngàn các công trình thuộc các lĩnh vực phát triển đôthị, bao gồm: công tác thiết kế quy hoạch, chuẩn bị đầu tư và xây dựng cáccông trình trọng điểm…
Cơ cấu kinh tế thủ đô chuyển dịch theo hướng dịch vụ – công nghiệp –nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp,tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ Vì thế, nhu cầu về quỹ đất sử dụng cho việcxây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội…phục vụ cho cácmục đích phát triển của thủ đô là hết sức lớn, cần phải điều chỉnh quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất cụ thể, chi tiết và thích hợp.
Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa tại Hà Nội hiện đang gặp không ít khókhăn Việc dân số gia tăng quá nhanh do tăng cơ học đã tạo ra sức ép rất lớncho thành phố về việc làm, môi trường đô thị, cải thiện điều kiện sống chongười dân Trong khi đó, cơ sở hạ tầng chưa kịp đáp ứng cho quá trình đô thịhóa nhanh chóng này, quy hoạch chi tiết về sử dụng đât triển khai còn chậm,tình trạng người dân xây dựng trái phép, không phép vẫn còn nhiều…Tất cảđiều đó đã tạo cho thủ đô không ít khó khăn cần phải giải quyết trên conđường phát triển và hội nhập của mình.
3 Thực trạng giải phóng mặt bằng, nhu cầu tái định cư ở thành phố Hà Nội:
Trang 283.1 Thực trạng giải phóng mặt bằng:
Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ về mọi mặt,hàng loạt các công trình, dự án được xây dựng trên địa bàn thành phố, tăng vềquy mô, số lượng và chất lượng Để các công trình, dự án hoàn thành đúngtiến độ thì phải thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng.
Giải phóng mặt bằng là một khâu quan trọng và có tính đặc thù trongquá trình thực hiện các dự án đầu tư, không những ảnh hưởng trực tiếp và rấtlớn đến tiến độ đầu tư mà còn liên quan đến sự ổn định tình hình kinh tế,chính trị, xã hội tại địa phương Nên thực tế, đây là nguyên nhân chủ yếu vàquan trọng nhất trong việc làm chậm tiến độ thi công các dự án, vì nó liênquan đến lợi ích và quyền lợi của nhiều bên, của nhiều người Trong nhữngnăm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nhanh hơnnữa công tác này Nhờ vậy, công tác giải phóng mặt bằng đã có những kếtquả khả quan.
Biểu 1: Số liệu tổng hợp về thực hiện dự án có liên quan đến giải phóngmặt bằng năm 2000 – 2004:
Số dự ánDiện tích (ha)Số hộ nhận tiền
Số hộ bốtrí TĐC
Tỉ lệ sốhộ bố tríTĐC / sốhộ nhận
tiềnTổng số
Số dựán bàn
Tổngdiện tích
đất thuhồi
Tổngdiện tích
đất đãbàn giao
Tổng sốhộ
Tổng sốtiền chi
(Nguồn: Báo cáo thực hiện dự án có liên quan đến đền bù giải phóng mặt
bằng năm 2000 – 2004 của Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố)
Trang 293.1.1 Tạo được sự chuyển biến tích cực trong công tác GPMB, đảm bảotiến độ thi công nhiều công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố, gópphần quan trọng hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm:
Từ năm 2000 đến nay, đã hoàn thiện khối lượng và quy mô giải phóngmặt bằng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn ngày càngtăng, số dự án hoàn thành cao hơn năm trước, đặc biệt là một số điểm khókhăn, vướng mắc, tồn đọng lâu đã được giải quyết, tạo động lực mới cho côngtác giải phóng mặt bằng.
Nếu năm 2000, số dự án liên quan là 139 dự án, hoàn thành 64 dự ánthì năm 2001 số lượng dự án đã tăng lên đến 351 dự án, hoàn thành 159 dựán (tăng 148% ), thu hồi 733 ha (tăng 110% ); năm 2002, hoàn thành 194 dựán (tăng 22% ), thu hồi 836 ha (tăng 14% ); năm 2003 hoàn thành 260 dự án(tăng 34% ), thu hồi 1424 ha (tăng 70% ); năm 2004 là năm mà Luật Đất đaivà luật Xây dựng có hiệu lực thi hành, cơ chế, chính sách hướng dẫn thựchiện chưa được ban hành đồng bộ, nhiều khó khăn mới nảy sinh, nhưng côngtác giải phóng mặt bằng vẫn tiếp tục được đẩy mạnh Đã hoàn thành 161 dựán phải giải phóng mặt bằng và ban giao 876 ha đất, thực hiện chi trả tiền bồithường, hỗ trợ cho 20889 hộ dân, tái định cư cho 1212 hộ gia đình.
Tính chung trong 5 năm 2000 – 2004, trên địa bàn thành phố đã hòanthành 838 dự án có giải phóng mặt bằng, với diện tích thu hồi 4038 ha, thựchiện bồi thường cho 108492 hộ dân (với tổng số tiền chi trả là 57111 tỷđồng) Tái định cư cho 6646 hộ gia đình.
Nhiều dự án có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, xã hội của thủ đôtrước đây thực hiện chậm trễ, để kéo dài đã được tập trung giải quyết như: nútVoi Phục – Cầu Giấy, tuyến tránh Hà Nội – Cầu rẽ; đường 1A Văn Điển; khucông nghiệp Sài Đồng B, khu Ao Thước Thợ; đường Viện Vật lý - Đê Bưởi;đường Đội Cấn – Hoàng Hoa Thám; đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch – TrầnDuy Hưng; nút ngã tư Vọng; nút ngã Tư Sở; đường vào di tích Cổ Loa.
Trang 303.1.2 Hoàn thành cơ bản công tác quy hoạch chi tiết các quận, huyện đẩymạnh việc xây dựng các đề án quy hoạch các khu đô thị, công trình trọngđiểm và thực hiện công khai quy hoạch vào nề nếp.
UBND thành phố đã chỉ đạo hoàn thành và ban giao quy hoạch chi tiếtvề sử dụng đất và hệ thống giao thông cho 12 quận, huyện cũ (đang tiếp tụcbổ sung quy hoạch chi tiết đối với 2 quận mới và điều chỉnh quy hoạch cácquận, huyện có liên quan); đồng thời phê duyệt trên 300 đề án quy hoạch chitiết các khu đô thị, các công trình trọng điểm, công trình quan trọng phục vụyêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Tổ chức triển lãm, giới thiệucông khai quy hoạch chi tiết 12 quận, huyện và các dự án khu đô thị mới trênđịa bàn thành phố Việc đăng tải nội dung các dự án quy hoạch được phêduyệt trên các phương tiện truyền hình và báo chí của thành phố đã tiến hànhthường xuyên, đi vào nền nếp Nhiều đề án quy hoạch đã phát huy hiệu quả,giúp cho việc tăng cường quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng và thực hiệncác dự án đầu tư Tình trạng chậm triển khai quy hoạch chi tiết được duyệtbước đầu được khắc phục
Đã thực hiện có kết quả bước đầu chủ trương nâng cấp, cải tạo đườngphố và xây dựng tuyến đường mới gắn đồng bộ với quy hoạch hai bên đườngnhằm tạo điều kiện tái định cư tại chỗ, đảm bảo chỉnh trang mỹ quan đô thịphù hợp với yêu cầu phát triển Thủ đô trong những năm tới, đồng thời có sựđiều tiết vào ngân sách phần giá trị đất đai tăng thêm do Nhà nước đầu tư Cụthể tại các dự án như: Dự án cải tạo nhà ở Kim Liên, Dự án đường Láng Hạ-Thanh Xuân, Dự án đường Nam Đại Cồ Việt…
3.1.3 Đã chú trọng điều chỉnh, bổ sung các chính sách bồi thường thiệthại, hỗ trợ, bán nhà tái định cư cho phù hợp với thực tiễn đặc thù về kinhtế -xã hội đặc thù ở Thủ đô và tinh thần của các Luật Đất đai, Luật Xâydựng mới.
Do cơ chế, chính sách của Nhà nước có liên quan đến công tác GPMBcòn phát sinh những bất cập với thực tiễn đặc thù của Thủ đô; UBND thành
Trang 31phố và các ngành đã tập trung nghiên cứu, ban hành 15 văn bản pháp quynhằm điều chỉnh chính sách về giá đất nông nghiệp, giá đất ở để xác định bồithường thiệt hại, các chính sách hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ngừng sản xuất kinhdoanh, hỗ trợ đặc biệt khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, giá bán nhà táiđịnh cư Những điều chỉnh này đã giúp cho thành phố sớm chủ động tháo gỡcác vướng mắc và kịp thời ban hành chính sách chung tại Quyết định số199/2005/QĐ-UB, Quyết định số 26/2005/QĐ-UB ngày 18/02/2005 theo tinhthần Luật Đất đai, Luật Xây dựng mới và các Nghị định hướng dẫn của Chínhphủ.
Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thành phố đã ban hành Quy địnhvề trình tự, thủ tục thực hiện công tác GPMB trên địa bàn thành phố trên cơsở đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ và chú trọng tái định cư hợp lý, ưutiên tại chỗ Đồng thời tăng cường hoạt động phối hợp liên ngành để giúpUBND thành phố giải quyết điều chỉnh, xử lý kịp thời những chế độ, chínhsách phát sinh cụ thể, đặc thù ở từng dự án Uỷ Ban nhân dân các quận, huyệnđã tích cực thực hiện dân chủ, công khai ngay từ khâu điều tra, khảo sát, lậpvà phê duyệt phương án theo quy trình công khai 2 lần hoặc có địa phươngđã công khai 3 lần như: Gia Lâm, Từ Liêm…đồng thời quan tâm tăng cườngcông tác tiếp dân đã góp phần giảm bớt khiếu nại đông người, gây căng thẳngtrên địa bàn Các ngành và các cơ quan thông tin, báo chí cũng đã có sự quantâm phối hợp với các quận, huyện tạo điều kiện tổ chức thực hiện dứt điểmcông tác GPMB, phù hợp với tình hình thực tế và nguyện vọng của đông đảonhân dân, nhiều trường hợp đã không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế hànhchính.
3.1.4.Tổ chức huy động có hiệu quả các nguồn lực và bằng nhiều hìnhthức để nhanh chóng tạo quỹ nhà đất tái định cư; tập trung bố trí quỹ nhàcho các công trình trọng điểm.
Việc chủ động về quỹ nhà đất tái định cư là một yếu tố quan trọngtrong việc đảm bảo tiến độ kế hoạch GPMB đã được quan tâm chú trọng.
Trang 32Thành phố và các quận, huyện đã tích cực bằng nhiều nguồn lực tạo nguồnquỹ nhà ở tái định cư thông qua hình thức như: đặt hàng mua nhà ở của cácDự án kinh doanh nhà ở; điều tiết 20% quỹ đất hoặc 30% quỹ nhà của các dựán nhà ở, khu đô thị vào quỹ nhà tái định cư của thành phố; đầu tư ngân sáchthành phố và của quận, huyện xây dựng các khu tái định cư.
Trong năm năm qua, bằng nhiều nguồn vốn huy động, trên địa bànthành phố đã triển khai 171 dự án có xây dựng nhà ở tái định cư, với số lượng194.500 căn hộ, lô đất Đã quan tâm đầu tư và hình thành một số khu tái địnhcư tập trung như khu di dân Đền Lừ (25 ha), khu di dân Cống Vị (7,2 ha), khudi dân Dịch Vọng (5,3 ha), khu tái định cư Nam Trung Yên (56 ha), khu đôthị Trung Hoà-Nhân Chính (14,2 ha) Thực hiện đến hết năm 2004 đã bố tríphục vụ tái định cư được cho 6.649 hộ dân và chuẩn bị được trên 1.000 cănhộ cho các yêu cầu cấp bách của dự án Cầu Vĩnh Tuy và Nút Ngã Tư Sở.
Tình trạng khó khăn về quỹ nhà, đất tái định cư từ năm 2000 đến nayđã từng bước được tháo gỡ Khả năng đáp ứng nhu cầu về nhà tái định cưtrong các năm 2001- 2003 chỉ đảm bảo được khoảng 40- 50%; đến năm 2004đã tăng lên khoảng 70% và năm 2005, với nguồn quỹ nhà, đất tái định cưđược hoàn thành theo tiến độ dự kiến, thành phố sẽ có khả năng giải quyếtchủ động hơn yêu cầu về nhà đất tái định cư đối với các công trình trọngđiểm.
3.1.5 Bước đầu xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tácGPMB ở các cấp, quy trình, thủ tục thực hiện từng bước được hoàn thiện,phân định rõ trách nhiệm của tổ chức và cá nhân Tăng cường phân cấpcho các quận, huyện để chủ động trong việc tổ chức thực hiện GPMB.
Ban chỉ đạo GPMB thành phố được thành lập với sự tham gia của cácngành thành phố đã bước đầu được kiện toàn và ngày càng phát huy vai tròtham mưu, phối hợp liên ngành trong việc giải quyết các khó khăn, vướngmắc cụ thể ở các dự án Bộ máy làm công tác GPMB ở các quận, huyện,phường, xã được hình thành theo Quyết định số 147/2003/QĐ-UB ngày
Trang 334/11/2003 của UBND thành phố, đã từng bước hoạt động theo hướng tậptrung, chuyên trách, giảm bớt các thủ tục thành lập Hội đồng và có sự phâncông trách nhiệm rõ ràng hơn.
Từ năm 2001, việc thực hiện chủ trương tăng cường phân cấp choUBND các quận, huyện trong việc thẩm định và phê duyệt toàn bộ cácphương án đền bù, hỗ trợ, tái định cư đã tạo điều kiện cho các quận, huyệnchủ động hơn trong công tác GPMB và rút ngắn thời gian thực hiện các thủtục hành chính.
Việc chỉ đạo hoàn thiện quy trình, thủ tục tổ chức thực hiện công tácbồi thường thiệt hại, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đã góp phần xácđịnh rõ các bước triển khai công việc, phân định rõ trách nhiệm của chủ đầutư, người bị thu hồi đất và các cơ quan quản lý nhà nước; tạo điều kiện thựchiện phân cấp triệt để, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý kiên quyết đối vớicác hành vi cố tình không chấp hành Đồng thời cũng xác định rõ trách nhiệmcủa các Sở, Ngành trong việc chủ trì, tham gia phối hợp và kiểm tra, đôn đốc.
Công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dânđã được các cấp chính quyền, các ngành quan tâm tiếp nhận, cố gắng giảiquyết kịp thời theo đúng trình tự và thẩm quyền, góp phần hạn chế những tâmlý căng thẳng tại những điểm nóng và củng cố thêm long tin vào sự công tâmcủa chính quyền và sự phù hợp của các chính sách chung Qua 5 năm, Ban chỉđạo GPMB của thành phố đã kiểm tra trên 3 vạn phương án đền bù và nhiềutrường hợp sai sót đã được UBND quận, huyện kịp thời xử lý Đã có 570trường hợp khiếu nại được Thanh tra Thành phố xem xét, kết luận và đượcgiải quyết theo thẩm quyền Tình trạng nhân dân đi tập trung khiếu kiện đôngngười đã giảm.
3.1.6 Công tác lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự phối hợp của Mặt trậntổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội ngày càng được tăng cường theohướng tích cực, chủ động, kiên quyết và có hiệu quả Đã phát huy sứcmạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ở các cấp.
Trang 34Quán triệt tư tưởng “Lãnh đạo, chỉ đạo tập trung ráo riết bằng các giảipháp đồng bộ kiên quyết” các cấp uỷ Đảng, Chính quyền và tổ chức Đoàn thểnhân dân ở các quận, huyện và nhiều phường, xã đã tích cực lãnh đạo xâydựng kế hoạch, tổ chức phối hợp trong công tác GPMB Đảng bộ các quận,huyện đã tăng cường các hình thức kiểm tra, đôn đốc và phân công các Đ/ctrong Thường vụ phụ trách lãnh đạo chỉ đạo cụ thể ở từng địa bàn Mặt trân tổquốc, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội nông dân từ thành phố đến quận,huyện, phường, xã đã có nhiều biện pháp tích cực trong việc tổ chức tuyêntruyền, vận động về các chủ trương, chính sách GPMB, trực tiếp tham gia tổchức công tác ở cơ sở, giúp Hội đồng GPMB ở nhiều quận, huyện kịp thờinắm được tình hình, xem xét bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo đúng các chếđộ chính sách của nhà nước và thành phố Bên cạnh đó, công tác thông tintuyên truyền bằng nhiều hình thức đã kịp thời biểu dương những cá nhân, tổchức làm tốt, phê phán những hành vi vi phạm, cố tình không chấp hành, gópphần ổn định tư tưởng trong nhân dân khi thực hiện các chủ trương chính sáchcủa thành phố Với sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, Chínhquyền địa phương và sự tham gia tích cực của tổ chức chính trị xã hội, Đoànthể, nhiều dự án, điểm nóng trên địa bàn thành phố đã được tháo gỡ nhữngkhó khăn, nhân dân đồng tình, chấp thuận, không phải áp dụng biện phápcưỡng chế hành chính.
Hàng năm, Thành phố và các cấp Chính quyền đều quan tâm chỉ đạokiểm điểm đánh giá kết quả triển khai công tác GPMB theo tinh thần Nghịquyết 20 của Thành uỷ và Nghị quyết 09 của Hội đồng nhân dân thành phố.Qua đó, đã rút ra kinh nghiệm và chấn chỉnh các biện pháp tổ chức thực hiệnở các khâu điều tra, lập phương án, công khai phương án, tiếp dân, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc của cáccấp uỷ.
II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ QUỸ NHÀ Ở, ĐẤT Ở TÁI ĐỊNHCƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
Trang 35Thành phố Hà Nội thời gian qua đang trong quá trình phát triển mạnhmẽ Hàng loạt các công trình, dự án xây dựng được triển khai, các tuyếnđường đựơc cải tạo nâng cấp, các nút giao thông quan trọng trong thành phốđược xây dựng…Các dự án, công trình được triển khai tăng cả về quy mô, sốlượng và chất lượng, đã làm tăng sức ép cho công tác giải phóng mặt bằng thuhồi đất để thực hiện dự án.
Công tác giải phóng mặt bằng của thành phố Hà Nội trong những nămqua đã đạt được một số kết quả nhất định, có nhiều tiến bộ và chuyển biếntích cực, trước mắt đã tập trung giải quyết đảm bảo yêu cầu cơ bản cho các dựán trọng điểm của thành phố Tuy nhiên, tiến độ thực hiện giải phóng mặtbằng của nhiều dự án vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, một trongnhững nguyên nhân là chưa chuẩn bị đủ quỹ nhà ở, đất ở tái định cư.
Là khâu quan trọng nhất trong công tác giải phóng mặt bằng, tái địnhcư có tính chất quyết định đến tiến độ và hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội củacác dự án Tâm lý người dân luôn mong muốn có một chỗ ở ổn định, mứcsống và thu nhập không bị giảm đi sau khi bị thu hồi đất, phải di chuyển chỗở Vì vậy, công tác chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở tái định cư cùng với việc xâydựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại nơi tái định cư đảm bảocho người dân ổn định chỗ ở, tái tạo thu nhập và phân bố lại dân cư trên địabàn là công việc phải làm trước tiên và cấp bách đối với bất kỳ dự án xâydựng nào cần giải phóng mặt bằng Nhận thức rõ vấn đề trên, UBND thànhphố và các Sở, Ban, Ngành và chính quyền địa phương đã có sự chỉ đạo sátsao, tích cực nhằm đẩy nhanh công tác chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở tái định cưcùng với các phương án bồi thường hỗ trợ khác phục vụ giải phóng mặt bằng.
1 Cơ chế, chính sách:
Căn cứ vào các văn bản pháp luật của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợvà tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốcphòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinhtế - xã hội, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản pháp luật
Trang 36quy định về chính sách và biện pháp bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phù hợpvới tình hình của thành phố Trong đó các quy định về công tác chuẩn bị quỹnhà ở, đất ở tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng cũng được thể hiện khácụ thể:
- Nghị quyết số 20/NQ-TU ngày 13/7/2000 của UBND thành phố HàNội và Nghị quyết số 09/NQ-HĐ ngày 21/7/2000 của Hội đồng nhân dânthành phố Hà Nội về công tác giải phóng mặt bằng, xác định đây là nội dungquan trọng nhằm thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô,thực hiện quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội đến năm 2020, quy hoạch sửdụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng 5 năm của thành phố
- Quyết định số 123/QĐ-UB ngày 06/12/2001 của UBND thành phố HàNội ban hành quy định những nguyên tắc về quản lý đầu tư và xây dựng khuđô thị mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở trên địa bàn thành phố Các khu đô thị mớiphải được xây dựng trên cơ sở quy hoạch chi tiết được phê duyệt, đồng bộ cơsở hạ tầng đô thị, cũng như các cơ sở bảo đảm hoạt động hành chính, an toàndân cư…đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để tạo lập cuộcsống ổn định, sinh hoạt, làm việc và giao tiếp thuận tiện Đồng thời quy địnhvề những nguyên tắc sử dụng quỹ nhà ở, đất ở sau khi xây dựng hạ tầng kỹthuật: đối với dự án kinh doanh hạ tầng, xây dựng nhà ở để bán, chủ đầu tưphải giành 20% quỹ đất ở (hoặc 30% quỹ nhà) để bổ sung vào quỹ nhà ở, đấtở của thành phố phục vụ di dân giải phóng mặt bằng.
- Quyết định số 01/QĐ-UB ngày 06/07/2002 của UBND thành phố banhành quy chế mua nhà đã xây dựng hoặc theo đơn đặt hàng để phục vụ di dângiải phóng mặt bằng theo phương thức huy động các nguồn vốn ứng trướcđầu tư xây dựng nhà ở của các thành phần kinh tế.
- Quyết định số 15/QĐ-UB ngày 17/01/2003 về ban hành giá bán cănhộ chung cư cao tầng cho các đối tượng tái định cư khi Nhà nước thu hồi đấtđể sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích côngcộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trang 37- Quyết định số 63/2002/QĐ-UB và Quyết định số 91/2003/QĐ-UB vềđấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng trên địabàn thành phố, trong đó có nguồn bổ sung kinh phí để xây dựng nhà ở tái địnhcư.
- Quyết định số 76/QĐ-UB ngày 19/5/2004 của UBND thành phố quyđịnh về quản lý thực hiện đầu tư các dự án cải tạo, xây dựng khu nhà ở và khuđô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội Quy đinh chủ đầu tư thực hiện dự án cảitạo, xây dựng khu nhà ở, khu đô thị và các chủ dự án thành phần trong các dựán có nghĩa vụ bàn giao 20% diện tích đất xây dựng nhà ở cao tầng có đầy đủhạ tầng kỹ thuật, 50% diện tích sàn nhà cao tầng, 25% nhà vườn biệt thự đểbổ sung vào quỹ nhà ở của thành phố.
- Quyết định số 26/QĐ-UB ngày 18/02/2005 của UBND thành phốquy định cụ thể về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trênđịa bàn thành phố Hà Nội Trong đó quy định cụ thể các nguyên tắc bố trí táiđịnh cư như sau:
1-Chỉ xét giao đất, bán hoặc cho thuê nhà tái định cư đối với các hộ giađình, cá nhân có nhà ở, đất ở hợp pháp bị thu hồi có một trong các điều kiệnquy định tại Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-Chính phủ ngày 03/12/2004của Chính phủ và có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.
2-Căn cứ quỹ đất, nhà tái định cư hiện có (số lượng, diện tích, cơ cấucăn hộ), UBND quận, huyện có trách nhiệm ban hành quy chế bố trí, xắp xếptái định cư cho dự án Quy chế này phải đảm bảo công khai, công bằng, phùhợp với quy định của pháp luật Ưu tiên tái định cư tại chỗ cho người bị thuhồi nhà ở, đất ở tại nơi có dự án tái định cư
3-Người sử dụng nhà ở, đất ở tại khu vực nội thành, thị trấn khi bị thuhồi thì chủ yếu được bồi thường bằng tiền và bố trí tái định cư bằng nhà ở,căn hộ Việc giải quyết nhà ở được quy định như sau:
Trang 38a-Chủ sử dụng thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (nhà đang thuê nhànước hoặc tổ chức tự quản) khi bị thu hồi được mua hoặc thuê nhà ở mới códiện tích không thấp hơn diện tích nhà ở, đất ở bị thu hồi.
b-Chủ sử dụng nhà ở thuộc sở hữu riêng (sở hữu tư nhân), có diện tíchđất sử dụng riêng khi bị thu hồi giải phóng mặt bằng được bố trí căn hộ theonhững nguyên tắc sau:
-Chủ sử dụng nhà ở, đất ở có 01 sổ hộ khẩu có từ 10 nhân khẩu trở lênhoặc có từ 02 sổ hộ khẩu trở lên, đang ăn ở thường xuyên và đăng ký hộ khẩuthường trú tại địa điểm giải phóng mặt bằng được xét mua hai căn hộ tái địnhcư; nhưng tổng diện tích các căn hộ được tái định cư không quá 03 lần diệntích đất bị thu hồi.
-Chủ sử dụng nhà ở, đất ở không đăng ký hộ khẩu thường trú Hà Nộinhưng không đăng ký thường trú tại địa điểm giải phóng mặt bằng (hộ khẩuKT2) chỉ được xét mua 01 căn hộ tái định cư.
4-Trường hợp các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi nhà ở, đất ở trong khuvực đường vành đai I (khu vực nội thành) khi di chuyển ra bên ngoài thì ngoàimức diện tích nhà tái định cư hoặc bố trí theo quy định tại mục 3 ở trên cònđược tính hệ số chuyển vùng như sau:
-Nhà ở nằm trong đường vành đai 1: hệ số là 1,0.
-Nhà ở nằm từ đường vành đai 1 đến đường vành đai 2: hệ số là 1,1.-Nhà ở nằm từ đường vành đai 2 đến đường vành đai 3: hệ số là 1,2.-Nhà ở nằm ngoài đường vành đai 3: hệ số là 1,3.
5-Phần diện tích nhà ở được bố trí lớn hơn tiêu chuẩn quy định tại mục3, 4 ở trên được bán theo giá quy định của UBND thành phố nhân với hệ sốbằng 1,2.
6-Trường hợp ở các huyện ngoại thành, các quận mới thành lập saunăm 1997 mà người dân vẫn sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, ngànhnghề tiểu, thủ công nghiệp thì tùy theo quỹ đất thực tế tại địa phương có thểbố trí được tái định cư, người có đất ở hợp pháp bị thu hồi có thể được giao
Trang 39đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định Nếu được xét giao đất ở thì theohạn mức như sau:
a-Nếu diện tích đất ở bị thu hồi toàn bộ hoặc nhỏ hơn các mức diện tíchquy định dưới đây thì được giao bằng 100% diện tích đất bị thu hồi:
-60 m2 đối với khu vực nội thành;
-80 m2 đối với khu vực nội thị xã, thị trấn, các phường mới được thànhlập sau năm 1997;
-120 m2 đối với khu vực nông thôn đồng bằng;-160 m2 đối với khu vực nông thôn trung du.
Việc phân loại xã nông thôn đồng bằng, trung du áp dụng theo quyếtđịnh số 199/2004/QĐ-UB ngày 29/12/2004 của UBND thành phố Hà Nội.
b-Nếu diện tích bị thu hồi toàn bộ lớn hơn các mức quy định tại mục atrên thì được giao đủ theo mục a và giao bổ sung bằng 50% diện tích chênhlệch, nhưng tổng diện tích được giao không lớn hơn 1, 5 lần (đối với đất ở đôthị) và không lớn hơn 2 lần (đối với đất ở nông thôn) mức quy định tại mục anêu trên.
c-Trường hợp Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất ở của người đangsử dụng mà diện tích bị thu hồi nhỏ hơn 40 m2 (đối với đất ở tại đô thị) và 100m2 (đối với đất ở nông thôn) thì người có đất bị thu hồi có thể được xét giaođất bổ sung cho đủ mức giao đất tối thiểu 40 m2 (đối với đất ở tại đô thị) và100 m2 (đối với đất ở nông thôn), nhưng phần diện tích giao bổ sung phải nộptiền sử dụng đất theo giá đất ở do được UBND thành phố quy định nhân vớihệ số điều chỉnh K = 1,2.
7-Các trường hợp bị thu hồi một phần nhà ở, đất ở:
a-Không xét bán căn hộ, giao đất tái định cư cho các chủ sử dụng nhàở, đất ở sau đây:
-Có diện tích nhà ở, đất ở bị thu hồi nhỏ hơn hoặc bằng 20 m2 mà diện tíchcòn lại ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng lớn hơn hoặc bằng 40 m2 (đối với đất ởtại đô thị) và 100 m2 (đối với đất ở nông thôn) cho một chủ sử dụng đất;
Trang 40-Diện tích nhà ở, đất ở bị thu hồi nhỏ hơn hoặc bằng 10 m2 mà diện tíchcòn lại ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng lớn hơn hoặc bằng 20 m2.
-Diện tích đất ở còn lại ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng trên 120 m2
8-Các trường hợp tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ về nhà, đất và tài sảntrong phương án bồi thường, hỗ trợ không đủ để nộp tiền mua căn hộ tái địnhcư thì phần chênh lệch còn thiếu được phép trả dần trong 10 năm theo quyđịnh (trừ trường hợp các hộ tự nguyện trả tiền một lần khi mua nhà) Việc chophép bán trả dần được lập ngay trên phương án bồi thường, hỗ trợ, tái địnhcư.
2 Nhu cầu về quỹ nhà ở tái định cư:
Trước năm 1994, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư bị ảnhhưởng bởi các chính sách và cơ chế quản lý cũ mang tính bao cấp và tậptrung Quá trình đổi mới bắt đầu được khởi xướng, kinh tế còn chậm pháttriển, số dự án đầu tư trong nước và nước ngoài còn hạn chế về cả số lượng vàquy mô Trong suốt thời gian này, các chính sách về đất đai chưa được sửađổi kịp với tiến trình đổi mới Vấn đề di dân, tái định cư đã được đề cập đếntrong chính sách giải phóng mặt bằng, nhưng còn chưa cụ thể, chưa đượcquan tâm đúng mức, vẫn đơn giản mang tính di chuyển cơ học về không gian.Người dân phải đặt lợi ích xã hội, lợi ích công cộng lên trên hết, sẵn sàng hysinh lợi ích cá nhân, nên việc đền bù là tùy thuộc vào hòan cảnh cụ thể, chưa