Thực trạng giải ngân quỹ nhà ở và tái định cư tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2000-2005

MỤC LỤC

Khái niệm tái định cư

Tái định cư được hiểu là quá trình từ bồi thường cho các tài sản bị thiệt hại, di dân đến nơi ở mới cùng các biện pháp hỗ trợ việc tái tạo lạicác tài sản bị mất hoặc hỗ trợ di chuyển trong trường hợp hộ phải di chuyểnvà cuối cùng là toàn bộ các chương trình biện phápnhằm giúp những người bị ảnh hưởng khôi phục lại cuộc sống và nguồn thu nhập của họ và ổn định đời sống người dân. Tính phức tạp của tái định cư và sự phong phú, đa dạng của dự án khiến cho mục tiêu thực hiện tốt công tác này như một nhiệm vụ đầy khó khăn và ngày càng trở thành nhân tố trọng yếu trong thực hiện các dự án phát triển.

Công tác tái định cư

Trong khi đó nghành nghề trong nông thôn chưa phát triển, trình độ, khả năng của người nông dân kông thể đáp ứng được với yêu cầu cao của nền sản xuất tiên tién trong đô thị, công nghiệp, du lịch, tình trạngmột số hộ dân không có nhà ở trong một thời gian dài, sự chênh lệch giá cả giữa nơi ở cũ và nơi ở mới; cơ sở hạ tầng kém hơn, sự phân tán về mặt xã hội… vì vậy nhà nước không thể để tình trạng thực hiện dự án mang lại lợi ích ccho một số người thì lại buộc một số cá nhân khác lâm vào tình trạng khó khăn, nghèo túng.Trong khi mục tiêu phát triển kinh tế và xây dựng đất nước của Đảng và nhà nước ta là dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Trong các phương án bồi thường thiệt hại GPMB hiện nay hầu hết việc bbồi thường cho dân đều được trả bằng tiền, trong số tiền bồi thường đó có người dân có đủ điều kiện để tạo lập nơi ở mới có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, song cũng có những người dân do nhu cầu cuộc sóng còn khó khăn, nhiều nhu cầu chi tiêu quan trọng hơn vì vậy họ đã không đủ tiền để tạo dựng nơi ở mới, phải sống tạm bợ với nhu cầu sống rất thấp, có thể làm cho người dân gặp khó khăn, nghèo túng hơn sau khi phải di chuyển.

Những quy định chung về tái định cư

Tốt nhất, nê bố trí khu tái định cư tập trung gần các trục dường, đầu mối giao thông, gần các khu vực có nguồn nước, có điều kiện khí hậu tốt…hoặc thuận lợi về dịch vụ công cộng như chợ, trường học, bệnh viện…Trong khu tái định cư tập trung, ngoài việc xây dựng các khu chung cư, thì các khu đất cần phải được chia theo lô, khoảnh phù hợp với số lượng và cơ cấu các hộ gia đình, cá nhân bị. Sự phân chia này một mặt cần phải đảm bảo các yêu ccầu về hạn mức giao đất, các quy phạm về xây dựng và khai thác sử sụng các công trình kỹ thuật hạ tàng, mặt khác việc phân chia đất trong khu vực tái định cư tập trung cũng cần tính đến các yếu tố khác như mức đọ thiệt hại khi đền bù, di chuyển, nghề nghiệp chuyên môn trước đây, chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với các hộ gia đình chính sách.

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Đặc điểm kinh tế – xã hội

Các thành phần kinh tế đều tăng, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế được tăng lên, thu hút được ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố, tập trung vào các ngành công nghiệp, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, góp phần tạo diện mạo mới cho thủ đô. Tuy nhiên, kinh tế – xã hội thủ đô còn một số hạn chế cần quan tâm khắc phục: chất lượng phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn một số mặt chưa cao; chưa khai thác tốt tiềm năng phát triển (như đất đai, nhân lực,. …), còn có cơ chế, chính sách chưa đủ mạnh để hỗ trợ kinh tế ngoài quốc doanh; công tác cải cách hành chính, chống tiêu cực, tham nhũng còn khó khăn….

Quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, tạo cho đô thị phát triển với kiến trúc đẹp và bền vững, trong giai đoạn từ năm 2000 – 2004 thành phố đã đầu tư xây dựng cơ bản khoảng 75000 tỷ đồng, bình quân mỗi năm khoảng 15000 tỷ đồng cho hàng ngàn các công trình thuộc các lĩnh vực phát triển đô thị, bao gồm: công tác thiết kế quy hoạch, chuẩn bị đầu tư và xây dựng các công trình trọng điểm…. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng chưa kịp đáp ứng cho quá trình đô thị hóa nhanh chóng này, quy hoạch chi tiết về sử dụng đât triển khai còn chậm, tình trạng người dân xây dựng trái phép, không phép vẫn còn nhiều…Tất cả điều đó đã tạo cho thủ đô không ít khó khăn cần phải giải quyết trên con đường phát triển và hội nhập của mình.

Thực trạng giải phóng mặt bằng, nhu cầu tái định cư ở thành phố Hà Nội

Nếu như trước đây, việc xây dựng các công trình, dự án nhỏ lẻ, phân tán thì nay đã dần đi vào việc phát triển đồng bộ các dự án theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của cấp trên, việc xây dựng có sự quản lý và kiểm soát của chính quyền và các Ban quản lý dự án. Giải phóng mặt bằng là một khâu quan trọng và có tính đặc thù trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, không những ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến tiến độ đầu tư mà còn liên quan đến sự ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội tại địa phương.

Số liệu tổng hợp về thực hiện dự án có liên quan đến giải phóng mặt bằng năm 2000 – 2004

    UBND thành phố đã chỉ đạo hoàn thành và ban giao quy hoạch chi tiết về sử dụng đất và hệ thống giao thông cho 12 quận, huyện cũ (đang tiếp tục bổ sung quy hoạch chi tiết đối với 2 quận mới và điều chỉnh quy hoạch các quận, huyện có liên quan); đồng thời phê duyệt trên 300 đề án quy hoạch chi tiết các khu đô thị, các công trình trọng điểm, công trình quan trọng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Mặt trân tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội nông dân từ thành phố đến quận, huyện, phường, xã đã có nhiều biện pháp tích cực trong việc tổ chức tuyên truyền, vận động về các chủ trương, chính sách GPMB, trực tiếp tham gia tổ chức công tác ở cơ sở, giúp Hội đồng GPMB ở nhiều quận, huyện kịp thời nắm được tình hình, xem xét bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo đúng các chế độ chính sách của nhà nước và thành phố.

    Tổng hợp như cầu và kế hoạch tái định cư đến năm 2005 trên địa bàn thành phố

      Một số quận, huyện có như cầu nhà ở tái định cư rất lớn, nhưng chưa chuẩn bị được quỹ nhà tái định cư như quận Đống Đa cần khoảng 1.500 căn hộ cho đến hiện nay không có căn hộ nào, quận Hoàn Kiếm cần khoảng 60 căn hộ, nhưng cũng chưa chuẩn bị dự án tái định cư nào, kể cả dự án tái định cư dãn dân phố cổ mà thành phố đã giao từ năm 2000 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được, hoặc một số quận như cầu tái định cư rất lớn như Thanh Xuân, Tây Hồ nhưng triển khai các dự án xây dựng nhà tái định cư rất chậm. Nhận thức rừ khú khăn trờn, UBND thành phố đó quan tõm chỉ đạo, tập trung chỉ đạo việc xây dựng các khu tái định cư đi trước một bước, nhằm nâng cao hiệu quả đáp ứng như cầu tái định cư bằng nhà của người dân, góp phần triển khai có kết quả các dự án phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố.

      Tổng hợp các dự án xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội

      Đồng thời UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên, Môi trường và nhà đất đặt hàng mua nhà ở phục vụ giải phóng mặt bằng theo quyết định số 10/2002/QĐ-UB tại 18 dự án với 4.500 căn hộ (tương đương với 460.00 m2 sàn), với kinh phí ước tính là 1.495 tỷ đồng, tại các khu như nhà ở tại xã Trung Văn, huyện Từ Liêm do VINACONEX 2 là chủ đầu tư; khu đô thị mới Mỹ Đình 1 tại xã Mỹ Đình do công ty kinh doanh phát triển nhà ở Hà Nội là chủ đầu tư; khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp và khu đô thị mới Mỹ Đình II do tổng công ty đầu tư phát triển nhà ở và đô thị là chủ đầu tư và khu đô thị mới Mễ Trì do tổng công ty xây dựng Sông Đà là chủ đầu tư, khu Cầu Diễn, Sài Đồng, Yên Hòa, Cổ Nhuế do tổng công ty đầu tư và phát triển nhà ở Hà Nội là chủ đầu tư. Theo Nghị quyết số 20/NQ-TU ngày 13/7/2000 của thành ủy Hà Nội và Nghị quyết số 09/2000/NQ-HĐ ngày 21/7/2000 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã xác định: tập trung mọi nguồn vốn đầu tư trước hạ tầng kỹ thuật và các khu tái định cư đi trước một bước, bảo đảm những hộ trong diện giải phóng mặt bằng được bố trí tái định cư với diện tích và điều kiện hạ tầng kỹ thuật đô thị không thấp hơn nơi ở cũ; dành 100% tiền bán nhà theo Nghị định 61/CP của Chính phủ, một phần tiền đấu gía quyền sử dụng để xây dựng quỹ nhà ở tái định cư phục vụ di dân giải phóng mặt bằng.

      Tình hình phân bổ vốn ngân sách qua các năm như sau

      UBND thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 15/2003/QĐ- UB ngày 17/01/2003 về việc ban hành giá bán căn hộ trung cư cho các đối tượng tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Các chủ đầu tư được phân bố sử dụng quỹ nhà ở để phục vụ giải phóng mặt bằng phải nộp ngân sách thành phố chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà theo xác định của Sở Tài chính – Vật giá, được UBND thành phố quyết định.

      Kết quả bố trí tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2003 -2005

      (Nguồn: báo cáo tình hình xây dựng quỹ nhà ở tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Nội). Điều này có thể do nhiều nguyên nhân tạo nên nhưng trong đó nguyên nhân chủ yếu hiện nay là các hộ gia đình được bố trí vào các khu chung cư đa phần có quy mô cao từ tầng 9 trở lên, quá trình xây dựng các khu tái định cư còn quá chậm, thời gian xây dựng quá lâu làm chậm tiến độ bố trí các hộ dân vào các khu tái định cư, hơn nữa phải trải qua nhiều thủ tục, chính sách thì người dân mới có thể có được chỗ ở ổn định của mình.

      Kết quả bố trí TĐC trong một số khu tái định cư trong năm 2004

        Mặc dù trong những năm qua, UBND thành phố Hà Nội cùng các sở ban nghành, chính quyền địa phương thực hiện rất nhiều các biện pháp, chính sách để đáp ứng các yêu cầu cấp bách về tái định cư như: Xây dựng hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại của người dân, tạo điều kiện cho các hộ gia đình trước đây có hoạt động kinh doanh tại nơi ở cũ được thuê các căn hộ tầng một để tiếp tục hoạt động kinh doanh, có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ di chuyển… thì cũng còn rất nhiều vấn đề bất cập. Một số dự án lớn đã hoàn thành hoặc đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành trong năm 2005 có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô như: Đường Vành đai 3, Cầu Thanh Trì, khu liên hiệp thể thao quốc gia, khu Quần Ngựa, Trung tâm thể thao các quận, huyện, nút Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở, đường Vật Lý đê Bưởi, Giang Văn Minh - Đội Cấn, dự án thoát nước giai đoạn 1, cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm, Thanh Trì, Hai Bà Trưng; các khu đô thị mới và các khu TĐC như Định Công, Bắc Linh Đàm - Định Công, Trung Hoà- Nhân Chính, Mỹ Đình, Mễ Trì, Nam Thăng Long….

        GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG TÁC XÂY DỰNG NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ PHỤC VỤ GPMB

        • Kế hoạch sử dụng đất 5 năm: 2001- 2005

          - Thành phố dành quỹ đất tái định cư hợp lý và bố trí đủ vốn để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các khu nhà ở tái định cư, để đạt mục tiêu mỗi năm xây dựng được khoảng 8.000 đến 9.000 căn hộ và lô đất có hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng đủ nhu cầu tái định cư, GPMB dưới các phương thức: Thành phố đầu tư xây dựng các khu tái định cư từ nguồn vốn ngân sách, quỹ nhà 30%, quỹ đất 20% từ các dự án kinh doanh nhà ở, Thành phố đặt hàng mua nhà hoặc mua nhà đã xây dựng. - Tăng cường khai thác nhu cầu lao động của các công trình dự án trên diện tích GPMB (nhu cầu các khu công nghiệp, các khu chế xuất…); chủ động đào tạo trước các ngành, nghề mới với nhiều trình độ khác nhau; từ các ngành nghề sản xuất đơn thuần như cơ khí, gò hàn, điện…đến các nghề phức tạp hơn như: quản trị công nghiệp, quản trị hệ thống sản xuất cớ khí, điện tử, vi mạch điện tử, tự động hoá, quản lý môi trường, quản lý chất lượng…để phục vụ nhu cầu tuyển dụng trong các khu công nghiệp và các khu chế xuất, tạo điều kiện cho người dân phải di chuyển có cơ hội hưởng lợi ích từ dự án mang lại.