Hoàn thiện chế độ tai lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tham gia BHXH Việt Nam

MỤC LỤC

Khái niệm và phân loại

Theo điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính Phủ, đối tượng bắt buộc tham gia BHXH bao gồm: Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước, trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên; người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp, có vốn đầu tư nước ngoài, các khu chế xuất, khu công nghiệp, trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam; người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể; người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang;. Chính vì vậy, Nghị định số 01/2003/ NĐ - CP của Chính phủ ngày 09/01/2003 đã bổ sung thêm một số đối tượng bắt buộc tham gia BHXH như sau: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức sử dụng lao động; Người lao động làm việc và hưởng tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và các cán bộ công chức, viên chức theo Pháp lệnh công chức. Về tình trạng đau ốm, việc trợ cấp phải bao gồm việc chăm sóc y tế gồm những nội dung sau: Sự chăm sóc y tế của các y bác sĩ điều trị chung và các chuyên gia cho người nằm viện hoặc không nằm viện, kể cả thăm bệnh tại nhà; sự chăm sóc về răng; sự chăm sóc của các hộ lí tại nhà hoặc trong bệnh viện hay tại một cơ quan y tế; Sự điều dưỡng tại bệnh viện, nhà nghỉ sau khi ốm đau, nhà an dưỡng hoặc tại các cơ quan an dưỡng khác; Sự hỗ trợ về vật liệu răng, thuốc men và các vật liệu y tế hoặc giải phẫu khác, kể cả các dụng cụ chỉnh hình và việc bảo dưỡng các dụng cụ đó và kính mắt; Sự chăm sóc của người làm nghề khác nhưng được công nhận hợp pháp là có liên quan đến nghề y tế tiến hành dưới sự giám sát của một thầy thuốc hoặc một nha sĩ.

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TNLĐ&BNN Ở VIỆT NAM

Tình hình chi trả chế độ TNLĐ&BNN

Với những người lao động bị tai nạn lao động làm tổn thương các chức năng lao động của chân, tay, tai, mắt, răng, cột sống … được trang cấp phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt phù hợp với các tổn thất chức năng theo niên hạn (các trang thiết bị này được quy định chi tiết theo thông tư số 06/LĐTBXH-TT ngày 04/04/1995 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thi hành một số điều để thực hiện Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ). Ngoài các hồ sơ theo dừi về thu nộp BHXH để xỏc định người lao động bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp có tham gia BHXH và tham gia có đầy đủ hay không thì hồ sơ giải quyết chế độ BHXH về TNLĐ&BNN còn phải có đủ các chứng cứ và được nhiều cơ quan BHXH tham gia và có có ý kiến xác định như: cơ quan thanh tra về an toàn lao động, cơ quan Thanh tra về vệ sinh an toàn lao động của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an khi bị tai nạn giao thông, đơn vị sử dụng lao động, Hội đồng Giám định y khoa…. Có thể thấy việc quy định quy trình giải quyết trợ cấp cho chế độ như trên là khá chặt chẽ và đầy đủ, tuy nhiên việc yêu cầu nhiều giấy tờ xác minh với những kí nhận của nhiều cơ quan đã gây phiền phức không ít cho người lao động nhất là khi ở Việt Nam ta công tác hành chính vẫn còn mang tính quan liêu, phiền hà đối khi đã gây ảnh hưởng lớn tới quyền lợi của người lao động.

Mặc dù theo quy định của điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghị định 12/CP của Chính phủ thì đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đã được mở rộng so với thời gian đầu (nếu như năm 1995 chúng ta chỉ có 2,8 triệu người tham gia BHXH bắt buộc thì tính tới cuối năm 2005 đã có hơn 5.7 triệu người) Tuy nhiên, với những quy định trên sẽ còn có rất nhiều người lao động không thuộc diện được bảo hiểm như lao động trong các ngành: ngư nghiệp, diêm nghiệp, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiêp … Như vậy, có thể thấy hiện nay BHXH mới chỉ điều chỉnh được gần 20% lực lượng lao động toàn xã hội và còn hơn 80% người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH. - Trên cơ sở nắm chắc những tư tưởng về các trường hợp được coi là TNLĐ&BNN theo Nghị định 12/CP thì để bảo đảm thực hiện chế độ được chặt chẽ chúng ta cần có những văn bản quy định cụ thể hơn về hoàn cảnh xảy ra tai nạn lao động như : khẳng định chỉ với những tai nạn lao động xảy ra do việc thực hiện đúng chuyên môn của mình thì mới đựoc coi là tai nạn lao động còn các trường hợp để xảy ra tai nạn nhưng do thiếu ý thức trách nhiệm, làm việc không đúng phận sự, đùa nghịch gây tai nạn thì không được hưởng quyền lợi nhận trợ cấp bảo hiểm. Như đã đề cập tới phần trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động theo điều 107 của Bộ luật lao động, các Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995, Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995…thì khi người lao động không may bị tai nạn lao động hay mắc phải bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phải chịu toàn bộ các chi phí về chăm sóc y tế từ khi người lao động bị nạn cho tới khi điều trị ổn định thương tật.

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động bị nạn được chăm sóc y tế đầy đủ hơn và cũng nhằm thực hiện sự công bằng giữa những người lao động, trong thời gian tới, một hệ thống các văn bản quy định những tiêu chuẩn chung về chăm sóc y tế đối với những trường hợp bị TNLĐ&BNN quy định chi tiết từ khâu cấp cứu, khám chữa, điều trị cho tới khi đã được điều trị ổn định hoặc tái phát cũng như những quy định về nội dung trợ cấp (thuốc men, cán bộ y tế.) là rất cần thiết và cần sớm được nghiên cứu và triển khai trên thực tế. - Đối với bệnh nghề nghiệp: với tốc độ kinh tế phát triển như hiện nay, càng ngày chúng ta lại càng có thêm nhiều nhân tố gây hại tới sức khoẻ của người lao động vì vậy các cơ quan chức năng nên nghiên cứu để có thể bổ sung kịp thời những bệnh nghề nghiệp mới vào hệ thống bệnh nghề nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện tốt hơn nữa quyền lợi của người lao động và cũng là tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện chế độ. Theo quy định thì người sử dụng lao động ngoài trách nhiệm phải chịu toàn bộ các chi phí y tế liên quan thì còn phải trả tiền lương đầy đủ cho người lao động trong suốt quá trình điều trị thương tật, có trách nhiệm sắp xếp lại công việc phù hợp cho người lao động sau khi họ bị tai nạn lao động, kể cả chi phí đào tạo lại cho người lao động nếu họ phải chuyển sang nghề khác ngoài ra đơn vị sử dụng lao động còn phải chịu trách nhiệm bồi thường một lần cho người lao động khi họ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Ngoài ra, đối với các đơn vị có khả năng tài chính eo hẹp, không có khả năng nộp BHXH kịp thời theo quy định hoặc cố tình không nộp đã gây ra tình trạng chậm thanh toán cả trợ cấp BHXH và khoản bồi thường của đơn vị sử dụng lao động, chi phí cho công tác sơ cứu, điều trị không được thực hiện đầy đủ, thiếu chu đáo gây khó khăn về kinh tế cũng như tâm lí cho người lao động khi bị TNLĐ hoặc mắc BNN. Còn đối với chính sách trợ cấp TNLĐ&BNN từ BHXH, khi người lao động tham gia BHXH bị TNLĐ&BNN thì tuỳ theo mức suy giảm khả năng lao động mà được hưởng trợ cấp một lần (với mức suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%) hoặc trợ cấp hàng tháng (với mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên), ngoài ra còn được trang cấp thêm các phương tiện trợ giúp phục hồi chức năng khác. Quỹ này sẽ đứng ra thanh toán thay cho người sử dụng lao động các chi phí y tế, tiền lương trong quá trình điều trị TNLĐ&BNN, trả trợ cấp thương tật cho tất cả các mức thương tật (không hạn chế ở mức 5% trở lên như hiện nay), đảm bảo các chi phí phục hồi chức năng và hỗ trợ kinh phí để bồi dưỡng, đào tạo lại nghề cho người lao động khi họ không còn có khả năng tiếp tục làm nghề cũ… Việc thành lập quỹ này sẽ tránh được sự e ngại về tâm lý và những vấn đề khác giữa người lao động và người sử dụng lao động khi xảy ra TNL hoặc BNN.

Bảng 10: Tổng hợp tình hình chi trả chế độ trợ cấp TNLĐ&BNN do nguồn Ngân sách nhà nước đảm bảo
Bảng 10: Tổng hợp tình hình chi trả chế độ trợ cấp TNLĐ&BNN do nguồn Ngân sách nhà nước đảm bảo

C KẾT LUẬN