Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta với ba phần tư diện tích là rừng, đồi núi - một điều kiện thiên nhiên ưu đãi. Rừng đã được xem là tài nguyên quý giá của đất nước, và ta đã tự hào vì nước ta có được “Rừng vàng biển bạc” với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao. Rừng cũng có ý nghĩa rất lớn trong tạo dựng môi trường sống trong sạch, ngăn chặn bão lũ, chống xói mòn…Thực tế cho thấy do thiếu hiểu biết hoặc không hiểu rõ tầm quan trọng của rừng rất nhiều người đã chặt phá rừng bừa bãi, "đốt nương làm rẫy" khai phá rừng một cách vô ý thức. Một bộ phận không nhỏ biết được lợi ích to lớn của rừng, hiểu được sự sai trái trong hành động của mình nhưng vẫn chặt trộm, khai khác rừng trái phép để kiếm lợi về mình. Chỉ vì thiếu ý thức của người dân, cơ chế, chính sách để khuyến khích công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát huy quyền làm chủ của chủ rừng mà hàng trăm, hàng nghìn hecta rừng bị phá hủy, thiêu rụi trong ngọn lửa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và thiệt hại to lớn về kinh tế xã hội. Mất rừng đồng nghĩa với việc môi trường sống của con người đang dần dần bị tàn phá, hủy hoại. Thực tế cho thấy, nạn phá rừng vẫn diễn ra lúc ngấm ngầm, khi công khai trên diện rộng. Các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, các tác động xâm hại rừng vẫn diễn ra làm mất cân bằng sinh thái, chất lượng rừng suy giảm chức năng phòng hộ, tính đa dạng sinh học và khả năng phát triển kinh tế rừng giảm sút. Trong những năm qua, mặc dù hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, phát triển rừng đã dần được hoàn thiện. Luật Bảo vệ và phát triển rừng đã được ban hành năm 2004 (thay thế sửa đổi Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991). Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách về bảo vệ rừng và khuyến khích trồng rừng. Lực lượng Kiểm lâm đã có nhiều biện pháp kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý, tăng cường bổ sung hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, đầu tư trang thiết bị, con người để đấu tranh với nạn phá rừng, đảm bảo cho tài nguyên rừng phát triển bền vững. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La là cơ quan hành chính trực thuộc Sở NN&PTNT, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở và UBND tỉnh tổ chức các hoạt động QLNN về bảo vệ rừng, trong những năm qua cũng đã có nhiều cố gắng trong triển khai thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Nhờ đó đã đóng góp tích cực trong việc hạn chế nạn phá rừng và những hành vi vi phạm luật bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Sơn la. Tuy nhiên, do nhiều lý do chủ quan và khách quan, trong đó có những hạn chế về nguồn lực, quyền hạn, tổ chức quản lý của Chi cục và đặc biệt là những bất cập của hệ thống pháp luật đã dẫn đến những hạn chế trong công tác QLNN bảo vệ rừng của chi cục Kiểm lâm Sơn La. Để thực thi tốt chức năng nhiệm vụ bảo vệ rừng trong những năm tới cần tăng cường hơn nữa hiệu lực của công tác QLNN, đặc biệt là công tác kiểm tra và xử lý vi phạm đối với những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng. Do đó, tác giả chọn đề tài: “Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La”, nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ của mình.
Trang 1Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, khôngsao chép của ai Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thôngtin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tàiliệu của luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả
Bùi Thanh Tâm
Trang 2Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu, Viện đào tạo sauđại học trường Đại học Kinh tế Quốc dân và toàn thể các thầy cô giáo đặc biệt làPGS.TS Trương Đoàn Thể là người hướng dẫn trực tiếp tôi để thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâmSơn La đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi theo học và hoàn thiện bản luận văn.Tôi xin chân thành cảm ơn đến các đồng nghiệp đã dành thời gian giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình thu thập, cung cấp tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thành đề tài nghiên cứu này nhưngkhông thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đónggóp của các nhà khoa học và các đồng nghiệp để luận văn tốt nghiệp này được hoànthiện hơn Xin trân trọng cảm ơn
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả
Bùi Thanh Tâm
Trang 3LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5 Tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài 3
1.6 Cấu trúc của luận văn 6
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM 7
2.1 Rừng và QLNN bảo vệ rừng 7
2.1.1 Rừng và tầm quan trọng của rừng 7
2.1.2 Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng 9
2.2 Kiểm tra trong QLBVR 10
2.2.1 Khái niệm Kiểm tra trong QLBVR 10
2.2.2 Đối tượng kiểm tra 12
2.2.3 Nguyên tắc kiểm tra, trong QLBVR 13
2.2.4 Vai trò của công tác kiểm tra 15
2.2.5 Các hình thức và nội dung kiểm tra quản lý bảo vệ rừng 16
2.2.6 Quy trình kiểm tra 19
2.2.7 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm tra QLBVR 20
2.3 Xử lý vi phạm hành chính trong quản lý bảo vệ rừng 22
2.3.1 VPHC và hậu quả của VPHC trong QLBVR 22
2.3.2 Xử lý VPHC trong QLBVR 26
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA CHI CỤC KIỂM LÂM SƠN LA 31
3.1 Đặc điểm, kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La có ảnh hưởng đến QLBVR 31
3.1.1 Địa hình, khí hậu 31
Trang 43.2 Khái quát về Chi cục Kiểm lâm Sơn La 35
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 35
3.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của Chi cục kiểm lâm 36
3.2.3 Địa bàn hoạt động 39
3.3 Thực trạng công tác kiểm tra QLBVR tại Chi cục Kiểm lâm Sơn La 40
3.3.1 Công tác xây dựng kế hoạch 40
3.3.2 Trình tự thủ tục kiểm tra 43
3.3.3 Nội đung công tác kiểm tra quản lý bảo vệ rừng 46
3.3.4 Thực trạng về kiểm tra nội bộ lực lượng Kiểm lâm 54
3.4 Thực trạng VPHC và xử phạt VPHC tại Chi cục Kiểm lâm Sơn La 55
3.4.1 Thực trạng VPHC và các hình thức vi phạm chủ yếu trong QLBVR 55
3.4.2 Thực trạng xử phạt hành chính trong lĩnh vực QLBV rừng 59
3.5 Các biện pháp nghiệp vụ được Chi cục Kiểm lâm Sơn La áp dụng trong phát hiện các hành vi vi phạm 61
3.6 Đánh giá chung về công tác kiểm tra và xử lý VPHC trong QLBVR tại Sơn La 63
3.6.1 Những mặt tích cực 63
3.6.2 Những hạn chế tồn tại cần khắc phục 64
3.6.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính 70
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG CỦA CHI CỤC KIỂM LÂM SƠN LA 76
4.1 Định hướng, tăng cường công tác QLBVR đến năm 2020 76
4.1.1 Định hướng quản lý bảo vệ rừng đến năm 2020 76
4.1.2 Định hướng chủ yếu công tác kiểm tra và xử lý VPHC trong lĩnh vực QLBV rừng đến năm 2020 77
4.2 Nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La 77
4.3 Một số giải pháp tăng cường công tác kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính trong QLBVR 79
4.3.1 Các giải pháp đối với Chi cục Kiểm lâm 79
4.3.2 Các giải pháp đối với chính quyền các cấp 92
4.4 Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước cấp trên 93
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trang 6Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Sơn La 34
Bảng 3.2 Trang thiết bị PCCCR đầu tư qua các năm 47
Bảng 3.3 Kết quả thực hiện kiểm tra quản lý đất, và diễn biến rừng qua các năm .51
Bảng 3.4 Số vụ kiểm tra và số thu nộp ngân sách 59
Bảng 3.5 Số lượng tang vật tịch thu 60
Bảng 3.6 Tổng hợp kiểm lâm địa bàn xã 68
BIỂU Biểu đồ 3.1 Diện tích đất có rừng giai đoạn 2007-2011 33
Biểu đồ 3.2 Công tác kiểm tra QLBVR năm 2007-2011 48
Biểu đồ 3.3 Số vụ vi phạm về khai thác lâm sản từ 2007-2011 53
Biểu đồ 3.4 Số lượng các vụ vi phạm các quy định bảo vệ rừng 55
Biểu đồ 3.5 Các loại hình vi phạm từ 2007-2011 55
Biểu đồ 3.6 Hành vi phá rừng làm nương năm 2007 56
SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Vai trò của rừng đối với con người 8
Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm tra, kiểm soát lâm sản 19
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm Sơn La 37
Trang 7CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, mặc dù hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách khuyếnkhích bảo vệ rừng, phát triển rừng đã dần được hoàn thiện Luật Bảo vệ và pháttriển rừng đã được ban hành năm 2004 (thay thế sửa đổi Luật bảo vệ và phát triểnrừng năm 1991) Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách về bảo vệ rừng vàkhuyến khích trồng rừng Lực lượng Kiểm lâm đã có nhiều biện pháp kiện toàn cơcấu tổ chức quản lý, tăng cường bổ sung hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, quyềnhạn, đầu tư trang thiết bị, con người để đấu tranh với nạn phá rừng, đảm bảo cho tàinguyên rừng phát triển bền vững
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La là cơ quan hành chính trực thuộc SởNN&PTNT, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở và UBND tỉnh tổ chức cáchoạt động QLNN về bảo vệ rừng, trong những năm qua cũng đã có nhiều cố gắngtrong triển khai thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình Nhờ đó đã đóng góp tíchcực trong việc hạn chế nạn phá rừng và những hành vi vi phạm luật bảo vệ rừngtrên địa bàn tỉnh Sơn la Tuy nhiên, do nhiều lý do chủ quan và khách quan, trong
đó có những hạn chế về nguồn lực, quyền hạn, tổ chức quản lý của Chi cục và đặcbiệt là những bất cập của hệ thống pháp luật đã dẫn đến những hạn chế trong côngtác QLNN bảo vệ rừng của chi cục Kiểm lâm Sơn La Để thực thi tốt chức năng nhiệm
vụ bảo vệ rừng trong những năm tới cần tăng cường hơn nữa hiệu lực của công tácQLNN, đặc biệt là công tác kiểm tra và xử lý vi phạm đối với những hành vi vi phạm
pháp luật về quản lý bảo vệ rừng Do đó, tác giả chọn đề tài: “Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La”, nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ của mình
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động kiểm tra trong QLBVRtạo dựng cơ sở lý luận cho nghiên cứu đề tài
Trang 8- Là luận văn triển khai nghiên cứu có hệ thống những vấn đề có tính chất lýluận về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lýbảo vệ rừng.
- Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra, xử lý VPHC trong QLBVR ở tỉnhSơn La Trên cơ sở đó đánh giá những mặt tích cực và hạn chế, vướng mắc, khókhăn trong hoạt động kiểm tra, xử lý VPHC trong QLBVR trên địa bàn, từ đó tìm racác nguyên nhân của những hạn chế mà lực lượng Kiểm lâm Sơn La gặp phải tronghoạt động kiểm tra và xử lý VPHC
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, xử lý VPHCtrong quản lý bảo vệ rừng ở Sơn La đến năm 2020 Đồng thời đưa ra một số kiếnnghị đối với quản lý nhà nước trong kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trongQLBVR nói chung
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là những vấn đề có tính lý luận và thựctiễn đối với hoạt động kiểm tra và xử phạt VPHC trong QLBVR
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động kiểm tra và xử phạt VPHC trong QLBVR ởtỉnh Sơn La
Về mặt không gian: Hoạt động kiểm tra và xử phạt VPHC trong QLBVR ởtỉnh Sơn La trong giai đoạn 2007-2011 và đề xuất các giải pháp đến năm 2020
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu Chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp bao gồmgiáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo, các công trình nghiên cứu khoa học đã công
bố, các bài báo đăng trên các tạp chí và các báo cáo tổng kết thực trạng hoạt động kiểmtra và xử phạt hành chính trong quản lý bảo vệ rừng của tỉnh Sơn La
Phương pháp phân tích dữ liệu Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích,tổng hợp, đối chiếu, so sánh để nghiên cứu đánh giá tình hình thực tế và rút ranhững kết luận phù hợp Phương pháp phân tích hệ thống được sử dụng để phântích các mối quan hệ giữa các hoạt động, các yếu tố bên trong và bên ngoài hệ thống
để đánh giá tình hình kiểm tra, và xử phạt VPHC trong quản lý bảo vệ rừng ở Sơn
Trang 9la Sử dụng các công cụ mô hình hóa các dữ liệu bằng các biểu đồ, sơ đồ, bảng biểugiúp các nội dung trình bày mang tính trực quan, thể hiện rõ hơn mối liên hệ giữacác yếu tố được trình bày
1.5 Tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài
Ở Việt nam có nhiều các công trình nghiên cứu về bảo vệ tài nguyên rừng ởnhiều lĩnh vực với nhiều khía cạnh khác nhau như Luận văn thạc sĩ luật học “Một sốvấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay”[Nguyễn Thị ThanhHuyền, 2004] Tác giả này nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của pháp luật bảo vệrừng, đề xuất các giải pháp đổi mới, hoàn thiện pháp luật bảo vệ rừng
Luận văn thạc sĩ luật học “QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng
ở Việt Nam hiện nay”[Hà Công Tuấn, 2002] Tác giả nhấn mạnh công cụ QLNNnói chung và QLBVR nói riêng thì công cụ pháp luật đóng vai trò rất quan trọng
Và nhiều công trình khác của nhiều tác giả như: "Pháp luật về xử phạt VPHC
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường” [Trần Thị Lâm Thi, Luận văn thạc sĩ Luật học,Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003]; "Tình hình thực hiện pháp luật trong lĩnh vựcquản lý và bảo vệ tài nguyên rừng” [Võ Mai Anh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Họcviện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2007]; “Pháp luật xử phạt VPHC lý luận vàthực tiễn" [ Bùi Tiến Đạt, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2008]; “Xử phạt VPHC trong QLBVR” [ Luận văn ThS Luật: 60 38 01Nguyễn Thị Ngọc Bích, 2008], tác giả đã đề cập đầy đủ từ đặc điểm, khái niệm, vaitrò của pháp luật đối với công tác QLBVR
Gần đây có bài nghiên cứu khoa học về “Thực trạng bảo vệ rừng Việt Nam”
đề tài tập trung vào tình hình bảo vệ rừng ở Việt Nam đồng thời đưa ra một số giảipháp về bảo vệ rừng Nhìn chung đề tài đã đánh giá được vai trò của rừng, một sốnguyên nhân dẫn đến tình trạng phá rừng, phân tích thực trạng công tác QLBVRhiện nay và đưa ra một số giải pháp giảm thiểu tình trạng phá rừng tại Việt Nam
Nhìn chung, các đề tài trên mới chỉ đề cập đến vi phạm pháp luật, VPHC nóichung; phân tích, đánh giá tổng quan một số khía cạnh về vai trò của pháp luậttrong QLBVR hoặc đánh giá tổng quan về vai trò của rừng chứ chưa đánh giá đến
Trang 10công tác kiểm tra của lực lượng Kiểm lâm đối với công tác QLBVR, đặc biệt cụ thể
1.6 Cấu trúc của luận văn
Nội dung chính của luận văn gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
- Chương 2: Lý luận chung về kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý bảo
vệ tài nguyên rừng của lực lượng Kiểm lâm
- Chương 3: Thực trạng công tác kiểm tra và xử lý VPHC của Chi cục Kiểm
lâm Sơn La
- Chương 4: Một biện pháp tăng cường hoạt động kiểm tra và xử lý VPHC
trong QLBVR của Chi cục Kiểm lâm Sơn La
và chất lượng Để thực hiện những chức năng quản lý trong lĩnh vực bảo vệ rừngcác quốc gia thường thiết lập một hệ thống cơ quan tổ chức riêng đó là Kiểm lâm
Trang 112.2 Kiểm tra trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng
Kiểm tra trong QLBVR là xem xét đánh giá kết luận về hoạt động của đốitượng về việc tuân thủ các quy định và áp dụng các biện pháp để phòng ngừa vàngăn chặn và xử lý vi phạm Do vậy, kiểm tra quản lý bảo vệ rừng chính là mộtcông đoạn và là một yếu tố cấu thành của hoạt động Lãnh đạo quản lý Nhà nướccủa cơ quan Kiểm lâm Hoạt động quản lý của cơ quan Kiểm lâm bao gồm từ việcxây dựng các mục tiêu kế hoạch trong giai đoạn nhất định đến việc tổ chức để thựchiện các mục tiêu kế hoạch đó và sau cùng là tiến hành kiểm tra, phát hiện, ngănchặn những tác động bất lợi đến tài nguyên rừng, việc thực hiện đó như thế nào để
từ đó tác động ngược trở lại từ khâu xác định chủ trương kế hoạch có hợp lý haykhông nhằm đảm bảo cho hoạt động của cơ quan Kiểm lâm đạt được hiệu quả cao
Kiểm tra bảo vệ tài nguyên rừng là một trong bốn chức năng cơ bản của quản
lý rừng theo mô hình chức năng Bên cạnh việc tôn trọng ý thức tự giác bảo vệ môitrường và tài nguyên của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng tổ chức, cơ quan Kiểmlâm thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuânthủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật
về quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Kiểm tra quản lý bảo vệ tài nguyên rừng là mộtbiện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp chủ rừng, cộng đồng,
tổ chức nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời pháthiện các hành vi vi phạm của họ
Kiểm tra trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng theo các hình thức và nội dung sau:
Một là, Theo tính kế hoạch được tiến hành kiểm tra theo chương trình, kế
hoạch và kiểm tra đột xuất
Hai là, Theo nội dung và phạm vi kiểm tra trong đó chủ thể tiến hành kiểm
tra toàn diện và kiểm tra thông thường:
Ba là, Kiểm tra các chủ thể tham gia quan hệ bảo vệ rừng là nội dung cơ bản
và quan trọng nhất của công tác kiểm tra quản lý bảo vệ rừng Trong đó chủ yếu
kiểm tra các nội dung như: Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; Công tác giao đất, quản lý sản xuất nương rẫy và theo dõi diễn biến rừng; Công tác quản
Trang 12lý, bảo vệ động vật hoang dã và Kiểm tra tình hình chế biến, vận chuyển, khai thác lâm sản.
Bốn là, Kiểm tra nội bộ là một quá trình các phòng nghiệp vụ chuyên ngành
kiểm tra lại các công chức kiểm tra, các đơn vị, các bộ phận trực thuộc trong việcthực hiện chức năng nghề nghiệp của mình
2.3 Xử lý vi phạm hành chính trong quản lý bảo vệ rừng
Theo nghị định 99/2009/NĐ-CP thì xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lýrừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là việc áp dụng hình thức xử phạt chính (cảnhcáo; phạt tiền), hình thức xử phạt bổ sung (tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉhành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi hành chính), các biệnpháp khắc phục hậu quả đối với hành vi VPHC Xử phạt VPHC trong QLBVR cómột số đặc điểm riêng, thể hiện:
Thứ nhất, Xử phạt VPHC trong quản lý và bảo vệ rừng chỉ được áp dụng với
cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng,bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chưa gây thiệt hại hoặc đã gây thiệt hại đến rừng,lâm sản, môi trường rừng
Thứ hai, Xử phạt VPHC trong quản lý và bảo vệ rừng được tiến hành bởi cácchủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Thứ ba, VPHC trong QLBVR được tiến hành theo những nguyên tắc, thủtục, trình tự theo quy định được quy định trong các văn bản của pháp luật về xửphạt VPHC nói chung và pháp luật hành chính về quản lý và bảo vệ rừng nói riêng
về xử phạt hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
Thứ tư, Kết quả của hoạt động xử phạt VPHC trong QLBVR thể hiện ởquyết định xử phạt VPHC ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt áp dụng đốivới tổ chức, cá nhân VPHC
Trang 13CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH CỦA CHI CỤC KIỂM LÂM SƠN LA 3.1 Thực trạng công tác kiểm tra QLBVR tại Chi cục Kiểm lâm Sơn La
3.1.1 Công tác xây dựng kế hoạch
Để có cơ sở thực tiễn vững chắc hơn trong việc bảo đảm kế hoạch công táctrở thành công cụ thực hiện có hiệu quả trong quản lý, chỉ đạo, điều hành việc thựchiện các nhiệm vụ, Chi cục Kiểm lâm luôn chú trọng xây dựng và thực hiện kếhoạch kiểm tra lâm sản và phòng cháy chữa cháy rừng
♦ Ưu điểm:
Công tác xây dựng kế hoạch từ đơn giản, hệ thống chỉ tiêu sơ sài, thiếu đánhgiá nguồn nhân lực trước đây đã tiến đến một phương pháp xây dựng kế hoạch kiểmtra, thanh tra khoa học, dựa trên hệ thống các chỉ tiêu đánh giá độ rủi ro, mức độtuân thủ pháp luật về quản lý bảo vệ rừng của các cá nhân, tổ chức Do vậy đã hạnchế việc kiểm tra, thanh tra tràn lan do hoạt động thanh tra, kiểm ĐTNT được thựchiện trên cơ sở phân tích các dữ liệu về đối tượng kiểm tra và kết hợp các nguồnthông tin khác như thông về tình hình chấp hành pháp luật về quản lý bảo vệ rừngnắm được qua công tác quản lý để lựa chọn chính xác hơn những đối tượng vi phạmpháp luật về bảo vệ rừng, cụ thể các tiêu chí để lựa chọn đối tượng để kiểm tra,thanh tra tại Chi cục Kiểm lâm Sơn La
♦ Hạn chế
Mặc dù việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra trong mấy năm gầnđây đã có những bước chuyển biến, tiến bộ, mang hiệu quả cho công tác QLBVRcủa toàn ngành Nhưng trên thực tế đối tượng kiểm tra chủ yếu được định đoạt bởiviệc cung cấp thông tin từ quần chúng Vấn đề đặt ra là độ chính xác của các thôngtin mà cơ quan kiểm lâm thu thập được, độ tin cậy của thông tin đầu vào này đượcđảm bảo đến đâu, từ nguồn nào? Chính thức hay không chính thức? Bên cạnh đó,việc xây dựng kế hoạch kiểm tra vẫn còn mang tính hình thức, có những điểm bấtcập trong đó vẫn để xẩy ra tình trạng chồng chéo về nội dung, phạm vi
Trang 143.1.2 Trình tự thủ tục kiểm tra
Trình tự, thủ tục kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính là cơ sở cho hoạtđộng kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm của lực lượng kiểm lâm, tránh tình trạng tùytiện hoặc đơn giản hóa hoặc không đúng trình tự, quy định của pháp luật Qua thựchiện kiểm tra, kiểm soát quản lý bảo vệ rừng tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La đã
có những chuyển biến tích cực so với trước đây, Cụ thể:
Quy trình kiểm tra và xử phạt vi phạm làm cơ sở cho hoạt động kiểm tra và
xử lý VPHC của lực lượng Kiểm lâm tránh tình trạng tùy tiện, đơn giản hóa hoặcphức tạp hóa hoạt động kiểm tra - xử lý không đúng trình tự thủ tục Trình tự cácbước kiểm tra được quy định rõ ràng hơn, gắn trách nhiệm của từng người, từng bộphận tham gia hạn chế được tình trạng đối tượng vi phạm và cán bộ kiểm tra
3.2 Thực trạng vi phạm và xử phạt VPHC trong lĩnh vực QLBVR
3.2.1 Tình hình vi phạm trong những năm gần đây
Theo thống kê trong 5 năm qua (2007-2011), Chi cục kiểm lâm Sơn La đãphát hiện 7.203 vụ vi phạm hành chính trong QLBVR Bình quân hàng năm là1.440,6 vụ Trong 5 năm đó, số vụ vi phạm hành chính cao nhất là năm 2007: 1606vụ; 3 năm tiếp đó có giảm chút ít, đặc biệt giảm nhanh vào năm 2010 còn 1169 vụ.Mặc dù năm 2009 tổ số vụ vi phạm giảm nhưng số vụ vi phạm lại có chiều hướnggia tăng ở các khu vực rừng phòng hộ xung yếu và mức độ thiệt hại về rừng lạităng Sang đến năm 2011 lại tiếp tục tăng cao với tổng số vụ vi phạm 1570 vụ Con
số trên cho thấy tình trạng vi phạm hành chính trong QLBVR còn diễn ra khá phứctạp, chưa có chiều hướng giảm
Bảng 4: Số vụ kiểm tra và số thu nộp ngân sách
ĐVT: Nghìn đồng
xử lý
Trị giá (nghìn đồng)
Trang 15Qua xử lý các vụ vi phạm QLBVR trên địa bàn tỉnh Sơn La trong 05 năm từ2007-2011, đã tịch thu được 2.675,83 m3 gỗ các loại và nhiều loại lâm sản như củi,cây xanh, động vật rừng như (rắn, gấu, trăn, cầy, khỉ…) thu nộp ngân sách nhà nước
trên 23,464 tỷ đồng Xét riêng trong năm 2011 việc sử phạt hành chính về QLBVR
đem lại số thu ngân sách là 5,940 tỷ đồng bằng 52,8% tổng số thu ngân sách năm
2007 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La Các vụ bắt giữ liên quan đến động vậthoang dã bất hợp pháp từ năm 2007-2011 ở Sơn La cho thấy ít nhất có 141 cá thểđộng vật đã bị thu giữ
Bảng 5: Số lượng tang vật tịch thu
TT Tang vậttịch thu ĐVT 2007Năm Năm2008 2009Năm Năm2010 Năm2011
(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La)
Việc xử lý vi phạm căn cứ theo Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcquản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Đến nay, việc xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng được điều chỉnh bởi Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
Trang 16trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Số thu nộp ngân sáchlớn hơn trước do tính chất quy mô các vụ vi phạm lớn và quy định trong Nghị định số99/2009/NĐ-CP có mức xử phạt VPHC thích ứng với từng mức độ vi phạm.
3.2.2 Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLBVR
♦ Những kết quả đạt được
Thứ nhất, công tác xử phạt VPHC về QLBVR theo quy định của Pháp lệnh
Xử lý VPHC và Nghị định 99/2009/NĐ-CP được thực hiện tương đối tốt, bảo đảm
sự thống nhất trong toàn ngành, hoạt động ngày càng có nề nếp
Thứ hai, việc tổ chức thực hiện quyết định xử phạt, giải quyết khiếu nại
quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn được thực hiện theođúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục Pháp lệnh, Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bảnliên quan, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xử phạt, khiếu nại
Pháp lệnh Xử lý VPHC, Nghị định 119/2009/NĐ-CP, Nghị định số32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 đã tạo khung pháp lý đầy đủ, tạo điều kiện cho côngtác xử phạt VPHC về QLBVR được thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc
♦ Những tồn tại, vướng mắc
- Số vụ vi phạm hành chính về bảo vệ rừng được kiểm tra, phát hiện và xửphạt hành chính còn ít hơn khá nhiều so với tổng số lượng vụ VPHC trong thực tế.Vẫn còn để lọt nhiều hành vi vi phạm hành chính trong bảo vệ rừng trên địa bàntỉnh, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa có địa bàn hiểm trở
- Chưa đẩy lùi được nạn vi phạm hành chính trong quản lý bảo vệ rừng trênđịa bàn tỉnh Mức độ xử lý vi phạm hành chính trong bảo vệ rừng chưa đủ sức răn
đe đối với các đối tượng vi phạm
- Công tác xử lý vi phạm hành chính còn kéo dài dây dưa, nhiều hành vi viphạm mặc dù đã có quyết định xử phạt hành chính nhưng việc thực thi quyết địnhkhá chậm do đối tượng vi phạm cố tình chây ỳ hoặc bỏ trốn
- Trong nhiều trường hợp đối tượng vi phạm bỏ trốn, tang vật thu giữ đượckhông được xử lý dứt điểm Cơ quan kiểm lâm còn gặp nhiều lúng túng trong xử lýtang vật vi phạm vô chủ
CHƯƠNG 4
Trang 17MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA
VÀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ
RỪNG CỦA CHI CỤC KIỂM LÂM SƠN LA
4.1 Các giải pháp đối với Chi cục Kiểm lâm
4.1.1 Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra trong bảo vệ rừng
Xây dựng kế hoạch là khâu mở đầu định hướng giúp cho Chi cục kiểm lâmtỉnh chủ động trong việc bố trí lực lượng cán bộ nhân viên kiểm lâm ở những địađiểm trọng yếu và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý
Hiện nay hoạt động kiểm tra QLBVR mới đang được lập trên cơ sở cácnguồn tin báo của quần chúng nhân dân; đơn thư, khiếu nại của các tổ chức, cá nhânhoặc chỉ đạo của cấp trên Có thể nói công tác lập kế hoạch rất bị động mang tínhđối phó với các trường hợp, tình huống khi nhận được thông tin từ các nguồn khácnhau về các hiện tượng vi phạm hành chính trong bảo rừng Chi cục Kiểm lâm đãchưa quan tâm và xác định tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch kiểm tra xử lýVPHC trong QLBVR Trong thời gian tới Chi cục cần kịp thời khắc phục yếu kémnày Trước hết cần nắm chắc tình hình tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh cả về diệntích, phân bố, đặc điểm tính chất các loại tài nguyên rừng, sự phân bố dân cư, cácđiều kiện giao thông, địa hình để xác định những địa điểm then chốt có tính nhạycảm dễ bị vi phạm Thường xuyên tổng kết đánh giá các vụ vi phạm hành chính vềbảo vệ rừng đã xảy ra trên địa bàn tỉnh trong thời gian trước đây để thấy đượcnguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm của các đối tượng Tiến hành phân tích thủđoạn của các đối tượng vi phạm hành chính trong bảo vệ rừng Từ kết quả củanhững phân tích trên dự báo trước những khả năng vi phạm có thể xảy ra, khoanhvùng xác định những điểm quan trọng, những điểm nóng để lên kế hoạch tuần tra,kiểm tra kiểm soát phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm trước khi chúngxảy ra Sau khi xác định những địa bàn quan trọng cần xây dựng kế hoạch cụ thể,chi tiết về thời gian, phân công trách nhiệm cho các đội kiểm lâm, xác định sốlượng nhân viên kiểm lâm và phương tiện trang thiết bị cần thiết cho công tác tuần
Trang 18tra kiểm soát trên các địa bàn đó Lập kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các chínhquyền địa phương đặc biệt là cấp xã trong quản lý bảo vệ rừng để huy động lựclượng tại chỗ và tăng cường trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở trong bảo vệrừng Để làm tốt công tác xây dựng kế hoạch Chi cục kiểm lâm tỉnh cần lựa chọn,phân công trách nhiệm lập kế hoạch cho những cán bộ có năng lực trong lĩnh vựcnày Nên có bộ phận lập kế hoạch chuyên trách, hàng năm hàng quý hàng tháng cầnphải có kế hoạch cụ thể gửi xuống tận cơ sở Đồng thời với việc xây dựng kế hoạchkiểm tra bảo vệ rừng hàng quý cần đánh giá công tác lập kế hoạch để xác địnhnhững mặt được và những hạn chế trong công tác lập kế hoạch đó Trên cơ sở đó rútkinh nghiệm làm cho công tác lập kế hoạch ngày càng hoàn thiện xác thực và hiệuquả hơn.
Ngoài lập kế hoạch kiểm tra bảo vệ rừng Chi cục Kiểm lâm cần tham mưugiúp UBND Tỉnh, huyện, xã điều tra, khảo sát diện tích rừng và đất lâm nghiệp xâydựng Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2015; Quy hoạch bảo vệ và pháttriển rừng đến năm 2020 ở địa phương Hằng năm căn cứ theo Kế hoạch và Quyhoạch được phê duyệt và tình hình hoạt động lâm nghiệp ở địa phương Lập Kếhoạch bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và tham mưu tổchức chỉ đạo, điều hành quyết liệt triển khai thực hiện tốt các nội dung của Kếhoạch đã được ban hành
Tăng cường xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ: Thông qua công táckiểm tra nội bộ, Chi cục Kiểm lâm sẽ giám sát đối với tất cảc các hoạt động của các
bộ phận quản lý, một cách trung thực, khách quan Điều này sẽ hạn chế các hành vitiếp tay, tùy tiện trong QLBVR nói chung và công tác kiểm tra việc khai thác, buônbán, vận chuyển trái phép lâm sản và động vật rừng hướng tới mục tiêu xây dựnglực lượng Kiểm lâm trong sạch, vững mạnh
4.1.2 Đổi mới hoạt động kiểm tra QLBVR
Công tác kiểm tra luôn là một trong những khâu rất quan trọng để ngăn chặn,phát hiện và xử lý các vụ vi phạm hành chính trong bảo vệ rừng Việc tăng cườngkiểm tra làm cho các đối tượng có ý định xâm hại rừng phải lo sợ nhờ đó giúp ngăn
Trang 19chặn chúng có những hành vi phá hoại rừng và tài nguyên rừng Hơn nữa việc kiểmtra phát hiện và xử lý vi phạm hành chính là công cụ răn đe những kẻ cố tình pháhoại rừng Kế hoạch kiểm tra vi phạm hành chính bảo vệ rừng có làm tốt và chặtchẽ đến đâu nhưng nếu không triển khai hoạt động kiểm tra thì kế hoạch cũng vẫnmãi mãi nằm trên văn bản giấy tờ và không bao giờ đi vào thực tế được Chính vìvậy tăng cường công tác kiểm tra vi phạm hành chính trong bảo vệ rừng là khâu tiếptheo để biến kế hoạch kiểm tra vi phạm hành chính bảo vệ rừng thành hiện thực.Kết quả của kiểm tra còn dùng làm cơ sở cho việc ra các quyết định xử lý vi phạmhành chính trong quản lý bảo vệ rừng một cách chính xác, đúng đối tượng, đúngmúc độ vi phạm.
Tuy nhiên trong thực hoạt động bảo vệ rừng dưới góc độ kiểm tra của lựclượng Kiểm lâm trên địa bàn tỉnh từ trước đến nay mới chỉ tập trung vào việc bắtgiữ các hành vi, vi phạm do vậy luôn bị động trước những hoạt động về khai thác,buôn bán, vận chuyển, phá rừng…Để khắc phục tình trạng này trong thời gian tớiChi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La cần:
- Tăng cường số lượng chuyên trách kiểm tra, đồng thời đào tạo cán bộ, nângcao chất lượng đời sống cán bộ Trong đó chú trọng các yếu tố: “cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư” Đối với cán bộ làm công tác kiểm tra yếu tố đạo đức nghềnghiệp hết sức quan trọng Lựa chọn những người có đủ năng lực, sự hiểu biết vềpháp luật, những quy định trong quản lý bảo vệ rừng và đặc biệt là phẩm chất đạođức tốt là yếu tố quyết định đảm bảo cho công tác kiểm tra được khách quan,nghiêm minh, đúng pháp luật và đạt được những mục tiêu đặt ra
- Công tác kiểm tra cần được tiến hành một cách nghiêm túc theo đúng kếhoạch cho từng địa bàn, xác định trước mục tiêu, phạm vi và các nội dung cần kiểmtra một cách chi tiết cụ thể Ngoài việc tiến hành kiểm tra theo kế hoạch cũng cầntiến hành kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện ngăn chặn kịp thời những hành vi viphạm hành chính bảo vệ rừng.Chú trọng quản lý chặt, duy trì kiểm tra thườngxuyên, đột xuất các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản, đặc biệt là kiểm tra nguồnnguyên liệu đầu vào; phối hợp với các cơ quan chức năng trong kiểm soát lưu thông
Trang 20lâm sản trên địa bàn, đảm bảo lâm sản đưa vào chế biến, lưu thông phải có nguồngốc hợp pháp; quán triết và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Thông tư số01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ NN&PTNT về quy định hồ sơlâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản; Tăng cường kiểm tra các hoạtđộng vận chuyển, buôn bán lâm sản, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm.Kết hợp chặt chẽ giữa các hình thức kiểm tra cùng với việc triển khai kiểm tra đồng
bộ toàn diện có tác dụng cảnh báo làm nhụt chí các đối tượng có ý định vi phạm bảo
vệ rừng Để công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao, đòi hỏi cán bộ lãnh đạo cao nhấtphải quan tâm đúng mức và thường xuyên, kiên quyết chỉ đạo sát sao công tác này.Việc quan tâm đôn đốc chỉ đạo công tác kiểm tra của lãnh đạo cấp cao trong chi cụcvừa đảm bảo công tác kiểm tra đi vào nề nếp vừa nâng cao ý thức trách nhiệm củacán bộ kiểm tra Tăng cường công tác kiểm tra gắn với quy định rõ trách nhiệm,nhiệm vụ của cán bộ kiểm tra và thường xuyên đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm
vụ của cán bộ kiểm tra Việc đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ giúp cho cán bộkiểm tra nâng cao ý thức trách nhiệm và phẩm chất chính trị của mình trong côngtác, đồng thời cũng chỉ ra cho họ những điểm chưa làm tốt cần khắc phục Đó lànhững bài học king nghiệm quý giá góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ của cán bộ kiểm tra, xử lý trong vi pham hành chính bảo vê rừng Cùng với tăngcường trách nhiệm cũng cần quan tâm tới động viên nâng cao đời sống vật chất tinhthần của cán bộ kiểm tra
Một vấn đề khác cũng cần tập trung giải quyết trong công tác kiểm tra làkiên quyết triệt để thực hiện kiểm tra trực tiếp hạn chế trung gian, gián tiếp có cácchế tài thích hợp, kiên quyết xử lý vi phạm, nâng cao tinh thần tự giác trong quátrình kiểm tra
Để công tác kiểm tra xử lý VPHC trong bảo vệ rừng được nghiêm minh,khách quan, nhanh chóng kịp thời Chi cục kiểm lâm tỉnh cần thiết lập đường dâynóng, hộp thư góp ý và cơ chế kiểm tra giám sát của lực lượng kiểm lâm
4.1.3 Nâng cao năng lực và phẩm chất cán bộ kiểm lâm
Trang 21Công tác QLBVR ngày càng được xã hội quan tâm, vai trò, vị trí của lựclượng Kiểm lâm ngày càng được khẳng định trong quá trình thực hiện đường lốicủa Đảng và Nhà nước Bên cạnh việc hoàn thiện và củng cố tổ chức thì việc xâydựng lực lượng đủ mạnh đóng vai trò quyết định thắng lợi trong công tác QLBVRhiện tại cũng như giai đoạn tới
Năng lực chuyên môn nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm đặc biệt là đạo đứcnghề nghiệp lối sống của đội ngũ cán bộ kiểm tra có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.Kiểm lâm là một lĩnh vực vất vả, phải làm việc trong diều kiện khó khăn phức tạpđịa hình rừng núi vì vậy đòi hỏi cán bộ kiểm tra cần có lòng nhiệt tình, ý thức tráchnhiệm cao, yêu nghề Lâm tặc hoạt động với những thủ đoạn rất tinh vi, liều lĩnhnhiều khi trắng trợn thách thức pháp luật thách thức lực lượng kiểm lâm Nếu cán
bộ kiểm lâm không có bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức nghề nghiệp tốt sẽrất dễ bị sa ngã bị mua chuộc dẫn đến tiếp tay cho các hành vi phá hoại rừng.Chính vì vậy việc tăng cường đào tạo, giáo dục cho cán bộ kiểm lâm hết sức cầnthiết Công tác đào tạo giáo dục cần đi đối với tuyên truyền động viên nâng caođời sống tinh thần và đặc biệt là chăm sóc đời sống vật chất với chế độ đãi ngộkhen thưởng kịp thời thỏa đáng tạo động lực cho cán bộ kiểm lâm Công tác đàotạo giáo dục cần phải tiến hành thường xuyên Hiện nay với những quy định về
cơ chế chính sách đãi ngộ cho cán bộ kiểm lâm chưa thực sự phù hợp với đặcđiểm, tính chất của nghề nghiệp
Tăng cường về số lượng cho lực lượng kiểm lâm, đặc biệt là cán bộ côngchức kiểm lâm trên địa bàn Muốn đấu tranh có hiệu quả trong công tác QLBVR,điều đầu tiên đặt ra là phải quản lý được địa bàn, nắm được những hoạt động củađối tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng Hiện nay Chi cục Kiểm lâm mới có
207 cán bộ kiểm lâm địa bàn/215 xã, vì vậy một số cán bộ phải kiêm nhiệm hoặcphụ trách 02 xã; Mặt khác có nhiều ràng buộc trong quy định của ngành tại Quyếtđịnh số 83/2007/QĐ-BNN đã làm cho kiểm lâm địa bàn khó hoàn thành nhiệm vụchủ yếu của mình Vì vậy trong thời gian tới Chi cục Kiểm lâm nên làm việc với cơquan cấp trên bổ sung biên chế kiểm lâm viên địa bàn nhằm tăng cường hơn nữaphương châm “Kiểm lâm viên bám dân, bám rừng và bám chính quyền cơ sở”
Tăng cường năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật lâm nghiệp, cụ thể
Trang 22là lực lượng kiểm lâm và lực lượng công an các cấp thông qua tăng cường số lượng,các lớp về đào tạo, tập huấn, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường cơ sởvật chất Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công chức Kiểm lâm và cán bộ lâm nghiệp
xã, bảo vệ rừng chuyên trách nhằm trang bị kiến thức về quản lý nhà nước và kỹnăng, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức kiểm lâm và cán bộ lâm nghiệp xã, bảo vệrừng chuyên trách và dân quân tự vệ nhằm có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ quản
lý bảo vệ rừng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay
4.1.4 Tăng cường công tác tuyên truyền
Công tác tuyên truyền giúp nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về pháp luậttrong quản lý bảo vệ rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Sự hiểu biết về pháp luật,trách nhiệm, nghĩa vụ và ích lợi trong quản lý bảo vệ rừng là khâu mở đầu quyếtđịnh đến hành vi của mọi người Mặc dù trong thời gian qua tỉnh Sơn La cũng đã cónhững cố gắng trong công tác tuyên truyền pháp l;uật bảo vệ rừng tới người dân.Tuy nhiên công tác này vẫn còn những bất cập, chưa tương xứng với ý nghĩa tầmquan trọng và đòi hỏi của thực tế đặt ra một trong những đặc trưng của Sơn La là
có nhiều dân tộc sinh sống Các dân tộc thiểu số thường sinh sống tại những vùngcao, xã sôi hẻo lánh, điều kiện giao lưu, tiếp xúc với thông tin đại chúng có nhiềuhạn chế Vì vậy sự hiểu biết về pháp luật bảo vệ rừng của họ chưa cao Có nhiềutrường hợp vi phạm pháp luật bảo vệ rừng không phải do họ cố ý mà do sự kémhiểu biết về pháp luật Điều này cho thấy công tác tuyên tuyền chưa được làm tốt.Hơn nữa, các dân tộc thiểu số còn có phong tục tập quán riêng trong sinh sống đôikhi không phù hợp với những quy định của pháp luật về QLBVR Những tập quáncanh tác, sinh hoạt này ăn sâu vào tiềm thức thành thói quen Chính những thóiquen canh tác, sinh hoạt đó cũng là nguyên nhân dẫn đế những vi phạm hành chínhtrong quản lý bảo vệ rừng Để xóa bỏ những tập tục lạc hậu không phù hợp đó đòihỏi phải tăng cường công tác vận động tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số
Do nhận thức hạn chế nên trong thời gian tới, cần đổi mới nội dung hình thức tuyêntruyền, chuyển hướng xây dựng mô hình tuyên truyền ở cộng đồng dân cư và tổchức chính trị - xã hội như chi bộ Đảng, mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, hội cựuchiến binh, phụ nữ, nông dân, các nhà trường Nội dung tài liệu tuyên truyền tổchức biên tập ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện theo các chủ đề về hỏi, đáp, các mô
Trang 23hình trực quan, các tiểu phẩm hay, nhằm lôi cuốn, lan toả đến mọi tầng lớn nhândân, tạo được dư luận tốt ủng hộ tích cực tham gia BVR, PTR, PCCCR, lên án đẩylùi các hành vi xâm hại tài nguyên ở địa phương, đơn vị.
4.1.5 Tăng cường công tác phối hợp giữa Chi cục Kiểm lâm với các cơ quan hữu quan có liên quan
Trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng trực tiếp và trước tiên thuộc lực lượngkiểm lâm, tuy nhiên không thể giao khoán toàn bộ cho Chi cục Kiểm lâm Bảo vệrừng phải là trách nhiệm của toàn Đảng toàn dân với sự huy động tối đa đầy đủ mọilực lượng, mọi cơ quan, tổ chức tham gia vào công tác này Theo quy định của phátluật, trong công tác kiểm tra xử lý vi phạm hành chính trong quản lý bảo vệ rừngtrực tiếp có sự liên quan giải quyết gồm nhiều cơ quan ban ngành như Kiểm lâm,Chính quyền các cấp, công an, quân đội, tòa án Trong thời gian vừa qua Tỉnh Sơn
La cũng đã có nhiều văn bản và quy định đòi hỏi sự tham gia phối hợp của các lựclực trên trong kiểm tra xử lý vi phạm hành chính trong QLBVR Trong thực tế hoạtđộng phối hợp cũng đã bước đầu được triển khai thực hiện Tuy nhiên sự phối hợpđôi khi chưa đồng bộ, toàn diện Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiểuquả và hiệu lực của công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong QLBVRchưa được như mong muốn Trong thời gian tới cần phải triển khai sự phối hợpnhịp nhàng đồng bộ ăn ý hơn nữa giữa các cơ quan tổ chức có liên quan trong tỉnh.Ngoài việc thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong kiểmtra, xử lý VPHC trong QLBVR các tổ chức như Công an, Quân đội, chính quyềncác cấp, tòa án phải nhận thức rõ sự cần thiết phải phối hợp hiệp tác trong tác này.Chủ động lên kế hoạch, chia sẻ thông tin và tổ chức triển khai các hoạt động phốihợp hiệp tác trong kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính trong QLBVR Đểđảm bảo sự phối hợp hiệp tác thành công cần lựa chọn các hình thức tổ chức thíchhợp trong đó có sự tham gia trực tiếp của các lực lượng có liên quan Thành lập cácđoàn liên ngành gồm: Kiểm lâm, Công an, Quân đội, Biên phòng mở các đợt kiểmtra, truy quét việc khai thác, buôn bán, tàng trữ, chế biến lâm sản trái phép, kể cảlâm sản trái phép đang tàng trử trong các hộ gia đình; chú trọng soát xét toàn bộ các
cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản, các làng nghề có sử dụng gỗ trên toàn tỉnh,kiểm tra từ giấy phép cho đến nguồn gốc lâm sản đưa vào chế biến, kinh doanh
Trang 24nếu vi phạm thì thu hồi giấy phép, tịch thu lâm sản Kiên quyết tháo dỡ các xưởnglập trái phép, xử lý nghiêm, đúng pháp luật các hành vi vi phạm
4.1.6 Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào QLBVR
Hiện nay công tác quản lý bảo vệ rừng do lực lượng kiểm lâm thực hiện vẫn dựachủ yếu trên những phương tiện thiết bị và phương pháp quản lý truyền thống Trong khiđịa bàn rừng núi rộng, phức tạp địa hình hiểm trở, lực lượng nhân viên kiểm lâm mỏng,việc tuần tra kiểm soát, kiểm tra dựa trên sức người là chủ yếu nên có những vụ việc viphạm phá hoại rừng xảy ra rồi Kiểm lâm mới phát hiện được hoặc chỉ khi có tin báo từquần chúng mới phát hiện ra Như vậy đã quá muộn, sự vi phạm đã xảy ra rồi, việc kiểmtra xử lý vi phạm chủ yếu mang tính khắc phục hậu quả Thiệt hại về rừng do những vu
vi phạm đó gây ra thường khá lớn Vì vậy cần nhanh chóng nghiên cứu đưa vào ứngdụng những công nghệ mới hiện đại, tận dụng những thành tựu trong công nghệ tin học
và sự phát triển của Internet để nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý bảo
vệ rừng nói chung và công tác kiểm tra, xử lý vi phạm nói riêng
4.1.7 Hoàn thiện cơ sở pháp lý về vi phạm hành chính trong QLBVR
Theo quy định của pháp luật tại Nghị định 99/2009/NDD-CP về xử phạtVPHC trong lĩnh vực này thì Kiểm lâm viên chỉ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạttiền, ngoài ra không có quyền tịch thu hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục hậuquả, dẫn đến việc bất hợp lý và ách tắc trong quá trình xử lý Bất hợp lý này còn thểhiện rõ trong việc kiểm soát các hoạt động kinh doanh, buôn bán và vận chuyển,nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã, quý hiếm tại địa phương, nhưng Chi cụctrưởng Kiểm lâm lại không có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC, khámnơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm trong khi các chức danh này thẩm quyền
xử lý vi phạm pháp luật quy định cao hơn nhiều so với Đội trưởng và Hạt trưởngnên gặp nhiều khó khăn và làm giảm hiệu quả trong thực thi công việc
4.1.8 Bồi dưỡng ý thức pháp luật
Đổi mới nhận thức, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức kiểm lâmtrong xử phạt vi phạm hành chính Đây là một trong những việc làm có ý nghĩa hếtsức quan trọng nhằm nâng cao một bước hiệu lực, hiệu quả của pháp luật trong lĩnhvực xử phạt vi phạm hành chính ở nước ta hiện nay;
4.1.9 Kết hợp giữa cơ quan xử lý vi phạm với thiết chế tự quản, giám sát tại địa
Trang 25Cùng với Ban lâm nghiệp xã, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh,Đoàn thanh niên định kỳ cùng sinh hoạt với các xã, bản, hội nghị nhân dân trongbản, động viên mọi người thực hiện đầy đủ những quy định cùng những cam kếtthực hiện trong bản quy ước chung về bảo vệ rừng Lập danh sách những đối tượng
vi phạm báo cáo chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; đồng thời phối hợp với công an xãmời gọi đối tượng để cảnh cáo, răn đe giáo dục và làm cam kết không tái phạm
4.2 Các giải pháp đối với chính quyền các cấp
- Đổi mới nhận thức về công tác QLBVR tại cơ sở, xác định vai trò, tráchnhiệm tổ chức QLBVR của chính quyền cấp xã là giải pháp cơ bản, lâu dài Sửađổi, bổ sung các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách đối với cấp xã để chínhquyền cơ sở thực sự có trách nhiệm, thẩm quyền và kinh phí thực hiện QLBVRcùng với nâng cao đời sống người dân
- Rà soát tổng diện tích và phân bố rừng hàng năm để có phương án bảo vệ;
có chính sách khuyến khích xã hội hóa công tác trồng rừng và bảo vệ rừng; xâydựng các điển hình tiên tiến về công tác bảo vệ rừng, trồng rừng
- Rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý, phân định rõ chức năng, nhiệm vụQLNN của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp đối với công tác quản lý bảo vệ
và phát triển rừng; đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ rừng
- Tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế hộgia đình cho đồng bào dân tộc, tạo đầu ra cho các sản phẩm nông lâm kết hợp, chếbiến và bảo quản nông sản , sớm hoàn thành chủ trương giải quyết đất ở, đất sảnxuất gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo
4.3 Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước cấp trên
- Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật:
+ Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, Uỷban nhân dân các cấp đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Thiết lập
cơ chế, tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp theo ngành và liên ngành hợp lý đểquản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ,
Trang 26ngành có liên quan rà soát, hệ thống hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiệnhành về bảo vệ và phát triển rừng; sửa đổi, bổ xung, xây dựng mới các văn bản quyphạm pháp luật có liên quan đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủrừng, chính quyền các cấp và người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triểnrừng Trên cơ sở đó, xây dựng chiến lược khung pháp luật về bảo vệ và phát triểnrừng đến năm 2020, tạo hành lang pháp lý ổn định trong hoạt động lâm nghiệp.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng chính sách vềbảo vệ rừng theo hướng đảm bảo lợi ích của những người làm nghề rừng, nhữngngười trực tiếp tham gia bảo vệ rừng, tạo động lực thu hút đầu tư cho công tác bảo
vệ và phát triển rừng Trong đó, sớm sửa đổi chính sách về quyền hưởng lợi của chủrừng theo Quyết định 187/TTg của Thủ tướng Chính phủ; chính sách giao, cho thuêrừng, khoán bảo vệ rừng; chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng lâm nghiệp trước hết lànâng cao tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn thuộc chươngtrình 661 lên mức 15% - 20% tổng vốn chương trình; chính sách khuyến khích nhậpkhẩu gỗ nguyên liệu và trồng rừng nguyên liệu thay thế gỗ rừng tự nhiên
- Ưu tiên dành khoản đầu tư thích đáng để xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết
bị hiện đại cho QLBVR
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách chế độ đãi ngộ hợp lý cho cán bộ nhân viêntrong ngành Kiểm lâm
- Tiếp tục triển khai các chương trình xóa đói giảm nghèo, các chương trìnhphát triển kinh tế miền núi, vùng sâu vùng xa tạo điều kiện để đồng bào các dân tộcphát triển kinh tế, nâng cao mức sống để không còn quá phụ thuộc vào điều kiện tựnhiên dẫn đến khai thác chặt phá rừng để sinh sống
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý quy định về vi phạm hành chính trong lĩnh vựcquản lý bảo vệ rừng
Trang 27KẾT LUẬN
Rừng gắn liền với cuộc sống của hàng chục triệu đồng bào các dân tộc, dovậy bảo vệ rừng là nhiệm vụ của toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia của các cấp, cácngành, chủ rừng, trong đó lực lượng kiểm lâm đóng vai trò nòng cốt Để bảo vệ tàinguyên rừng bền vững phải thực hiện nhiều giải pháp cả trước mắt và lâu dài, nângcao đời sống của người dân sống trong rừng, gần rừng để giảm áp lực phá rừng tráiphép, mở rộng quyền chủ động và nâng cao vai trò trách nhiệm của chủ rừng, phâncấp trách nhiệm cụ thể của các ngành, các cấp trong việc quản lý nhà nước về lâmnghiệp, đặc biệt là chính quyền cơ sở
Những năm qua công tác quản lý bảo vệ rừng đã đạt được nhiều thành tựuquan trọng, nhận thức về rừng của toàn xã hội được nâng cao, quan điểm đổi mới xãhội hoá về lâm nghiệp đã được triển khai thực hiện có hiệu quả; hệ thống pháp luật
về bảo vệ và phát triển rừng ngày càng hoàn thiện; chế độ chính sách lâm nghiệp, nhất
là chính sách về đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong lâm nghiệp được ban hành
và bước đầu đi vào cuộc sống Vai trò, trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng của cácngành và cấp uỷ, chính quyền các cấp, các tổ chức xã hội đã được làm rõ và nâng cao,nhưng cho đến chưa có tài liệu tham khảo về kinh nghiệm kiểm tra và xử lý vi phạmhành chính trong QLBVR.Vì vậy, việc tìm hiểu về hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạmhành chính trong công tác QLBVR của lực lượng kiểm lâm là điều cần thiết
Đề tài phản ánh khá rõ nét thực trạng kiểm tra và xử lý vi phạm hành chínhcủa Chi cục kiểm lâm tỉnh Sơn La dựa trên việc nghiên cứu lý luận chung của lựclượng kiểm lâm Sơn La như lịch sử ra đời, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc điểm hoạtđộng…, các cơ sở pháp lý có liên quan như quan điểm, chủ trương đường lối củaĐảng, Nhà nước
Thông qua việc phản ánh thực trạng đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm tăngcường hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính góp phần thiết thực vàoviệc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao hiệu quả QLNN
Trang 28CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta với ba phần tư diện tích là rừng, đồi núi - một điều kiện thiênnhiên ưu đãi Rừng đã được xem là tài nguyên quý giá của đất nước, và ta đã tự hào
vì nước ta có được “Rừng vàng biển bạc” với nguồn tài nguyên phong phú và đadạng, có giá trị kinh tế cao Rừng cũng có ý nghĩa rất lớn trong tạo dựng môi trườngsống trong sạch, ngăn chặn bão lũ, chống xói mòn…Thực tế cho thấy do thiếu hiểubiết hoặc không hiểu rõ tầm quan trọng của rừng rất nhiều người đã chặt phá rừngbừa bãi, "đốt nương làm rẫy" khai phá rừng một cách vô ý thức Một bộ phận khôngnhỏ biết được lợi ích to lớn của rừng, hiểu được sự sai trái trong hành động củamình nhưng vẫn chặt trộm, khai khác rừng trái phép để kiếm lợi về mình Chỉ vìthiếu ý thức của người dân, cơ chế, chính sách để khuyến khích công tác quản lýrừng, bảo vệ rừng, phát huy quyền làm chủ của chủ rừng mà hàng trăm, hàng nghìnhecta rừng bị phá hủy, thiêu rụi trong ngọn lửa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đếnmôi trường và thiệt hại to lớn về kinh tế xã hội Mất rừng đồng nghĩa với việc môitrường sống của con người đang dần dần bị tàn phá, hủy hoại Thực tế cho thấy, nạnphá rừng vẫn diễn ra lúc ngấm ngầm, khi công khai trên diện rộng Các hành vi viphạm luật bảo vệ và phát triển rừng, các tác động xâm hại rừng vẫn diễn ra làm mấtcân bằng sinh thái, chất lượng rừng suy giảm chức năng phòng hộ, tính đa dạng sinhhọc và khả năng phát triển kinh tế rừng giảm sút
Trong những năm qua, mặc dù hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách khuyếnkhích bảo vệ rừng, phát triển rừng đã dần được hoàn thiện Luật Bảo vệ và pháttriển rừng đã được ban hành năm 2004 (thay thế sửa đổi Luật bảo vệ và phát triểnrừng năm 1991) Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách về bảo vệ rừng vàkhuyến khích trồng rừng Lực lượng Kiểm lâm đã có nhiều biện pháp kiện toàn cơcấu tổ chức quản lý, tăng cường bổ sung hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, quyềnhạn, đầu tư trang thiết bị, con người để đấu tranh với nạn phá rừng, đảm bảo cho tàinguyên rừng phát triển bền vững
Trang 29Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La là cơ quan hành chính trực thuộc SởNN&PTNT, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở và UBND tỉnh tổ chức cáchoạt động QLNN về bảo vệ rừng, trong những năm qua cũng đã có nhiều cố gắngtrong triển khai thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình Nhờ đó đã đóng góp tíchcực trong việc hạn chế nạn phá rừng và những hành vi vi phạm luật bảo vệ rừng trênđịa bàn tỉnh Sơn la Tuy nhiên, do nhiều lý do chủ quan và khách quan, trong đó cónhững hạn chế về nguồn lực, quyền hạn, tổ chức quản lý của Chi cục và đặc biệt lànhững bất cập của hệ thống pháp luật đã dẫn đến những hạn chế trong công tácQLNN bảo vệ rừng của chi cục Kiểm lâm Sơn La Để thực thi tốt chức năng nhiệm
vụ bảo vệ rừng trong những năm tới cần tăng cường hơn nữa hiệu lực của công tácQLNN, đặc biệt là công tác kiểm tra và xử lý vi phạm đối với những hành vi vi phạm
pháp luật về quản lý bảo vệ rừng Do đó, tác giả chọn đề tài: “Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La”, nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ của mình
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động kiểm tra trong QLBVRtạo dựng cơ sở lý luận cho nghiên cứu đề tài
- Là luận văn triển khai nghiên cứu có hệ thống những vấn đề có tính chất lýluận về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lýbảo vệ rừng
- Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra, xử lý VPHC trong QLBVR ở tỉnhSơn La Trên cơ sở đó đánh giá những mặt tích cực và hạn chế, vướng mắc, khókhăn trong hoạt động kiểm tra, xử lý VPHC trong QLBVR trên địa bàn, từ đó tìm racác nguyên nhân của những hạn chế mà lực lượng Kiểm lâm Sơn La gặp phải tronghoạt động kiểm tra và xử lý VPHC
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, xử lý VPHCtrong quản lý bảo vệ rừng ở Sơn La đến năm 2020 Đồng thời đưa ra một số kiếnnghị đối với quản lý nhà nước trong kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trongQLBVR nói chung
Trang 301.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là những vấn đề có tính lý luận và thựctiễn đối với hoạt động kiểm tra và xử phạt VPHC trong QLBVR
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động kiểm tra và xử phạt VPHC trong QLBVR ởtỉnh Sơn La
Về mặt không gian: Hoạt động kiểm tra và xử phạt VPHC trong QLBVR ởtỉnh Sơn La trong giai đoạn 2007-2011 và đề xuất các giải pháp đến năm 2020
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu Chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp baogồm giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo, các công trình nghiên cứu khoa học đãcông bố, các bài báo đăng trên các tạp chí và các báo cáo tổng kết thực trạng hoạtđộng kiểm tra và xử phạt hành chính trong quản lý bảo vệ rừng của tỉnh Sơn La
Phương pháp phân tích dữ liệu Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích,tổng hợp, đối chiếu, so sánh để nghiên cứu đánh giá tình hình thực tế và rút ranhững kết luận phù hợp Phương pháp phân tích hệ thống được sử dụng để phântích các mối quan hệ giữa các hoạt động, các yếu tố bên trong và bên ngoài hệ thống
để đánh giá tình hình kiểm tra, và xử phạt VPHC trong quản lý bảo vệ rừng ở Sơn
La Sử dụng các công cụ mô hình hóa các dữ liệu bằng các biểu đồ, sơ đồ, bảngbiểu giúp các nội dung trình bày mang tính trực quan, thể hiện rõ hơn mối liên hệgiữa các yếu tố được trình bày
1.5 Tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài
Hoạt động của Kiểm lâm bao gồm công tác kiểm tra tình hình chế biến, buônbán, vận chuyển, kinh doanh lâm sản và động vật hoang dã trên địa bàn Đây là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên quý giá của đấtnước Lực lượng Kiểm lâm không ngừng tăng cường công tác kiểm tra các hoạtđộng buôn bán, vận chuyển, xâm hại đến động, thực vật rừng, xử lý nghiêm minhcác hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng
Quá trình thực hiện nhiệm vụ của lực lượng Kiểm lâm luôn gắn liền với việcthực hiện các quy định của pháp luật, trong đó có vấn đề xử phạt VPHC trong
Trang 31QLBVR Thực tiễn công tác cho thấy, tình hình VPHC của các tổ chức, cá nhân liênquan đến lĩnh vực QLBVR ngày một nhiều, số vụ vi phạm ngày càng tăng, thủ đoạnngày một tinh vi Để kiểm soát chặt chẽ cũng như xử lý nghiêm minh các hành vi viphạm, đòi hỏi lực lượng Kiểm lâm phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, nắmchắc các cơ sở pháp lý, trình tự thủ tục luật định trong xử phạt VPHC, góp phần vàoviệc ngăn chặn và xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm
Vì vậy, vấn đề bức xúc, cấp bách hiện nay được đề tài quan tâm đặt ra làphải nghiên cứu đánh giá, xác định một cách khái quát, cũng như cụ thể về thựctrạng công tác kiểm tra và xử lý VPHC trong QLBVR góp phần bảo vệ nguồn tàinguyên thiên nhiên của đất nước
Ở Việt nam có nhiều các công trình nghiên cứu về bảo vệ tài nguyên rừng ởnhiều lĩnh vực với nhiều khía cạnh khác nhau
Về đề tài nghiên cứu: Luận văn thạc sĩ luật học “Một số vấn đề cơ bản về
pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay”[Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2004] Tácgiả này nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của pháp luật bảo vệ rừng, đề xuất các giảipháp đổi mới, hoàn thiện pháp luật bảo vệ rừng
Luận văn thạc sĩ luật học “QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng
ở Việt Nam hiện nay”[Hà Công Tuấn, 2002] Tác giả nhấn mạnh công cụ QLNNnói chung và QLBVR nói riêng thì công cụ pháp luật đóng vai trò rất quan trọng
Và nhiều công trình khác của nhiều tác giả như: "Pháp luật về xử phạt VPHC
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường” [Trần Thị Lâm Thi, Luận văn thạc sĩ Luật học,Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003]; "Tình hình thực hiện pháp luật trong lĩnh vựcquản lý và bảo vệ tài nguyên rừng” [Võ Mai Anh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Họcviện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2007]; “Pháp luật xử phạt VPHC lý luận vàthực tiễn" [ Bùi Tiến Đạt, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2008]; “Xử phạt VPHC trong QLBVR” [ Luận văn ThS Luật: 60 38 01Nguyễn Thị Ngọc Bích, 2008], tác giả đã đề cập đầy đủ từ đặc điểm, khái niệm, vaitrò của pháp luật đối với công tác QLBVR
Trang 32Gần đây có bài nghiên cứu khoa học về “Thực trạng bảo vệ rừng Việt Nam”
đề tài tập trung vào tình hình bảo vệ rừng ở Việt Nam đồng thời đưa ra một số giảipháp về bảo vệ rừng Nhìn chung đề tài đã đánh giá được vai trò của rừng, một sốnguyên nhân dẫn đến tình trạng phá rừng, phân tích thực trạng công tác QLBVRhiện nay và đưa ra một số giải pháp giảm thiểu tình trạng phá rừng tại Việt Nam
Về tài liệu tham khảo: Có một số công trình như: ”Thiên tai khô hạn cháy
rừng và giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng ở Việt Nam”[Phạm Ngọc Hưng,2001] Tác giả tập trung đến đặc điểm của quá trình cháy rừng, giải pháp và khuyếnnghị về phòng cháy, chữa cháy rừng theo hướng lâm nghiệp cộng đồng Trong cuốn
“Lâm nghiệp Việt Nam trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI” của tổng cục Lâmnghiệp, năm 2011các tác giả đã đề cập khá đầy đủ từ lý luận đến thực trạng công tácbảo vệ và phát triển rừng trong những năm đầu thế kỷ XXI
Ngoài ra, còn có nhiều nghiên cứu khác về QLBVR như cuốn “Lâm nghiệpcộng đồng ở Miền Trung Việt Nam” của Dương Viết Tình - Trần Hữu Nghị, năm
2012 Tác giả đã phân tích đánh giá sự thay đổi tài nguyên rừng giao cho cộngđồng, giải pháp bảo vệ rừng theo hướng bền vững và góp phần cải thiện sinh kếcộng đồng ngày một tốt hơn
Nhìn chung, các đề tài trên mới chỉ đề cập đến vi phạm pháp luật, VPHC nóichung; phân tích, đánh giá tổng quan một số khía cạnh về vai trò của pháp luậttrong QLBVR hoặc đánh giá tổng quan về vai trò của rừng chứ chưa đánh giá đếncông tác kiểm tra của lực lượng Kiểm lâm đối với công tác QLBVR, đặc biệt cụ thể
là ở tỉnh Sơn La
Tóm lại, thực tiễn công tác kiểm tra và xử lý VPHC trong quản lý bảo vệ tàinguyên rừng còn có nhiều bất cập Các sản phẩm về rừng làm nguyên liệu cho côngnghiệp, cho xây dựng cơ bản, dược liệu quý phục vụ cho sức khỏe và nhu cầu chữabệnh của con người mà còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái Mặc dù cónhững kết quả tích cực trong quy hoạch, sản xuất cũng như trong bảo vệ và pháttriển nguồn tài nguyên rừng, song nhìn chung chất lượng rừng ở nước ta hiện nayvẫn còn rất thấp, nguồn tài nguyên rừng nước ta vẫn tiếp tục đứng trước những
Trang 33nguy cơ nghiêm trọng như bị huỷ hoại, suy thoái, giảm sút và mất dần tính đa dạngsinh học của rừng… Trước tốc độ phát triển của nền kinh tế, như dân số, điều kiệnsống ảnh hưởng không nhỏ tới công tác QLBVR của nước ta hiện nay.
Đề tài “Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý VPHC trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La” được xem là công trình đầu
tiên nghiên cứu toàn diện trong công tác kiểm tra và xử lý VPHC trong QLBVR ởmột địa phương cụ thể
1.6 Cấu trúc của luận văn
Nội dung chính của luận văn gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
- Chương 2: Lý luận chung về kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý bảo
vệ tài nguyên rừng của lực lượng Kiểm lâm
- Chương 3: Thực trạng công tác kiểm tra và xử lý VPHC của Chi cục Kiểm
lâm Sơn La
- Chương 4: Một biện pháp tăng cường hoạt động kiểm tra và xử lý VPHC
trong QLBVR của Chi cục Kiểm lâm Sơn La
Trang 34ưu thế; động vật rừng sống hoang dã trong rừng; vi sinh vật rừng; quần xã thực vậtrừng phải có một diện tích đủ lớn để tạo ra hoàn cảnh rừng đặc trưng và những yếu
tố tự nhiên, môi trường do rừng tạo ra khác với hoàn cảnh bên ngoài, độ khép táncủa quần xã thực vật phải lớn hơn 0,1
Ngay từ buổi đầu của lịch sử, con người đã lấy từ rừng các thức ăn, chất đốt,
vật liệu phục vụ cuộc sống; rừng được coi là cái nôi sinh ra và là môi trường sốngcủa con người Đến thế kỷ 17, hệ thống quản lý rừng được ra đời tại châu Âu, đánhdấu một xu hướng mới trong việc khai thác tái tạo tài nguyên rừng Khai thác, lợidụng và tái tạo tài nguyên rừng ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càngcao của xã hội luôn đòi hỏi phải có hệ thống quản lý rừng thích hợp
Rừng đóng một vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người, là nhàmáy lọc khí khổng lồ của nhân loại; rừng cung cấp lâm sản, nguyên liệu cho công
Trang 35nghiệp, cho xây dựng cơ bản, dược liệu quý phục vụ cho sức khoẻ và nhu cầu chữabệnh của con người; rừng bảo vệ môi trường sinh thái, giữ đất, giữ nước, điều hoàdòng chảy, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hoá đất, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạnhán thiên tai
Trong kinh tế và đời sống: Rừng là loại tài nguyên có khả năng tái sinh vàphát triển không ngừng, nếu rừng được khai thác và tái sinh theo đúng quy luật pháttriển của nó thì rừng là cơ sở cung cấp lâm sản rất quan trọng, phục vụ yêu cầu xâydựng của đất nước và thỏa nhu cầu nhiều mặt của nền kinh tế quốc dân Rừng cungcấp nguyên liệu, lâm sản cần thiết cho ngành công nghiệp, xây dựng, giao thôngvận tải; Cung cấp những sản phẩm tiêu dùng trong đời sống con người Ngoài ra,rừng còn cung cấp nhiều đặc sản nổi tiếng, chim, thú, những loại cây thuốc có giátrị và còn nhiều loài cây và cho đến nay chúng ta chưa biết hết tính năng của nó
Sơ đồ 2.1 Vai trò của rừng đối với con người
Nghề rừng là một trong những ngành hoạt động có khả năng mang lại thunhập cao cho nền kinh tế quốc doanh cũng như kinh tế hộ gia đình Phát triển nghềrừng có ý nghĩa to lớn trong việc tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu người, góp
TÀI NGUYÊN RỪNG
Đối với tự nhiên Đối với con người
Cung cấp lương thực, Nguồn thu nhập chính của đồng bào, là cơ
Phục
vụ du lịch
Bảo
vệ trọn vẹn lãnh thổ
Phòng hộ
Bảo vệ chốngxói mòn đất, cân bằng sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học
Trang 36phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương phân bố và sử dụng lao động trênphạm vi cả nước.
Thiệt hại về rừng và các yếu khác của tự nhiên có thể làm tồi tệ thêm mứcsống của người nghèo Trong lịch sử, việc sử dụng gỗ đóng vai trò then chốt trong
xã hội loài người, vai trò của gỗ có thể so sánh với nước và đất trồng trọt Ngày nay,tại các nước phát triển gỗ vẫn được sử dụng để xây nhà và bột gỗ để làm giấy Tạicác quốc gia đang phát triển, gần 3 tỉ người phải dựa vào gỗ để sưởi ấm và đun nấuthức ăn [39,tr.96]
Các sản phẩm từ rừng là một phần quan trọng của nền kinh tế ở cả các nướcphát triển và đang phát triển Các lợi nhuận kinh tế ngắn hạn từ chuyển đổi đất rừngsang đất nông nghiệp, hay việc khai thác gỗ quá mức, thường dẫn đến những hậuquả kinh tế lâu dài, ảnh hưởng tới nguồn thu nhập và sản lượng của rừng Tây Phi,
Madagascar, Đông Nam Á và nhiều vùng khác trên thế giới đã phải chịu những tổnthất thu nhập do suy giảm sản lượng gỗ
2.1.2 Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng
Có thể khái quát chung nhất, QLNN về rừng là sử dụng pháp luật và quyềnlực Nhà nước để điều tiết các hoạt động của xã hội đối với tài nguyên rừng, đưa tàinguyên rừng phát triển theo những mục tiêu đã được Nhà nước xác định Nhà nướcthực hiện quyền hạn của mình bằng cách đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp,luật pháp, chính sách thích hợp nhằm bảo vệ và phát triển rừng cả về mặt số lượng
và chất lượng Để thực hiện những chức năng quản lý trong lĩnh vực bảo vệ rừngcác quốc gia thường thiết lập một hệ thống cơ quan tổ chức riêng đó là Kiểm lâm
Nghiên cứu một cách cụ thể hơn có thể thấy có nhiều định nghĩa khác nhau
về QLBVR Theo International Tropical Timber Organization (ITTO tổ chức gỗnhiệt đới quốc tế), QLBVR là quá trình quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạtđược một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lý rừng đã đề ra một cách rõ ràng,như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ mong muốn mà khônglàm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và khônggây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội
Trang 37Theo Tiến trình Hensinki, QLBVR là sự quản lý rừng và đất rừng theocách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khảnăng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong quá trìnhthực hiện và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng
ở cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với
hệ sinh thái khác
Quản lý và bảo vệ rừng đối với nước ta và cả trên thế giới không còn là mộtvấn đề mới mẻ nhưng hiện nay đó đang là một vấn đề hết sức cấp bách Hiện naychưa có một khái niệm nào đầy đủ về bảo vệ rừng Hoạt động bảo vệ rừng bao gồmnhững hoạt động sau:
- Tổ chức phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến rừngnhư: phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp, khai thác, mua bán, vậnchuyển trái phép lâm sản; xuất nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng, săn bắnđộng vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy định của pháp luật
- Thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; phòng trừ sâu bệnh hại
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của phápluật trong lĩnh vực bảo vệ rừng
Theo các định nghĩa trên Quản lý rừng ổn định bằng các biện pháp phù hợpnhằm đạt các mục tiêu đề ra (sản xuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngoàigỗ ; phòng hộ môi trường, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sạt lởđất ; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái ) chính làphát triển rừng bền vững Bảo vệ rừng là để cho rừng tiếp tục phát triển, ngược lạiphát triển rừng cũng là cách để bảo vệ tài nguyên rừng
2.2 Kiểm tra trong QLBVR
2.2.1 Khái niệm Kiểm tra trong QLBVR
Theo Từ điển Tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học biên soạn, thì kiểm tra là
“xem xét tình hình thực tế để đánh giá nhận xét” [20, 523]; Theo Đại từ điển Tiếng Việt do Trung tâm ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam biên soạn thì kiểm tra là “xem xét thực chất, thực tế” [32, 937]; Theo từ điển Luật học thì kiểm tra là “xem xét
Trang 38tình hình thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nói chung hay một công tác cụ thể được giao để đánh giá, nhận xét…” [38, 265; Theo từ điển Giải thích thuật ngữ thì kiểm tra (Ph.cotrole) là “Một chức năng quản lý có liên quan mật thiết với các chức năng quản lý khác, đặc biệt là với chức năng kế hoạch hóa;
nó cho phép các nhà quản lý biết được các tổ chức mục tiêu có đạt được hay không hoặc đạt được như thế nào, cũng như nguyên nhân tạo nên tình hình đó” [18, 372];
Tổng hợp các quan niệm trên có thể hiểu kiểm tra là xem xét những việcthực tế diễn ra so với những quy tắc đã định và các mệnh lệnh về quản lý đã banhành Tuy nhiên, kiểm tra cần được hiểu là một hoạt động của quản lý để xem xétlại mọi quyết định, mọi nghiệp vụ và kết quả thực hiện, Trên thực tế khái niệmkiểm tra thường được sử dụng cho những công việc soát xét mang tính thứ bậchành chính Trong quản lý, kiểm tra có một mục tiêu quan trọng là tìm kiếm động
cơ thúc đẩy hoạt động hiệu quả hơn, cán bộ làm tốt hơn nhiệm vụ được giao.Kiểm tra trong quản lý còn nhằm mục đích phát hiện các điển hình tiên tiến trongthực hiện nhiệm vụ
Như vậy, Kiểm tra là những hoạt động thiết yếu, thường xuyên của công tácQLNN, ở đâu có quản lý thì ở đó có kiểm tra Kiểm tra là hoạt động thường xuyêncủa cơ quan nhà nước cấp trên đối với cơ quan nhà nước cấp dưới nhằm xem xét,đánh giá mọi mặt hoạt động của cấp dưới khi thấy cần thiết hoặc trong trường hợpcần kiểm tra một vấn đề cụ thể nào đó Kiểm tra không phải là một giai đoạn củaquá trình quản lý mà nó là chức năng của quản lý được thực hiện trong tất cả cácgiai đoạn của quá trình quản lý Chức năng này được thể hiện khác nhau tùy thuộcvào cơ chế quản lý và cấp quản lý, loại hình hoạt động, phong tục tập quán và cảnhững điều kiện kinh tế xã hội ở từng thời kỳ nhất định
Kiểm tra trong QLBVR là xem xét đánh giá kết luận về hoạt động của đốitượng về việc tuân thủ các quy định và áp dụng các biện pháp để phòng ngừa vàngăn chặn và xử lý vi phạm Do vậy, kiểm tra quản lý bảo vệ rừng chính là mộtcông đoạn và là một yếu tố cấu thành của hoạt động Lãnh đạo quản lý Nhà nướccủa cơ quan Kiểm lâm Hoạt động quản lý của cơ quan Kiểm lâm bao gồm từ việc
Trang 39xây dựng các mục tiêu kế hoạch trong giai đoạn nhất định đến việc tổ chức để thựchiện các mục tiêu kế hoạch đó và sau cùng là tiến hành kiểm tra, phát hiện, ngănchặn những tác động bất lợi đến tài nguyên rừng, việc thực hiện đó như thế nào để
từ đó tác động ngược trở lại từ khâu xác định chủ trương kế hoạch có hợp lý haykhông nhằm đảm bảo cho hoạt động của cơ quan Kiểm lâm đạt được hiệu quả cao
Kiểm tra bảo vệ tài nguyên rừng là một trong bốn chức năng cơ bản của quản
lý rừng theo mô hình chức năng Bên cạnh việc tôn trọng ý thức tự giác bảo vệ môitrường và tài nguyên của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng tổ chức, cơ quan Kiểmlâm thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuânthủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật
về quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Kiểm tra quản lý bảo vệ tài nguyên rừng là mộtbiện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp chủ rừng, cộng đồng,
tổ chức nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời pháthiện các hành vi vi phạm của họ
2.2.2 Đối tượng kiểm tra
Là tất cả các chủ thể tham gia quan hệ bảo vệ rừng, bao gồm: Chủ rừng, tổchức, hộ gia đình, cá nhân là đối tượng quản lý của nhà nước và các cơ quan QLNN
- Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng QLNN trong lĩnh vực bảo
vệ rừng, chủ yếu là các cơ quan thuộc lực lượng Kiểm lâm địa phương, các cơ quanliên ngành trong việc thực hiện chức năng QLNN về rừng và đất lâm nghiệp
- Các tổ chức như lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng đặc dụng, Banquản lý rừng phòng hộ thực hiện vệc kiểm tra, thanh tra về hoạt động bảo vệ rừng,
sử dụng, chế biến, kinh doanh lâm sản; bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ độngvật hoang dã và các hoạt động có liên quan; hoạt động mua bán vận chuyển, kinhdoanh chế biến gỗ và lâm sản khai thác từ rừng
- Các cá nhân, hộ gia đình chủ yếu thanh tra, kiểm tra trong việc nhà nướcgiao, cho thuê rừng theo quy định và các hoạt động mua bán vận chuyển, kinhdoanh chế biến gỗ và lâm sản khai thác từ rừng
Trang 402.2.3 Nguyên tắc kiểm tra, trong QLBVR
Mục đích của kiểm tra quản lý bảo vệ rừng là nhằm phát huy nhân tố tíchcực, ngăn ngừa, xử lý những sai phạm gây tổn thất tới lợi ích của Nhà nước, của cánhân, tổ chức, chủ rừng, góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật Nhà nước vềrừng
Để đạt được mục đích trên, công tác kiểm tra quản lý bảo vể rừng phải tuânthủ những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, nguyên tắc tuân thủ pháp luật:
Pháp luật thể hiện ý chí của Nhà nước, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân.Kiểm tra quản lý bảo vệ rừng là việc thực hiện pháp luật nên kiểm tra các vi phạmquy định của Nhà nươc về rừng cũng phải tuân theo pháp luật Đây cũng là nguyêntắc cần thiết để đề cao trách nhiệm của chủ thể thanh tra, kiểm tra; nâng cao hiệulực của công tác kiểm tra trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng; ngăn ngừa tình trạnglàm trái pháp luật, vô hiệu hóa hoạt động thanh tra, kiểm tra
Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan hữu quan và công chức Kiểmlâm phải thực hiện đúng chức năng, trách nhiệm, quyền hạn mà pháp luật qui định;xem xét đúng sai của đối tượng kiểm tra phải căn cứ vào qui định của pháp luật màkhông tuân theo ý kiến tác động của bất cứ một cơ quan hoặc một cá nhân nào
Thứ hai, nguyên tắc chính xác, khách quan:
Đảm bảo chính xác, khách quan là vấn đề có tính nguyên tắc cao trong hoạtđộng thanh tra, kiểm tra Có chính xác trong công tác kiểm tra mới cho phép đánhgiá đúng thực trạng của đối tượng kiểm tra, giúp cho việc xử lý đúng người, đúngviệc, đúng pháp luật
Nguyên tắc khách quan đòi hỏi trong hoạt động thanh tra, kiểm tra phải tôntrọng sự thật, đánh giá sự vật, hiện tượng đúng như nó vốn có, không suy diễn hayqui chụp một cách tùy tiện chủ quan Tính khách quan và chính xác trong thanh tra,kiểm tra có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau Có thái độ khách quan,không thiên vị mới đảm bảo tính chính xác trong đánh giá, kết luận vấn đề và ngượclại, có chính xác mới thể hiện được việc làm khách quan Để thực hiện nguyên tắc