1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân, cục thuế TP Hà Nội

116 242 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 823 KB

Nội dung

1.Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, mà thuế còn là một công cụ hữu hiệu để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối và lưu thông Cùng với sự phát triển và hội nhập không ngừng của đất nước, các doanh nghiệp đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tính chất hoạt động của đối tượng nộp thuế này càng diễn biến ngày càng phức tạp. Trước thực tế đó, công tác kiểm tra luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thách thức hàng đầu của ngành thuế. Chi cục thuế quận Thanh Xuân là cấp chi cục trực thuộc cục thuế thành phố Hà Nội có chức năng kiểm tra số lượng lớn doanh nghiệp với hoạt động đa dạng. Mặc dù công tác kiểm tra luôn được chú trọng hàng đầu nhưng vẫn còn một số những hạn chế như tỷ lệ số doanh nghiệp được kiểm tra còn thấp; tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm trong số doanh nghiệp được kiểm tra cao;..... Trước thực trạng như vậy, đề tài: “ Tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân, cục thuế TP Hà Nội” được lựa chọn để nghiên cứu 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống hóa những nội dung cơ bản về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam - Phân tích, đối chiếu với thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân để đánh giá những thành công, hạn chế và phát hiện nguyên nhân - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân, cục thuế TP Hà Nội trong giai đoạn năm 2012, 2013, 2014 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp chọn mẫu, phương pháp phân tích và tổng hợp. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam. Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân, cục thuế TP Hà Nội. Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân, cục thuế TP Hà Nội.

Trang 1

TRẦN THỊ THU NƯƠNG

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THANH XUÂN, CỤC THUẾ

TP HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:

TS PHAN HỒNG MAI

Hà Nội - 2015

Trang 2

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trungthực và chưa từng được sử dụng, công bố trong bất kì nghiên cứu nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này

đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong đề tài đều được ghi rõ nguồn gốc

Hà Nội, tháng 10 năm 2015

Học viên

Trần Thị Thu Nương

Trang 3

Trong quá trình thực hiện đề tài, học viên đã nhận được sự giúp đỡ vàđược tạo điều kiện thuận lợi từ nhiều cá nhân và tập thể.

Trước hết em xin nói lời cảm ơn chân thành nhất tới TS.Phan Hồng Mai,

Cô đã giúp đỡ tận tình và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian em thựchiện đề tài

Học viên xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp và hướng dẫn củacác Thầy, Cô giáo trong khoa Ngân hàng – Tài chính, trường Đại học Kinh TếQuốc Dân trong suốt thời gian học tập

Tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo Chi cục Thuế Thanh Xuân đã giúptôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn

Tôi xin chân thành cám ơn./.

Hà Nội, tháng 10 năm 2015

Học viên

Trần Thị Thu Nương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

TÓM TẮT LUẬN VĂN i

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 3

1.1 Khái quát chung về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp 3

1.1.1.Khái niệm, vai trò, mục tiêu của kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp 3

1.1.2.Đặc điểm, nguyên tắc kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp 6

1.1.3.Các phương pháp kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp 9

1.2 Quy trình và nội dung Công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp 10

1.2.1 Quy trình kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp 10

1.2.2 Nội dung công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp 19

1.2.3.Chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp 20

1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp 23

1.3.1 Nhân tố chủ quan 23

1.3.2 Nhân tố khách quan 25

1.4 Kinh nghiệm kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương 27

1.4.1 Kinh nghiệm kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại một số quốc gia trên thế giới 27

1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra về công tác kiểm tra thuế 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN THANH XUÂN, CỤC THUẾ TP HÀ NỘI 35

2.1.Giới thiệu về chi cục thuế Quận Thanh Xuân, cục thuế TP Hà Nội 35

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi cục thuế quận Thanh Xuân 35

Trang 5

2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra thuế của chi cục thuế quận

Thanh Xuân 41

2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội và doanh nghiệp ngoài quốc doanh quận Thanh Xuân 43

2.3.Thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân, cục thuế TP Hà Nội 47

2.3.1.Xây dựng danh sách kiểm tra theo rủi ro tại chi cục Thuế quận Thanh Xuân 48

2.3.2.Thực trạng nội dung kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 51

2.3.3.Kiểm tra việc kê khai, tính và nộp thuế 56

2.3.4.Kết quả công tác kiểm tra tại chi cục Thuế quận Thanh Xuân 68

2.4.Đánh giá kết quả công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân, cục thuế TP Hà Nội 75

2.4.1.Kết quả đạt được 75

2.4.2.Hạn chế 76

2.4.3.Nguyên nhân hạn chế 77

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN THANH XUÂN, CỤC THUẾ TP HÀ NỘI 83

3.1.Định hướng phát triển công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế quận Thanh Xuân, cục thuế TP Hà Nội 83

3.2 Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân, cục thuế TP Hà Nội 85

3.2.1.Các giải pháp về nghiệp vụ nhằm tăng cường kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp NQD 86

3.2.2.Tăng cường công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế 90

3.2.3.Củng cố công tác tổ chức cán bộ của chi cục 90

Trang 6

3.3.Kiến nghị nhằm tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội 93

3.3.1.Kiến nghị với nhà nước 93

3.3.2.Kiến nghị với Tổng cục thuế 94

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

Trang 7

Bảng 2.1 Số thực thu của quận Thanh Xuân các năm 2012 đến 2014 46

Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp kiểm tra rủi ro 48

Bảng 2.3 Tổng hợp kế hoạch kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế năm 2012, 2013, 2014 50

Bảng 2.4 Thống kê tình hình đăng ký thuế 52

Bảng 2.5 Thống kê tình hình chấp hành chế độ kế toán của DN 53

Bảng 2.6 Thống kê tình hình nộp hồ sơ khai thuế của DN 56

Bảng 2.7 Thống kê tình hình kiểm tra hồ sơ khai thuế của DN 57

Bảng 2.8 Kết quả tập huấn cho doanh nghiệp 59

Bảng 2.9: Kết quả kiểm tra thuế tại Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí 62

Bảng 2.10 Tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách năm 2012 67

Bảng 2.11 Kết quả kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế 69

Bảng 2.12 Kết quả kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp 71

Bảng 2.13 Tình hình cơ bản của doanh nghiệp được điều tra 73

Bảng 2.14 Tổng hợp ý kiến đánh giá của doanh nghiệp 74

Bảng 2.15 Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ thuế 74

SƠ ĐỒ: Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế 10

Sơ đồ 1.2: Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp 14

Trang 8

TRÇN THÞ THU N¦¥NG

T¡NG C¦êNG C¤NG T¸C KIÓM TRA THUÕ §èI VíI DOANH NGHIÖP NGOµI QUèC DOANH T¹I CHI CôC THUÕ

THANH XU¢N, CôC THUÕ TP Hµ NéI

Chuyªn ngµnh: KINH TÕ TµI CHÝNH - NG¢N HµNG

Hµ Néi - 2015

Trang 9

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Cùng với sự phát triển và hội nhập không ngừng của đất nước, các

tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.Tính chất hoạt động của các đối tượng nộp thuế này càng diễn biến ngàycàng phức tạp

Trước thực tế đó, công tác kiểm tra luôn là một trong những nhiệm

vụ trọng tâm và thách thức hàng đầu của ngành thuế Chi cục thuế quậnThanh Xuân là cấp chi cục trực thuộc cục thuế thành phố Hà Nội có chứcnăng kiểm tra số lượng lớn doanh nghiệp với hoạt động đa dạng Mặc dùcông tác kiểm tra luôn được chú trọng hàng đầu nhưng vẫn còn một sốnhững hạn chế như kiểm tra còn chồng chéo, tỷ lệ số doanh nghiệp được

kiểm tra còn thấp Trước thực trạng như vậy, đề tài: “ Tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân, cục thuế TP Hà Nội” được lựa chọn để

nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa những nội dung cơ bản về

công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam; phân tích, đốichiếu với thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoàiquốc doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân để đánh giá những thànhcông, hạn chế và phát hiện nguyên nhân Từ đó đề xuất một số giải phápnhằm tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốcdoanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: công tác

kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp, phạm vi nghiên cứu: tại chi cục thuếquận Thanh Xuân, cục thuế TP Hà Nội trong giai đoạn 2012, 2013, 2014

Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê, phương pháp so

sánh, phương pháp chọn mẫu, phương pháp phân tích và tổng hợp

Trang 10

Bố cục luận văn: Kết cấu luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công tác kiểm tra thuế đối vớidoanh nghiệp ở Việt Nam

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệpngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân, cục thuế TP Hà Nội

Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối vớidoanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân, cụcthuế TP Hà Nội

Chương 1.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA

THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Luận văn đưa ra khái niệm về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp:

Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp là hoạt động do cơ quan thuế tiến hành nhằm xem xét tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế của doanh nghiệp nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp đó.

Công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp được thực hiện kiểm tratheo đúng quy trình do Tổng cục thuế ban hành:

Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế là: (1) thu thập khai thácthông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế, (2) lựa chọn cơ sở kinh doanh để lựachọn hồ sơ khai thuế, (3) duyệt và giao nhiệm vụ hồ sơ khai thuế, (4) nộidung kiểm tra hồ sơ, (4) xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ

Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế là: (1) Lựa chọn danhsách kiểm tra, (2) ban hành quyết định kiểm tra, (3) Công bố quyết định kiểmtra, thực hiện kiểm tra, (4) Lập biên bản kiểm tra, (5) Xử lý kết quả kiểm tra,(6) Giám sát kết quả kiểm tra

Bằng các phương pháp đối chiếu, so sánh, kiểm tra từ tổng hợp đến chitiết, kiểm tra chứng từ gốc và các phương pháp kiểm tra bổ trợ, Công tác

Trang 11

kiểm tra cần thực hiện kiểm tra các nội dung: Kiểm tra việc chấp hành đăng

ký thuế của doanh nghiệp, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán thuế củadoanh nghiệp, kiểm tra việc kê khai tính và nộp thuế

Kiểm tra việc chấp hành đăng ký thuế của doanh nghiệp: là kiểm

tra các nội dung liên quan đến đăng ký thuế như tính pháp lý của đăng kýthuế, tính trung thực của các tài liệu kê khai trong đăng ký so với thực tế

về vốn kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm kinh doanh, hìnhthức kế toán áp dụng, tài khoản kế toán giao dịch… và kiểm tra các địađiểm kinh doanh thực tế của doanh nghiệp có đúng với các địa điểm kinhdoanh đã đăng ký hay chưa

Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán thuế của doanh nghiệp: là

kiểm tra việc mở sổ sách kế toán, việc quản lý và sử dụng các loại hoá đơn,chứng từ…và xác định tính hợp pháp, hợp lý, trung thực của từng loại chứng

từ, hoá đơn có liên quan như: hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho…

Kiểm tra việc kê khai tính và nộp thuế: là việc so sánh, đối chiếu

số liệu kế toán với số liệu kê khai thuế, so sánh đối chiếu số liệu kê khai

và số liệu kế toán thực tế kinh doanh; xem xét việc cơ sở kinh doanh chấphành thời hạn nộp thuế có đúng hạn không, có nợ đọng không

Luận văn đã khái quát công tác kiểm tra ở một số nước lựa chọn:Anh, Canada, Malaysia, CCT Q Hai Bà Trưng, từ đó rút ra bài học hữuích cho công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế tại Chicục thuế Q.Thanh Xuân nói riêng

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN THANH XUÂN, CỤC THUẾ TP HÀ NỘI

Chi cục thuế quận Thanh Xuân được thành lập theo Quyết định số1174TC/QĐ/TCCB ngày 21 tháng 12 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Tài

Trang 12

Chính chính thức đi vào hoạt động ngày 21/12/1996.

Với chức năng, nhiệm vụ là tổ chức thực hiện công tác quản lý thuthuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộcphạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật

và chịu sự chỉ đạo song trùng của Cục Thuế Hà Nội và HĐND, UBNDquận Thanh Xuân

Theo thông tin, số liệu thu thập được cho thấy Chi cục thuếQ.Thanh Xuân đã thực hiện đúng quy trình kiểm tra theo quy trình doTổng Cục Thuế ban hành

Chi cục thuế quận Thanh Xuân đã tiến hành phân tích và lựa chọnđược: năm 2012 có 831 đơn vị thuộc diện kiểm tra tại tại trụ sở ngườinộp thuế; 2402 đơn vị thuộc diện kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế; năm

2013 có 935 đơn vị thuộc diện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, 2615đơn vị thuộc diện kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế Năm 2014 có 1079 đơn

vị thuộc diện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và 3034 đơn vị thuộc diệnkiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế Những đơn vị thuộc diện kiểm tra tại trụ

sở cơ quan thuế là những đơn vị có dấu hiệu rủi ro thấp hơn, những đơn vịthuộc diện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế là những đơn vị có mức độrủi ro cao theo đánh giá của từng chỉ tiêu Sau khi đánh giá rủi ro và đưa

ra danh sách rủi ro, thực trạng công tác kiểm tra tại chi cục Thuế Q.ThanhXuân như sau:

Công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế: Năm 2012, số doanh

nghiệp được giao kế hoạch kiểm tra là 2.401 DN, nhưng đến năm 2014, số

DN được giao kế hoạch đã tăng lên 3.034 DN, tăng 26% so với năm 2012

Số doanh nghiệp được kiểm tra cũng tăng lên, nhưng tốc độ tăng thấp hơntốc độ tăng về số lượng dn hoạt động trên địa bàn quận Thanh Xuân: năm

2012, số doanh nghiệp được kiểm tra là 1.441 doanh nghiệp, đến

Trang 13

31/12/2014, số doanh nghiệp được kiểm tra tăng lên 182 doanh nghiệp,đạt 1623 doanh nghiệp, tăng 13% so với năm 2012 Tỷ lệ số doanh nghiệpđược kiểm tra giảm từ 18% năm 2012 xuống 16% năm 2014 là do nguyênnhân trên Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch kiểm tra cũng không tăng: năm

2012, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 60%, năm 2013, tỷ lệ hoàn thành kếhoạch là 62%, năm 2014, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch kiểm tra là 53

Tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm qua kiểm tra cũng không có sự biếnchuyển: năm 2012, tỷ lệ vi phạm là 60%, năm 2013, tỷ lệ vi phạm là 57%,năm 2014, tỷ lệ vi phạm là 61%

Hầu hết các doanh nghiệp vi phạm qua kiểm tra đều chấp nhận vớikết luận kiểm tra, và thực hiện nộp ngay vào NSNN số thuế còn thiếu pháthiện qua kiểm tra Tỷ lệ nợ đọng năm 2012 là 22%, năm 2013 là 21% vànăm 2014 chỉ còn 9%

Công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế: Sau khi thực hiện

công tác đánh giá rủi ro và được Cục thuế TP Hà Nội phê duyệt danhsách Chi cục thuế quận Thanh Xuân đã thực hiện phân đoàn kiểm tra vàgiao chỉ tiêu đối với từng đoàn để thực hiện kiểm tra hồ sơ

Năm 2012, Số Đoàn kiểm tra được thành lập là 11 Đoàn, với sốlượng doanh nghiệp được giao chỉ tiêu kiểm tra là 831 doanh nghiệp,trung bình mỗi đoàn thực hiện kiểm tra 75 doanh nghiệp Cuối năm, toànchi cục thực hiện kiểm tra được 334 doanh nghiệp, đạt 40% kế hoạchđược giao Trong đó, cả 334 doanh nghiệp đều có vi phạm và đều bị truythu thuế, tổng số thuế truy thu là 27.723 triệu và giảm thuế GTGT đượckhấu trừ, số tiền: 28.724 triệu 100% số doanh nghiệp vi phạm đều chấphành quyết định xử lý vi phạm pháp luật thuế Tỷ lệ nợ thuế trên quyếtđịnh truy thu chỉ còn 16%

Trang 14

Năm 2013, Số Đoàn kiểm tra được thành lập là 14 Đoàn, tăng 3đoàn so với năm 2012 Số doanh nghiệp được giao chỉ tiêu kiểm tra là 935doanh nghiệp Kết quả, cuôi năm toàn chi cục kiểm tra được 425 doanhnghiệp, đạt 45% kế hoạch được giao Trong đó, phát hiện cả 935 doanhnghiệp có hành vi vi phạm, chiếm 100% số doanh nghiệp được kiểm tra,thực hiện truy thu 36.975 triệu, tăng 33% so với năm 2012

Năm 2014, số doanh nghiệp được giao kế hoạch kiểm tra là 1.079doanh nghiệp, tăng 15% so với kế hoạch giao năm 2013 Kết quả thựchiện kiểm tra được 514 doanh nghiệp, đạt 48% kế hoạch giao Trong

đó, phát hiện ra 514 doanh nghiệp vi phạm, thực hiện truy thu 57.568triệu đồng, tăng 56% so với số truy thu năm 2013 Vi phạm chủ yếu dothực hiện bán hàng không xuất hóa đơn, bán hàng dưới giá vốn, liêndoanh liên kết

Bên cạnh những kết quả đạt được như: công tác xây dựng kế hoạchsát với chỉ đạo, công tác kiểm tra được tiến hành thường xuyên, liên tục,công tác giám sát sau kiểm tra tốt, thu hồi nợ đọng nhanh; công tác kiểmtra tại Chi cục thuế Q.Thanh Xuân vẫn còn những hạn chế:

- Chưa thực hiện kiểm tra sơ bộ 100% hồ sơ khai thuế theo sự chỉ đạocủa Tổng cục thuế, Cục thuế TP Hà Nội Do đó, thông tin của doanh nghiệpcập nhật vào hệ thống chưa chính xác, ảnh hưởng tới kết quả đánh giá rủi ro

- Công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế đạt tỷ lệ chưa cao: tỷ lệ hoànthành kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế tại chi cục thuế quận ThanhXuân đạt trung bình là 58%, thấp hơn tỷ lệ hoàn thành trung bình của ngành(61%)

- Công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế thấp: tỷ lệ trung bình đạt44% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hoàn thành của ngành (62%), đứng thứ 18trong tổng số 29 chi cục thuộc cục thuế TP Hà Nội

Trang 15

- Việc đôn đốc các doanh nghiệp nộp ngay số thuế xử lý sau kiểmtra chưa quyết liệt, dẫn đến vẫn còn tình trang nợ đọng tiền thuế

- Vẫn xảy ra tình trạng chưa phát hiện ra nhiều khoản gian lận vềthuế ở nhiều khoản thu, sắc thuế gây thất thu cho NSNN

Luận văn đã phân tích được các nguyên nhân dẫn đến những hạnchế nêu trên là do:

Nguyên nhân khách quan

- Công tác tuyên truyền chưa đạt hiệu quả cao

- Trình độ, đạo đức của cán bộ làm công tác kiểm tra còn hạn chế

- Công tác tổ chức, điều hành và phối hợp tại cơ quan thuế cònnhiều bất cập

Nguyên nhân chủ quan

- Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập

- Ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác kiểm tra còn chậm

Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN THANH XUÂN, CỤC

THUẾ TP HÀ NỘI Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế Q.Thanh Xuân, cục thuế TP Hà Nội

1 Các giải pháp về nghiệp vụ nhằm tăng cường kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp NQD

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về người nộp thuế nhằm phục vụ côngtác lập kế hoạch kiểm tra

Trang 16

- Cải tiến quy trình, nội dung kiểm tra thuế

- Hoàn thiện phương pháp kiểm tra trên cơ sở áp dụng kỹ thuật phântích rủi ro

- xử lý kết quả sau kiểm tra

2 Tăng cường công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế

3 Củng cố công tác tổ chức cán bộ của chi cục

- Công tác tổ chức cán bộ:

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ:

4 Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa cơ quan thuế với các

cơ quan liên quan

5 Ứng dụng tối đa khoa học công nghệ vào công tác kiểm tra

Trang 18

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu của ngânsách nhà nước, mà thuế còn là một công cụ hữu hiệu để Nhà nước điềutiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng

xã hội trong phân phối và lưu thông

Cùng với sự phát triển và hội nhập không ngừng của đất nước, cácdoanh nghiệp đang ngày càng phát triển mạnh mẽ Tính chất hoạt độngcủa đối tượng nộp thuế này càng diễn biến ngày càng phức tạp

Trước thực tế đó, công tác kiểm tra luôn là một trong những nhiệm

vụ trọng tâm và thách thức hàng đầu của ngành thuế Chi cục thuế quậnThanh Xuân là cấp chi cục trực thuộc cục thuế thành phố Hà Nội có chứcnăng kiểm tra số lượng lớn doanh nghiệp với hoạt động đa dạng Mặc dùcông tác kiểm tra luôn được chú trọng hàng đầu nhưng vẫn còn một sốnhững hạn chế như tỷ lệ số doanh nghiệp được kiểm tra còn thấp; tỷ lệdoanh nghiệp vi phạm trong số doanh nghiệp được kiểm tra cao; Trước

thực trạng như vậy, đề tài: “ Tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân, cục thuế TP Hà Nội” được lựa chọn để nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Hệ thống hóa những nội dung cơ bản về công tác kiểm tra thuế đốivới doanh nghiệp ở Việt Nam

- Phân tích, đối chiếu với thực trạng công tác kiểm tra thuế đối vớidoanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân đểđánh giá những thành công, hạn chế và phát hiện nguyên nhân

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra thuế

đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân

Trang 19

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: công tác kiểm tra thuế đối với doanh

nghiệp

- Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác kiểm tra thuế đối vớidoanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân, cụcthuế TP Hà Nội trong giai đoạn năm 2012, 2013, 2014

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,phương pháp chọn mẫu, phương pháp phân tích và tổng hợp

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, kếtcấu luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công tác kiểm tra thuế đối vớidoanh nghiệp ở Việt Nam

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệpngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân, cục thuế TP Hà Nội

Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối vớidoanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân, cụcthuế TP Hà Nội

Trang 20

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA

THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

1.1 Khái quát chung về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm, vai trò, mục tiêu của kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

a Khái niệm công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

- Công tác kiểm tra thuế

Để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời để điềutiết vĩ mô, điều tiết thu nhập, kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuấtkinh doanh, công tác quản lý thuế là vô cùng quan trọng và cần thiết đốivới mỗi quốc gia

Theo luật quản lý thuế, công tác quản lý thuế bao gồm: Đăng kýthuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảmthuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về người nộp thuế;kiểm tra thuế, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành quyết định hành chínhthuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.(QH 11, 2006)

Trong đó, công tác kiểm tra thuế là một trong những nội dung quantrọng của công tác quản lý thuế

Theo từ điển Luật học, kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế thi hànhpháp luật, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn nói chung hay một công tác cụthể được giao để đánh giá, nhận xét”

Theo giáo sư Michel Bouvier, tác giả cuốn “Nhập môn về luật thuế

đại cương và lý thuyết thuế”, kiểm tra thuế là “hoạt động nhằm xem xét

tính trung thực, tính chính xác của cơ sở tính thuế mà người nộp thuế đã

kê khai” (Michel Bouvier, 2005)

Trang 21

Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp là hoạt động do cơ quan thuế tiến hành nhằm xem xét tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế của doanh nghiệp nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp đó.

b Vai trò của công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

Kiểm tra là một chức năng thiết yếu trong quản lý thuế Đặc biệt,trong bối cảnh áp dụng cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế, vai trò của công táckiểm tra thuế càng trở nên quan trọng trong việc:

- Phòng ngừa, răn đe các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của

doanh nghiệp.

Hành vi vi phạm pháp luật về thuế của doanh nghiệp là các hành vinhư: chậm nộp tiền thuế; khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc

tăng số tiền thuế được hoàn; trốn thuế, gian lận thuế (QH 11, 2006)

Là một trong những công cụ thực hiện chức năng quản lý nhà n ước,kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp chính là hoạt động xem xét, kiểm tracác tổ chức doanh nghiệp có làm đúng theo quy định của luật, chính sáchhay không? Qua đó, nếu phát hiện ra hành vi vi phạm sẽ sử dụng các biệnpháp chế tài bằng các quyết định hành chính như truy thu số tiền thuế nợ,tiền thuế thiếu, tiền trốn thuế, tiền gian lận thuế; phạt chậm nộp tiền thuế,phạt về hành vi kê khai sai, kê khai thiếu, phạt hành vi trốn thuế, gian lậnthuế nhằm ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế

Trên thực tế, không có hệ thống pháp luật nào đảm bảo là không cókhiếm khuyết Đây chính là một trong những nguyên nhân tạo cho cácdoanh nghiệp lợi dụng sơ hở để lách luật, trốn thuế Nhờ có hoạt độngkiểm tra mà phát hiện được những hành vi vi phạm pháp luật để ngănngừa và xử lý kịp thời

Trang 22

- Góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thuế.

Hệ thống thuế ở nước ta hiện nay có nhiều sắc thuế khác nhau Mỗisắc thuế có quy định quản lý khác nhau, điều tiết đến mỗi lĩnh vực khácnhau Do đặc điểm nền kinh tế nước ta đang dần chuyển đổi nên mỗi sắcthuế được ban hành ra áp dụng dù có nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng tớiđâu cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, bất cập Vì vậy, nhờ cócông tác kiểm tra mới có thể nhìn ra được những bất cập của luật, chínhsách thuế trong thực tế Từ đó góp phần không nhỏ trong việc bổ sunghoàn thiện các chính sách thuế ngày càng hợp lý, phù hợp với thực tế hơn

- Cải cách thủ tục hành chính.

Ban hành triển khai luật thuế còn đồng thời ban hành, triển khaithực hiện các thủ tục hành chính thuế Các thủ tục chính sách thuế đượctriển khai phải được thực hiện nghiêm chỉnh và đúng theo quy định.Thông qua hoạt động kiểm tra có thể phát hiện người nộp thuế thực hiệnkhông đúng, không đủ các thủ tục hành chính thuế để có thể kịp thời chấnchỉnh Đồng thời thông qua đó sẽ phát hiện các thủ tục hành chính cònkhiếm khuyết, không cần thiết, không còn phù hợp với thực tế nữa để kiếnnghị bổ sung hoàn thiện thủ tục chính sách thuế, nhằm nâng cao hiệu lựcpháp luật thuế

c Mục tiêu của công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

- Một là Giám sát hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp nhằm chốngthất thu thuế qua việc kê khai thuế; ngăn chặn và xử lý kịp thời những viphạm về thuế

- Hai là nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của doanhnghiệp trong việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế

- Ba là thực hiện cải cách hành chính trong việc kiểm tra thuế từ đótránh gây phiền nhiễu và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp pháttriển sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Trang 23

- Bốn là tạo sự thống nhất trong việc thực hiện công tác kiểm tratrong toàn ngành thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời cácdoanh nghiệp có hành vi gian lận trốn thuế.

- Năm là thông qua công tác kiểm tra nhằm hướng dẫn, giúp đỡ cácdoanh nghiệp nắm được các nghĩa vụ và quyền hạn của đơn vị khi thực hiệnluật thuế; đồng thời nâng cao trách nhiệm của công chức ngành thuế khi thihành công vụ

1.1.2 Đặc điểm, nguyên tắc kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

a Đặc điểm của công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.

- Về mục đích: Công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp có mụcđích phát hiện, ngăn ngừa, xử lý những vi phạm pháp luật về thuế, gópphần hoàn thiện cơ chế quản lý thuế, tăng cường pháp chế xã hội chủnghĩa, bảo đảm công bằng cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh

- Về chủ thể: Chủ thể của kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp là cơquan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thường là cơquan thuế

- Về nội dung: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp là kiểm tra việcchấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp

- Về phương pháp: kiểm tra thuế phải xem xét hoạt động thực tế củadoanh nghiệp để phát hiện, phân tích, đánh giá thực trạng đối tượng mộtcách chính xác, khách quan, làm rõ đúng sai, chỉ rõ nguyên nhân để cóbiện pháp khắc phục và xử lý vi phạm

b Nguyên tắc của công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

Nguyên tắc chủ yếu của hoạt động kiểm tra thuế đối với doanhnghiệp bao gồm:

- Phải tuân theo pháp luật và chịu trách nhiệm cá nhân trước phápluật

Trang 24

Không được làm trái các quy định của pháp luật là nguyên tắc quantrọng nhất trong hoạt động kiểm tra thuế.

Nguyên tắc này đòi hỏi các đơn vị, cá nhân tham gia quá trình kiểmtra thuế chỉ được thực hiện quyền mà pháp luật cho phép và phải thựchiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp luật quy định Mọi hành vi lạm quyền hoặckhông thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đều bị coi là hành vi không tuân thủ quyđịnh của pháp luật và đều phải bị xử lý

Thực hiện nguyên tắc này chủ thể kiểm tra (cơ quan, đoàn kiểm tra

và các thành viên) khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phải căn cứ vào cácquy định của pháp luật để kết luận, kiến nghị những vấn đề kiểm tra vàchịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, kiến nghị của mình Đốitượng kiểm tra (các doanh nghiệp) phải nghiêm chỉnh chấp hành cácquyết định của chủ thể kiểm tra, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu và giảitrình số liệu khi được yêu cầu

- Bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dânchủ, kịp thời

Tính chính xác đòi hỏi chủ thể kiểm tra phải nhận thức đúng vấn đề,

nội dung kiểm tra, xác định, đánh giá chính xác bản chất của sự việc đểkết luận kiểm tra chính xác Tính chính xác bảo đảm cho hoạt động kiểmtra thuế đạt hiệu quả cao Muốn đảm bảo tính chính xác không chỉ đòi hỏiquan điểm đúng đắn mà còn cần phải có kiến thức, năng lực mới có thểđem lại kết qủa chính xác

Tính khách quan yêu cầu chủ thể kiểm tra phải phản ánh đúng sự

vật hiện tượng như nó vốn có, không được lồng ý kiến chủ quan khi mô tả

sự vật hiện tượng Tính khách quan và tính chính xác có mối quan hệ tácđộng qua lại lẫn nhau Tính khách quan tạo tiền đề cho việc kết luận kiểmtra chính xác, và kết luận kiểm tra có tính chính xác mới thể hiện đượctính khách quan của hoạt động kiểm tra

Trang 25

Tính trung thực đòi hỏi chủ thể kiểm tra phải tuân thủ các quy tắc

về đạo đức nghề nghiệp, phản ánh đúng thực tế sự việc, không thiên lệch,bóp méo sự việc dẫn đến kết luận không đúng thực tế

Tính công khai thể hiện ở chỗ chủ thể kiểm tra phải thông báo đầy

đủ, công khai từ nội dung, kế hoạch, quyết định kiểm tra đến kết luậnkiểm tra để các tổ chức, cá nhân liên quan biết, giám sát và phối hợp thựchiện Việc công khai hoạt động kiểm tra nhằm nâng cao tính khách quancủa hoạt động kiểm tra, hạn chế những tiêu cực phát sinh trong qúa trìnhkiểm tra Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, tuỳ tính chất của cuộc kiểm tra

cụ thể, cần có hình thức, mức độ công khai phù hợp để đảm bảo hiệu quảhoạt động kiểm tra

Tính dân chủ nhằm tạo cơ hội cho đối tượng kiểm tra được trình

bày ý kiến, quan điểm về những nội dung kiểm tra cũng như về hoạt độngcủa đoàn kiểm tra, tránh tình trạng áp đặt của chủ thể kiểm tra

Tính kịp thời: Hoạt động kiểm tra thuế nhằm phục vụ các mục tiêu

quản lý thuế trong những thời điểm nhất định Vì vậy, kiểm tra kịp thờikhông những giúp cho đối tượng kịp thời nhận rõ sai phạm để sửa chữa,khắc phục ngay, tránh vi phạm kéo dài mà còn giúp cơ quan thuế chấnchỉnh và sửa đổi cơ chế, chính sách phù hợp thực tiễn, nâng cao hiệu quảquản lý thuế Mặt khác, tính kịp thời còn đảm bảo cuộc kiểm tra có biênbản, kết luận đúng thời hạn quy định, tránh tình trạng dây dưa, kéo dàithời gian công bố kết luận kiểm tra

- Không làm cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp

Hoạt động kiểm tra thuế là vấn đề hết sức nhạy cảm Trong nhữngnăm gần đây, vấn đề quyền và những bảo đảm thực hiện quyền của doanhnghiệp được đặc biệt quan tâm, việc cơ quan chức năng tổ chức tiến hànhkiểm tra tại cơ sở kinh doanh là cần thiết, nhưng ít nhiều cũng sẽ ảnh

Trang 26

hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm tra Tình trạng kéo dài,dây dưa, không công bố kết luận kiểm tra có lúc, có nơi vẫn còn tồn tại.Mặt khác, do việc phân cấp quản lý và do đó sẽ có thể phát sinh nhiềuđoàn kiểm tra đối tượng cùng thời điểm hoặc trong một thời gian ngắn.

Nguyên tắc này nhằm hạn chế tối đa những cuộc kiểm tra chồng chéocủa các cơ quan quản lý, đảm bảo quyền hoạt động bình thường của doanhnghiệp được kiểm tra, đảm bảo về cùng một nội dung, trong một năm doanhnghiệp chỉ bị kiểm tra một lần Cùng với việc thực hiện tốt nguyên tắc kịpthời trong hoạt động kiểm tra, nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi chínhđáng của doanh nghiệp được kiểm tra

1.1.3 Các phương pháp kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

Các phương pháp kiểm tra thuế bao gồm:

- Phương pháp đối chiếu, so sánh

Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình kiểm trathuế Nội dung của phương pháp này là thực hiện so sánh, đối chiếu nộidung cần kiểm tra với các nguồn thông tin khác nhau để đánh giá xem xétnội dung cần kiểm tra

- Phương pháp kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết

Đây là phương pháp tối ưu để kiểm tra số liệu kế toán Theophương pháp này, trước hết kiểm tra số liệu tổng hợp sau mới kiểm tra sốliệu chi tiết Việc kiểm tra tổng hợp nhằm rút ra những nhận xét tổng quát

để từ đó định hướng những nội dung cần đi sâu kiểm tra

- Phương pháp kiểm tra chứng từ gốc

Kiểm tra chứng từ gốc có ý nghĩa rất quan trọng vì chúng là cơ sởpháp lý ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành, là cơ

sở của mọi số liệu kế toán

Có ba phương pháp kiểm tra chứng từ gốc:

Trang 27

+ Kiểm tra theo trình tự thời gian: là việc thực hiện kiểm tra chứng

từ gốc đã được sắp xếp theo trình tự thời gian phát sinh

+ Kiểm tra theo loại nghiêp vụ: là việc thực hiện kiểm tra chứng từgốc đã được phân loại, sắp xếp theo một nghiệp vụ nhất định, như chứng

từ thu chi, tiền mặt, nhập kho…Phương pháp này được áp dụng khi cầnrút ra kết luận đầy đủ về một loại nghiệp vụ theo yêu cầu của nội dungkiểm tra thuế

+ Kiểm tra điển hình: là việc kiểm tra ngẫu nhiên một số chứng từcủa một loại nghiệp vụ để rút ra kết luận chung

- Phương pháp kiểm tra bổ trợ

Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này được sử dụng khi cầnthu thập thông tin từ những người có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đếnnội dung kiểm tra

Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác như: Phương pháp thẩmtra và xác nhận từng phần, Phương pháp quan sát…

Các phương pháp kiểm tra thuế trên có thể sử dụng riêng biệt hoặc sửdụng kết hợp tuỳ theo yêu cầu của từng cuộc kiểm tra thuế cụ thể

1.2 Quy trình và nội dung Công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

1.2.1 Quy trình kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

1.2.1.1 Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế

(Nguồn: 528/QĐ-TCT, 2008)

Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế Bước 1: Thu thập khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế

Trang 28

- Bộ phận kiểm tra thuế và cán bộ kiểm tra thuế sử dụng dữ liệu kêkhai thuế của doanh nghiệp trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và những

dữ liệu thông tin của doanh nghiệp chưa được nhập vào hệ thống dữ liệu củangành (nếu có) để kiểm tra tất cả các hồ sơ khai thuế; phân tích, đánh giá lựachọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về việc kê khai thuế

- Ngoài các dữ liệu, thông tin trong hồ sơ khai thuế, bộ phận kiểmtra và cán bộ kiểm tra thuế còn phải tổ chức thu thập thêm thông tin nếu

có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp từ cácnguồn thông tin của các cơ quan như Ngân hàng, Kho bạc, Kiểm toán,Quản lý thị trường, tài nguyên môi trường, kế hoạch và đầu tư, thanh tra,công an, toà án

Bước 2: Lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra

hồ sơ khai thuế.

Toàn bộ hồ sơ khai thuế phải được bộ phận kiểm tra của cơ quanthuế phân tích, đánh giá; từ đó lập ra danh sách doanh nghiệp phải kiểmtra bao gồm:

Thứ nhất: Các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, theo các tiêu chí:

+ Doanh nghiệp có ý thức tuân thủ pháp luật về thuế thấp như: (i)

Nộp hồ sơ khai thuế thường không đầy đủ các tài liệu kèm theo hoặc nộpkhông đúng hạn các loại hồ sơ khai thuế (ii) Khai thuế hay sai sót khôngđúng với số thuế thực tế phải nộp, phải điều chỉnh nhiều lần; cơ quan Thuế

đã nhiều lần nhắc nhở nhưng chậm khắc phục (iii) Vi phạm về hồ sơ khaithuế tháng, quý mà cơ quan Thuế phải ra Quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ sởkinh doanh ít nhất 3 lần trong 1 năm (iv) Không nộp đầy đủ số thuế đã kêkhai và nộp chậm kéo dài, thường xuyên có tình trạng nợ thuế

+Doanh nghiệp có các dấu hiệu không bình thường về khai thuế so với tháng trước hoặc năm trước: (i) Có số thuế giá trị gia tăng âm (-) liên

Trang 29

tục nhưng không xin hoàn hoặc có xin hoàn nhưng hồ sơ khai thuế khôngđầy đủ và cơ quan Thuế đã có yêu cầu bổ sung hoàn thiện nhưng không

thực hiện được.(ii) Có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp tăng

Bước 3: Duyệt và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ khai thuế.

- Bộ phận kiểm tra của cơ quan thuế phải lập danh sách doanhnghiệp phải kiểm tra của năm sau vào cuối tháng của năm trước đó, sau

đó trình thủ trưởng cơ quan phê duyệt danh sách kiểm tra

- Căn cứ vào danh sách số lượng doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơkhai thuế đã được Thủ trưởng cơ quan Thuế duyệt, trưởng bộ phận kiểmtra giao cụ thể số lượng người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ thuế cho từngcán bộ kiểm tra thuế

Cán bộ kiểm tra thuế có trách nhiệm kiểm tra tất cả các loại hồ sơkhai thuế bao gồm: Hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh; các loại hồ sơkhai thuế theo tháng; các loại hồ sơ khai thuế theo quý; các loại hồ sơkhai thuế theo năm của các doanh nghiệp được giao

Bước 4: Nội dung kiểm tra hồ sơ thuế.

- Kiểm tra việc ghi chép phản ánh các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế: Trường hợp phát hiện doanh nghiệp nào không ghi chép, phản ánh

đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế, cán bộ kiểm tra thuế phải báocáo Thủ trưởng cơ quan Thuế ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp bổ sungcác chỉ tiêu chưa phản ánh trong hồ sơ khai thuế

- Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; số tiền

thuế được miễn, giảm; số tiền hoàn thuế theo phương pháp đối chiếu so

Trang 30

sánh với (i) các quy định của các văn bản pháp luật về thuế; (ii) các chỉtiêu trong tờ khai thuế với các tài liệu kèm theo; (iii) các chỉ tiêu phản ánhtrong tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế với tờ khai thuế, cáctài liệu kèm theo tờ khai thuế tháng trước, quý trước, năm trước; (iv) vớicác dữ liệu của người nộp thuế có quy mô kinh doanh tương đương, cócùng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh; (v) với các thông tin, tài liệu thuthập được từ các nguồn khác.

Bước 5: Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan Thuế.

Kết thúc kiểm tra mỗi hồ sơ khai thuế, cán bộ kiểm tra thuế phảinhận xét hồ sơ khai thuế:

- Trường hợp kiểm tra các hồ sơ khai thuế thấy doanh nghiệp khai

đã đầy đủ chỉ tiêu; đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các thông tin, tàiliệu; không có dấu hiệu vi phạm thì bản nhận xét hồ sơ khai thuế được lưulại cùng với hồ sơ khai thuế

- Trường hợp kiểm tra các hồ sơ khai thuế phát hiện thấy căn cứ đểxác định số thuế khai là có nghi vấn thì cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáoThủ trưởng cơ quan Thuế ra thông báo yêu cầu người nộp thuế hoàn chỉnh

hồ sơ theo quy định

- Trường hợp kiểm tra các hồ sơ khai thuế, phát hiện thấy số liệukhai chưa chính xác hoặc có những chỉ tiêu cần làm rõ liên quan đến sốthuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm; số thuế được hoàn Cán bộkiểm tra thuế phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế ra thông báo bằngvăn bản đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu.Trường hợp người nộp thuế trực tiếp đến cơ quan Thuế giải trình hoặc

bổ sung thông tin tài liệu theo thông báo của cơ quan Thuế, cán bộ kiểm trathuế phải lập biên bản làm việc ghi nhận lại toàn bộ nội dung làm việc:

- Nếu người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệuchứng minh được số thuế khai là đúng thì Biên bản làm việc được chấpnhận và lưu lại cùng với hồ sơ khai thuế

Trang 31

- Nếu người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệunhưng không chứng minh số thuế khai là đúng thì cán bộ kiểm tra thuếghi nhận lại trong biên bản làm việc và báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế

ra thông báo lần 2 yêu cầu người nộp thuế tiếp tục giải trình hoặc bổ sungthêm thông tin tài liệu Thời hạn yêu cầu người nộp thuế tiếp tục giải trìnhhoặc bổ sung thêm thông tin tài liệu được ghi trong thông báo không quá

5 ngày làm việc kể từ ngày Thủ trưởng cơ quan Thuế ký thông báo Hếtthời hạn theo thông báo lần 2 của cơ quan Thuế mà người nộp thuế khônggiải trình, bổ sung thêm thông tin tài liệu hoặc trong thời hạn theo thôngbáo của cơ quan Thuế, người nộp thuế giải trình, bổ sung thêm thông tintài liệu nhưng không chứng minh được số thuế khai là đúng thì cán bộkiểm tra thuế báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế:(i) Quyết định ấn định sốthuế phải nộp hoặc (ii) Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế.1.2.1.2 Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp

Sơ đồ 1.2: Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp

(Nguồn: 528/QĐ-TCT, 2008)

Trang 32

Bước 1: Lựa chọn danh sách kiểm tra

Danh sách kiểm tra được lập ra phải dựa trên kết quả phân tích đánhgiá rủi ro thông qua phần mềm đánh giá rủi ro được Tổng cục Thuế banhành thực hiện thống nhất; đồng thời thông qua thực tiễn quản lý thuế tạiđịa phương

Số lượng doanh nghiệp được kiểm tra hàng năm phải cân đối trên

cơ sở nguồn nhân lực của hoạt động kiểm tra; số lượng thực tế doanhnghiệp hoạt động trên địa bàn và tình hình thực tế trên địa bàn quản lý, đểxác định danh sách các đối tượng cần kiểm tra

Bước 2: Ban hành quyết định kiểm tra

TH1: Trường hợp qua kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế mà không đủ cơ sở để ấn định thuế thì ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

Hồ sơ ban hành quyết định kiểm tra gồm:

- Tờ trình nêu rõ lý do phải kiểm tra; nội dung kiểm tra

- Các tài liệu kèm theo thông báo giải trình, bổ sung hồ sơ và thôngbáo yêu cầu khai bổ sung thuế

TH2: Trường hợp qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật về thuế căn cứ trên cơ sở

dữ liệu hiện có khi xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, cơ quanthuế thực hiện ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

Hồ sơ trình ban hành quyết định kiểm tra gồm:

- Tờ trình nêu rõ lý do phải kiểm tra; nội dung kiểm tra

- Dự thảo quyết định kiểm tra thuế (như đã nêu trên)

- Các tài liệu phân tích rủi ro kèm theo (kèm theo Mẫu số 04/QTKTban hành kèm theo quy trình này)

Trang 33

TH3: Trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế sau và kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định.

Căn cứ phân loại hồ sơ kiểm tra trước khi hoàn thuế quy định

cơ quan thuế thực hiện ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sởngười nộp thuế

Hồ sơ trình ban hành quyết định kiểm tra gồm:

-Tờ trình nêu rõ lý do phải kiểm tra; nội dung kiểm tra được ghi cụthể kiểm tra vấn đề gì

- Dự thảo quyết định kiểm tra thuế

-Hồ sơ đề nghị hoàn thuế (đối với trường hợp kiểm tra trước hoànthuế sau) hoặc hồ sơ giải quyết hoàn thuế (đối với trường hợp kiểm trasau hoàn thuế)

- Các tài liệu phân tích rủi ro kèm theo (nếu có)

TH4: Kiểm tra đối với các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề, hoặc trường hợp sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản,

cổ phần hoá doanh nghiệp và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền

Căn cứ vào kế hoạch, chuyên đề kiểm tra đã được duyệt, các trườnghợp phát sinh sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản, cổ phần hoá doanhnghiệp và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp

có thẩm quyền trưởng Bộ phận kiểm tra phân công công chức thu thập,nghiên cứu, phân tích các thông tin chuyên sâu về người nộp thuế đượckiểm để ban hành quyết định kiểm tra

Hồ sơ trình ban hành quyết định kiểm tra gồm:

- Tờ trình nêu rõ lý do phải kiểm tra; nội dung kiểm tra được ghi cụthể kiểm tra vấn đề gì

- Dự thảo quyết định kiểm tra thuế

Trang 34

- Các tài liệu phân tích kèm theo kế hoạch, chuyên đề kiểm tra đãđược phê duyệt hoặc công văn đề nghị kiểm tra quyết toán thuế đối vớitrường hợp sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản, cổ phần hoá doanhnghiệp và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp

có thẩm quyền

Bước 3: Công bố quyết định kiểm tra, thực hiện kiểm tra

Việc kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp được tiến hành chậm nhất

là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định kiểm tra thuế Trưởngđoàn kiểm tra thuế có trách nhiệm công bố quyết định kiểm tra thuế và giảithích nội dung kiểm tra theo quyết định Sau khi công bố quyết định kiểmtra, Đoàn kiểm tra thuế và doanh nghiệp được kiểm tra thuế phải có biên bảnxác định thời gian và nội dung công bố quyết định kiểm tra

Các thành viên đoàn kiểm tra phải thực hiện phần công việc theo sựphân công của Trưởng đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm về phần côngviệc được giao Kết thúc phần việc được giao, thành viên đoàn kiểm traphải lập biên bản xác định số liệu kiểm tra với đại diện người nộp thuế

Trong quá trình thực hiện kiểm tra, Đoàn kiểm tra được quyền kiểmtra tài sản, vật tư, hàng hoá, xem xét chứng từ kế toán, sổ sách kế toán,báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan trong phạm vi nội dung củaQuyết định kiểm tra thuế Đối với những thông tin, tài liệu, số liệu ngườinộp thuế đã nộp cho cơ quan thuế theo quy định hiện hành như: Tài liệu,

hồ sơ về đăng ký, kê khai, nộp thuế, báo cáo sử dụng hóa đơn, thì đoànkiểm tra không yêu cầu người nộp thuế cung cấp mà khai thác, tra cứu tại

cơ quan thuế để phục vụ cho việc kiểm tra

Bước 4: Lập biên bản kiểm tra

Căn cứ vào số liệu và tình hình được phản ánh trong biên bản kiểmtra từng phần việc mà Trưởng đoàn kiểm tra đã giao cho từng thành viên

Trang 35

trong đoàn thực hiện, Đoàn kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra thuế đốivới doanh nghiệp.

Bước 5: Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

Căn cứ vào biên bản kiểm tra thuế, trong vòng năm ngày làm việc,Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo trưởng bộ phận kiểm tra để trình Thủtrưởng cơ quan thuế về kết quả kiểm tra thuế và dự thảo các quyết định

xử lý về thuế hoặc kết luận kiểm tra thuế

Trường hợp phải xử lý truy thu về thuế; xử phạt vi phạm hành chính

về thuế thì trong thời hạn không quá bảy ngày làm việc kể từ ngày ký biênbản kiểm tra (trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì trong thờihạn tối đa không quá ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày ký biên bảnkiểm tra), Thủ trưởng cơ quan Thuế phải ban hành Quyết định xử lý viphạm về thuế theo mẫu quy định Trường hợp không phải xử lý truy thu

về thuế; không phải xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì trong thời hạnkhông quá bảy ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra, Thủ trưởng

cơ quan Thuế phải ký kết luận kiểm tra thuế

Bước 6: Giám sát kết quả sau kiểm tra

Sau khi kết thúc cuộc kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp và raquyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế, bộ phận kiểm tra phải cótrách nhiệm phối hợp với bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theodõi và đôn đốc việc thực hiện nộp các khoản thuế truy thu, tiền phạt theokết quả kiểm tra vào ngân sách nhà nước đúng quy định trong thời hạnchín mươi ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp vào ngân sách nhà nước cáckhoản kiến nghị qua kiểm tra ghi trên quyết định xử lý vi phạm về thuế

Trang 36

1.2.2 Nội dung công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

a Kiểm tra việc chấp hành đăng ký thuế của doanh nghiệp

Đăng ký thuế là quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham giakinh doanh Thông qua việc đăng ký thuế, Nhà nước quản lý được mọimặt hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở ngay từ khi bắt đầu hoạtđộng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế hoạch hoá nguồn thu Ngânsách

Nội dung kiểm tra trong lĩnh vực này bao gồm: (i) Kiểm tra các nộidung liên quan đến đăng ký thuế như tính pháp lý của đăng ký thuế, tínhtrung thực của các tài liệu kê khai trong đăng ký so với thực tế về vốnkinh doanh, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm kinh doanh, hình thức kếtoán áp dụng, tài khoản kế toán giao dịch… (ii) Kiểm tra các địa điểmkinh doanh thực tế của doanh nghiệp có đúng với các địa điểm kinh doanh

đã đăng ký hay chưa

Việc kiểm tra đăng ký thuế giúp cán bộ kiểm tra có cái nhìn tổngquát về doanh nghiệp nhất, từ đó đi vào phân tích, đánh giá sát với tìnhhình kinh doanh của doanh nghiệp, giúp chống thất thu về ngân sách nhànước

b Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán thuế của doanh nghiệp

Doanh nghiệp khi bắt đầu được thành lập và đi vào hoạt động kinhdoanh phải chấp hành đầy đủ về chế độ sổ sách, kế toán, chứng từ theoquy định của luật kế toán Việc thực hiện chế độ kế toán, sổ sách, chứng

từ, hoá đơn có liên quan mật thiết đến việc tính thuế, nộp thuế và công tácquản lý của Nhà nước

Nội dung kiểm tra trong lĩnh vực này bao gồm những vấn đề cơ bản sau:

- Việc chấp hành luật kế toán: Việc mở sổ sách kế toán, việc quản

lý và sử dụng các loại hoá đơn, chứng từ…

Trang 37

- Việc lập các loại hoá đơn, chứng từ có liên quan đến việc tính

thuế: Xác định tính hợp pháp, hợp lý, trung thực của từng loại chứng từ,

hoá đơn có liên quan như: hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho…

Nội dung này giúp cán bộ kiểm tra thuế nắm được mức độ chấphành pháp luật của doanh nghiệp, khái quát được tình hình kinh doanh củadoanh nghiệp, phát hiện các hành vi gian lận từ sổ sách kế toán và chứng

từ gốc

c Kiểm tra việc kê khai, tính và nộp thuế

Hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp bao gồm tờ khai thuế và các tàiliệu liên quan làm căn cứ để doanh nghiệp khai thuế, tính thuế với cơquan thuế như: bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra

Việc kê khai tính và nộp thuế là nghĩa vụ của các doanh nghiệp đốivới Nhà nước Doanh nghiệp phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ cácnội dung trong hồ sơ khai thuế

Những nội dung kiểm tra về việc kê khai, tính và nộp thuế bao gồm:

- Kiểm tra căn cứ tính thuế: Được tiến hành thông qua việc so sánh,

đối chiếu số liệu kế toán với số liệu kê khai thuế, so sánh đối chiếu số liệu

kê khai và số liệu kế toán thực tế kinh doanh

- Kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của cơ sở kinh doanh :

xem xét việc cơ sở kinh doanh chấp hành thời hạn nộp thuế có đúng hạnkhông, có nợ đọng không?

Nội dung kiểm tra thuế này giúp cán bộ thuế nắm tổng thể mức độchấp hành pháp luật của cơ sở kinh doanh: kê khai có trung thực không,

có trốn lậu thuế không, có nộp thuế đúng hạn không?

1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

Kết quả công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp được đánh giáqua các chỉ tiêu:

Trang 38

a Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện công tác kiểm tra.

- Số doanh nghiệp được kiểm tra thuế: là chỉ tiêu tuyệt đối, phản ánh

số lượng doanh nghiệp được kiểm tra trong năm Chỉ tiêu cho thấy quy

mô doanh nghiệp được kiểm tra thuế

- Tỷ lệ số doanh nghiệp được kiểm tra thuế (%): là chỉ tiêu tương đốiphản ánh tỷ lệ số doanh nghiệp đã được kiểm tra đến 31/12 hàng năm so vớitổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm đó Chỉ tiêu càng cao thìchứng tỏ sự giám sát tình hình tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp

Tỷ lệ số doanh

nghiệp được kiểm

tra

Số lượng doanh nghiệp được kiểm tra trong năm

Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động

-Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch kiểm tra (%): là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh

tỷ lệ số doanh nghiệp được kiểm tra đến 31/12 hàng năm so với tổngdoanh nghiệp được giao kế hoạch kiểm tra trong năm đó Chỉ số này càngcao chứng tỏ sự nỗ lực hoàn thành công tác kiểm tra thuế của cơ quan thuế, nhằm phát huy cao nhất vai trò của công tác kiểm tra thuế.

Tỷ lệ hoàn thành kế

hoạch kiểm tra

Số lượng doanh nghiệp được kiểm tra trong năm

Số lượng doanh nghiệp được giao kế hoạch kiểm tra

trong năm

b Các chỉ tiêu đánh giá kết quả vi phạm pháp luật thuế

- Tỷ lệ số doanh nghiệp vi phạm pháp luật thuế (%): là chỉ tiêu t ươngđối, phản ánh tỷ lệ số doanh nghiệp vi phạm phát hiện qua công tác kiểmtra so với tổng số doanh nghiệp được kiểm tra đến 31/12 hàng năm Tỷ lệ này càng cao càng chứng tỏ tác dụng phát hiện các hành vi vi phạm phát luật thuế của công tác kiểm tra.

Tỷ lệ số doanh

nghiệp vi phạm

pháp luật thuế

Số lượng doanh nghiệp vi phạm phát hiện qua kiểm tra

Số lượng doanh nghiệp được kiểm tra

-Tổng số thuế Truy thu qua công tác kiểm tra: Đây là chỉ tiêu tuyệtđối phản ánh số thuế doanh nghiệp phải nộp tăng thêm so với số thuế đ ơn

Trang 39

vị đã kê khai sau khi được cơ quan thuế kiểm tra việc chấp hành pháp luậtthuế Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức độ vi phạm pháp luật thuếcủa doanh nghiệp lớn, chứng tỏ tác dụng phát hiện và răn đe các hành vi

vi phạm pháp luật thuế của công tác kiểm tra

- Tỷ lệ số doanh nghiệp vi phạm chấp hành quyết định xử phạt (%):Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ lệ số doanh nghiệp chấp nhận xửphạt sau khi được kiểm tra và bị phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luậtthuế Chỉ số này càng cao chứng tỏ mức độ răn đe các hành vi vi phạmpháp luật thuế của công tác kiểm tra thuế

Số lượng DN phát hiện vi phạm qua kiểm tra

c Các chỉ tiêu đánh giá công tác giám sát kết quả sau kiểm tra

-Tỷ lệ nợ thuế qua kiểm tra (%): là chỉ tiêu tương đối so sánh, phảnánh tỷ lệ số thuế còn nợ đến 31/12 hàng năm so với tổng số tiền truy thuqua công tác kiểm tra năm đó Chỉ số này càng tiến tới 0 chứng tỏ côngtác giám sát chặt chẽ kết quả sau kiểm tra

Tỷ lệ nợ thuế qua

kiểm tra

số tiền nợ thuế qua kiểm tra

∑số thuế truy thu qua công tác kiểm tra

Bên cạnh việc tính toán chỉ tiêu này trong năm, để đánh giá chínhxác hơn kết quả của công tác kiểm tra, cần phải so sánh với những năm cũ

để đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu

c Các chỉ tiêu đánh giá tác động chính trị xã hội của công tác kiểm tra.

Trang 40

- Sự chuyển biến về ý thức tuân thủ pháp luật thuế: Tiêu chí này có

thể nhận biết được thông qua so sánh tỷ lệ tuân thủ pháp luật thuế của đốitượng kiểm tra thuế qua các năm, đặc biệt là những đối tượng đã đượckiểm tra thuế (mức độ tái phạm)

- Tác dụng trong việc ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế,tạo sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, tạo môi trường cạnh tranhlành mạnh Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỷ lệ đốitượng vi phạm bị xử lý truy thu thuế và xử phạt hành chính thuế (chiatheo hình thức xử phạt)

Hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả công tác kiểm tra thuế được đánhgiá theo năm và được chia theo hình thức kiểm tra thuế

1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

1.3.1 Nhân tố chủ quan

- Công tác tổ chức điều hành và phối hợp tại cơ quan thuế

Bộ máy hoạt động tại cấp chi cục về cơ bản được bố trí theo môhình của Tổng cục thuế Tuy nhiên, với số lượng tăng không ngừng củacác doanh nghiệp như hiện nay đòi hỏi công tác tổ chức tại bộ máy chicục cần chú trọng sắp xếp lực lượng cán bộ một cách hợp lý theo trình độnghiệp vụ và năng lực công tác, trong đó cần tập trung đủ cán bộ cho bộphận chức năng là bộ phận kiểm tra, kê khai kế toán thuế, xử lý nợ, tuyêntruyền hỗ trợ và ấn chỉ để đảm bảo cho công tác kiểm tra, phối hợp xử lý

hồ sơ kết quả kiểm tra

Ngoài việc điều hành chỉ đạo kiểm tra đối với danh sách kiểm tratrong kế hoạch rủi ro, Chi cục thuế hàng năm còn phải thực hiện kiểm trađột xuất theo sự chỉ đạo của cấp trên, hoặc theo công văn phối hợp củacác cơ quan chức năng khác Đối với những trường hợp này cần sự chỉđạo của lãnh đạo chi cục, chỉ đạo của lãnh đạo bộ phận chức năng và sự

Ngày đăng: 24/04/2020, 02:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w