1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra người nộp thuế trong quản lý thuế tại cục thuế tỉnh hưng yên

104 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 468,35 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI  LƯƠNG ANH DŨNG TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA NGƯỜI NỘP THUẾ TRONG QUẢN LÝ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH HƯNG YÊN Chuyên ng[.]

Trang 1

 -LƯƠNG ANH DŨNG

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRANGƯỜI NỘP THUẾ TRONG QUẢN LÝ THUẾ

TẠI CỤC THUẾ TỈNH HƯNG YÊNChuyên ngành: KẾ TOÁN

Mã số: 60 34 03 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Văn Thanh

Trang 2

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TRA, KIỂMTRA THUẾ VÀ VAI TRỊ CỦA CƠNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRANGƯỜI NỘP THUẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY 4

1.1 Một số vấn đề chung về công tác thanh tra, kiểm tra thuế 4

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm thanh tra thuế, kiểm tra thuế 4

1.1.2 Nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế 8

1.1.3 Phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế 10

1.2 Nội dung và các tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng tác thanh tra, kiểm trangười nộp thuế .12

1.2.1 Nội dung công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế 12

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế .14

1.3 Sự cần thiết phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế .161.3.1 Những nhân tố tác động tới công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế.161.3.2 Vai trị cơng tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế .19

1.4 Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra người nộp thuế của các nước trên thế giớivà bài học đối với Việt Nam 21

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA NGƯỜINỘP THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH HƯNG YÊN 26

2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu thuế tại Cụcthuế tỉnh Hưng Yên .26

2.1.1 Đặc điểm kinh tế- xã hội tỉnh Hưng Yên .26

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu thuế tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên 28

2.1.3 Nội dung của tổ chức hạch toán kế toán tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên 36

2.2 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế tại Cục thuế tỉnhHưng Yên thời gian qua 43

2.2.1 Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra NNT 43

2.2.2 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành đăng ký thuế 47

2.2.3 Thực trạng thanh tra, kiểm tra việc chấp hành về khai thuế, tính thuế, nộpthuế 50

2.2.4 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành về chế độ kế tốn,hóa đơn, chứng từ 64

Trang 3

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 70

Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂMTRA NGƯỜI NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN 78

3.1 Mục tiêu, quan điểm cải cách công tác quản lý thuế, công tác thanh tra,kiểm tra thuế 78

3.1.1 Mục tiêu cải cách công tác quản lý thuế 78

3.1.2 Quan điểm về cải cách thanh tra, kiểm tra thuế .79

3.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên 81

3.3 Giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế tại Cụcthuế tỉnh Hưng Yên .83

3.3.1 Xây dựng quy trình thanh tra, kiểm tra, thuế theo hướng áp dụng côngnghệ tin học 83

3.3.2 Tăng cường trang thiết bị hiện đại hoá ngành thuế, xây dựng phần mềmtập hợp dữ liệu phục vụ cơng tác thanh tra, kiểm tra 85

3.3.3 Tiêu chuẩn hố nghiệp vụ các ngạch công chức thanh tra, kiểm tra ngành thuế 86

3.3.4 Xây dựng và rà sốt quy trình thanh tra, kiểm tra, ; Xây dựng quy chếgiám sát, kiểm tra đoàn thanh tra, kiểm tra thuế .88

3.3.5 Tăng cường tuyển dụng, đào tạo, chuyển đổi vị trí cơng tác của cán bộthanh tra, kiểm tra 89

3.3.6 Bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho hệ thống thanh tra, kiểm tra 90

3.3.7 Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về NNT để phục vụ cho công tác thanhtra, kiểm tra thuế .91

3.3.8 Tổ chức tốt công tác xử lý sau thanh tra, kiểm tra 93

3.3.9 Thường xuyên tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra,thuế tiếp tục xây dựng và hồn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả côngtác thanh tra, kiểm tra .94

3.3.10 Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan Nhà nước và chínhquyền các cấp trong việc quản lý và nâng cao ý thực tự giác của NNT 95

3.3.11 Một số kiến nghị về công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong quản lý thuếtại Cục thuế tỉnh Hưng Yên 95

Trang 4

1.“ NNT”: Người nộp thuế 2.“ MST”: Mã số thuế

3.“NSNN”: Ngân sách Nhà nước 4.”KD”: Kinh doanh

5 “ Thuế GTGT”: Thuế giá trị gia tăng

6 “ Thuế TNDN”: Thuế thu nhập doanh nghiệp 7.” Thuế TNCN”: Thuế thu nhập cá nhân

Trang 5

BẢNG

Bảng 2.1 Kết quả cấp, quản lý mã số thuế 49Bảng 2.2 Bảng kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế, tính thuế như sau: 52Bảng 2.3 Bảng tổng hợp tình trạng nợ thuế những năm gần đây: 63

SƠ ĐỒ

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, là cơng cụ tài chínhcó tính cuỡng chế để tạo lập nguồn cho ngân sách nhà nước và phân phối thunhập trong xã hội Nhà nước sử dụng thuế như một công cụ để tác động vàovào nền kinh tế thông qua việc xác định đúng nguyên tắc và phương phápđánh thuế làm sao để thực hiện công bằng, đạt hiệu quả kinh tế, chi phí hànhchính thấp và tính linh hoạt cao; thơng qua việc hình thành cơ cấu thuế giữacác loại, các sắc thuế nhằm tránh chồng chéo, trùng lắp; thông qua việc xácđịnh mức thuế hợp lý vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước vừagiảm bớt tình trạng suy giảm tiêu dùng và đầu tư; thông qua việc xác địnhđúng đối tượng chịu thuế trong lĩnh vực sản xuất hay lưu thông, tiêu dùng haythu nhập để xác định cơ cấu giữa thuế trực thu và thuế gián thu Do vậy côngtác quản lý thuế giữ vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế pháttriển, ổn định chính trị và đảm bảo thực hiện công bằng xã hội Để làm đượcđiều này, ngoài việc phải xây dựng cho được một chính sách thuế hiện đại,hợp lý cịn cần phải có bộ máy quản lý phù hợp để tổ chức triển khai thựchiện tốt các luật thuế Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế không những giúpcho hoạt động quản lý thuế đạt được các mục tiêu đã đề ra mà còn giúp Nhànước phát hiện những hạn chế của chính sách, điều chỉnh kịp thời chính sách,chế độ về thuế, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của cộng đồng vàgóp phần phịng ngừa, ngăn chặn tình trạng trốn thuế, chống thất thu thuế.

Trang 7

thủ tục hành chính theo nguyên tắc công khai, minh bạch Để đảm bảo thựchiện tốt Luật Quản lý thuế, thực hiện thành công công cuộc cải cách và hiệnđại hố ngành thuế thì việc tập trung kiện tồn, nâng cao năng lực hệ thốngthuế nói chung và hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng là một giải phápquan trọng, cần thiết.

Hưng Yên là một tỉnh đang trên đà phát triển, hội nhập kinh tế, số lượngdoanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, đồng thời quy mơ, hình thức hoạt độngcủa các doanh nghiệp cũng đa dạng, phức tạp hơn; khả năng, thủ đoạn trốnthuế, tránh thuế cũng tinh vi, phức tạp hơn trong khi bộ máy quản lý thuế mớichuyển sang cơ chế quản lý mới cịn chưa thực sự phát huy được tính hiệulực, hiệu quả của nó; hoạt động thanh tra, kiểm tra cịn nhiều điểm hạn chế,cần được hồn thiện để đáp ứng u cầu thực tiễn đang đặt ra Chính vì vậy,

việc nghiên cứu đề tài: “Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra người nộpthuế trong quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên” có ý nghĩa thiết thực

cả về mặt lý luận và thực tiễn

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích hệ thống hố và làm rõ hoạtđộng thanh tra, kiểm tra thuế trong điều kiện thực hiện Luật Quản lý thuế hiệnnay Đồng thời, nghiên cứu thực trạng thanh tra, kiểm tra thuế trên địa bàntỉnh Hưng Yên, từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm nâng caohiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế cho phù hợp với thực tiễn quản lýthuế của Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tácthanh tra, kiểm tra người nộp thuế (NNT) cả về lý luận và thực tiễn.

Trang 8

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Đề tài hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động thanh tra,kiểm tra người nộp thuế; Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đề tài đánh giá thựctrạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, chỉ ranhững kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân, từ đó đưa ra nhữnggiải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế nhằm đáp ứngyêu cầu của cơng cuộc cải cách và hiện đại hố ngành thuế trong giai đoạntiếp theo.

5 Kết cấu luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về Thanh tra, kiểm tra Thuếvà vai trị của cơng tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế trong điền kiệnhiện nay

Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế tại Cụcthuế tỉnh Hưng Yên

Trang 9

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TRA,KIỂM TRA THUẾ VÀ VAI TRỊ CỦA CƠNG TÁC

THANH TRA, KIỂM TRA NGƯỜI NỘP THUẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY

1.1 Một số vấn đề chung về công tác thanh tra, kiểm tra thuế

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm thanh tra thuế, kiểm tra thuế

1.1.1.1 Khái niệm thanh tra, kiểm tra thuế:

Có nhiều khái niệm về thanh tra thuế:

Theo từ điển tiếng Việt: “thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làmcủa địa phương, cơ quan, xí nghiệp” [tr.882], “thanh tra là loại hình đặc biệt của kiểm tra” [tr.19]

Theo Luật thanh tra năm 2004: “Thanh tra là việc xem xét, đánh giá,xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách,pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theothẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật và các quy địnhkhác của pháp luật”.

Theo Giáo trình nghiệp vụ thuế của trường Đại học Kinh doanh và côngnghệ Hà Nội: “Thanh tra thuế là hoạt động kiểm tra của tổ chức chuyên tráchlàm công tác kiểm tra của cơ quan thuế đối với đối tượng thanh tra nhằm pháthiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi trái pháp luật”

Trang 10

Về kiểm tra thuế cũng có nhiều khái niệm khác nhau:

Kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” (Từ điểntiếng Việt, tr.523); kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế thi hành pháp luật,thực hiện nhiệm vụ quyền hạn nói chung hay một công tác cụ thể được giaođể đánh giá, nhận xét ” (Từ điển Luật học, tr.265).

Theo Giáo trình nghiệp vụ thuế của trường Đại học Kinh doanh và côngnghệ Hà Nội: “Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xemxét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng,nhiệm vụ yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét,đánh giá”.

Theo giáo sư Michel Bouvier, tác giả cuốn “Nhập môn về Luật thuế đạicương và lý thuyết thuế”, kiểm tra thuế là “hoạt động nhằm xem xét tínhtrung thực, tính chính xác của cơ sở tính thuế mà người nộp thuế đã kê khai”[tr.153]

Từ các quan niệm trên có thể hiểu: kiểm tra thuế là hoạt động xem xét,đánh giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các cơ quan, tổ chức vàcá nhân chịu sự quản lý trong việc thực hiện pháp luật về thuế, phí và lệ phí(gọi chung là thuế).

1.1.1.2 Đặc điểm thanh tra, kiểm tra thuế:

Thanh tra thuế là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức độ cao hơn, toàndiện hơn Thanh tra thuế được thực hiện theo định kỳ đối với người nộp thuếlớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, quy mô lớn và phức tạp hoặc với ngườinộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và thanh tra để giải quyết cáckhiếu nại, tố cáo về thuế hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lýthuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính

Trang 11

nộp thuế Việc kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế được tiến hành thường xuyênliên tục dựa trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế Việc kiểm tra thuế tại trụsở của người nộp thuế chỉ được thực hiện khi họ không tự giác sửa đổi, bổsung những nội dung sai sót mà cơ quan thuế đã kiểm tra, phát hiện và yêucầu Nội dung kiểm tra thuế là việc kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của cácthông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật vềthuế của người nộp thuế.

Thanh tra thuế cũng là một hoạt động của kiểm tra thuế nên thanh trathuế và kiểm tra thuế có những điểm giống nhau:

- Thanh tra, kiểm tra thuế đều là một nội dung quan trọng của quản lýthuế; có cùng một mục đích phát hiện, ngăn ngừa, xử lý những vi phạm phápluật thuế, góp phần thúc đẩy các tổ chức, cá nhân hoàn thành nhiệm vụ theoquy định của pháp luật thuế, góp phần hồn thiện cơ chế quản lý thuế, tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cơng dân.

- Chủ thể thanh tra, kiểm tra thuế là cơ quan nhà nước có thẩm quyềntheo quy định của pháp luật.

- Đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế là cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩavụ nộp thuế cho Nhà nước và các đơn vị trong nội bộ ngành thuế.

- Nội dung thanh tra, kiểm tra thuế là việc chấp hành pháp luật thuế.- Phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế đều phải xem xét hoạt động thựctế của đối tượng để phát hiện, phân tích, đánh giá thực trạng đối tượng mộtcách chính xác, khách quan; làm rõ đúng, sai và chỉ rõ nguyên nhân để cóbiện pháp khắc phục, xử lý vi phạm.

Trang 12

Tuy nhiên giữa thanh tra và kiểm tra cũng có điểm khác nhau cơ bản:

Thứ nhất, chủ thể của thanh tra không đồng nhất với đối tượng thanh tra.

Chủ thể thanh tra là tổ chức thanh tra chuyên trách của Nhà nước (Thanh traNhà nước, các tổ chức thanh tra chuyên ngành); đối tượng thanh tra là đốitượng quản lý của Nhà nước Chủ thể của kiểm tra có thể không đồng nhấthoặc đồng nhất với đối tượng kiểm tra Chẳng hạn, khi đơn vị tự kiểm tra thìchủ thể kiểm tra và đối tượng kiểm tra đồng nhất với nhau Như vậy, thanh tralà kiểm tra từ bên ngoài vào đối tượng; cịn kiểm tra có khi do bản thân đốitượng đó tự thực hiện, khơng nhất thiết do bên ngoài kiểm tra.

Thứ hai, hoạt động thanh tra thuế chủ yếu được tiến hành ở giai đoạn sau

khi các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh; nội dung thanh tra thuế thường là nhữngvấn đề phức tạp, bản chất vấn đề thường được che giấu có chủ ý nên khó nhậnbiết Trong khi đó, kiểm tra thuế được tiến hành thường xuyên, bao gồm kiểmtra trước, kiểm tra trong và kiểm tra sau khi các hoạt động kinh tế phát sinh; nộidung kiểm tra thuế thường là những vấn đề hiện tại, dễ nhận biết.

Thứ ba, tính chất của thanh tra thuế là một hoạt động dựa vào quyền lực

của cơ quan quản lý Nhà nước Kiểm tra thuế là hoạt động trung tính, có thể làhoạt động quyền lực của cơ quan quản lý Nhà nước, hoặc có thể chỉ là hoạt độngquản lý đơn thuần

Thứ tư, do mức độ nghiêm trọng của sự việc cần thanh tra, nên thời gian

Trang 13

1.1.2 Nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế

Mục đích của thanh tra, kiểm tra thuế nhằm phát huy nhân tố tích cực;ngăn ngừa xử lý sai phạm gây tổn thất lợi ích của nhà nước, của nhân dân, củacác doanh nghiệp; góp phần hồn thiện chính sách thuế; tăng cường pháp chếxã hội chủ nghĩa Để đạt được mục đích trên, công tác thanh tra, kiểm tra thuếphải tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước, nguyện vọng và lợi ích của nhândân Thanh tra, kiểm tra thuế là kiểm tra việc thực hiện pháp luật nên phảituân thủ pháp luật Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động thanhtra, kiểm tra thuế Thực hiện nguyên tắc này, chủ thể thanh tra, kiểm tra khithực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phải căn cứ vào các quy định của phápluật để kết luận, kiến nghị những vấn đề thanh tra, kiểm tra và chịu tráchnhiệm trước pháp luật về kết luận, kiến nghị của mình Đối tượng thanh tra,kiểm tra phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định của chủ thể thanh tra,kiểm tra, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu và giải trình số liệu khi được u cầu.Ngun tắc này địi hỏi các cơ quan và cán bộ thanh tra, kiểm tra thuếphải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy định.Mọi hành vi lạm quyền hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đều bị coi làhành vi không tuân thủ quy định của pháp luật và đều phải bị xử lý Đây cũnglà nguyên tắc cần thiết để đề cao trách nhiệm của chủ thể thanh tra, kiểm tra;nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra thuế; ngăn ngừa tình trạnglàm trái pháp luật, làm vơ hiệu hố hoạt động thanh tra, kiểm tra.

- Nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan:

Đảm bảo tính trung thực, chính xác, khách quan là nguyên tắc cơ bản trong

Trang 14

giá đúng thực trạng của đối tượng kiểm tra, xử lý đúng người, đúng việc, đúngpháp luật.

Nguyên tắc khách quan và chính xác địi hỏi hoạt động thanh tra, kiểmtra thuế phải tôn trọng sự thực, đánh giá sự vật hiện tượng như nó vốn có,khơng suy diễn hay quy chụp một cách chủ quan, phải tiến hành công việcmột các thận trọng.

Nguyên tắc trung thực đòi hỏi hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế phảiphản ánh và đánh giá đúng bản chất của sự vật, hiện tượng; vô tư; khơng thiênlệch; khơng vì quyền lợi cá nhân; phải tỷ mỷ, cẩn thận và phải có kiến thứcchun mơn vững vàng, hiểu biết sâu rộng và sâu sát thực tiễn.

- Nguyên tắc công khai, dân chủ:

Trang 15

- Nguyên tắc bảo vệ bí mật:

Cần quán triệt nguyên tắc này trong thanh tra, kiểm tra thuế là vì trongquá trình thanh tra, kiểm tra người làm công tác này tiếp cận với nhiều vấn đề,nhiều tài liệu liên quan đến bí mật, bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp, bímật quốc gia Nếu cán bộ thanh tra, kiểm tra để lộ những bí mật này chonhững đối tượng không được phép biết sẽ làm thiệt hại lợi ích của quốc gia vàcác doanh nghiệp, do vậy, họ chỉ được báo cáo cho những người có thẩmquyền biết.

- Nguyên tắc hiệu quả:

Thực hiện nguyên tắc này mới đảm bảo cho thanh tra, kiểm tra thuế đạtđược mục đích của nó Ngun tắc này đòi hỏi thanh tra, kiểm tra thuế phảithực hiện đúng quy trình, quy phạm do ngành thuế đã quy định đồng thời phảiđảm bảo tính hiệu quả, nghĩa là phải có tác dụng đề phịng, ngăn ngừa nhữngthiếu sót, vi phạm; phải đảm bảo giúp các đối tượng thanh tra, kiểm tra thựchiện đúng chính sách thuế

1.1.3 Phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế

1.1.3.1 Phương pháp vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro

Bản chất của việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểmtra thuế là phân loại , đánh giá NNT dựa trên những tiêu thức rủi ro về thuếnhằm xác định những NNT có mức độ thuân thủ thấp, khả năng gian lận caovề thuế; từ đó tập trung nguồn lực thanh tra, kiểm tra theo nguyên tắc ưu tiênnguồn lực để thanh tra, kiểm tra NNT có thể mang lại tổn thất lớn nhất vànhững sai phạm có khả năng xảy ra cao nhất.

Có nhiều cơng thức ước tính mức độ tổn thất và xác suất xảy ra rủi ro,công thức thường được sử dụng là:

Trang 16

1.1.3.2 Phương pháp đối chiếu, so sánh

Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình thanh tra,kiểm tra thuế Nội dung của phương pháp này là thực hiện việc so sánh, đốichiếu nội dung cần thanh tra, kiểm tra với các nguồn thông tin khác nhau đểđánh giá, xem xét nội dung cần thanh tra, kiểm tra.

1.1.3.3 Phương pháp kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết

Đây là phương pháp tối ưu để kiểm tra số liệu kế toán Theo phươngpháp này, trước hết kiểm tra số liệu tổng hợp sau mới kiểm tra số liệu chi tiết.Việc kiểm tra số liệu tổng hợp được tiến hành với các số liệu đã được tổnghợp theo nội dung kinh tế, phản ánh trên các báo cáo tổng hợp như: Bảngtổng kết tài sản, Báo cáo kết quả kinh doanh… Việc kiểm tra tổng hợp nhằmrút ra những nhận xét tổng quát để từ đó định hướng những nội dung cần đisâu kiểm tra (kiểm tra chi tiết) Việc kiểm tra chi tiết là việc kiểm tra số liệucủa từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh thể hiện trên các chứng từ gốc hoặcnhững bảng kê chi tiết.

1.1.3.4 Phương pháp kiểm tra chứng từ gốc

Có ba phương pháp kiểm tra chứng từ gốc:

- Kiểm tra theo trình tự thời gian: Là việc thực hiện kiểm tra chứng từgốc đã được sắp xếp theo trình tự thời gian phát sinh Phương pháp này mấtnhiều thời gian và hiệu quả thấp nên ít được sử dụng.

- Kiểm tra theo loại nghiệp vụ: Là việc thực hiện kiểm tra chứng từ gốcđã được phân loại, sắp xếp theo một nghiệp vụ nhất định như: chứng từ thu,chi tiền mặt, phiếu xuất, nhập kho Phương pháp này được áp dụng khi cầnrút ra kết luận đầy đủ về một loại nghiệp vụ theo yêu cầu của nội dung thanhtra, kiểm tra, do đó tiết kiệm thời gian và cho hiệu quả cao

Trang 17

Ngồi ra cịn có các phương pháp kiểm tra bổ trợ như:

+ Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này được sử dụng khi cần thuthập thơng tin từ những người có quan hệ trực tiếp, gián tiếp đến nội dungthanh tra, kiểm tra

+ Ngồi ra cịn một số phương pháp khác như: Phương pháp thẩm tra vàxác nhận từng phần, phương pháp quan sát…

1.2 Nội dung và các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thanh tra,kiểm tra người nộp thuế

1.2.1 Nội dung công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế

Thanh tra, kiểm tra NNT là nội dung cơ bản và quan trọng của công tácthanh tra, kiểm tra thuế trong quản lý thuế Theo quy định của pháp luật, cáccơ sở kinh doanh đều phải thực hiện đầy đủ việc đăng ký kinh doanh, đăng kýthuế, chế độ hạch toán kế tốn, hố đơn chứng từ….Tuy nhiên, trong thực tếcịn nhiều đối tượng vi phạm các quy định trên, vì vậy phải tăng cường côngtác thanh tra, kiểm tra NNT nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hànhvi sai phạm đó Nội dung thanh tra, kiểm tra NNT tập trung vào những vấn đềchủ yếu sau:

1.2.1.1 Thanh tra, kiểm tra việc đăng ký thuế

Đăng ký thuế là quyền và nghĩa vụ của đối tượng kinh doanh Thông quaviệc đăng ký thuế, Nhà nước quản lý được mọi mặt hoạt động sản xuất kinhdoanh của cơ sở ngay từ khi bắt đầu hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi chocơng tác kế hoạch hố nguồn thu ngân sách.

Nội dung kiểm tra đăng ký thuế là xem xét trên từng địa bàn, trong từngloại ngành nghề có bao nhiêu cơ sở thực tế có hoạt động kinh doanh, số lượngcơ sở đã đăng ký và chưa kê khai đăng ký thuế.

Trang 18

điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, thời gian thực tế kinh doanh, hìnhthức kế toán áp dụng, tài khoản giao dịch… nhằm phát hiện và xử lý các hiệntượng gian lận trong việc kê khai đăng ký thuế.

1.2.1.2 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách,chứng từ, hoá đơn

Việc thực hiện chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ hố đơn có liên quanmật thiết đến việc tính thuế, nộp thuế và công tác quản lý của Nhà nước.

Nội dung của công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực này là kiểm traviệc chấp hành chế độ hạch toán kế toán, việc quản lý và sử dụng hố đơnchứng từ, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ kế toán (hoá đơnmua bán hàng hoá, phiếu xuất kho, nhập kho, phiếu thu, phiếu chi…) Đây lànội dung kiểm tra phức tạp, tốn nhiều thời gian và cơng sức nhất nhưng lại cótác dụng lớn trong việc phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận, khaiman, trốn thuế.

1.2.1.3 Thanh tra, kiểm tra việc kê khai, tính thuế và nộp thuế

Việc kê khai tính thuế, nộp thuế là nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhânkinh doanh Nội dung công tác kiểm tra bao gồm:

- Thông qua công tác kiểm tra sổ sách kế tốn, chứng từ hố đơn và cáctài liệu có liên quan để xác định các căn cứ tính thuế, làm cơ sở cho việc xácđịnh thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế được hoàn, được miễn giảm trongkỳ của đơn vị Đối chiếu các số liệu trên các tờ khai, bảng kê, quyết toán thuếđơn vị đã kê khai với số kiểm tra để phát hiện số thuế đơn vị hạch toán, kêkhai thiếu, số thuế ẩn lậu.

Trang 19

những cơ sở có biểu hiện vi phạm nhiều lần, với số lượng lớn nhằm giảmthiểu tối đa khả năng thất thoát tiền thuế của Nhà nước.

Như vậy, việc thanh tra, kiểm tra các đối tượng nộp thuế là một cơngviệc mang tính tổng hợp cao, đòi hỏi người cán bộ thanh tra, kiểm tra phảinắm vững các quy trình quản lý thuế, Luật quản lý thuế, các văn bản pháp luậtthuế, phải thông thạo nghiệp vụ kế tốn và đặc biệt phải có sự hiểu biết sâurộng về nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác.

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng tác thanh tra, kiểm tra ngườinộp thuế

Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra NNT không chỉ được xem xét,đánh giá đơn thuần ở khía cạnh hiệu quả kinh tế mà còn được xem xét, đánhgiá dưới giác độ hiệu quả xã hội chính trị Vì vậy, các tiêu chí đánh giá hiệuquả công tác thanh tra, kiểm tra thuế được chia 2 nhóm là:

- Các tiêu chí định lượng:

Các tiêu chí định lượng thể hiện ở kết quả thực tế của nghiệp vụ thanhtra, kiểm tra đã được tiến hành Đó là kết quả cụ thể của việc thực hiện nhiệmvụ được giao hoặc kết quả đem lại của các nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra Cáctiêu chí này thường gồm:

+ Tình tình thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra về từng chỉ tiêu địnhlượng của kế hoạch: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số đối tượng thanh tra,kiểm tra so với kế hoạch năm; Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về thời gian thanhtra, kiểm tra so với kế hoạch năm; Tỷ lệ thanh tra, kiểm tra hàng năm so vớitổng số đối tượng thanh tra, kiểm tra

Trang 20

tiền thuế truy thu qua thanh tra, kiểm tra; Số tiền thuế truy thu bình qn/đốitượng thanh tra, kiểm tra.

+ Chi phí vật chất và thời gian cho thanh tra, kiểm tra: Thời gian bình quân1 cuộc thanh tra, kiểm tra; Số đối tượng được thanh tra, kiểm tra bình quân/thanhtra viên hàng năm; Chi phí bằng tiền trực tiếp cho thanh tra, kiểm tra.

+ Hiệu quả trực tiếp của thanh tra, kiểm tra: Chi phí thanh tra, kiểm traso với số thuế truy thu được đã nộp NSNN; Tỷ lệ giữ nguyên, sửa đổi hoặchuỷ bỏ quyết định truy thu thuế theo biên bản thanh tra, kiểm tra thuế khi giảiquyết khiếu nại của đối tượng thanh tra, kiểm tra; Tỷ lệ các trường hợp đốitượng thanh tra, kiểm tra chấp nhận hoàn toàn kết luận thanh tra, kiểm tra; Tỷlệ số thuế truy thu được nộp vào NSNN/tổng số thuế truy thu…

Mặc dù có thể tính tốn cụ thể được một số chỉ tiêu đã kể trên song thựctế đa số các chỉ tiêu không thực sự phản ánh rõ hiệu quả kinh tế của công tácthanh tra, kiểm tra Bên cạnh việc tính tốn chỉ tiêu này trong năm, để đánhgiá chính xác hơn tính hiệu quả cần phải so sánh với những năm cũ để đánhgiá xu hướng biến động của các chỉ tiêu, có như thế mới thấy rõ những tiến bộcủa từng khâu cơng tác.

- Các tiêu chí định tính:

Các chỉ tiêu định tính thường là hệ quả của công tác thanh tra, kiểm tramà không thể hoặc khó tính tốn, đo đếm được Đó thường là những hiệu quảcó tính xã hội, chính trị như:

+ Sự chuyển biến về ý thức tuân thủ pháp luật thuế Tiêu chí này có thểđo lường được thơng qua so sánh tỷ lệ tuân thủ pháp luật thuế của đối tượngthanh tra, kiểm tra qua các năm, đặc biệt là những đối tượng đã được thanhtra, kiểm tra.

Trang 21

Có thể đánh giá tác dụng này thơng qua xem xét tỷ lệ đối tượng vi phạm bị xửlý truy thu thuế và xử phạt hành chính thuế.

Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả thanh tra, kiểm tra được đánh giátheo kỳ (qúy, năm) và được chia theo sắc thuế, theo hình thức thanh kiểm tra,theo loại đối tượng nộp thuế và từng nội dung thanh tra, kiểm tra tương ứng.

1.3 Sự cần thiết phải tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra người nộp thuế

1.3.1 Những nhân tố tác động tới công tác thanh tra, kiểm tra ngườinộp thuế

1.3.1.1 Sự phát triển phong phú, đa dạng và ngày càng phức tạp của NNT

Điều kiện kinh tế xã hội là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trựctiếp đến quản lý thuế nói chung và hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế nóiriêng Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hội nhập sâu rộnghiện nay thì hệ thống luật pháp sẽ dần được hoàn thiện, cơ sở trang thiết bị vậtchất kỹ thuật ngày càng được hiện đại hoá và số lượng NNT khơng ngừng tănglên nhanh chóng Tất cả những biến đổi trên đều tác động lớn tới hiệu quảcông tác thanh tra, kiểm tra thuế Số lượng người nộp thuế ngày càng tăng sẽ làmột thách thức không nhỏ đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế Bởi cùng vớisự gia tăng về số lượng sẽ là sự đa dạng các loại hình doanh nghiệp và các hìnhthức kinh doanh, kèm theo đó là sự phức tạp, tinh vi hơn về thủ đoạn trốn,tránh, gian lận thuế của người nộp thuế Nếu khơng chuẩn bị cho mình mộthành trang đầy đủ (pháp lý, nhân lực, vật lực ) cơ quan quản lý thuế, nhất làbộ phận thanh tra, kiểm tra sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện và xửlý kịp thời các vụ gian lận, ẩn lậu thuế, gây thất thu cho NSNN.

Trang 22

hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quảcông tác thanh tra, kiểm tra thuế vì NNT sẽ phải tự cân nhắc các hành vi củamình trước khi thực hiện Tuy nhiên, trình độ dân trí và sự hiểu biết về phápluật thuế của NNT nâng cao trong khi pháp luật thuế chưa hoàn thiện, cịnnhiều kẽ hở cũng đã tạo điều kiện cho khơng ít đối tượng nộp thuế có cáchành vi, thủ đoạn trốn, tránh thuế ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây khókhăn cho cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế trong việc phát hiện ra các gian lận.

1.3.1.2 Hệ thống chính sách pháp luật thuế chưa hồn thiện

Hệ thống chính sách pháp luật thuế đồng bộ, hoàn thiện, nội dung cácsắc thuế rõ ràng, minh bạch sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để hoạt động thanhtra, kiểm tra người nộp thuế đi vào khn khổ Từ đó giúp NNT hiểu và thựchiện nghiêm túc nghĩa vụ thuế theo qui định của pháp luật và công tác thanhtra, kiểm tra thuế thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn Tuy nhiên, hệ thốngchính sách thuế hiện hành tại Việt Nam mặc dù không ngừng được chỉnh sửa,bổ sung nhưng vẫn còn nhiều kẽ hở và chưa thực sự minh bạch, nhiều quiđịnh phức tạp, không rõ ràng, thủ tục hành chính thuế cịn rườm rà… Đâychính là kẽ hở để NNT lợi dụng, tạo ra những hành vi trốn thuế, tránh thuế vàgây ra những khó khăn, phức tạp cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

1.3.1.3 Sự thay đổi của mơ hình quản lý thuế theo chức năng và cơ chếtự khai, tự nộp thuế

Trang 23

trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để NNT hiểu rõ và tự giác thựchiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuếcủa NNT và thông qua công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý kịp thờinhững hành vi trốn thuế của NNT.

Thực hiện quản lý thuế theo cơ chế tự kê khai tự nộp thuế, bộ máy quảnlý thuế tại cơ quan thuế được tổ chức tập trung theo các chức năng, bao gồmcác chức năng chính: tuyên truyền, hỗ trợ NNT; xử lý tờ khai và kế toán thuế;thu nợ, cưỡng chế thuế và thanh tra, kiểm tra thuế; trong đó, thanh tra, kiểmtra thuế là chức năng trọng tâm của cơ quan thuế trong cơ chế tự kê khai, tựnộp thuế Quản lý theo chức năng cho phép cơ quan thuế chuẩn hoá mạnh hơnvề quy trình thủ tục làm việc đối với các loại thuế, đơn giản hoá hệ thống tinhọc và giao tiếp với NNT, đồng thời nâng cao hiệu quả chung của ngành Mơhình này thích ứng với mọi sự thay đổi về NNT và tạo ra sự kiểm tra chéogiữa các cán bộ thuế ở các bộ phận khác nhau, hạn chế tiêu cực nên giảmnguy cơ gian lận thuế, thất thu thuế bởi bất kỳ sự thông đồng nào giữa NNTvà cán bộ thuế Ngồi ra, mơ hình này cịn thúc đẩy chun mơn hóa và nângcao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế; thanhtra, kiểm tra thuế phải dựa trên cơ sở phân tích thơng tin về người nộp thuế đểlựa chọn đối tượng kiểm tra thuế, thanh tra thuế (phương pháp quản lý rủi ro,tìm khâu yếu nhất để tập trung giám sát, kiểm tra) Theo đó, các cơ quanthanh tra được chia thành các nhóm chuyên trách như: nhóm thanh tra ngườinộp thuế, nhóm kiểm tra người nộp thuế

Trang 24

quốc Bên cạnh đó, lực lượng làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế ngàycàng được chun mơn hố để đáp ứng địi hỏi của hoạt động thanh tra, kiểmtra thuế trong điều kiện thực hiện đổi mới quản lý thuế.

1.3.2 Vai trị cơng tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế

Thứ nhất, Thanh tra, kiểm tra NNT là công cụ quan trọng để cơ quanthuế nắm bắt thông tin về NNT

Nắm bắt thông tin về NNT là một trong những yếu tố quan trọng tácđộng tới hiệu quả của công tác quản lý thu thuế Việc thực hiện cơ chế tựkhai, tự nộp thuế đã đổi mới phương thức quản lý thuế tại Việt Nam từ “tiềnkiểm” sang “hậu kiểm”, với hai chức năng cơ bản là tuyên truyền, hỗ trợngười nộp thuế và giám sát việc chấp hành pháp luật thuế Triển khai cơ chếnày còn làm thay đổi phương thức quản lý của cơ quan thuế, chuyển từ quảnlý truyền thống mang tính thủ cơng sang phương thức quản lý hiện đại, dựatrên cơ sở dữ liệu thông tin tổng hợp và kỹ thuật quản lý rủi ro, vì vậy địi hỏicơ quan thuế phải có cơ sở dữ liệu thơng tin đầy đủ về người nộp thuế Cơquan thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế trên cơ sở thu thập đủ các thôngtin cần thiết về NNT (từ tờ khai, báo cáo tài chính và thơng tin từ các nguồnkhác) để phân tích, đánh giá xác định theo các tiêu chí đánh giá rủi ro để lựachọn NNT cần thanh tra, kiểm tra Các thông tin về NNT được thanh tra,kiểm tra được cập nhật ngay khi có biến động trên cơ sở dữ liệu chung doTổng cục thuế quản lý và được chia sẻ, khai thác trên phạm vi cả nước.

Trang 25

được các thông tin NNT như: tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình chấphành pháp luật thuế… từ đó đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quảđối với từng loại hình đối tượng nộp thuế

Thứ hai, Thanh tra, kiểm tra NNT nhằm phát hiện gian lận thuế, thựchiện nghiêm pháp luật thuế và chống thất thu cho NSNN:

Gian lận thuế là một tồn tại không thể tránh khỏi trong bất kỳ một nềnkinh tế nào, ở nước ta, vấn đề này càng trở nên bức xúc nhất là trong điềukiện thực hiện quy trình quản lý thu thuế mới, đề cao tính tự giác của đốitượng nộp thuế qua việc tự tính, tự kê khai và nộp thuế Gian lận thuế khôngnhững gây thất thu cho NSNN mà còn làm giảm hiệu lực quản lý thuế, tạo ramơi trường cạnh trang khơng bình đẳng giữa NNT chấp hành tốt pháp luậtthuế và những người gian lận Vì vậy, cần phải nâng cao hiệu quả cơng tácthanh tra, kiểm tra thuế để ngăn chặn kịp thời các hành vi khai man, trốn lậuthuế, đảm bảo tính bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế

Thứ ba, Thanh tra, kiểm tra NNT nhằm cảnh báo, ngăn ngừa hành vi viphạm pháp luật và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của NNT:

Trang 26

Thứ tư, Thanh tra, kiểm tra NNT góp phần hồn thiện pháp luật thuế:

Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam thời gian qua không ngừng đượcsửa đổi, hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của kinh tế- xã hội và yêu cầuhội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, do có độ “trễ” nhất định giữa chính sáchban hành và diễn biến kinh tế- xã hội nên hệ thống chính sách thuế khơng thểtránh khỏi những tồn tại, hạn chế nhất định Công tác thanh tra, kiểm tra NNTkhông những phát hiện và xử lý các sai phạm pháp luật thuế, mà cịn gópphần tìm ra những kẽ hở của pháp luật thuế; những bất cập, khơng phù hợpgiữa chính sách thuế đời sống kinh tế- xã hội Đây là một kênh cung cấp cácthông tin, căn cứ cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung phápluật thuế phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

1.4 Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra người nộp thuế của các nướctrên thế giới và bài học đối với Việt Nam

Kinh nghiệm hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Trang 27

Trong quá trình tiến hành cải cách và hiện đại hố cơng tác quản lýthuế, các quốc gia đều đặt trọng tâm vào việc hiện đại hố cơng tác thanhtra, kiểm tra thuế với mục tiêu là hiện đại hố dựa trên kỹ thuật phân tíchquản lý các khả năng thất thu về thuế (còn gọi là quản lý rủi ro) để đổi mớinội dung, phương pháp và tổ chức hoạt động thanh tra kiểm tra, đảm bảo sựtuân thủ pháp luật ở mức độ cao, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanhkiểm tra thuế.

Nội dung hiện đại hố cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế:

- Cùng với việc tin học hoá ngành thuế, hệ thống thanh kiểm tra thuếđược trang bị đồng bộ hệ thống máy tính, khai thác mạng nội bộ, kết nốiInternet, kế nối với hệ thống mạng của các cơ quan chính phủ (liên quan đếnthanh kiểm tra thuế)

- Xây dựng hệ thống tích hợp thơng tin, dữ liệu từ doanh nghiệp (kê khaithuế, hoá đơn hàng hoá bán ra, báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập) và thơngtin bên ngồi (ngân hàng và tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý vốn, cơ quanhải quan, hiệp hội ngành nghề, cơ quan thống kê, cơ quan cảnh sát )

- Xây dựng hệ thống tiêu chí phục vụ kỹ thuật phân tích, đánh giá, quảnlý rủi ro Đồng thời xây dựng các mơ hình đánh giá rủi ro theo loại hìnhdoanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh và sắc thuế

- Đổi mới phương pháp, quy trình và chuẩn hố nghiệp vụ thanh tra,kiểm tra thuế

- Ứng dụng phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế qua cáckhâu thu thập dữ liệu, chuyển đổi dữ liệu, phân tích xác định rủi ro, đối chiếukiểm tra trên máy tính, lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra tại cơ quanthuế; thanh tra, kiểm tra tại đơn vị.

Trang 28

hành Luật quản lý thuế nhằm xác định rõ trách nhiệm cơ quan thuế, côngchức thuế, chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và cánhân kinh doanh trong việc chấp hành pháp luật thuế; xây dựng các vănbản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử, về xác nhận chữ ký điện tử,bảo vệ bí mật; giao dịch hợp đồng trong môi trường thương mại điện tử phibiên giới; xây dựng, bổ sung và sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luậtliên quan tới thanh toán, giao dịch ngoại hối, chuyển tiền điện tử; quy địnhvề kế toán điện tử, chứng từ thanh toán điện tử, về doanh nghiệp cung cấpdữ liệu điện tử cho cơ quan thuế; về trao đổi thơng tin dữ liệu giữa các cơquan chính phủ

- Đổi mới tổ chức và đào tạo cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế.

Các giai đoạn hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra thuế:

Các quốc gia trên thế giới mặc dù với trình độ và điều kiện phát triểnkhác nhau nhưng nhìn chung quá trình hiện đại hố cơng tác thanh tra, kiểmtra thuế được chia thành các giai đoạn chính sau:

+ Giai đoạn 1: Cơ quan thuế các nước tập trung chủ yếu vào việc làmquen với mơ hình thanh tra, kiểm tra mới và bước đầu đi vào phân tích đánhgiá rủi ro ở mức độ còn đơn giản như nhận diện doanh nghiệp về sự tuân thủpháp luật thuế để đưa ra các chức năng xử lý dữ liệu về thuế, thay thế việc xửlý thủ công bởi các ứng dụng trên máy tính Cơng tác thanh tra, kiểm tra đượcphân loại đánh giá theo mức độ tuân thủ pháp luật thuế để lập kế hoạch thanh tra,kiểm tra và tổ chức thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch.

Trang 29

chức bộ máy và đạo tạo kỹ thuật chuyên sâu, phương pháp nghiệp vụ mới chocán bộ thanh tra, kiểm tra thuế Trình Nhà nước bổ sung sửa đổi các quy địnhcủa pháp luật phù hợp với quá trình hiện đại hố cơng tác quản lý thuế nóichung và cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng.

+ Giai đoạn 3: Hồn thiện phương pháp, quy trình, kỹ thuật thanh tra,kiểm tra Thiết kế các ứng dụng có tính tích hợp cao, khả năng trao đổi thôngtin và xử lý dữ liệu tập trung ở mức cao Triển khai diện rộng mơ hình và kỹthuật thanh tra, kiểm tra mới trên toàn quốc Tiếp tục bổ sung sửa đổi hệthống pháp luật đồng bộ, có những nước cịn bổ sung chức năng cho điều tracho cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế.

+ Giai đoạn 4: Hiện đại hoá ở mức rất cao

Mặc dù q trình hiện đại hố cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế ở cácnước có những bước đi khác nhau, nhưng nhìn chung đều phải trải qua cácgiai đoạn nêu trên Hiện nay một số nước đã hoàn thành giai đoạn 3 và đangđi vào giai đoạn hiện đại hố ở mức cao như: Hồng Kơng (Trung Quốc), NhậtBản, Australia, Newzealand, Anh Các nước Đông Nam Á và Châu Á khác đềuđã tiến hành hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra thuế và đang ở giữa hoặc ởcuối giai đoạn 2 như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Philippin, Thái Lan,Inđônesia, Malayxia, Trung Quốc

Trang 30

Khả năng vận dụng và bài học kinh nghiệm trong công tác thanh tra,kiểm tra thuế NNT ở Việt Nam:

Qua nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra thuếtại một số nước, những nội dung có thể vận dụng để từng bước hoàn thiệnhoạt động thanh tra, kiểm tra thuế của Việt Nam trong thời gian tới là:

- Các tổ chức thanh tra, kiểm tra NNT mới cần được cơ cấu theo hướngchun mơn sâu, hình thành các bộ phận nhỏ chịu trách nhiệm một hoặc mộtvài khâu trong quy trình thanh tra, kiểm tra.

- Bổ sung chức năng điều tra tội phạm về thuế cho bộ phận thanh tra,kiểm tra trong Cơ quan thuế.

- Chuẩn hoá lực lượng thanh tra, kiểm tra thuế cả về số lượng và chấtlượng Tuyển chọn và bồi dưỡng thanh tra viên, các kiểm tra viên Thuế theohướng chuyên sâu, chuyên nghiệp.

- Xem xét, bổ sung các tiêu chí “vĩ mơ” như xu hướng phát triển kinh tế,đặc tính ngành kinh tế khi phân tích, xác định rủi ro.

- Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho bộ phận thanh tra, kiểm tra.ỞViệt Nam Tổng Cục Thuế đã ứng dụng phần mền TTR, TMS để hỗ trợ cho bộphận thanh tra, kiểm tra tại Cục thuế các tỉnh từ đó đã xác định được cácdoanh nghiệp có rủi ro tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập kế hoạch, thựchiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra Xác định đối tượng cần thanh tra kiểm tratheo từng ngành nghề, từng tiêu chí để tiến hành trong cơng tác thanh tra,kiểm tra thuận lợi và chính xác góp phần lớn trong cơng tác thu ngân sách.

- Áp dụng các chuẩn mực thanh tra, kiểm tra để nâng cao hiệu quả, hiệu lựcthanh tra, kiểm tra thuế.

Trang 31

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRANGƯỜI NỘP THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH HƯNG YÊN

2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuthuế tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên

2.1.1 Đặc điểm kinh tế- xã hội tỉnh Hưng Yên

Kể từ khi tách tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên năm1997 đến nay, Hưng Yên đã đi lên từ một tỉnh mới với cơ sở vật chất kĩ thuậtcòn thiếu thốn, nghèo nàn, bước khởi đầu chậm hơn các tỉnh khác, đặc biệt làcác tỉnh lân cận Tuy gặp khơng ít khó khăn với rất nhiều công việc phải làm củamột tỉnh mới tái lập, nhưng Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hưng Yên đã khôngngừng lao động, phát triển và đạt được những thành quả đáng ghi nhận Nhữngnăm gần đây, Hưng n khơng ngừng phát triển, chuyển mình trở thành mộttrong những tỉnh có thu nhập cao, đóng góp nguồn thuế dồi dào cho NSNN.

Trang 32

Đến nay, với những lợi thế của mình, Hưng Yên là địa danh thu hút rấtnhiều dự án đầu tư trong và ngồi nước phát triển, hình thành các khu cơngnghiệp như: Khu công nghiệp phố nối A, khu công nghiệp phố nối B, khucông nghiệp Tân Quang, khu công nghiệp Thăng Long II… Hệ thống giaothông của tỉnh Hưng Yên được quan tâm cải tạo, nâng cấp, nhiều tuyến đườnggiao thông huyết mạch đã và đang được triển khai, góp phần quan trọng vàophát triển kinh tế- xã hội.

Thực hiện công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấuđưa tỉnh Hưng Yên trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020, những nămqua tỉnh đã tích cực thực hiện thu hút đầu tư, tạo mơi trường đầu tư thơngthống và hấp dẫn Đến nay tỉnh Hưng Yên đã tiếp nhận 2818 dự án đầu tưvào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ; trong đó 1592 dự án đầu tư trong nước với

tổng vốn đăng ký 153 nghìn 067 tỷ đồng, 1226 dự án FDI với tổng vốn

đầu tư đăng ký là 2,57 tỷ USD

Mặc dù sản xuất công nghiệp cịn khơng ít khó khăn, thị trường tiềm ẩncác yếu tố chưa bền vững, việc thiếu điện, giá cả của một số vật liệu tăng, làmảnh hưởng nhiều đến sản xuất; nhưng sản xuất công nghiệp của Tỉnh HưngYên vẫn tăng trưởng khá, nhiều hợp đồng sản xuất được kết nối trở lại, hàngnăm có hàng trăm doanh nghiệp mới thành lập và đi vào hoạt động Sản xuấttiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, nhiều làng nghề, ngành nghề truyềnthống được khôi phục và mở rộng, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và thu hútđược nhiều lao động Tăng trưởng kinh tế năm 2013 đạt 7,01%; giá trị sảnxuất nông nghiệp và thuỷ sản giảm 0,37%; công nghiệp tiếp tục phát triển, giátrị sản xuất tăng 11%; các ngành dịch vụ vẫn duy trì và phát triển, tăng13,4%; cơ cấu kinh tế NN-CN, XD-DV: 28,07%- 43,58%- 31,67%; GDP bìnhquân đầu người 18,4 triệu đồng; Tổng thu ngân sách đạt 4.150 tỷ đồng

Trang 33

các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có những đóng góp tích cựctrong việc thu hút một lượng lớn ngoại tệ về cho đất nước, góp phần tăng thungân sách tỉnh.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu thuế tại Cục thuế tỉnhHưng Yên

2.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên

Cục Thuế tỉnh Hưng Yên được thành lập theo Quyết định số 1134TC/QĐ - TCCB ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, được tổ chứcthành 10 Chi cục thuế Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế vànhiệm vụ giao cho ngành Thuế, đội ngũ cán bộ, công chức của Cục Thuế tỉnhHưng Yên được gia tăng cả về số lượng và chất lượng Hiện nay số lượng cánbộ, công chức thuộc Cục Thuế Hưng Yên là 487 người, trong đó: có 51,2%tốt nghiệp đại học (tăng trên 41% so với năm 1997); số cán bộ công chức đãvà đang học cao học chiếm 1,4% Cơ cấu tổ chức của Cục thuế Hưng Yênđược bố trí như sau:

- Văn phòng cục thuế: Lãnh đạo cục là 4 đồng chí (01 Cục trưởng, 03Phó Cục trưởng); 14 phịng chun mơn, phịng tun truyền hỗ trợ – Bộphận một cửa và văn thư, cụ thể như sau:

1 Phòng tun truyền hỗ trợ NNT

2 Phịng hành chính – Quản trị – Tài vụ – Ấn chỉ3 Phòng tổng hợp nghiệp vụ dự tốn

4 Phịng tin học

5 Phịng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế6 Phòng kê khai và kế tốn thuế

Trang 34

10.Phịng quản lý các khoản thu từ đất11.Phòng tổ chức cán bộ

12.Phòng thanh tra thuế 113.Phòng Thanh tra thuế số 214.Phòng kiểm tra nội bộ

- Gồm 10 Chi cục Thuế các huyện, thành phố trực thuộc được bố tríthành các Đội thuế theo Quyết định số 729/QĐ-TCT ngày 18/6/2007 như sau:

+ Đội Hành chính nhân sự - Tài vụ - Quản tri - Ấn chỉ;+ Đội thuế thu nhập cá nhân

+ Đội Kê khai - Kế toán thuế và tin học;+ Đội kiểm tra thuế;

+ Đội Quản lý thu phí trước bạ và thu khác;+ Đội Nghiệp vụ - dự toán;

+ Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế;+ Một số Đội thuế liên xã, phường.

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngành Thuế tỉnh Hưng Yên

Trang 35

Sơ đồ 2.2 Bộ máy tổ chức Cục thuế Hưng Yên

Phòngkiểm tra

nội bộ

CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNGPHÓ CỤC TRƯỞNGPHÓ CỤC

Trang 36

* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban như sau:

- Phòng Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế- bộ phận một cửa và văn thư:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện cơng tác tun truyền vềchính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuếquản lý.

- Phịng Hành chính - Quản trị - Tài vụ -Lưu trữ- Ấn chỉ:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện cáccông tác hành chính, văn thư, lưu trữ; cơng tác quản lý tài chính, quản lý đầutư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong tồn Cục Thuế.

- Phịng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán:

Giúp Cục trưởng Cục thuế trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quảnlý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thuNSNNthuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

- Phịng Kê khai và Kế tốn thuế:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lýhồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.

- Phòng Kiểm tra thuế số 1 và Kiểm tra thuế số 2:

Giúp Cục trưởng kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thựchiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp củaCục Thuế.

- Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân:

Trang 37

- Phòng Quản lý các khoản thu từ đất:

Phòng quản lý các khoản thu từ đất là phòng mới thành lập, được CụcThuế tỉnh Hưng Yên thông báo thành lập từ ngày 15/4/2011 theo Quyết địnhsố 3218/QĐ-BTC ngày 08/12/2010 của Bộ Tài chính về việc thành lập phịngquản lý các khoản thu từ đất tại một số Cục Thuế các tỉnh thành phố, do mộtsố tỉnh thành phố có tỷ trọng số thu từ đất lớn; trong đó tỉnh Hưng Yên cótổng số thu từ đất chiếm 1/5 tổng thu tồn tỉnh.

Phịng Quản lý các khoản thu từ đất thực hiện chức năng nhiệm vụ theoQuyết định số 111/QĐ-TCT ngày 25/01/2011của Tổng cục trưởng Tổng cụcThuế Phòng Quản lý các khoản thu từ đất thuộc Cục Thuế có chức năng thammưu giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý các khoảnthu từ đất trên địa bàn Cục Thuế quản lý.

- Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế,đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạmvi quản lý.

- Phòng Tin học:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trangthiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụcông tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sửdụng ứng dụng tin học trong cơng tác quản lý.

- Phịng Tổ chức cán bộ:

Trang 38

- Phòng Thanh tra thuế số 1 và phòng Thanh tra thuế số 2:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra ngườinộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vitrốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi CụcThuế quản lý.

- Phòng Kiểm tra nội bộ:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công táckiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chứcthuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuếcủa cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chứcthuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính củacơ quan thuế, cơng chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

2.1.2.2 Cơ cấu, tổ chức và qui trình thanh tra, kiểm tra NNT tại cục thuếtỉnh Hưng Yên

Trang 39

* Quy trình thanh tra, kiểm tra người nộp thuế được áp dụng tại Cụcthuế tỉnh Hưng Yên:

Nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế; nâng caonăng lực của cơ quan thuế trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thờiNNT có hành vi vi phạm pháp luật về thuế đồng thời từng bước nâng cao ýthức tuân thủ của NNT trong việc chấp hành pháp luật thuế, qui trình thanhtra, kiểm tra NNT cần phải khơng ngừng được hồn thiện.

Từ khi thực hiện cơng cuộc cải cách và hiện đại hố ngành thuế nóichung, Hưng Yên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra NNT theo quy trìnhthanh tra, kiểm tra doanh nghiệp thực hiện cơ chế tự khai tự nộp thuế theoQuyết định số 1322 TCT/QĐ/TTr ngày 30/8/2004 của Tổng cụ trưởng Tổngcục thuế Từ ngày 01/01/2006, hoạt động thanh tra, kiểm tra NNT được thựchiện theo quy trình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp theo Quyết định số1166/QĐ-TCT ngày 31/10/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế Ngày29/5/2008, Tổng cục thuế ban hành quyết định số 528/QĐ-TCT về quy trìnhkiểm tra thuế, áp dụng từ ngày 29/5/2008 thay thế nội dung kiểm tra thuếtrong Quyết định số 1166/QĐ-TCT ngày 31/10/2005

Đến nay một số Quy định mới ra đời thay thế các quy đinh trên cụ thể:- Nhiệm vụ cụ thể của kiểm tra thuế cấp Cục thuế được quy định tạiQuyết định 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 của Tổng cục thuế về việc quy địnhchức năng nhiệm vụ các phòng Kiểm tra thuế;

- Nhiệm vụ cụ thể thanh tra thuế cấp Cục thuế được quy định tại Quyếtđịnh 460/QĐ-TCT ngày 05/5/2009 của Tổng cục thuế về việc quy định chứcnăng nhiệm vụ các phòng Thanh tra thuế

Trang 40

- Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế bao gồm các bước:+ Thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế;

+ Lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai thuế;+ Duyệt và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ khai thuế;

+ Kiểm tra hồ sơ thuế;

+ Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế.- Kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế bao gồm các bước:

+ Ra thông báo và tiến hành kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế;+ Lập biên bản kiểm tra;

+ Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế.

Ngày 5/5/2009, Tổng cục trưởng Tổng cục thuế ban hành Quyết định số460/QĐ-TCT về quy trình thanh tra thuế thay thế quyết định số 1166/QĐ-TCT ngày 31/10/2005 Quy trình thanh tra thuế được áp dụng cho bộ phậnthanh tra thực hiện thanh tra thuế đối với người nộp thuế, các bước thanh trathuế được thực hiện cụ thể:

- Lập kế hoạch thanh tra năm:

+ Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế;

+ Đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra;+ Trình, duyệt kế hoạch thanh tra thuế năm;

+ Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra.

- Tổ chức thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế:+ Chuẩn bị thanh tra;

+ Công bố Quyết định thanh tra thuế;

+ Phân công công việc và lập nhật ký thanh tra thuế;

+ Thực hiện thanh tra theo các nội dung trong Quyết định thanh tra;+ Thay đổi, bổ sung nội dung thanh tra hoặc gia hạn thời gian thanh tra;+ Lập Biên bản thanh tra thuế;

Ngày đăng: 16/02/2023, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w