Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm tra QLBVR

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý VPHC trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La (Trang 52)

2.2.7.1. Hiệu quả công tác kiểm tra trong QLBVR

Trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, hiệu quả của hoạt động kiểm tra, kiểm soát không chỉ xét đơn thuần theo giá trị bằng tiền. Hiệu quả của công tác kiểm tra QLBVR là hiệu quả thực hiện các chính sách của Nhà nước về rừng, phục vụ công tác quản lý các chủ rừng, cá nhân, cộng đồng và tổ chức trong quá trình chấp hành pháp luật về QLBVR trên cơ sở đạt được hiệu quả là tối đa với chi phí quản lý ở mức tối thiểu. Hiệu quả hoạt động kiểm tra trong QLBVR phải được xem xét trên các góc độ hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị.

- Hiệu quả kinh tế: Khai thác đầy đủ kịp thời các khoản thu Luật định về QLBVR vào Ngân sách nhà nước.

- Hiệu quả xã hội: Công tác kiểm tra góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội.

- Hiệu quả chính trị : Là hiệu quả thực hiện các chủ trương, chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.

Để đánh giá được hiệu quả của công tác thanh tra trong QLBVR cần phải căn cứ vào hệ thống các tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá. Chúng ta sẽ cùng xem xét hệ thống các tiêu chí đó trong mục tiếp theo.

2.2.7.2. Các tiêu chuẩn đánh giá

♦ Các tiêu chí định lượng:

Các tiêu chí định lượng thể hiện ở kết quả thực tế của nghiệp vụ kiểm tra đã được tiến hành. Đó là kết quả cụ thể của việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc kết quả đem lại của các nghiệp vụ kiểm tra trong QLBVR. Các tiêu chí này thường gồm:

+ Tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số đối tượng kiểm tra so với kế hoạch năm; Tỷ lệ hoàn thành về số thời gian so với kế hoạch năm; Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số vụ việc khiếu tố giải quyết được so với kế hoạch năm...

+ Tình hình vi phạm pháp luật trong QLBVR đã phát hiện qua kiểm tra, kiểm soát: Đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Tỷ lệ vi phạm pháp luật QLBVR/Tổng số đối tượng kiểm tra bình quân/kiểm lâm viên thực hiện kiểm tra hàng năm; chi phí bằng tiền trực tiếp cho kiểm tra...

+ Hiệu quả trực tiếp của kiểm tra: Đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Chi phí kiểm tra so với số thu đã nộp NSNN; Tỷ lệ đối tượng kiểm tra chấp nhận hoàn toàn kết luận kiểm tra….

Mặc dù có thể tính toán cụ thể được một số chỉ tiêu đã kể trên, song trên thực tế đa số các chỉ tiêu không thực sự phản ánh rõ hiệu quả kinh tế của công tác kiểm tra. Bên cạnh việc tính toán các chỉ tiêu này trong năm, để đánh giá chính xác hơn tính hiệu quả, cần phải so sánh với các năm trước để đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu, có như thế mới thấy rõ những tiến bộ của từng khâu trong công tác quản lý.

♦ Các chỉ tiêu định tính:

Các chỉ tiêu định tính thường là hệ quả của hoạt động kiểm tra mà không thể hoặc khó tính toán, đo đếm được. Đó thường là những hiệu quả có tính xã hội, chính trị như:

+ Sự chuyển biến về ý thức tuân thủ pháp luật. Tiêu chí này có thể đo lường được thông qua so sánh tỷ lệ tuân thủ pháp luật QLBVR của đối tượng kiểm tra qua các năm, đặc biệt là những đối tượng đã được kiểm tra, thanh tra (mức độ tái phạm). + Tác dụng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật QLBVR; tạo sự công bằng trong xã hội; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỷ lệ đối tượng vi phạm bị xử lý VPHC và xử phạt hành chính trong QLBVR (chia theo mức xử phạt).

+ Tác dụng phòng chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan kiểm lâm và tạo lòng tin của chủ rừng và cộng đồng vào hoạt động kiểm tra. Có thể đánh giá qua chỉ tiêu: Tỷ lệ cán bộ kiểm lâm vi phạm pháp luật trong thanh tra, kiểm tra; tỷ lệ cán bộ kiểm lâm vi phạm pháp luật bị xử lý (chia theo hình thức); những vụ việc vi phạm quan trọng và nhạy cảm được phát hiện và xử lý...

2.3. Xử lý vi phạm hành chính trong quản lý bảo vệ rừng 2.3.1. VPHC và hậu quả của VPHC trong QLBVR

2.3.1.1. Khái niệm VPHC trong QLBVR

Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm “VPHC” lần đầu tiên được định nghĩa một cách chính thức tại Pháp lệnh Xử phạt VPHC ngày 30/11/1989, Điều 1 của Pháp lệnh này quy định “VPHC là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc QLNN mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”

Như vậy, VPHC trong lĩnh vực bảo vệ rừng là hành vi vô ý hoặc cố ý của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chưa gây thiệt hại hoặc đã gây thiệt hại đến rừng, lâm sản, môi trường rừng nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các hành vi vi phạm chủ yếu đối với lĩnh vực QLBVR quy định tại Nghị định 99/2009/NĐ-CP bao gồm:

- Phá rừng trái phép: là hành vi gây thiệt hại đến rừng vì bất kỳ mục đích gì mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép.

- Khai thác gỗ trái phép: là hành vi chặt cây rừng lấy gỗ mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép nhưng đã thực hiện không đúng quy định cho phép.

- Phát rừng trái phép để làm nương rẫy: Là hành vi phát rừng để làm nương rẫy ngoài vùng quy định.

- Vi phạm về quy định phòng cháy, chữa cháy rừng: Là hành vi vi phạm những quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng hoặc gây cháy rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

- Vi phạm quy định về phòng, trừ sâu bệnh hại rừng: Là hành vi của chủ rừng không chấp hành đầy đủ các biện pháp về phòng trừ sâu, bệnh hại rừng.

- Chăn thả trái phép gia súc vào rừng: Là hành vi chăn thả gia súc vào các khu rừng đã có quy định cấm chăn thả gia súc.

- Vi phạm các quy định về bảo vệ ĐVHD: Là hành vi săn bắt, giết, mua, bán, tàng trữ, nuôi nhốt, vận chuyển, sử dụng động vật hoang dã quý hiếm và động vật hoang dã thông thường (kể cả sản phẩm của các loài động vật đó) có nguồn gốc từ tự nhiên mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc cho phép nhưng đã vi phạm các quy định về chế độ quản lý động vật hoang dã.

- Vận chuyển trái phép lâm sản: là hành vi vận chuyển lâm sản thông thường hoặc lâm sản quý hiếm không có chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Mua, bán, cất giữ trái phép lâm sản: là hành vi mua bán, tàng trữ lâm sản thông thường, lâm sản quý hiếm của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh không có chứng từ chứng minh lâm sản hợp pháp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.1.2. Hậu quả của VPHC trong QLBVR

♦ Đối với nền kinh tế

Nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh tế diễn ra hết sức phức tạp về quan hệ kinh tế, với sự đa dạng về lợi ích trong đó có lợi ích to lớn mà rừng mang lại như: gỗ, lâm sản ngoài gỗ, động vật rừng, thực vật rừng có giá trị cao, mang lại siêu lợi nhuận cho người kinh doanh mặt hàng này. Điều đó là nguyên nhân thúc đẩy tình trạng khai thác, săn bắt, mua bán trái phép lâm săn gay gắt, với những thủ đoạn tinh vi, khó kiểm soát, khi bị phát hiện xử lý thì tổ chức chống người thi hành công vụ, vì vậy gây áp lực cho công tác bảo vệ rừng.

Để phát triển kinh tế thì kéo theo là một hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng như đường giao thông, các công trình thủy lợi, các khu công nghịêp, nhà máy điện…thì nhu cầu về đất đai đáp ứng cho sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu này, nhà nước cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong đó có đất rừng ở nơi cần thiết cho mục tiêu phát triển.

Trong nền kinh tế Việt Nam, nông nghiệp và nông thôn là khu vực dân cư chủ yếu chiếm 80% dân số dựa vào tài nguyên và đất đai nên luôn xảy ra sự xung đột của quá trình phát triển kinh tế - bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường. Thực tiễn

nhiều năm qua, diện tích rừng bị tàn phá, thu hẹp nhanh chóng, có nơi bất chấp cả pháp luật ví dự như: vụ phá rừng tại xã Hồng Sơn tỉnh Hà Tĩnh năm 2011, vụ phá rừng ở Gia Lai năm 2010, vụ phá rừng Tà xùa ở Sơn La.. đó là vấn đề gây bức xúc cho xã hội và cho công tác bảo vệ rừng.

Từ các nhu cầu trên, các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.

Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng thẳng về đường biên giới.

Thiệt hại về rừng và các yếu khác của tự nhiên có thể làm tồi tệ thêm mức sống của người nghèo. Các sản phẩm từ rừng là một phần quan trọng của nền kinh tế ở cả các nước phát triển lẫn đang phát triển. Các lợi nhuận kinh tế ngắn hạn từ chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp, hay việc khai thác gỗ quá mức, thường dẫn đến những hậu quả kinh tế lâu dài, ảnh hưởng tới nguồn thu nhập lâu dài và sản lượng của rừng

♦ Đối với môi trường

Do nhận thức của con người, động cơ vì lợi nhuận và QLNN trong công tác quy hoạch và phát triển dẫn đến việc VPHC trong QLBVR như: khai thác bừa bãi, săn bắn động vật rừng, vận chuyển trái pháp gỗ lâm sản quý hiếm… Điều này gây tác hại tới môi sinh, làm mất cân bằng sinh thái dẫn đến diệt chủng một số loài quý hiếm ở Việt nam. Nạn chặt phá rừng, làm giảm sự đa dạng sinh thái và môi trường bị suy thoái, làm tăng sự sói mòn của đất ở các khu rừng đầu nguồn gây nên các trận lũ lụt, hạn hán. Ngoài ra, nạn phá rừng còn là một nhân tố đóng góp cho sự nóng lên của trái đất và được coi là một trong những nguyên nhân chính làm gia

tăng hiệu ứng nhà kính. Các tính toán gần đây cho thấy lượng carbon dioxit thải ra môi trường do phá rừng và suy thoái rừng chiếm 20% lượng khí thải carbon dioxit gây ra bởi con người.

( Nguồn ảnh tư liệu Kiểm lâm Sơn La)

♦ Hậu quả đối với an ninh chính trị, văn hoá xã hội

Những tác hại của vi phạm trong bảo vệ rừng đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Niềm tin của nhân dân vào Nhà nước phải được nhìn nhận thông qua hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước. Khi nạn phá rừng và các hành vi vi phạm pháp luật bùng phát làm cho ngân sách bị thu hẹp không đủ khả năng chi cho giáo dục đào tạo và phúc lợi hóa xã hội, một số bộ phận cán bộ bị thoái hóa, biến chất, đẩy kinh tế tới chỗ trì trệ.

Hiện nay, hoạt động buôn lậu và đặc biệt là tình trạng gian lận thương mại để trốn thuế vẫn đang diễn ra hết sức nghiêm trọng. Một số nhu cầu của các cá nhân trong và ngoài nước đã làm bùng lên nạn phá rừng, buôn bán vận chuyển lâm sản và động vật quý hiếm: ngà voi, hổ, gấu, gỗ sưa…làm phá đi cảnh quan và môi trường sinh thái.

Thực tế cho thấy VPHC trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng gây nên những hậu quả phức tạp và nặng nề về mặt xã hội. Đây là một yếu tố làm tăng chênh lệch giữa kẻ giầu, người nghèo, tạo đà cho việc thuê mướn, bóc lột sức lao động. Nhiều công ty kinh doanh xuất, nhập khẩu, trong đó có cả của Công an, Quân đội, đơn vị

kinh tế Đảng, đoàn thể, do xuất phát từ lợi ích cục bộ, địa phương đã trực tiếp tham gia buôn lậu hoặc tạo điều kiện cho bọn buôn lậu sử dụng làm "bình phong" núp bóng. Đã có tình trạng bọn buôn lậu trong nước và nước ngoài móc nối với các phần tử thoái hoá biến chất trong các lực lượng chống buôn lậu để lũng đoạn và vô hiệu hoá hoạt động của các cơ quan này, trong khi đó lãnh đạo cấp trên lại thiếu sự kiểm tra, giám sát cấp dưới. Tình hình trên đã gây ra những hậu quả nguy hại về kinh tế - xã hội, cản trở quá trình phát triển lành mạnh của nền kinh tế đất nước.

♦ Đối với công tác quản lý

Đối với quản lý vĩ mô, vi phạm trong QLBVR làm cho các cơ cơ quan quản lý cấp cơ sở gặp nhiều khó khăn một phần do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, các giải pháp chống buôn bán, vận chuyển, chặt phá rừng còn mang tính tình huống, nặng về hành chính chưa giải quyết triệt để tận gốc.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý VPHC trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La (Trang 52)