Đối với xử phạt hành chính trong QLBVR

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý VPHC trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La (Trang 101)

Mặc dù công tác kiểm tra xử lý vi phạm hành chính trong quản lý bảo vệ rừng đã được Kiểm Lâm Sơn la thực hiện nghiêm túc song vẫn còn một số hạn chế:

- Số vụ vi phạm hành chính về bảo vệ rừng được kiểm tra, hát hiện và xử phạt hành chính còn ít hơn khá nhiều so với tổng số lượng vụ VPHC trong thực tế. Vẫn còn để lọt nhiều hành vi vi phạm hành chính trong bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa có địa bàn hiểm trở.

- Chưa đẩy lùi được nạn vi phạm hành chính trong quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh. Mức độ xử lý vi phạm hành chính trong bảo vệ rừng chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm.

- Công tác xử lý vi phạm hành chính còn kéo dài dây dưa, nhiều hành vi vi phạm mặc dù đã có quyết định xử phạt hành chính nhưng việc thực thi quyết định khá chậm do đối tượng vi phạm cố tình chây ỳ hoặc bỏ trốn.

- Trong nhiều trường hợp đối tượng vi phạm bỏ trốn, tang vật thu giữ được không được xử lý dứt điểm. Cơ quan kiểm lâm còn gặp nhiều lúng túng trong xử lý tang vật vi phạm vô chủ..

3.6.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính

3.6.3.1. Các nguyên nhân khách quan

- Các quy định pháp luật chưa rõ ràng, xử lý vi phạm chưa nghiêm minh. Từ khi pháp lệnh QLBVR được ban hành từ năm 1972 đến nay vẫn chưa có một chế tài đủ mạnh để chặn đứng nạn phá rừng, hậu quả do vi phạm pháp luật ngày càng

nghiêm trọng. Thực trạng có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó không loại trừ pháp luật chưa điều chỉnh triệt để các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này, dược thể hiện ở chỗ: điều luật mang tính chất chung chung, khái quát….

- Thiếu đồng bộ, thống nhất với các văn bản pháp luật khác: Giữa Luật QLBVR và Pháp lệnh xử lý VPHC quy định không thống nhất về nội dung liên quan đến thẩm quyền khám người, khám phương tiện vận tải, nơi cất giấu hàng hóa, tạm giữ người, phương tiện vận tải, hàng hóa.

- Còn tồn tại những qui định bất cập: Hầu hết các quy định về hành vi VPHC, hình thức phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả VPHC về QLBVR được quy định trong các văn bản dưới luật (pháp lệnh, nghị định). Điều này chưa đáp ứng việc đặt ra chuẩn mực pháp luật để điều chỉnh kinh tế, xã hội theo quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền.

- Giới hạn phạm vi định lượng để xử lý hành chính hoặc chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự còn quá rộng tạo kẽ hở cho kẻ phạm tội lợi dụng, coi thường thường pháp luật.

- Còn nhiều qui định chưa được bảo vệ bằng các chế tài hành chính nếu không được tuân thủ.

+ Về thẩm quyền: việc quy định thẩm quyền xử phạt VPHC của cơ quan kiểm lâm và UBND các cấp có nhiều bất cập, còn đan xen, chồng chéo. Bên cạnh đó, một số quy định về thẩm quyền khá chặt chẽ, hạn chế tiêu cực, tuy nhiên khi áp dụng trên thực tế lại gây khó khăn, ách tắc, trì trệ.

Theo quy định của pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực này thì Kiểm lâm viên chỉ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, ngoài ra không có quyền tịch thu hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, dẫn đến việc bất hợp lý và ách tắc trong quá trình xử lý. Bất hợp lý này còn thể hiện rõ trong việc kiểm soát các hoạt động kinh doanh, buôn bán và vận chuyển, nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã, quý hiếm tại địa phương, nhưng Chi cục trưởng Kiểm lâm lại không có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC, khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm trong khi các chức danh này thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật quy định

cao hơn nhiều so với Đội trưởng và Hạt trưởng nên gặp nhiều khó khăn và làm giảm hiệu quả trong thực thi công việc

+ Về hình thức xử phạt: Quyết định xử lý VPHC thường không quy định lãi suất tăng lên khi chậm thực hiện quyết định xử phạt nên rất nhiều trường hợp người VPHC cố tình dây dưa không chịu nộp phạt theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt.

+ Về thời hiệu xử lý vi phạm: Thời hiệu xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là một năm kể từ ngày hành vi VPHC được thực hiện. Quá thời hiệu xử phạt VPHC thì không xử phạt VPHC đối với người vi phạm nhưng áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả quy định tại Điều 6 Nghị định 119/2009/NĐ-CP.

Trên thực tế công tác kiểm tra việc thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính tại Chi cục Kiểm lâm và Hạt kiểm lâm thì việc thi hành điểm 4 khoản 25 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 nêu trên xuất hiện tồn tại, bất cập trong công tác xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mà không biết rõ chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp.

Việc xử lý tang vật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng hiện nay gặp không ít khó khăn. Thực tế, trong những vụ buôn lậu, vận chuyển gỗ trái phép, chủ vi phạm thường bỏ trốn không đến nhận lại tang vật, do vậy, phần lớn các trường hợp này, tang vật tồn đọng bị coi là vô chủ. Đối với các tang vật vô chủ, trước khi lập kế hoạch xử lý, cơ quan kiểm lâm phải làm thủ tục thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều trường hợp, do thời gian chờ đợi thẩm định, xác minh, thông báo kéo dài vài ba tháng, khiến tang vật hao mòn, biến dạng, nhất là trong điều kiện bảo quản ngoài trời.

- Một vấn đề khó khăn nữa là, chính quyền và cơ quan chức năng thanh lý bán đấu giá tang vật qua nhiều khâu do nhiều cơ quan thực hiện: Hải quan, Tài chính, Trung tâm bán đấu giá, các cơ quan có liên quan…Do vậy, thời gian chờ đợi để được bán đấu giá quá lâu làm cho tang vật xuống cấp. Nhiều vụ số tiền thu được

không đủ trang trải chi phí phục vụ việc đấu giá.

- Việc quy định chức năng quản lý vĩ mô Bộ NN&PTNT với việc quản lý rừng của chính quyền địa phương chưa rõ ràng, khó phân biệt nên có những công việc không nhất thiết do Bộ, Cục thực hiện nhưng vẫn phê duyệt kế hoạch khai thác rừng. Ngược lại việc chuyển mục đích sử dụng các khu rừng đặc dụng đáng nhẽ do Bộ NN&PTNT thực hiện thì chính quyền địa phương lại thực hiện.

- Pháp luật quy định cho ngành kiểm lâm những quyền hạn lớn, song lại hạn chế về phạm vi và thẩm quyền. Trong điều tra các vụ án hình sự về lĩnh vực bảo vệ rừng có những bất cập sau: thời hạn điều tra ngắn trong khi những vụ án thường xẩy ra ở vùng sâu, vùng xa, vùng diện tích có rừng rộng lớn, địa bàn phức tạp; hoặc khi bắt giữ các đối tượng vi phạm không có hệ thống bắt giữ, không được tiến hành hỏi cung người phạm tội. Trong nhiều trường hợp những tang vật, phương tiện vi phạm được cất dấu trong nhà ở thì kiểm lâm các cấp lại không được thẩm quyền ra lệnh khám nơi cất giấu mà chỉ có lực lượng công an, quản lý thị trường.

- Áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh, đòi hỏi cao về đất ở và dân thiếu đất canh tác, những đối tượng này chủ yếu là những hộ nghèo, đời sống gặp nhiều khó khăn, sinh kế chủ yếu dựa vào nương rẫy, khai thác lợi dụng tài nguyên thiên nhiên rừng, nhận thức về bảo vệ rừng còn hạn chế, vẫn tiếp tục phá rừng kiếm kế sinh nhai hoặc làm thuê cho bọn đầu nậu, kẻ có tiền để khai thác lâm sản trái phép.

- Do nhu cầu sử dụng lâm sản trên địa bàn lớn, đặc biệt là các loại gỗ trong xây dựng cơ bản, mất sự cân bằng giữa cung và cầu, hiện nay hàng năm trên địa bàn toàn tỉnh chỉ tiêu khai thác chỉ khoảng 2.00m3 gỗ song nhu cầu sử dụng lại gấp nhiều lần đặc biệt là gỗ để làm nhà cho đồng bào phải di dời cho công trình Thủy điện Sơn La; lợi nhuận trong khai thác, buôn bán gỗ rất lớn dẫn đế người dân sở tại có sắn rừng khai thác đem bán, cung cấp cho thị trường.

- Tình hình thời tiết diễn biễn ngày càng phức tạp, khô hạn kéo dài, lũ ống, lũ quét xảy ra thường xuyên gây thiệt hại không nhỏ tới tài nguyên rừng. Diện tích

rừng khoanh nuôi phục hồi và rừng trồng tăng lên, dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng và sinh vật hại rừng cao hơn.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý VPHC trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w