3.6.1. Những mặt tích cực
3.6.1.1. Đối với công tác kiểm tra
- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2015. Đến nay, tình hình khai thác, vận chuyển, kinh doanh lâm sản trái phép đã được ngăn chặn, kiểm soát và từng bước ổn định, góp phần cùng với nhiệm vụ phát triển rừng đã nâng dần độ che phủ rừng qua từng năm.
- Trong công tác quản lý, Chi cục Kiểm lâm đã tăng cường kiểm tra bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, động vật rừng đồng thời tích cực trong công tác kiểm tra và xử lý các hành vi khai thác, chế biến, buôn bán, tàng trữ lâm sản, động vật rừng trái phép đem lại số thu không nhỏ cho ngân sách Nhà nước. Ý nghĩa hơn là diện tích rừng rừng bị thiệt hại năm 2011 đã giảm xuống 13,4% so với năm 2007.
- Công tác kiểm tra lâm sản, động vật rừng được thực hiện theo kế hoạch dựa trên kết quả phân tích, điều tra, đánh giá một cách chuyên nghiệp do đó đúng đối tượng. Nhờ đẩy mạnh công tác kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về rừng đã góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của Tỉnh; trước tiên là ngăn chặn, đẩy lùi các tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ lâm sản và động vật rừng trái phép.
- Thực hiện tốt công tác phối hợp với liên ngành như Công an, Biên phòng, quân đội, quản lý thị trường, kiểm sát…. nên đã ngăn chặn, hạn chế được tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Cụ thể, thông qua việc tổ chức thực hiện
Phương án ngăn chặn, xử lý vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, UBND các huyện, thành phố đã phối hợp với các ngành xây dựng kế hoạch, phương án triển khai cụ thể và tổ chức lực lượng liên ngành tuần tra, truy quét, chốt chặn tại các vùng trọng điểm xảy ra phá rừng, khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản; chốt chặn ở các Trạm kiểm soát lâm sản có sào chắn trên các tuyến đường giao thông; kiểm tra đình chỉ các cơ sở chế biến gỗ trái phép.
- Ký quy chế phối hợp QLBVR với Kiểm lâm các tỉnh giáp ranh như: Chi cục Kiểm lâm Hòa Bình, Điện Biên, Phú Thọ..nhằm trao đổi thông tin, kịp thời ngăn chặn các hành vi buôn bán, vận chuyển từ các địa phương này.
3.6.1.2. Đối với công tác xử lý vi phạm hành chính
Thứ nhất, công tác xử phạt VPHC về QLBVR theo quy định của Pháp lệnh Xử lý VPHC và Nghị định 99/2009/NĐ-CP được thực hiện tương đối tốt, bảo đảm sự thống nhất trong toàn ngành, hoạt động ngày càng có nề nếp.
Thứ hai, việc tổ chức thực hiện quyết định xử phạt, giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn được thực hiện theo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục Pháp lệnh, Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản liên quan, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xử phạt, khiếu nại.
Pháp lệnh Xử lý VPHC, Nghị định 119/2009/NĐ-CP, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 đã tạo khung pháp lý đầy đủ, tạo điều kiện cho công tác xử phạt VPHC về QLBVR được thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc.
3.6.2. Những hạn chế tồn tại cần khắc phục
3.6.2.1. Đối với công tác kiểm tra
♦ Công tác xây dựng kế hoạch
Mặc dù việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra trong mấy năm gần đây đã có những bước chuyển biến, tiến bộ, mang hiệu quả cho công tác QLBVR của toàn ngành. Nhưng trên thực tế đối tượng kiểm tra chủ yếu được định đoạt bởi việc cung cấp thông tin từ quần chúng. Vấn đề đặt ra là độ chính xác của các thông
tin mà cơ quan kiểm lâm thu thập được, độ tin cậy của thông tin đầu vào này được đảm bảo đến đâu, từ nguồn nào? Chính thức hay không chính thức? Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch kiểm tra vẫn còn mang tính hình thức, có những điểm bất cập trong đó vẫn để xẩy ra tình trạng chồng chéo về nội dung, phạm vi.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch kiểm tra mới phát hiện kế hoạch có những nội dung chưa sát với thực tế. Việc xây dựng, ban hành kế hoạch có lúc còn chậm so với yêu cầu dẫn đến việc tổ chức triển khai thực hiện thiếu chủ động, quá trình thực hiện thường phải điều chỉnh thời gian, tiến độ.
♦ Công tác kiểm tra, bắt giữ
Bên cạnh những thủ đoạn đối phó của các đối tượng thì việc kiểm tra việc khai thác còn gặp phải một số khó khăn chủ quan như:
- Địa điểm khai thác gỗ trái phép thường ở những nơi cách xa khu dân cư, dưới thung sâu, không gần đường giao thông, song các đối tượng tổ chức khai thác khá quy mô, lập lán trại, sử dụng máy cưa xăng xách tay, ngày nghỉ, đêm khuya mới cưa xẻ nhằm tránh sự theo dõi, phát hiện của chính quyền địa phương và cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn. Có nơi khi thấy cán bộ kiểm lâm và cán bộ xã vào điểm đốt rừng kiểm tra, người thân của các đối tượng được bố trí canh gác từ khu vực ngoài đã sử dụng điện thoại báo trước hoặc đặt chông làm thủng lốp xe.
- Năng lực tham mưu cho chính quyền cấp xã trong công tác QLBVR, phòng cháy chữa cháy rừng của một số kiểm lâm viên còn nhiều hạn chế, lúng túng trong phương pháp làm việc; có nơi kiểm lâm viên còn chưa sát dân, bám rừng. Bên cạnh đó, chính quyền một số địa phương thiếu quan tâm đến công tác lâm nghiệp, có lúc, có nơi còn buông lỏng trách nhiệm QLNN về rừng và đất lâm nghiệp. Tại một số đơn vị cơ sở còn xem nhẹ công tác phòng cháy chữa cháy rừng, chưa tổ chức trực cháy thường xuyên, thiếu kiểm tra, giám sát. Tình trạng săn bắt, buôn bán, vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã trái phép vẫn còn diễn ra.
dưới nhiều hình thức, tính chất khác nhau. Các đối tượng thường sử dụng các phương tiện vận chuyển trên các xe đã hết hạn sử dụng, gắn biển số xe giả. khi lực lượng chức năng phát hiện thu giữ gỗ đang nằm ngổn ngang giữa rừng sau khi người dân, lâm tặc đốn hạ chờ thời cơ vận chuyển; có trường hợp vận chuyển gỗ lậu khi bị lực lượng kiểm lâm phát hiện thì đổ cả xe gỗ rồi bỏ trốn, theo kiểu “bỏ của chạy lấy người tránh bị xử lý hình sự, truy tố trước pháp luật. Như vậy tang vật tịch thu được, nhưng đối tượng vi phạm vẫn nhởn nhơ ngòai vòng pháp luật.
Ngoài ra còn một số hạn chế khác trong hoạt động kiểm tra trong lĩnh vực QLBVR như:
♦ Công tác phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan
- Trách nhiệm của các cấp, các ngành, của chủ rừng đã được pháp luật quy định, nhưng công tác phân cấp, phân công chưa rõ ràng, đầy đủ và chưa có chế tài, hình thức kỷ luật, khen thưởng thỏa đáng. Ý thức trách nhiệm cộng đồng của nhân dân có nơi chưa cao, khi có sự việc cần huy động còn khó khăn.
- Sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng (giữa Kiểm lâm với Công an, Quân đội) trong tổ chức thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng chưa thường xuyên, tính chủ động của các ngành còn hạn chế, nhiều lúc, nhiều nơi còn thiếu gắn bó, tinh thần trách nhiệm, hiệu quả phối hợp chưa cao; việc điều tra, xử lý các vụ chống người thi hành công vụ còn chưa nghiêm minh, kéo dài, chưa trừng trị thích đáng kẻ chủ mưu, nên chưa có tác dụng giáo dục, răn đe đối tượng vi phạm, dẫn tới một số đối tượng phá rừng, khai thác rừng trái phép có biểu hiện coi thường pháp luật, thách thức cơ quan công quyền.
♦ Hạn chế về chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ
+ Về đội ngũ cán bộ: cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Trình độ nghiệp vụ của Kiểm lâm địa bàn còn hạn chế, nhất là về kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng. Nhiều Kiểm lâm địa bàn chưa hiểu rõ công việc tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã, còn chạy theo sự vụ, không chủ động trong công việc. Còn một số ít Kiểm lâm địa bàn có biểu hiện ngại khó, sợ khổ nên
không dành thời gian thoả đáng để thực hiện nhiệm vụ tại xã theo quy định ban hành số 83/2007/QĐ-BNN về nhiệm vụ của công chức Kiểm lâm phụ trách địa bàn.
Phẩm chất, đạo đức của một số cán bộ làm công tác điều tra còn yếu kém, hiện tượng bao che, tiếp tay cho đối tượng buôn bán, vận chuyển còn diễn ra. Chưa nhận thức rõ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra một cách đầy đủ dẫn đến công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện chưa đúng, chưa sát sao, ngại và chạm thậm chí không ủng hộ công tác này. Nguyên nhân này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác kiểm tra và xử lý vi phạm.
+ Về công tác tổ chức: Tổ chức bộ máy, con người cho công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hiên nay không thể đáp ứng được yêu cầu quản lý theo Luật bảo vệ và phát triển rừng. Nguyên nhân chính là thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, đặc biệt là kỹ năng tuần tra, kiểm tra và xử lý VPHC, tổ chức bộ máy trong hệ thống chưa phù hợp với yêu cầu quản lý.
+ Về chức năng nhiệm vụ: Kiểm lâm viên phải quản lý một diện tích rừng lớn, lại phân bố trên một địa bàn rộng, với địa hình rất phức tạp. Khi thực hiện nhiệm vụ của mình kiểm lâm viên phải thực hiện 7 nhiệm vụ (quy định tại Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN ngày 04/10/2007). Trong đó có nhiệm vụ quan trọng kiểm tra hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản, phát hiện các vụ phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển, buôn bán lâm sản và động vật rừng trái phép. Nhưng quy định tại Quyết định 59/2005/QĐ-BNN tại điều 16, khỏan 1 quy định khi kiểm tra lâm sản phải có ít nhất 2 cán bộ kiểm lâm. Như vậy khi phát hiện có vụ vi phạm kiểm lâm viên địa bàn phải chấp nhận vi phạm quy định của ngành để ngăn chăn, bắt giữ.
Ngoài ra, kiểm lâm viên địa bàn phải tham gia hoạt động về lâm nghiệp khác khi Hạt trưởng kiểm lâm và Chủ tịch UBND xã giao điều này làm tập trung của kiểm lâm viên địa bàn vào công tác QLBVR.
Bảng 3.6. Tổng hợp kiểm lâm địa bàn xã
TT Nội dung thông tin Đơn vị Số lượng
1 Diện tích đất LN trên địa bàn
1.1 Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh ha 1.417,440
1.2 Diện tích rừng của tỉnh ha 633,687
1.3 Số xã có rừng trên địa bàn tỉnh xã 215 Số xã có trên 10000ha rừng trở lên xã 6 Số xã có trên 3000 đến 10000ha rừng xã 74 Số xã có từ 1000 đến 3000ha rừng xã 100 Số xã có từ 500 đến 1000ha rừng xã 18 Số xã có dưới 500ha rừng xã 17
2 Biên chế của Chi cục kỉêm lâm
2.1 Văn phòng Chi cục Người 60
2.2 Biên chế hạt kiểm lâm huyện Người 250 2.3 Biên chế rừng đặc dụng Người 61
3 Trình độ kiểm lâm địa bàn
3.1 Sau đại học Người -
3.2 Đại học Người 84
3.3 Trung cấp, cao đẳng Người 123
3.4 Sơ cấp Người -
4 Kiểm lâm địa bàn xã
4.1 Số xã có rừng đã bố trí KL Xã 207 - Số lượng KL địa bàn phụ trách 1 xã Xã 166 - Số lượng KL địa bàn phụ trách 2 xã Xã 41 - Số lượng KL địa bàn phụ trách 3 xã Xã - 4.2 Số xã có rừng nhưng chưa bố trí KL Xã 5 Thành phần dân tộc KL địa bàn
- Dân tộc kinh Người 88
- Dân tộc thiểu số Người 119
6 Biên chế còn thiếu so với nhu cầu Người 218
♦ Công tác tuyên truyền: Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân và tổ chức doanh nghiệp, chủ rừng tuy đã được chú trọng triển khai nhưng chưa thường xuyên. Công tác phân tích, đánh giá tình hình dự báo các khả năng để có các biện pháp phòng ngừa tuy đã được quan tâm nhưng mới thu được kết quả bước đầu hiệu quả chưa cao. Công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các lực lượng chưa đi sâu, hiệu quả đấu tranh không cao.
♦ Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu như: Nơi ăn ở, sinh hoạt cho cán bộ kiểm lâm địa bàn hầu như chưa có, cán bộ
còn ở trọ nhà dân; Trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác điều tra, bắt giữ và phòng cháy, chữa cháy rừng còn hạn chế.
♦ Kinh phí hoạt động: Ngân sách địa phương dành cho công tác QLBVR còn hạn hẹp do điều kiện ngân sách tỉnh không đủ số thu để đầu tư trở lại cho việc phát triển rừng; Việc lồng ghép các nguồn vốn, Chương trình, dự án nhằm thực hiện theo Nghị quyết 30a, rà soát GĐLN, GR theo Quyết định 380/QĐ-TTg, Quy hoạch các khu rừng đặc dụng… còn dài trải, kéo dài qua các năm làm hạn chế các hoạt động QLBVR.