3.3.3.1. Kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
Trong những năm gần đây có nhiều chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ và phát triển rừng được sửa đổi, bổ sung kịp thời; Chỉ thị, chỉ đạo các cấp, các ngành, các chủ rừng chủ động tổ chức thực hiện công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, đầu tư kinh phí, trang thiết bị, dụng cụ cho công tác PCCCR. Hệ thống chỉ huy điều hành từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên được kiện toàn có quy chế hoạt động rõ ràng, có phân công trách nhiệm cụ thể. Các vụ cháy rừng đã được phát hiện và tổ chức cứu chữa kịp thời, huy động được phần lớn nhân dân địa phương, lực lượng vũ trang cùng tham gia. Sau các vụ cháy rừng đều tổ chức rút kinh nghiệm, xác định nguyên nhân, truy tìm thủ phạm gây cháy để xử lý theo quy định của pháp luật và đề ra các biện pháp khắc phục hậu quả sau cháy.
Trang thiết bị được đầu tư phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2007-2011, cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ bảo vệ rừng, số trang thiết bị đầu tư chủ yếu từ các chương trình dự án hoặc ngân sách địa phương trang cấp, cụ thể như sau:
Bảng 3.2. Trang thiết bị PCCCR đầu tư qua các năm
STT TÊN ĐƠN VỊ THIẾT BỊ
Ô tô Máy cắt thực bì Máy thổi gió cái) Máy bơm ( Bộ ) Máy chiếu (Bộ) Máy tính để bàn (Bộ) GPS (Cái) Máy tính xách tay (Cái) ống nhòm (Cái) Loa cầm tay (Cái) 1 Văn phòng Chi cục 2 2 2 1 1 4 3 1 8 16
- Đội Kiểm lâm Cơ động
số 1 1 2 1 1 1 1 3 8
- Đội Kiểm lâm Cơ động
số 2 1 2 2 1 1 3 4 - Phòng QLBV rừng 1 1 1 1 1 4 - Phòng TH 1 - Phòng Pháp chế Thanh tra 1 1 2 Hạt Kiểm lâm Thành phố 1 4 4 1 1 1 9
3 Hạt Kiểm lâm Thuận
châu 1
4 4
1 1 1 10
4 Hạt Kiểm lâm Quỳnh
nhai 1
4 4
1 1 1 10
5 Hạt Kiểm lâm Mường la 1 4 4 1 1 1 10
6 Hạt Kiểm lâm Sông mã 1 4 4 1 1 1 10
7 Hạt Kiểm lâm Mai Sơn 1 4 4 1 2 10
8 Hạt Kiểm lâm Yên châu 1 4 4 1 1 1 10
9 Hạt Kiểm lâm Mộc châu 1 4 4 1 1 1 10
10 Hạt Kiểm lâm Phù yên 1 4 4 1 1 1 10
11 Hạt Kiểm lâm Bắc yên 1 4 4 1 1 2 10
12 Hạt Kiểm lâm Copia 9 8 1 1 1 10
13 Hạt Kiểm lâm Sốp cộp 1 9 8 1 1 1 10
14 Hạt Kiểm lâm Xuân nha 9 8 1 1 1 10
15 Hạt Kiểm lâm Tà xùa 9 8 1 1 1 10
TỔNG CỘNG 13 80 75 1 1 18 17 1 24 155
(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La)
Trong 5 năm, Chi cục kiểm lâm kiểm tra 4.291 các cá nhân, tổ chức về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn toàn tỉnh. Trung bình mỗi năm Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu và chỉ đạo các đơn vị, phòng, đội trực thuộc kiểm tra 858 lượt.
Biểu đồ 3.2. Công tác kiểm tra QLBVR năm 2007-2011
(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La)
Trong công tác tham mưu: Chi cục kiểm lâm tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo trong lĩnh vực bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng như: Quyết định số 2471/QDD-UBND ngày 27/10/2011 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn năm 2011-2012; Quyết định số 2951/QĐ-UBND ngày 16/12/2011 về kiện toàn ban chỉ huy PCCCR; Kế hoạch số 01/KH-BCH ngày 08/02/2012 về thành lập đoàn kiểm tra liên ngành công tác PCCCR.
Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tập huấn, huấn luyện, thực hành nghiệp vụ bảo vệ rừng - PCCCR, từng bước nâng cao kỹ năng, năng lực xử trí tình huống cho cấp ủy, chính quyền. Tính đến ngày 15/10/2012 đã chỉ đạo tổ chức thành công 04 cuộc diễn tập cấp huyện về PCCCR, tham mưu xây dựng 220 phương án PCCCR, kiện toàn thành lập 220 BCH các cấp, củng cố 2789 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, đầu tư tu sửa và làm mới 60 km đường băng cản lửa.
Qua kiểm tra thực tế tại cơ sở cho thấy tình hình hoạt động tại BCH PCCCR các huyện đã thực hiện tốt Chỉ thị số 32/CT-UBND tỉnh ngày 03/12/2008 về tăng cường các biện pháp thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy rừng, đã kịp thời
ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác PCCCR, mở các hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR, theo dõi diễn biến thời tiết khí hậu để cảnh báo, dự báo sớm về công tác PCCCR giúp cho cấp ủy, chính quyền địa phương chủ động chuẩn bị tốt lực lượng, dụng cụ và phương tiện để đối phó, ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do cháy rừng gây ra. Các đơn vị đã có hồ sơ quản lý, theo dõi về công tác PCCC rừng, hồ sơ lưu giữ các văn bản chỉ đạo của Trung ương, các ngành chức năng về công tác PCCC rừng. Các đơn vị điển hình làm tốt công tác PCCCR qua kiểm ra cho thấy như: Mộc Châu, Mai Sơn, Quỳnh Nhai, Lâm trường Phù Bắc Yên.
Nhìn chung các đơn vị được kiểm tra đã làm tốt công tác quản lý theo dõi hồ sơ, 100% các xã đều có kiểm lâm địa bàn, thực hiện tốt công tác tham mưu phối hợp hoạt động trong bảo vệ rừng và PCCCR, củng cố kiện toàn các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR, chuẩn bị tốt các dụng cụ, lực lượng để tham gia chữa cháy, thực tập diễn tập chữa cháy rừng, các nội dung phương án chữa cháy rừng của cơ sở xây dựng. Chấp hành tốt công tác tuần tra canh gác, dự báo phát hiện cháy rừng, tổ chức ký cam kết không để cháy vào rừng, phá rừng làm nương, khai thác vận chuyển gỗ trái phép và thực hiện nghiêm túc các quy định trong bảo vệ rừng, PCCCR giữa Chủ tịch UBND huyện với Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, Chủ tịch UBND xã với các trưởng bản, giữa các trưởng bản với các hộ gia đình trong bản.
3.3.3.2. Kiểm tra công tác quản lý sản xuất nương rẫy và theo dõi diễn biến rừng - Giám sát, kiểm tra các hoạt động sản xuất nương rẫy: Sản xuất nương rẫy là tập quán canh tác lâu đời của đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La, đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây mất rừng, cháy rừng và gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong hoạt động quản lý.
Để hạn chế việc lấn chiếm, phát rừng trái phép, đốt nương ngoài giờ quy định lực lượng Kiểm lâm nói chung nhất là Kiểm lâm phụ trách địa bàn đã phối hợp với cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và PCCCR, sản xuất trong chỉ giới nương rẫy được quy hoạch.
Thành lập các tổ tuần tra, kiểm tra phát hiện, đình chỉ và xử lý nghiêm theo pháp luật đối với những hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và PCCCR, củng cố trên 2.401 tổ quản lý bảo vệ rừng cơ sở với 35.000 người tham gia.
- Rà soát giao đất, giao rừng: Thực hiện Quyết định số 380/QĐ-TTg của Chính phủ về thực hiện thí điểm chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Quyết định số 812/QĐ- UBND tỉnh ngày 02/4/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh giao đất - giao rừng đẻ chi trả dịch vụ môi trường rừng. Chi cục Kiểm lâm đã triển khai thực hiện và đạt được kết quả như sau:
+ Rà soát, giao đất trên địa bàn 157 xã thuộc 9 huyện lưu vực Sông Đà với tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 598.562,67h ( trong đó: đất có rừng: 427.997,26ha; đất không có rừng: 170.565,41ha)
+ Ưu điểm: Chính sách giao đất, giao rừng được UBND tỉnh quy định hiện tại phù hợp với chính sách chung của Nhà nước và hết sức cần thiết để tạo điều kiện cho các xã, huyện tiến hành các hoạt động giao đất, giao rừng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Sau 10 năm thực hiện (2001 - 2011) chính sách GĐGR và rà soát rừng đã và đang dần thể hiện được rõ rệt vai trò tích cực của GĐGR đối với phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Đây là cơ sở quan trọng để người dân chọn lựa và xây dựng chiến lược phát triển sinh kế bền vững trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
+ Hạn chế: Các chính sách về rừng và đất rừng thường không được xây dựng và ban hành đồng bộ mà rải rác trong nhiều năm, nhiều cơ quan soạn thảo khác nhau. Vốn đầu tư từ ngân sách địa phương cho lĩnh vực quản lý rừng và phát triển rừng còn hạn chế.
- Theo dõi diễn biến rừng: Việc tổ chức thực hiện công tác theo dõi diễn biến rừng giai đoạn 2007-2011 đã góp phần xây dựng hệ thống thông tin số liệu tài nguyên rừng đồng thời đánh giá tài nguyên rừng một cách toàn diện, chương trình đã xây dựng hệ thống bản đồ và số liệu tài nguyên rừng.
máy tính phục vụ xử lý và trao đổi thông tin hai chiều từ Chi cục Kiểm lâm đến Hạt Kiểm lâm. Hầu hết các Hạt Kiểm lâm đã sử dụng máy tính trong công tác quản lý của cơ quan. Đến nay, có 11 Hạt Kiểm lâm sử dụng máy tính để quản lý cơ sở dữ liệu diễn biến rừng và thường xuyên báo cáo về Chi cục Kiểm lâm qua mạng Internet. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp các cấp, đặc biệt là kiểm lâm phụ trách địa bàn xã có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nắm vững công nghệ thông tin để quản lý cơ sở dữ liệu trên máy tính, theo dõi diễn biến rừng ngoài thực địa. Xây dựng dựng cơ sở dữ liệu ban đầu bao gồm việc nạp vào máy tính các phiếu kiểm kê diện tích số 02; số hóa và biên tập bản đồ tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/10.000 của các xã; kết nối bản đồ vào cơ sở dữ liệu. Kết quả thực hiện được qua các năm thể hiện trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kết quả thực hiện kiểm tra quản lý đất, và diễn biến rừng qua các năm TT Năm Tổng DT
tự nhiên
Tổng DT đất LN
(ha)
Trong đó (ha) Độ che phủ (%) Rừng tự nhiên Rừng trồng Đất trống LN 1 2002 1.405.500 898.433,82 458.207,90 22.449,28 417.776,64 34,20 2 2003 1.405.500 877.772,47 468.608,45 25.952,04 383.211,98 35,19 3 2004 1.405.500 916.149,39 497.428,97 29.293,12 389.427,30 37,17 4 2005 1.405.500 913.339,80 550.920,50 20.148,20 342.271,10 40,60 5 2006 1.412.500 930.184,15 561.125,84 21.802,97 347.255,34 41,17 6 2007 1.412.500 925.779,00 557.814,00 22.452,[ 345.513,00 41,20 7 2008 1.412.500 929.042,70 559.896,20 23.597,40 345.549,00 41,27 8 2009 1.417.440 929.048,00 562.860,10 24.109,60 342.078,10 41,30 9 2010 1.417.440 928.993,00 603.016,00 24.072,30 301.904,60 44,10 10 2011 1.417.440 928.903,80 609.554,60 24.132,40 295.216,80 44,60
(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La) 3.3.3.3. Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã
Thực hiện Nghị định 32/2006/NDD-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm; Quyết định số 47/2006/QDD-BNN ngày 06/6/2006 của Bộ NN&PTNT về việc ban hnahf quy chế quản lý nuôi nhốt gấu. Trong những năm qua Chi cục Kiểm lâm Sơn La đã tham mưu, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, cơ sở nuôi nhốt thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý, động thực vật hoang dã, quý hiếm.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã nuôi sinh sản và nuôi sinh trưởng trên địa bàn, đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân nắm được các quy định hiện hành của nhà nước về gây nuôi động vật hoang dã. Đã tiến hành làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho 1.302 giấy chứng nhận cho các tổ chức, hộ gia đình gây nuôi động vật thông thường đúng theo quy định của nhà nước. Trong đó: 11 giấy chứng nhận gây nuôi gấu ngựa và gắn 11 chíp điện tử trên tổng số 28 cá thể; 09 giấy chứng nhận nuôi hươu sao với trên 32 cá thể; 07 giấy chứng nhận nuôi lợn trên 68 cá thể; 04 giấy chứng nhận nuôi rắn trên 722 cá thể; 02 giấy chứng nhận nuôi rùa trên 40 cá thể. Để bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm, Chi cục Kiểm lâm đã chủ động phối hợp với tổ chức bảo tồn động, thực vật hoang dã quốc tế (FFI Việt Nam) triển khai dự án bảo tồn vượn đen tuyền tại Xã Ngọc Chiến, Hua Trai, Nậm Păm của huyện Mường La.
Tuy nhiên việc quản lý nuôi nhốt động vật hoang dã ở tỉnh Sơn La mới chỉ dừng ở mức thống kê được các cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã. Qua công tác kiểm tra các quy định của pháp luật về động, thực vật hoang dã trong 5 năm (2007- 2011), Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La đã tiến hành kiểm tra, truy quét 1.376 tụ điểm buôn bán, nuôi nhốt đối với động vật hoang dã. Kết quả đã phát hiện lập hồ sơ xử lý theo quy định tịch thu nhiều cá thể, động thực vật quý hiếm.
3.3.3.4. Kiểm tra chế biến, kinh doanh vận chuyển, khai thác lâm sản
Chi cục Kiểm lâm tỉnh thường xuyên tập huấn, hướng dẫn, thông báo các quy định về quản lý rừng, quản lý lâm sản lâm sản đến các đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp, các chủ rừng và người dân. Trên cơ sở này, lực lượng kiểm lâm đã thường xuyên tổ chức kiểm tra, xác nhận nguồn gốc nhập, xuất và lưu thông lâm sản theo đúng quy định. Kiểm lâm sở tại đã giám sát chặt chẽ hơn nguồn gốc lâm sản, loại trừ lâm sản không hợp pháp ra khỏi nguồn cung ứng, đảm bảo tiêu thụ được minh bạch, hợp pháp. Theo đó, hạn chế tối đa những tổ chức, cá nhân cố ý lợi dụng hồ sơ lâm sản như hồ sơ bán đấu giá lâm sản, hóa đơn bán hàng, hóa đơn vận chuyển để quay vòng lưu thông, tiêu thụ gỗ trái phép.
Việc kiểm tra hồ sơ lâm sản: Hiện nay trong vùng có gần 10 cơ sở chế biến lâm sản của các doanh nghiệp và các công ty lâm nghiệp và khoảng 200 cơ sở chế biến lâm
sản tồn tại dưới hình thức hợp tác xã, tổ hợp, tổ mộc gia dụng. Qua kiểm tra việc quản lý việc nhập, xuất và lưu thông lâm sản trên địa bàn tỉnh được ghi chép, cập nhật kịp thời, đúng quy định. Trước khi nhập, xuất, lưu thông, các chủ lâm sản đều phải thực hiện việc khai báo và được cơ quan sở tại kiểm tra, xác nhận theo đúng trình tự thủ tục.
Việc thực hiện các quy định về khai thác lâm sản: Căn cứ vào hồ sơ thiết kế, giấy phép của các lâm trường Phù Bắc Yên, Mộc châu, Mường La….và giấy phé của UBND các huyện cho phép khai thác gỗ và lâm sản. Qua kiểm tra, giảm sát xác đơn vị, hộ gia đình, doanh nghiệp cơ bản khai thác đúng quy trình, khoảnh, lô và đúng cây bài chặt. Tuy nhiên tại Biểu đồ 3, tình hình khai thác vi phạm về quy chế vẫn diễn ra từ 2007-2011 kiểm tra 516 vụ khai thác lâm sản trái phép chủ yếu là các hộ gia đình, tịch thu 1.577,8m3 gỗ các loại.
Biểu đồ 3.3. Số vụ vi phạm về khai thác lâm sản từ 2007-2011
(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La)