Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý VPHC trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La (Trang 105)

- Các vụ vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng diễn ra hầu hết ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, trong khi trang thiết bị, phương tiện cần thiết thiếu thốn, chưa phát hiện xử lý kịp thời các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng, nhiều vi phạm diễn ra thực tế không bị xử lý.

- Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và cơ chế chính sách về lâm nghiệp chưa được thực hiện có hiệu quả trên địa bàn.

- Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự nhập cuộc, chưa xác định công tác QLNN về rừng và đất rừng là thuộc trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương (Theo quyết định 245/1998/CP), vẫn ỷ lại coi nhiệm vụ bảo vệ rừng là trách nhiệm của lực lượng Kiểm lâm và cơ quan chức năng.

- Các Lâm trường quốc doanh và chủ rừng được giao bảo vệ rừng trên địa bàn quản lý nhưng chưa làm tròn trách nhiệm, thậm chí có nơi còn thông đồng với những phần tử xấu để khai thác bất hợp pháp các loại gỗ và các lâm sản quý hiếm.

- Về năng lực và đạo đức của đội ngũ cán bộ: Lực lượng làm công tác xử lý VPHC tham mưu cho các cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt không được làm chuyên trách, chỉ là cán bộ kiêm nhiệm và luôn luôn bị luôn chuyển.

- Trình độ nhận thức và sử dụng pháp luật, kỹ năng xử lý vi phạm, nhất là xử lý vi phạm hình sự của một số công chức kiểm lâm còn thấp như việc lập hồ sơ xử lý vi phạm còn nhiều sai sót, chưa đúng quy định hiện hành; biên bản VPHC thường được lập sơ sài, mô tả hành vi vi phạm không đầy đủ, thiếu rõ ràng, kết luận và viện dẫn không chính xác các văn bản vi phạm pháp luật. Kỹ năng điều tra hình sự của kiểm lâm còn hạn chế khả năng làm rõ các tình tiết các vụ án còn yếu do Kiểm lâm thường không có điều kiện tổ chức các biện pháp thu thập thông tin từ hiện trường, chủ yếu dựa vào lời khai của các đương sự và các nhân chứng; ứng xử trong hoạt động điều tra chưa linh hoạt và hợp lý, đúng mức trong trường hợp phản

ứng thái quá của các đối tượng vi phạm; khả năng đánh giá các chứng cứ có liên quan đến vụ án chưa cao.

- Quyết định xử phạt VPHC không được thực hiện nghiêm túc, thậm chí không được thực hiện, vì lực lượng kiểm lâm chưa có điều kiện vật chất bảo đảm cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC và đối tượng chủ yếu là đồng bào dân tộc sống trong rừng, ven rừng đời sống gặp nhiều khó khăn dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật.

- Hệ thống hình thức xử phạt VPHC chưa đủ để có thể đấu tranh có hiệu quả đối với các VPHC do quyết định xử lý VPHC thường không quy định lãi suất tăng lên khi chậm thực hiện quyết định xử phạt nên rất nhiều trường hợp người VPHC cố tình dây dưa không chịu nộp phạt theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt.

- Cơ chế chính sách chậm đổi mới, thiếu đồng bộ, chưa tạo động lực thu hút các nguồn lực cho bảo vệ rừng, chưa đáp ứng sự phát triển chung của xã hội, còn nhiều chính sách thiếu tính khả thi, do thiếu các hướng dẫn và các nguồn lực cụ thể để tổ chức thực hiện. Một số chính sách chưa được thực hiện một cách triệt để như: giao đất, giao rừng, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật…, một số chính sách quá “thông thoáng” như Quyết định 59/2005/QD-BNN ban hành quy định kiểm tra kiểm soát lâm sản đã không quy định việc kiểm tra xác nhận lâm sản của Kiểm Lâm, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp đã hợp thức hoá gỗ khai thác trái pháp luật để tiêu thụ trên thị trường;

- Sự phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội và phối hợp giữa các huyện giáp ranh trong công tác QLBVR trên địa bàn theo thông tư số 144/2002/TTLT/BNN-BCA-BQP còn chưa chặt chẽ, thường xuyên, liên tục, việc xây dựng quy chế còn chưa đồng bộ, nhiều huyện chưa xây dựng được quy chế phối hợp.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, không đủ mạnh để trấn áp “lâm tặc”, cơ sở vật chất còn nghèo nàn. Những năm qua nguồn đầu tư cho bảo vệ rừng chủ yếu từ dự án Nâng cao năng lực phòng cháy rừng và đầu tư xây dựng Nhà làm việc Hạt kiểm lâm nhưng chỉ được 2% cho xây dựng

nhà trạm kiểm lâm địa bàn không đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý bảo vệ rừng bền vững.

- Về mẫu ấn chỉ: còn thiếu mẫu Quyết định tiêu hủy tang vật vi phạm; một số mẫu cần sửa đổi để phù hợp hơn như: mẫu Biên bản VPHC, Quyết định xử phạt…

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ

RỪNG CỦA CHI CỤC KIỂM LÂM SƠN LA 4.1. Định hướng, tăng cường công tác QLBVR đến năm 2020 4.1.1. Định hướng quản lý bảo vệ rừng đến năm 2020

Với quan điểm Kiểm lâm là lực lượng nòng cốt trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn toàn tỉnh; bảo vệ rừng gắn với phát triển, sử dụng rừng bền vững, duy trì diện tích lâm phần rừng ổn định, chú trọng bảo vệ rừng tận gốc và kiểm soát lâm sản tại nơi chế biến, tiêu thụ, hạn chế kiểm soát trong lưu thông; Lãnh đạo Chi cục và Công đoàn lực lượng Kiểm lâm đã đề ra phương hướng, giải pháp, tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt các phong trào thi đua của Sở phát động, đồng thời phát động 4 phong trào thi đua chuyên đề: Phong trào thi đua xây dựng hình ảnh công chức, viên chức Kiểm lâm “Bản lĩnh, văn minh, thân thiện”; Phong trào “đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu lâm sản”; Phong trào xây dựng “Kiểm lâm địa bàn giỏi”; Phong trào “nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến”. Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 cụ thể của tỉnh Sơn La như sau:

Mục tiêu chủ yếu:

- Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện còn, mỗi năm trồng mới thêm khoảng 4.000 ha rừng tập trung và 1 triệu cây phân tán. Góp phần nâng độ che của rừng từ 44,6 % lên 55 % vào năm 2015 và 60% vào năm 2020 (theo NQ của tỉnh ủy); Tăng năng suất, chất lượng và giá trị của rừng đặc biệt là tăng tác dụng phòng hộ của rừng; cơ cấu lại ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; đáp ứng cơ bản nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong tỉnh; Tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân có cuộc sống gắn với nghề rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

- Đẩy mạnh công tác giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, trong đó quan tâm cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thuê để phát triển sản xuất. Khuyến khích và hỗ trợ trồng rừng thâm canh, trồng cây bản địa gỗ lớn, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến sâu các sản phẩm.

- Xác định công tác bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và phải dựa vào nhân dân.

4.1.2. Định hướng chủ yếu công tác kiểm tra và xử lý VPHC trong lĩnh vực QLBV rừng đến năm 2020

Kiểm tra các vi phạm pháp luật của Nhà nước về bảo vệ rừng là một chức năng chủ yếu của quản lý rừng. Có thực hiện kiểm tra, thanh tra mới quản lý được đối tượng cố ý hoặc vô ý xâm hại hoặc vi phạm pháp luật trong quản lý bảo vệ rừng và bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên, chống biến đổi khí hậu và thiên tai.

Để đạt được hiệu quả cao trong công tác kiểm tra quản lý bảo vệ rừng, Cục thuế Kiểm lâm xây dựng định hướng công tác kiểm tra trong thời gian đến năm 2020 như sau:

+ Chuyển đổi từ việc kiểm tra theo diện rộng sang kiểm tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, đi vào chiều sâu theo mức độ vi phạm.

+ Chuyển từ kiểm tra toàn diện sang kiểm tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm.

Từ những định hướng về phát triển kinh tế - xã hội địa phương, định hướng chủ yếu về kiểm tra quản lý bảo vệ rừng đến năm 2020, xuất phát từ thực trạng, nguyên nhân và hạn chế của công tác kiểm tra trên địa bàn tỉnh Sơn La, chúng tôi đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm tra trong thời gian tới như sau:

4.2. Nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La

- Bảo vệ và phát triển bền vững đối với 633.686 ha rừng hiện có (tính đến 31 tháng 12 năm 2011); Đến năm 2015 tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 55%, trong đó: Tập trung trồng mới 32.700 ha, gồm: rừng phòng hộ, đặc dụng 14.700 ha và rừng sản

xuất 18.000 ha (trong đó trồng cây cao su trên đất lâm nghiệp khoảng 8.000 ha); trồng cây phân tán 1,0 triệu cây/năm; khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng 180.000 ha; bảo vệ rừng hiện còn 633.686 ha; đến năm 2015 diện tích rừng toàn tỉnh đạt 770.000 ha.

- Giảm căn bản tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; phát huy có hiệu quả các chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học của rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.

- Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, khai thác rừng trái pháp luật; huy động các lực lượng thường xuyên phát hiện và phòng cháy, chữa cháy rừng kịp thời đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra; kiểm tra, giám sát việc trồng rừng thay thế đối với các dự án khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất có rừng sang xây dựng công trình thủy điện, khai thác khoáng sản và các công trình xây dựng khác, xử lý nghiêm minh đối với các sai phạm theo quy định.

- Phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành trung ương trong việc tham gia vào các nội dung đề án, dự án, cơ chế chính sách liên quan đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, bảo đảm mỗi cơ chế chính sách được ban hành có tính khả thi, phù hợp với thực tế địa phương.

- Phải quản lý, sử dụng và phát triển rừng của tỉnh một cách bền vững theo hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng rừng. Phải kết hợp bảo vệ, bảo tồn và phát triển với khai thác sử dụng rừng hợp lý; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, cải tạo, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp, ngư nghiệp và các ngành nghề nông thôn. Đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng cho các tập thể, cá nhân và hộ gia đình.

- Xây dựng lực lượng Kiểm lâm có trình độ, có năng lực, phẩm chất nghề nghiệp thực sự trong sạch vững mạnh.

- Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Xây dựng quy chế về khai thác lâm sản khác và kiểm tra, bảo đảm nguồn gốc lâm sản hợp pháp.

- Tiếp tục thực hiện chính sách khoán bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ là rừng tự nhiên và diện tích rừng chưa giao đang do UBND cấp xã quản lý ở khu vực thường xuyên bị đe dọa xâm hại cho cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình và cá nhân sinh sống trên địa bàn. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho công tác khoán bảo vệ rừng đặc dụng bình quân 300.000đồng/ha/năm; rừng phòng hộ bình quân 200.000đồng/ha/năm.

- Thực hiện các chương trình thông tin- giáo dục- truyền thông, phổ biến kiến thức về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với từng đối tượng, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở những vùng sâu, vùng xa. Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng ở cấp xã. Các xã có rừng phải tổ chức lực lượng bảo vệ rừng, trong đó lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt đáp ứng yêu cầu bảo vệ rừng ở địa phương.

- Thực hiện chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho kiểm lâm, đặc biệt là kiểm lâm địa bàn và tổ đội quần chúng bảo vệ rừng cấp xã; lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các chủ rừng. Nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý thông qua đào tạo, tập huấn ngắn hạn về chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát. Tăng hợp lý biên chế kiểm lâm địa bàn cấp xã, kiểm lâm cơ động phòng cháy, chữa cháy rừng đảm bảo tổng biên chế kiểm lâm toàn quốc bình quân 1.000 ha rừng có 01 biên chế kiểm lâm.

- Tăng cường phối hợp liên ngành, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý lâm nghiệp các cấp, Ủy ban nhân các cấp trong công tác QLBVR, quản lý lâm sản.

4.3. Một số giải pháp tăng cường công tác kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính trong QLBVR chính trong QLBVR

4.3.1. Các giải pháp đối với Chi cục Kiểm lâm

Để công tác QLBVR nói chung và công tác kiểm tra xử lý vi phạm các hành vi về bảo vệ rừng nói riêng đạt hiệu quả hơn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La cần tập trung vào giải uyết những vấn đề sau:

4.3.1.1. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra trong bảo vệ rừng

Xây dựng kế hoạch là khâu mở đầu định hướng giúp cho Chi cục kiểm lâm tỉnh chủ động trong việc bố trí lực lượng cán bộ nhân viên kiểm lâm ở những địa điểm trọng yếu và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.

Hiện nay hoạt động kiểm tra QLBVR mới đang được lập trên cơ sở các nguồn tin báo của quần chúng nhân dân; đơn thư, khiếu nại của các tổ chức, cá nhân hoặc chỉ đạo của cấp trên. Có thể nói công tác lập kế hoạch rất bị động mang tính đối phó với các trường hợp, tình huống khi nhận được thông tin từ các nguồn khác nhau về các hiện tượng vi phạm hành chính trong bảo rừng. Chi cục Kiểm lâm đã chưa quan tâm và xác định tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch kiểm tra xử lý VPHC trong QLBVR. Trong thời gian tới Chi cục cần kịp thời khắc phục yếu kém này. Trước hết cần nắm chắc tình hình tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh cả về diện tích, phân bố, đặc điểm tính chất các loại tài nguyên rừng, sự phân bố dân cư, các điều kiện giao thông, địa hình để xác định những địa điểm then chốt có tính nhạy cảm dễ bị vi phạm. Thường xuyên tổng kết đánh giá các vụ vi phạm hành chính về bảo vệ rừng đã xảy ra trên địa bàn tỉnh trong thời gian trước đây để thấy được nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm của các đối tượng. Tiến hành phân tích thủ đoạn của các đối tượng vi phạm hành chính trong bảo vệ rừng. Từ kết quả của những phân tích trên dự báo trước những khả năng vi phạm có thể xảy ra, khoanh vùng xác định những điểm quan trọng, những điểm nóng để lên kế hoạch tuần tra, kiểm tra kiểm soát phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm trước khi chúng xảy ra. Sau khi xác định những địa bàn quan trọng cần xây dựng kế hoạch cụ thể,

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý VPHC trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w