Thực trạng về kiểm tra nội bộ lực lượng Kiểm lâm

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý VPHC trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La (Trang 85)

Công tác kiểm tra thực hiện các nghiệp vụ quản lý bảo vệ rừng theo quy định của Nhà nước là nội dung quan trọng trong công tác kiểm tra nội bộ lực lượng Kiểm lâm góp phần chấn chỉnh kịp thời những lệch lạc, sai sót của công tác quản lý, trên cơ sở đó làm cho lực lượng Kiểm lâm hoạt động hiệu quả hơn:

Thứ nhất: Kiểm tra nội dung công tác tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn từ nay đến 2020, lực lượng Kiểm lâm xác định công tác

tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ hàng đầu cần ưu tiên phát triển để hỗ trợ tốt nhất cho cá nhân, tổ chức và đặc biệt là chủ rừng thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng.

- Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp với Đài phát thanh, Đài truyền hình tỉnh, huyện phát các chuyên mục về quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, phối hợp với Báo Sơn La và các ban ngành đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… để tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng.

- Tổ chức triển khai và tập huấn các chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước về rừng đến mọi mọi đối tượng.

Thứ hai: Kiểm tra việc tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo; Chi cục Kiểm lâm và các Hạt kiểm lâm, các Ban quản lý rừng đặc dụng đã duy trì thường xuyên Phòng tiếp dân, có nội quy tiếp dân và phân công lãnh đạo, cán bộ thường trực tiếp dân theo đúng Quy chế. Số đơn thư khiếu nại tố cáo giảm dần qua các năm, năm 2007 có 209 đơn thư thì đến năm 2011 chỉ còn 89 đơn thư. Nội dung phần lớn các đơn thư khiếu nại các quyết định xử lý vi phạm của cơ quan Kiểm lâm các cấp; nội dung của đơn thư tố cáo chủ yếu: tố cáo các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định trong công tác quản lý bảo vệ rừng; có một số tiêu cực trong khi thực thi công vụ..

Qua công tác kiểm tra nội bộ lực lượng Kiểm lâm đã góp phần phòng ngừa và chống tiêu cực trong nội bộ, đưa công tác chỉ đạo và quản lý bảo vệ rừng vào nề nếp, tiếp tục củng cố và xây dựng lực lượng Kiểm lâm thêm vững mạnh.

3.4. Thực trạng VPHC và xử phạt VPHC tại Chi cục Kiểm lâm Sơn La 3.4.1. Thực trạng VPHC và các hình thức vi phạm chủ yếu trong QLBVR

Theo thống kê trong 5 năm qua (2007-2011), Chi cục kiểm lâm Sơn La đã phát hiện 7.203 vụ vi phạm hành chính trong QLBVR. Bình quân hàng năm là 1.440,6 vụ (Biểu đồ 4). Trong 5 năm đó, số vụ vi phạm hành chính cao nhất là năm 2007: 1606 vụ; 3 năm tiếp đó có giảm chút ít, đặc biệt giảm nhanh vào năm 2010 còn 1169 vụ. Mặc dù năm 2009 tổ số vụ vi phạm giảm nhưng số vụ vi phạm lại có

chiều hướng gia tăng ở các khu vực rừng phòng hộ xung yếu và mức độ thiệt hại về rừng lại tăng. Sang đến năm 2011 lại tiếp tục tăng cao với tổng số vụ vi phạm 1570 vụ. Con số trên cho thấy tình trạng vi phạm hành chính trong QLBVR còn diễn ra khá phức tạp, chưa có chiều hưóng giảm.

Biểu đồ 3.4. Số lượng các vụ vi phạm các quy định bảo vệ rừng

(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La)

Vi phạm hành chính trong QLBVR diễn ra dưới nhiều hình thức như phá rừng làm nương rẫy; khai thác, mua bán, vận chuyển tàng trữ lâm sản trái phép; các các hành vi vi phạm phòng cháy chữa cháy và quản lý động vật hoang dã. Xét theo từng hình thức vi phạm hành chính có thể thấy trong tổng số các vụ vi phạm hành chính chiếm chủ yếu là các các hành vi phá rừng (chiếm 57,25%), tiếp theo là hành vi mua bán, vận chuyển tàng trữ lâm sản trái phép (chiếm 33,26%), khai thác lâm sản trái phép (7,16%), gây cháy rừng (chiếm 2,32%), các vi phạm về hành vi quản lý động vật hoang dã chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. trong buôn bán, khai thác, vận chuyển, phá rừng làm nương khá phổ biến tại Sơn La (Biểu đồ 3.5).

(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La)

♦ Hình thức phá rừng làm nương

Các vụ vi phạm phá rừng làm nương, lấn chiếm đất rừng chiếm tỷ trọng lớn nhất, nguyên nhân do sản xuất nương rẫy là tập quán canh tác lâu đời của đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La. Người dân thường lợi dụng ngày mùa để phát vén lấn chiếm đất rừng. Bên cạnh đó tình trạng di cư tự do, tranh chấp đất đai chưa được giải quyết dứt điểm dẫn đến việc lấn chiếm đất rừng thường xuyên xảy ra. Do không có đất canh tác nên nhiều hộ dân đã lấn chiếm đất lâm nghiệp. Cụ thể, giai đoạn 2007-2011 việc lấn chiếm đất rừng chiếm 57,25% nhiều diện tích rừng tự nhiên vẫn bị phá hàng năm để sản xuất lương thực và các loại cây công nghiệp khác. Trong năm 2007 hành vi phá rừng làm nương diễn biến hết sức phức tạp chiếm 62% các vụ vi phạm chủ yếu do người dân địa phương phát lấn, phát vén vào diện tích rừng. sâm lấn sê dịch ngoài cọc mốc chỉ giới quy định sản xuất nương rẫy.

(Nguồn:Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La)

Trong năm 2011, kiểm tra phát hiện trên địa bàn toàn tỉnh là 1.570 vụ vi phạm trong đó phá rừng làm nương chiếm 62,68% tuy số vụ có tăng nhưng thiệt hại về rừng giảm đi so với các năm trước.

Như vậy, tình trạng phá rừng lấy đất trái phép diễn ra trên diện rộng, khá phức tạp. Gần đây xuất hiện nhiều vụ phá rừng có tổ chức khi bị phát hiện và xử lý thì tập trung đông người chống đối quyết liệt. Đối tượng trực tiếp phá rừng chủ yếu là đồng bào dân tộc, bao gồm cả người dân tộc tại chỗ và người dân đi di cư tự do. Sau khi phá rừng trồng cây lương thực, cây ngắn ngày không hiệu quả, tiếp tục sang nhượng trái phép cho những người có tiền để phát triển làm trang trại, tạo ra tình hình phức tạp trong quản lý đất đai. Các điểm nóng phá rừng trên địa bàn tỉnh Sơn la tập trung vào các khu rừng phòng hộ như: Bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, Tà xùa, Mộc châu, Phù yên, Quỳnh Nhai, Mường La.

♦ Khai thác, vận chuyển, kinh doanh, chế biên, tàng trữ trái phép lâm sản và động vật rừng

Do lợi nhuận cao từ việc buôn bán gỗ và động vật hoang dã trái phép, nên các vụ vi phạm dưới hình thức khai thác, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ trái phép lâm sản và động vật rừng diễn phức tạp ở hầu hết khắp các huyện, thị và thành phố. Đầu nậu thường giấu mặt và dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để vận chuyển, tiêu thụ gỗ lậu, động vật hoang dã trái phép như lợi dụng di dân tái định cư thủy điện Sơn La, dùng xe khách, xe chuyên dùng, giấu gỗ dưới hàng hóa khác, kết bè

gỗ chìm dưới mặt nước, sử dụng giấy tờ quay vòng nhiều lần… .

(Nguồn ảnh tư liệu Kiểm lâm Sơn La)

Hành vi khai thác, vận chuyển buôn bán trái phép lâm sản tăng trong 3 năm gần đây. Năm 2009 số vụ vi phạm lên tới 720 vụ và tập trung chủ yếu vào vào 6 tháng cuối năm.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm trong đó nổi lên thời gian này lợi dụng việc di dân tái định cư Thủy Điện Sơn La các đầu nậu, hộ gia đình lợi dụng để tàng trữ buôn bán vận chuyển, nhu cầu sử dụng lâm sản cho xây dựng cơ bản rất lớn dẫn đến người dân sở tại có rừng sẵn sàng khai thác đem bán, cung cấp cho thị trường. Buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép lâm sản tăng mạnh nhất trong năm Khai thác tận thu lâm sản thường dễ vi phạm quy trình khai thác, sai thiết kế. Lợi dụng sự cho phép của nhà nước để khai thác không đúng quy trình khai thác. Chính vì vậy trong những năm qua Chi cục Kiểm lâm đã chỉ đạo các hạt kiểm lâm cử cán bộ giám sát các khu vực khai thác tận thu lâm sản theo giấy phép của UBND tỉnh và Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La.

♦ Các hành vi vi phạm về phòng cháy chữa cháy

Vi phạm về phòng cháy, chữa cháy rừng từ năm 2007 đến 2011, toàn tỉnh đã xảy ra 167 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 2.060,271 ha rừng, bình quân thiệt hại 412,054 ha/năm. Diện tích rừng bị thiệt hại do cháy liên tục giảm qua các năm và ngày càng được chủ động kiểm soát được lửa rừng. So với năm 2007 thì diện tích thiệt hại của

năm 2011 chỉ bằng 0,83%. Nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy rừng trong những năm qua là: người dân phát rẫy lãm nương, săn bắt chim, đông vật, lấy mật ong. So với năm 2007 giảm 207 vụ, hành vi vi phạm về phòng cháy chữa cháy rừng giảm 104 vụ, điều đó cho thấy công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ đã hạn chế được những thiệt hại về rừng.

3.4.2. Thực trạng xử phạt hành chính trong lĩnh vực QLBV rừng

Thực tế cho thấy Chi cục Kiểm lâm sơn la đã có nhiều cố gắng trong triển khai thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính trong QLBVR. Coi đây là một trong những biện pháp mang tính răn đe nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm tiếp theo. Đa số các vụ vi phạm đều đã được kiểm lâm xử lý nghiêm túc theo quy định của pháp luật. Theo thống kê giai đoạn 2007-2011 trong số 7.203 vụ vi phạm được phát hiện, Chi cục Kiểm lâm đã xử lý 6.770 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng. Bảng 3.4 cho biết số vụ vi phạm, số vụ đã xử lý và số thu nộp ngân sách trong 5 năm từ 2007 – 2011.

Bảng 3.4. Số vụ kiểm tra và số thu nộp ngân sách

ĐVT: Nghìn đồng 1 2007 1.606 1569 3.141.730 2 2008 1.397 1.324 3.535.303 3 2009 1.461 1.305 6.058.000 4 2010 1.169 1.074 4.788.745 5 2011 1.570 1.498 5.940.729 Cộng 7.203 6.770 23.464.507

(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La)

Qua xử lý các vụ vi phạm QLBVR trên địa bàn tỉnh Sơn La trong 05 năm từ 2007-2011, đã tịch thu được 2.675,83 m3 gỗ các loại và nhiều loại lâm sản như củi, cây xanh, động vật rừng như (rắn, gấu, trăn, cầy, khỉ…) thu nộp ngân sách nhà nước trên 23,464 tỷ đồng. Xét riêng trong năm 2011 việc sử phạt hành chính về QLBVR đem lại số thu ngân sách là 5,940 tỷ đồng bằng 52,8% tổng số thu ngân sách năm 2007 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La. Các vụ bắt giữ liên quan đến động vật hoang dã bất hợp pháp từ năm 2007-2011 ở Sơn La cho thấy ít nhất có 141 cá thể động vật đã bị thu giữ.

Việc xử lý vi phạm căn cứ theo Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Đến nay, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng được điều chỉnh bởi Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Số thu nộp ngân sách lớn hơn trước do tính chất quy mô các vụ vi phạm lớn và quy định trong Nghị định số 99/2009/NĐ-CP có mức xử phạt VPHC thích ứng với từng mức độ vi phạm.

Bảng 3.5 cho thấy số lượng tang vật tịch thu trên cho ta thấy hoạt động mua bán, vật chuyển động vật hoang dã không theo quy luật, điều này thể hiện các vụ vi phạm qua các năm, nhưng nhìn chung có chiều hướng giảm.

Bảng 3.5. Số lượng tang vật tịch thu

TT Tang vật tịch thu ĐVT Năm2007 2008Năm Năm2009 Năm2010 2011Năm

1 Lâm sản - Gỗ m3 339,657 261,250 804,892 301,691 959,34 - Củi Ste 93.4 24,33 2 Động vật hoang dã 37 33 11 29 - Rắn Con 3 13 - Gấu Con 2 2 2 - Trăn Con 1 1 - Khỉ Con 5 6 2 - Cầy Con 4 2 3 - Kỳ đà Con 2 5 - Rùa Con 10 4 3 - Nhím Con 10 4 3 Tang vật vi phạm 7 11 14 4 - Ô tô Cái 1 - Xe máy Cái 7 3 1 - Xe bò Cái 1 1

- Cưa máy Cái 10 10 2

(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La)

Ngoài những thành tích trên, trong thực tế, xử lý các vụ VPHC cho thấy tồn tại như vẫn còn một lượng không nhỏ số vụ vi phạm chưa bị xử lý hoặc đã có quyết

định xử lý nhưng chưa được thực hiện. Số liệu trong Bảng 4 cho thấy năm nào cũng có những vụ vi phạm chưa được xử lý hoặc xử lý chưa được thực hiện. Tổng số chưa thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm vi phạm luật bảo vệ rừng các loại tính đến 31/12/2011 là 433 vụ với mức tiền phạt 1,269 tỷ đồng.

Việc xử lý vi phạm hành chính trong QLBVR ở tỉnh Sơn là vẫn gặp một số trở ngại như: Chế tài xử lý một số vi phạm còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe; nhiều quy định chưa rõ ràng hoặc còn thiếu; Một số vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm được cơ quan kiểm lâm chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tỷ lệ các vụ vi phạm về bảo vệ và phát triển rừng bị khởi tố, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật rất thấp.

Thời gian gần đây tình trạng chống người thi hành công vụ diễn ra ngày càng gay gắt, gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến việc chấp hành kỷ cương pháp luật, tạo bức xúc trong xã hội Xuất hiện nhiều vụ chống đối có tổ chức (đặt bẫy chông xe, huy động nhiều người…), hành vi trắng trợn và côn đồ, như: đập phá phương tiện, đâm xe vào lực lượng kiểm tra, đe doạ xâm hại tính mạng, sức khoẻ, tài sản. Chống người thi hành công vụ làm gây thương tích cho 06 cán bộ Hạt Kiểm lâm Mường La, Phù Yên, Tà xùa và Quỳnh Nhai.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý VPHC trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w