Khái niệm Kiểm tra trong QLBVR

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý VPHC trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La (Trang 42)

Theo Từ điển Tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học biên soạn, thì kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá nhận xét” [20, 523]; Theo Đại từ điển Tiếng Việt do Trung tâm ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam biên soạn thì kiểm tra là “xem xét thực chất, thực tế” [32, 937]; Theo từ điển Luật học thì kiểm tra là “xem xét

tình hình thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nói chung hay một công tác cụ thể được giao để đánh giá, nhận xét…” [38, 265; Theo từ điển Giải thích thuật ngữ thì kiểm tra (Ph.cotrole) là “Một chức năng quản lý có liên quan mật thiết với các chức năng quản lý khác, đặc biệt là với chức năng kế hoạch hóa; nó cho phép các nhà quản lý biết được các tổ chức mục tiêu có đạt được hay không hoặc đạt được như thế nào, cũng như nguyên nhân tạo nên tình hình đó” [18, 372];

Tổng hợp các quan niệm trên có thể hiểu kiểm tra là xem xét những việc thực tế diễn ra so với những quy tắc đã định và các mệnh lệnh về quản lý đã ban hành. Tuy nhiên, kiểm tra cần được hiểu là một hoạt động của quản lý để xem xét lại mọi quyết định, mọi nghiệp vụ và kết quả thực hiện, Trên thực tế khái niệm kiểm tra thường được sử dụng cho những công việc soát xét mang tính thứ bậc hành chính. Trong quản lý, kiểm tra có một mục tiêu quan trọng là tìm kiếm động cơ thúc đẩy hoạt động hiệu quả hơn, cán bộ làm tốt hơn nhiệm vụ được giao. Kiểm tra trong quản lý còn nhằm mục đích phát hiện các điển hình tiên tiến trong thực hiện nhiệm vụ.

Như vậy, Kiểm tra là những hoạt động thiết yếu, thường xuyên của công tác QLNN, ở đâu có quản lý thì ở đó có kiểm tra. Kiểm tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước cấp trên đối với cơ quan nhà nước cấp dưới nhằm xem xét, đánh giá mọi mặt hoạt động của cấp dưới khi thấy cần thiết hoặc trong trường hợp cần kiểm tra một vấn đề cụ thể nào đó. Kiểm tra không phải là một giai đoạn của quá trình quản lý mà nó là chức năng của quản lý được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý. Chức năng này được thể hiện khác nhau tùy thuộc vào cơ chế quản lý và cấp quản lý, loại hình hoạt động, phong tục tập quán và cả những điều kiện kinh tế xã hội ở từng thời kỳ nhất định.

Kiểm tra trong QLBVR là xem xét đánh giá kết luận về hoạt động của đối tượng về việc tuân thủ các quy định và áp dụng các biện pháp để phòng ngừa và ngăn chặn và xử lý vi phạm. Do vậy, kiểm tra quản lý bảo vệ rừng chính là một công đoạn và là một yếu tố cấu thành của hoạt động Lãnh đạo quản lý Nhà nước của cơ quan Kiểm lâm. Hoạt động quản lý của cơ quan Kiểm lâm bao gồm từ việc

xây dựng các mục tiêu kế hoạch trong giai đoạn nhất định đến việc tổ chức để thực hiện các mục tiêu kế hoạch đó và sau cùng là tiến hành kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn những tác động bất lợi đến tài nguyên rừng, việc thực hiện đó như thế nào để từ đó tác động ngược trở lại từ khâu xác định chủ trương kế hoạch có hợp lý hay không nhằm đảm bảo cho hoạt động của cơ quan Kiểm lâm đạt được hiệu quả cao.

Kiểm tra bảo vệ tài nguyên rừng là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý rừng theo mô hình chức năng. Bên cạnh việc tôn trọng ý thức tự giác bảo vệ môi trường và tài nguyên của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng tổ chức, cơ quan Kiểm lâm thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. Kiểm tra quản lý bảo vệ tài nguyên rừng là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp chủ rừng, cộng đồng, tổ chức nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của họ.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý VPHC trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w