Tăng cường công tác kiểm tra người nộp thuế trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

56 393 1
Tăng cường công tác kiểm tra người nộp thuế trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập nền kinh tế thị trường của Việt Nam với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới. Thuế đã thể hiện được những vai trò quan trọng là nguồn thu chủ yếu và ổn định của nhà nước, là công cụ phân phối thu nhập quốc dân, thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế và là công cụ bảo vệ kinh tế trong nước cạnh tranh với nước ngoài.Hoạt động kiểm tra luôn có tư cách là hoạt động của một cơ quan chuyên ngành với chức năng kiểm tra việc tuân thủ các quy định của Pháp Luật về thuế trong hoạt động kinh tế. Trong đó kiểm tra thuế là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý thuế các cấp nhằm giám sát các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt những quy định của nhà nước trong lĩnh vực thuế, từ đó hạn chế được tình trạng dây dưa, nợ đọng, trốn lậu thuế, góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước.Bản thân tôi, trải qua quá trình thực tế công tác tại cơ quan Chi cục Thuế huyện Na Hang, nhận thức được những tiêu cực và các hành vi gian lận trốn lậu thuế. Với vai trò tích cực, chủ động và hiệu quả của công tác kiểm tra thuế với những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu tích luỹ được một lượng kiến thức chuyên về công tác kiểm tra thuế để viết đề tài: Tăng cường công tác kiểm tra người nộp thuế trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

Đề tài thực tập TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG & ư CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Đề tài: Tăng cường công tác kiểm tra người nộp thuế trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang Giáo viên hướng dẫn : Ths. Phan Thị Hạnh Sinh viên thực hiện: Lưu Thế Hoàng Lớp: Tài chính – Ngân hàng; Khoá: 40 Thái Nguyên Tháng 6/2011 Lưu Thế Hoàng K40 - NH-TC Thái Nguyên 1 Đề tài thực tập LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập nền kinh tế thị trường của Việt Nam với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới. Thuế đã thể hiện được những vai trò quan trọng là nguồn thu chủ yếu và ổn định của nhà nước, là công cụ phân phối thu nhập quốc dân, thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế và là công cụ bảo vệ kinh tế trong nước cạnh tranh với nước ngoài. Hoạt động kiểm tra luôn có tư cách là hoạt động của một cơ quan chuyên ngành với chức năng kiểm tra việc tuân thủ các quy định của Pháp Luật về thuế trong hoạt động kinh tế. Trong đó kiểm tra thuế là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý thuế các cấp nhằm giám sát các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt những quy định của nhà nước trong lĩnh vực thuế, từ đó hạn chế được tình trạng dây dưa, nợ đọng, trốn lậu thuế, góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Bản thân tôi, trải qua quá trình thực tế công tác tại cơ quan Chi cục Thuế huyện Na Hang, nhận thức được những tiêu cực và các hành vi gian lận trốn lậu thuế. Với vai trò tích cực, chủ động và hiệu quả của công tác kiểm tra thuế với những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu tích luỹ được một lượng kiến thức chuyên về công tác kiểm tra thuế để viết đề tài: Tăng cường công tác kiểm tra người nộp thuế trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Kết cấu của đề tài gồm: Chương 1 : CÔNG TÁC KIỂM TRA NGƯỜI NỘP THUẾ Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA NGƯỜI NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA NGƯỜI NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG Lưu Thế Hoàng K40 - NH-TC Thái Nguyên 2 Đề tài thực tập CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC KIỂM TRA NGƯỜI NỘP THUẾ 1.1. Khái niệm và đặc điểm về công tác kiểm tra người nộp thuế: 1.1.1. Khái niệm: Kiểm tra là hoạt động giám sát thực hiện Pháp Luật của đối tượng được kiểm tra, nhưng có sự khác nhau về mức độ, phạm vi, phương pháp tiến hành. Kiểm tra thuế là hoạt động thường xuyên của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình chấp hành Pháp Luật thuế của người nộp thuế. Từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế trong công tác kiểm tra xử lý vi phạm về thuế đúng quy định của Pháp Luật. Hoạt động của kiểm tra thuế đều đúng mục đích và theo quy định của Pháp Luật nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, đấu tranh và xử lý các hành vi vi phạm Pháp Luật thuế. Kiểm tra người nộp thuế là kiểm tra việc tuân thủ các chính sách, Pháp luật thuế của tổ chức, cá nhân trong suốt quá trình từ khi bắt đầu cho đến khi chấm dứt mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó. Qua công tác kiểm tra người nộp thuế nhằm uốn nắn kịp thời các biểu hiện sai phạm của người nộp thuế, đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp cố tình vi phạm Pháp Luật thuế. Thông qua công tác kiểm tra người nộp thuế để góp phần từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đảm bảo đúng Pháp Luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, các tổ chức và mọi công dân. Kiểm tra người nộp thuế là yếu tố khách quan, là cần thiết và là một khâu quan trọng trong công tác quản lý thuế. Vì vậy trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, mọi Lưu Thế Hoàng K40 - NH-TC Thái Nguyên 3 Đề tài thực tập thành phần kinh tế được tham gia sản xuất kinh doanh theo quy định của Pháp Luật tất yếu phải có kiểm tra thuế. 1.1.2. Đặc điểm: * Một là: Kiểm tra người nộp thuế có phạm vi rộng. Đó là mọi tổ chức và cá nhân có tham gia sản xuất kinh doanh dịch vụ theo quy định của Pháp Luật thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật thuế. * Hai là: Kiểm tra người nộp thuế là công tác khó khăn, phức tạp vì nó động chạm trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người nộp thuế. Để che dấu các hành vi trốn thuế nhằm bảo vệ lợi ích vật chất của mình, người nộp thuế thường tìm mọi biện pháp, thậm chí bằng mọi thủ đoạn nhằm cản trở hoặc gây khó khăn cho công tác kiểm tra của cơ quan thuế. * Ba là : Kiểm tra người nộp thuế là công việc đòi hỏi cao về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của người cán bộ thuế làm việc trong lĩnh vực này. Do thời gian để thực hiện mỗi cuộc kiểm tra tối đa không quá 5 ngày (năm ngày) làm việc, vì vậy để xác định đúng đắn nghĩa vụ thuế của đối tượng kiểm tra, đòi hỏi người cán bộ thuế không chỉ nắm chắc các Luật thuế mà còn phải nắm bắt được bản chất các hoạt động kinh tế của đối tượng kiểm tra, tức là người cán bộ kiểm tra còn phải có sự am hiểu sâu rộng về kinh tế, giỏi nghiệp vụ kế toán, sâu sắc trong tư duy logíc Đồng thời người cán bộ kiểm tra thuế cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng " Vừa hồng, vừa chuyên " vì công tác kiểm tra thường xuyên phải làm việc trong môi trường có sự cám dỗ về vật chất. 1.2. Mục đích yêu cầu của công tác kiểm tra người nộp thuế : 1.2.1 Mục đích của công tác kiểm tra thuế: * Một là: Kiểm tra thuế nhằm tăng cường hiệu quả quản lý thuế của cơ quan thuế, nâng cao năng lực của cơ quan thuế trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận, trốn thuế. Lưu Thế Hoàng K40 - NH-TC Thái Nguyên 4 Đề tài thực tập * Hai là: Tôn trọng và phát huy tính tự giác chấp hành và tự chịu trách nhiệm trước Pháp Luật của người nộp thuế trong việc thực hiện đúng quy định của nhà nước về đăng ký thuế, kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế. * Ba là: Qua kiểm tra thuế để phát hiện những bất cập, bất hợp lý về cơ chế, chính sách về thuế. * Bốn là: Thông qua công tác kiểm tra thuế nhằm chống thất thu cho Ngân sách Nhà nước. 1.2.2 Yêu cầu của công tác kiểm tra thuế: * Một là : Kiểm tra thuế phải đảm bảo thu đúng, thu đủ, xử lý vi phạm đúng Pháp Luật. Kết quả kiểm tra phải chính xác, khách quan, trung thực, xử lý đúng người đúng tội, không bao che, không quy chụp cho các đối tượng được kiểm tra. Đây chính là những yêu cầu hàng đầu của kiểm tra thuế vì chỉ khi đảm bảo những yêu cầu này mới đạt được mục đích của công tác kiểm tra thuế, mới làm cho kiểm tra thuế thực sự trở thành cán cân công lý, mới có được sự tin tưởng của quần chúng nhân dân. * Hai là: Kiểm tra thuế phải đảm bảo công khai, dân chủ, kịp thời, tạo điều kiện tốt nhất để quần chúng nhân dân tham gia ý kiến. Đảm bảo công khai, dân chủ là yêu cầu quan trọng của công tác kiểm tra thuế vì thông qua đó phát huy được sức mạnh và vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác giám sát tuân thủ Pháp Luật. Yêu cầu kịp thời được đặt ra trong công tác kiểm tra thuế nhằm khắc phục những yếu kém, bất cập trong quản lý nhà nước, ngăn chặn đúng lúc các hành vi tiêu cực, tránh được những tổn thất nặng nề cho Nhà nước và nhân dân. * Ba là: Kiểm tra thuế phải bảo đảm thực hiện đúng các luật thuế, ngăn ngừa, loại trừ các hành vi trốn, lậu thuế. Đây là yêu cầu thiết yếu của công tác kiểm tra thuế, đạt được yêu cầu này thì công tác kiểm tra thuế mới làm tròn chức năng và nhiệm vụ của mình. Lưu Thế Hoàng K40 - NH-TC Thái Nguyên 5 Đề tài thực tập 1.3. Sự cần thiết kiểm tra người nộp thuế: Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Chi cục Thuế huyện Na Hang thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao đã xác định công tác kiểm tra, xử lý tố tụng về thuế là một khâu quan trọng trong công tác quản lý thuế. Đồng thời là công cụ quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển tăng thu ngân sách, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, đúng phát luật. Nhà nước quản lý nền kinh tế không phải chỉ bằng mệnh lệnh mà Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng hệ thống Pháp Luật và sự tự giác tuân thủ các quy định đó của Nhà nước. Với cơ cấu phát triển kinh tế của Huyện là Nông - Lâm nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ, Chi cục Thuế huyện Na Hang xác định cơ cấu nguồn thu trên địa bàn để xây dựng lực lượng kiểm tra thuế phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu phát sinh trên địa bàn vào Ngân sách Nhà nước đúng quy định. Đồng thời có chính sách nuôi dưỡng nguồn thu đảm bảo bền vững lâu dài. Kiểm tra thuế là hoạt động tổ chức quản lý thu thuế nhằm phát huy nhân tố tích cực, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm quy chế, quy trình của ngành thuế trong việc tổ chức quy trình thu thuế. Nhận thức được vai trò và chức năng quan trọng đó của công tác kiểm tra thuế, vì vậy ngay từ khi thành lập Tổng Cục Thuế đã chú trọng xây dựng hệ thống thanh tra, kiểm tra trong phạm vi cả nước, từ Tổng Cục Thuế - Cục Thuế - Chi cục Thuế đều có các bộ phận thanh tra, kiểm tra chuyên trách. Trong điều kiện nước ta hiện nay khi các thành phần kinh tế được tự chủ trong kinh doanh, tự do hợp tác thì nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời nên việc nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra là cần thiết. Lưu Thế Hoàng K40 - NH-TC Thái Nguyên 6 Đề tài thực tập Kiểm tra thuế là cần thiết, là tất yếu khách quan. Vì thuế là Nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước. Luật thuế là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để quản lý kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của mọi thành phần kinh tế góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước nói chung và địa phương nói riêng, đảm bảo nguồn thu lớn, tập trung ổn định cho ngân sách, củng cố, hoàn thiện chính sách Pháp Luật thuế phù hợp với khu vực và Thế giới. Yêu cầu của Luật thuế là thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách Nhà nước, mà công tác kiểm tra thuế cũng thực hiện theo mục tiêu đó. Với sự phát triển đa dạng của thị trường với các loại hình kinh doanh khác nhau theo quy định của Pháp Luật, nhiều nguồn vốn được đầu tư với các hình thức sở hữu khác nhau. Do vậy công tác quản lý thu thuế cũng rất đa dạng, phức tạp. Việc quản lý và thu thuế không chỉ đơn thuần đối với người nộp thuế có trụ sở đóng trên địa bàn có hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn phải quản lý, kiểm tra các đối tượng kinh doanh vãng lai đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng Điện, đường, trường, trạm. Vấn đề quản lý thu đối với các khu vực kinh tế phải bao quát được đối với từng nguồn thu trong sự vận động của thị trường. Phải tuân thủ đúng các quy định về quy trình quản lý thu thuế, quy trình thanh tra kiểm tra chống thất thu cho ngân sách, đảm bảo thực thi các Luật thuế đúng quy định từng bước đưa Pháp Luật thuế vào cuộc sống. Đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp lợi dụng các chính sách ưu đaĩ của nhà nước để trốn lậu thuế hoặc lách các kẽ hở của Pháp Luật nhằm làm giảm số thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ ngành để xử lý, ngăn chặn các hiện tượng tuỳ tiện, tiêu cực trong quản lý thuế. Đồng thời từng bước thực hiện và hoàn thiện mô hình quản lý thuế theo chức năng. Áp dụng tin học trong quản lý thu thuế. Sự phát triển của nền kinh tế nói chung cùng với chính sách động viên hợp lý và việc hình thành hệ thống tổ chức quản lý thu thuế thống nhất đã đem lại sự biến đổi lớn cả và lượng và chất đối với nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí. Công tác quản lý thu nộp thuế trong thời gian qua còn nhiều bất cập những yêu cầu đổi mới trong tình hình mới. Nhiều người nộp thuế chưa tự giác chấp hành Pháp Lưu Thế Hoàng K40 - NH-TC Thái Nguyên 7 Đề tài thực tập Luật thuế, còn có tình trạng trốn thuế, lậu thuế dưới nhiều hình thức khác nhau. Do vậy hầu hết các đối tượng được kiểm tra đều có vi phạm Pháp Luật thuế như số thuế nợ đọng và ẩn lậu thuế. Hiện tượng này làm cho vai trò của nhà nước trong việc phân phối và thực hiện công bằng xã hội bị hạn chế, gây ra hiện tượng bất công giữa người nghiêm chỉnh chấp hành Pháp Luật thuế với người trốn, lậu thuế giữa những người kinh doanh với nhau. Công tác quản lý thu nộp thuế đặt ra ngày càng cấp bách, cần thiết. Do vậy, tăng cường công tác kiểm tra thuế để chính sách thuế của Nhà nước được thực hiện đúng Pháp Luật, tạo sự bình đẳng về nghĩa vụ giữa các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân kinh doanh cùng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và cùng phát triển trong cơ chế thị trường. Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới nền kinh tế đất nước, Nhà nước đã thực hiện cải cách toàn diện cả về chính sách, bộ máy quản lý thu, hệ thống quản lý thu thuế có nhiều chuyển biến rõ rệt, góp phần thực hiện các mục tiêu tăng thu, tăng trưởng kinh tế Sự phát triển trong công tác quản lý thu nộp thuế ngày càng hoàn thiện, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước trong đó có sự đóng góp của ngành thuế nói chung và Chi cục Thuế Na Hang nói riêng thông qua công tác kiểm tra thuế. Đối với một quốc gia thì sự can thiệp của nhà nước vào mọi lĩnh vực kinh tế xã hội là hết sức quan trọng, nó không những góp phần ổn định sự phát triển bền vững nền kinh tê mà còn tạo sự phát triển toàn diện. Trong khi đó kiểm tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là phương thức đảm bảo pháp chế, tăng cường kế hoạch trong quản lý nhà nước và thực hiện quyền dân chủ của mọi công dân. Như vậy mọi đối tượng thuộc sự quản lý của nhà nước đều phải thanh tra, kiểm tra để tránh hiện tượng xâm tiêu lạm dụng tiền thuế, hạn chế tối đa tình trạng thất thu nợ đọng thuế của nhà nước. Việc cải cách hệ thống chính sách thuế ở nước ta đã mang lại kết quả bước đầu khả quan. Tuy nhiên, thời gian qua nước ta mới tập trung nhiều vào cải cách hệ thống Lưu Thế Hoàng K40 - NH-TC Thái Nguyên 8 Đề tài thực tập chính sách thuế, khâu tổ chức thực hiện tuy có được tiến hành đồng thời nhưng chưa tương xứng nên kết quả của quản lý nhà nước về thuế còn bị hạn chế. Mỗi sắc thuế quản lý thu còn bao hàm nhiều chính sách kinh tế xã hội khác nên thường có những mức độ phức tạp khác nhau. Mặt khác, công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác quản lý thu thuế đã được quan tâm, tuy nhiên vẫn chưa được toàn diện, thông qua việc kiểm tra, rút ra những hạn chế của chính sách thuế, kịp thời bổ sung, hoàn thiện hơn công tác quản lý thuế phù hợp với tình hình thực tế. 1.4. Nội dung của công tác kiểm tra người nộp thuế : 1.4.1. Kiểm tra đăng ký thuế : Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế là quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh. Thông qua việc đăng ký, Nhà nước quản lý được mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở ngay từ khi bắt đầu hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nguồn thu ngân sách. Nội dung kiểm tra đăng ký là xem xét trên từng địa bàn, trong từng loại ngành nghề kinh doanh bao gồm những thành phần kinh tế nào tham gia sản xuất kinh doanh như có bao nhiêu doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản xuất kinh doanh dịch vụ, số lượng đơn vị đã đăng ký và chưa đăng ký thuế. Đối với mỗi cơ sở kinh doanh, khi kiểm tra cần đi sâu xem xét tính pháp lý của đăng ký thuế, kiểm tra tính trung thực của các tài liệu, số liệu kê khai trong đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế về vốn kinh doanh, địa điểm, ngành nghề kinh doanh, thời gian thực tế kinh doanh, hình thức kế toán áp dụng, tài khoản giao dịch nhằm phát hiện và xử lý những gian lận trong kê khai đăng ký thuế. 1.4.2. Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, hoá đơn, chứng từ : Lưu Thế Hoàng K40 - NH-TC Thái Nguyên 9 Đề tài thực tập Theo quy định của Pháp Luật Việt Nam mọi thành phần kinh tế bao gồm: các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh. Các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải chấp hành chế độ kế toán, thống kê theo quy định. Việc thực hiện chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn chứng từ có liên quan mật thiết đến việc tính thuế, nộp thuế và công tác quản lý của Nhà nước. Nội dung kiểm tra bao gồm những vấn đề cơ bản sau : - Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Luật Kế toán của các cơ sở kinh doanh: kiểm tra việc mở sổ sách kế toán, việc quản lý và sử dụng các loại chứng từ, hoá đơn theo chế độ quy định, hình thức hoạch toán kế toán, chế độ ghi chép cập nhật sổ sách kế toán - Kiểm tra việc lập và sử dụng các loại chứng từ, hoá đơn có liên quan đến việc tính thuế. Nội dung của kiểm tra chứng từ, hoá đơn là xác định tính hợp pháp, hợp lý, trung thực của từng loại chứng từ, hoá đơn có liên quan như : Hóa đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho, chứng từ thu, chi, Qua kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hoá đơn bảo đảm chính xác các căn cứ tính thuế, ngăn ngừa kịp thời việc hoạch toán sai để trốn lậu thuế. Do vậy, nội dung kiểm tra này được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. 1.4.3. Kiểm tra việc kê khai, tính thuế và nộp thuế: Việc Nhà nước giao quyền tự khai, tự tính, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước Pháp Luật là nghĩa vụ, trách nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với Nhà nước. Nội dung công tác kiểm tra việc kê khai, tính thuế, nộp thuế bao gồm : Lưu Thế Hoàng K40 - NH-TC Thái Nguyên 10 [...]... nhiệm công tác kiểm tra thuế 2.3.2 Thực trạng công tác kiểm tra thuế Thực hiện chương trình cải cách hệ thống thuế nói chung và công tác Thanh tra kiểm tra giai đoạn 2008 - 2010 nói riêng Chi cục Thuế huyện Na Hang đã chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ thuế trực tiếp làm công tác kiểm tra thuế có chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, có tâm với nghề nghiệp để thực hiện công tác Kiểm tra Người. .. chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế do thủ trưởng cơ quan thuế ban hành Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế phải có những nội dung cơ bản sau đây: - Căn cứ pháp lý để kiểm tra; - Đối tượng kiểm tra (trường hợp đối tượng kiểm tra là người nộp thuế có các đơn vị thành viên thì nội dung Quyết định kiểm tra phải ghi... nộp và thông báo cho người nộp thuế biết để thực hiện nộp số thuế theo ấn định - Ra quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế nếu không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp */ Bước 2: Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế + Các trường hợp kiểm tra tại cơ sở người nộp thuế: - Trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình,... quả kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế - Chậm nhất năm ngày làm việc kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra chính thức với người nộp thuế, trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo người ra quyết định kiểm tra thuế về kết quả kiểm tra và dự thảo các quyết định xử lý vi pham về thuế hoặc kêt luận kiểm tra thuế Trường hợp kết quả kiểm tra dẫn đến phải xử lý truy thu thuế, xử phạt vi phạm hành chính về thuế. .. hợp người nộp thuế không ký biên bản kiểm tra thuế thì chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày công bố công khai biên bản kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo thủ trưởng cơ quan thuế để ra thông báo yêu cầu ngnười nộp thuế ký biên bản kiểm tra Nếu người nộp thuế vẫn không ký biên bản kiểm tra thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố công khai biên bản kiểm tra, thủ trưởng cơ quan Thuế ra Quyết... Quyết định kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra, đối tượng kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời gian tiến hành kiểm tra, thời kỳ cần kiểm tra, phạm vi, hiệu lực và người có trách nhiệm thi hành 1.5.7 Thông báo Quyết định kiểm tra tới đơn vị được kiểm tra: Quyết định kiểm tra do thủ trưởng cơ quan có chức năng kiểm tra ban hành phải được thông báo cho đối tượng được kiểm tra trược khi tiến hành kiểm tra ít nhất... NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG 2.1 Khái quát về Chi cục Thuế huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 2.1.1 Sự hình thành và phát triển: Chi cục Thuế huyện Na Hang được thành lập theo Quyết định số 315TCQĐ/TCCB, ngày 21/8/1990 của Bộ Tài chính, trực thuộc Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, là cơ quan Trung ương đóng tại địa phương, chịu sự lãnh chỉ đạo song trùng của cấp Ủy Chính quyền huyện Na Hang và Cục Thuế tỉnh Tuyên. .. sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý • Đội Kiểm tra thuế: gồm 05 cán bộ Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế Thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công. .. trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp Việc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế Người nộp thuế có quyền... chức bộ máy kiểm tra thuế : Căn cứ văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Tài Chính, Chi cục Thuế huyện Na Hang được thành lập đội kiểm tra biên chế gồm có 5 cán bộ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá đồng đều, có kinh nghiệm trong thực tế Đội kiểm tra của Chi cục Thuế có nhiệm vụ kiểm tra việc nộp thuế và các khoản thu khác của người nộp thuế, kiểm tra việc chấp hành các Luật thuế của người nộp thuế Từ ngày . NGƯỜI NỘP THUẾ Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA NGƯỜI NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA NGƯỜI NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NA HANG,. về công tác kiểm tra thuế để viết đề tài: Tăng cường công tác kiểm tra người nộp thuế trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Kết cấu của đề tài gồm: Chương 1 : CÔNG TÁC KIỂM TRA NGƯỜI. của công tác kiểm tra người nộp thuế : 1.2.1 Mục đích của công tác kiểm tra thuế: * Một là: Kiểm tra thuế nhằm tăng cường hiệu quả quản lý thuế của cơ quan thuế, nâng cao năng lực của cơ quan thuế

Ngày đăng: 03/09/2015, 09:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ư

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan