Sau 25 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho đất nước khởi sắc về mọi mặt: Nền kinh tế duy được duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao với mức bình quân 7,5%năm, cơ chế quản lý kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ngày càng được củng cố và phát huy hiệu quả tích cực, vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao, sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng rất nhiều tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp. Cùng với sự phát triển của đất nước, Ngân sách nhà nước ngày càng lớn mạnh và phát huy vai trò quan trọng trong việc tập trung nguồn tài lực đảm bảo duy trì sự tồn tại, cũng như mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, đồng thời là công cụ thiết yếu giúp Nhà nước quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đáp ứng yêu cầu thiết thực về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm công tác quản lý Ngân sách Nhà nước, mà đặc biệt là Ngân sách cấp xã với xu hướng phân cấp ngày càng nhiều về quản lý kinh tế xã hội đi đôi với phấn cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho chính quyền cấp cơ sở. Điều đó đã được thể hiện bằng những văn bản Luật và những văn bản có tính chất pháp lý như: Luật NSNN số 012002QH11; Nghị định số 602003NĐ CP ngày 0662003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Thông tư số 592003TT BTC ngày 2362003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 602003NĐ CP ngày 0662003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Thông tư số 602003TT – BTC ngày 2362003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn và các văn bản quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành khác.Trong điều kiện hiện nay, công tác quản lý Ngân sách xã vẫn còn những bất cập nhất định cả về cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện cần được nghiên cứu tìm kiếm những giải pháp hoàn thiện để đáp ứng được sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế đất nước cả về chiều rộng lẫn chiều sâu phù hợp với thời đại hội nhập mới.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa
học, độc lập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lưu Văn Sinh
Trang 2MỤC LỤC
TRANG PH BÌAỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ 3
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ 3
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm ngân sách xã 3
1.1.2 Nội dung nguồn thu, nhiệm vụ chi của Ngân sách xã 6
1.1.3 Vai trò của Ngân sách xã 11
1.2 CHU TRÌNH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ 12
1.2.1 Lập dự toán Ngân sách xã 13
1.2.2 Chấp hành dự toán Ngân sách xã 16
1.2.3 Quyết toán Ngân sách xã 22
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH - TP HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 27
2.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NSX TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH 27
2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - XH huyện Mê Linh 27
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý NSX trên địa bàn huyện Mê Linh 30
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH - TP HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 35
2.2.1 Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho NSX trong thời kỳ ổn định 2008 - 2010 35
Trang 32.2.2 Thực trạng công tác lập dự toán thu, chi NSX thuộc huyện 40
2.2.3 Thực trạng chấp hành dự toán thu, chi ngân sách xã 46
2.2.4 Thực trạng công tác quyết toán Ngân sách xã 62
2.2.5 Thực trạng công tác kế toán Ngân sách xã 63
2.2.6 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra Ngân sách xã 65
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NSX TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH - TP HÀ NỘI 66
2.3.1 Ưu điểm 66
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 68
Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH - TP HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 77
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH TRONG THỜI GIAN TỚI 77
3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mê Linh đến 2015 .77
3.1.2 Yêu cầu về công tác quản lý NSX trong thời gian tới 81
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH TRONG THỜI GIAN TỚI 84
KẾT LUẬN 104 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN MÊ LINH
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4Ngân sách địa phươngXây dựng cơ bảnHội đồng nhân dân
Uỷ ban nhân dânGiá trị gia tăngThu nhập doanh nghiệpTiêu thụ đặc biệt
Dự toán
Kế hoạchXuất nhập khẩuThực hiệnƯớc thực hiện
Xã hội chủ nghĩaKho bạc nhà nước
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 - 2010
Bảng 2.2 Tỡnh hỡnh chuyển dịch cơ cấu GTSX trờn địa bànhuyện giai
đoạn 2005 - 2010Bảng 2.3: Trỡnh độ chuyờn mụn cỏc ban tài chớnh xó
Bảng 2.4: Định mức phõn bổ chi thường xuyờn cấp xó thuộc huyện giai
đoạn 2009 - 2010Bảng 2.5: Phân bổ các chỉ tiêu dự toán chi hoạt động sự nghiệp ngân
sách xã giai đoạn 2009 - 2010Bảng 2.6: Dự toỏn thu ngõn sỏch xó Tiền Phong năm 2010
Bảng 2.7: Dự toỏn chi ngõn sỏch xó Tiền Phong năm 2010
Bảng 2.8: Tổng hợp dự toỏn thu ngõn sỏch xó, thị trấn năm 2010
Bảng 2.9: Dự toỏn chi ngõn sỏch xó, thị trấn năm 2010
Bảng 2.10: Cõn đối thu - chi ngõn sỏch xó, thị trấn năm 2010
Bảng 2.11: Tổng hợp thu ngõn sỏch xó thuộc huyện Mờ Linh, giai đoạn 2008 - 2010Bảng 2.12: Bảng tổng hợp chi ngõn sỏch xó giai đoạn 2008 - 2010
Bảng 2.13: Bảng tổng hợp tỡnh hỡnh thực hiện chi ngõn sỏch xó - huyện
Mờ Linh, năm 2010
Trang 6MỞ ĐẦU
Sau 25 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho đất nước khởi sắc về mọimặt: Nền kinh tế duy được duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao với mứcbình quân 7,5%/năm, cơ chế quản lý kinh tế thị trường theo định hướngXHCN ngày càng được củng cố và phát huy hiệu quả tích cực, vị thế của nước
ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao, sức mạnh tổng hợp củaquốc gia đã tăng rất nhiều tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên vớitriển vọng tốt đẹp
Cùng với sự phát triển của đất nước, Ngân sách nhà nước ngày càng lớnmạnh và phát huy vai trò quan trọng trong việc tập trung nguồn tài lực đảm bảoduy trì sự tồn tại, cũng như mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, đồng thời làcông cụ thiết yếu giúp Nhà nước quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Đáp ứng yêu cầu thiết thực về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, từ nhiềunăm nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm công tác quản lý Ngân sáchNhà nước, mà đặc biệt là Ngân sách cấp xã với xu hướng phân cấp ngày càngnhiều về quản lý kinh tế - xã hội đi đôi với phấn cấp nguồn thu, nhiệm vụ chicho chính quyền cấp cơ sở Điều đó đã được thể hiện bằng những văn bảnLuật và những văn bản có tính chất pháp lý như: Luật NSNN số01/2002/QH11; Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06/6/2003 của Chínhphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Thông tư số59/2003/TT - BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiệnNghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Thông tư số 60/2003/TT – BTC ngày23/6/2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạtđộng tài chính khác của xã, phường, thị trấn và các văn bản quy định về chế
độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành khác
Trong điều kiện hiện nay, công tác quản lý Ngân sách xã vẫn còn nhữngbất cập nhất định cả về cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện cần được nghiên
Trang 7cứu tìm kiếm những giải pháp hoàn thiện để đáp ứng được sự phát triển lớnmạnh của nền kinh tế đất nước cả về chiều rộng lẫn chiều sâu phù hợp với thờiđại hội nhập mới.
Qua nghiên cứu và thực tế công tác tại địa phương tôi đã chọn đề tài:
“Giải pháp tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn
huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”.
Mục tiêu của đề tài nhằm góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn chocông tác quản lý ngân sách xã để từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện.Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Mê Linh.Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu ở Phòng Tài chính - Kếhoạch huyện, 16 xã, 02 thị trấn trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố HàNội Đề tài được bắt đầu tiến hành từ ngày 01/01/2011 và kết thúc vào ngày31/03/2011 Do đó, tài liệu phục vụ cho việc đánh giá thực trạng công tácquản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội tập trungchủ yếu từ năm 2008 đến 2010
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về Ngân sách xã và quản lý NSX
Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện
Mê Linh - TP Hà Nội trong thời gian qua Chương 3: Các giải pháp tăng cường công tác quản lý NSX trên địa
bàn huyện Mê Linh - TP Hà Nội trong thời gian tới
Trang 8Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ VÀ QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH XÃ
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm ngân sách xã
1.1.1.1 Khái niệm, quá trình hình thành và phát triển ngân sách xã
a Khái niệm về ngân sách xã:
Ngân sách Nhà nước là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử, baogồm toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thựchiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước
Ngân sách nhà nước được phân định thành ngân sách Trung ương vàngân sách địa phương Ngân sách Trung ương là ngân sách của các bộ, cơquan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương.Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp cóHội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (Tỉnh, huyện, xã)
Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, là quỹ tiền
tệ tập trung phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa một bên là chính quyền xã với một bên là các chủ thể khác thông qua sự vận động của các nguồn tài chính nhằm đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh trật tự và văn hoá, xã hội trên địa bàn theo phân cấp.
Nói một cách cụ thể: NSX là toàn bộ các khoản thu, chi được quy định trong
dự toán hàng năm do HĐND cấp xã quyết định và giao cho UBND cấp xã thựchiện nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã
b Quá trình hình thành và phát triển của ngân sách xã:
Trong lịch sử tồn tại và phát triển, dân tộc ta đã trải qua rất nhiều giaiđoạn khác nhau với những chế độ khác nhau từ phong kiến cho đến XHCN
Trang 9ngày nay Mỗi thời kỳ có hình thức bộ máy Nhà nước khác nhau song đều có
sự phân cấp, phân quyền rõ nét Trong bộ máy đó, xã là cấp chính quyền cơ sở
có lịch sử hình thành cách đây hàng nghìn năm Trải qua các giai đoạn khácnhau xã cũng mang những tên gọi khác nhau gắn với những chức năng nhiệm
cụ nhất định Ví dụ như thời kỳ Khúc Hạo gọi là giáp xã, các triều đại Đinh,
Lê, Trần, Lý gọi là hương xã Cho đến nay chính quyền cấp xã đã trở thànhcấp chính quyền cơ sở giúp vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chínhquyền 4 cấp ở nước ta
Song song với sự ra đời, tồn tại và phát triển của chính quyền cấp xã thì
“quỹ” xã (mà bây giờ gọi là NSX) cũng được hình thành và phát triển như mộttất yếu khách quan để đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước ở
cơ sở Qua mỗi giai đoạn phát triển, NSX đã có những thay đổi về chức năng,nhiệm vụ, về kỷ luật tài chính, chế độ thu chi Ngân sách xã cho phù hợp Chẳnghạn: Về chức năng, nhiệm vụ: ở thời Khúc Hạo có tư giáp trông coi nhân lực vàsánh thuế; ở thời Lê có xã trưởng thông coi việc khoán thu và nộp thuế; ở thờiNguyễn có chức sắc ở 3 miền khác nhau phụ trách cồn tác tài chính
Về chế độ thu, chi NSX trong mỗi thời kỳ cũng có sự khác nhau do sự ápđặt các luật lệ khác nhau của các triều đại Trong thời Lê, chế độ quản lý NSXđược quy định rất chặt chẽ: đối với xã lớn chỉ được phép chi trong phạm vi 50quan, xã nhỏ 20 quan (đơn vị tiền tệ lúc đó), quỹ xã chỉ giữ lại 30 quan để chitiêu, số còn lại phải gửi vào nhà giàu trong xã cất giữ Dưới chế độ XHCN,trong thời kỳ bao cấp công tác quản lý NSX chưa được quan tâm, coi trọng doảnh hưởng của cơ chế tập trung, bao cấp Từ năm 1996 NSX được quản lý
theo Luật NSNN
Trải qua các hình thái kinh tế xã hội khác nhau trong tiến trình lịch sử, vịtrí, vai trò của Ngân sách xã ngày càng được nâng cao Trong những nămkháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ (1946-1954, 1955-1975),NSX đã thực sự trở thành công cụ, phương tiện vật chất có tác dụng to lớntrong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây
Trang 10dựng Tổ quốc Thực hiện khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiếnthắng”, các xã đã gom góp tiền bạc, lương thực để nuôi quân và góp phần hếtsức quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng miền Bắc, giải phóng miềnNam khỏi ách chiếm đóng của đế quốc Mỹ.
Ngày 08/04/1972, “Điều lệ Ngân sách xã” được ban hành, NSX đã đượcquản lý theo luật lệ thống nhất của Nhà nước Lúc này, NSX thực sự trở thànhcông cụ góp phần huy động tài lực, vật lực cho sự nghiệp xây dựng CNXH đãđược bắt đầu trên quy mô toàn quốc, theo kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976-1980) Vị trí, vai trò của Ngân sách xã được khẳng định lại trong thời kỳ khôiphục cơ sở vật chất, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng nông thôn mới với
sự ra đời của Nghị quyết 138/HĐBT ngày 19/11/1983 Ngân sách xã lúc này
đã là một cấp trong hệ thống Ngân sách Nhà nước gồm: NSTW, NS Tỉnh(Thành phố trực thuộc TW), NS Huyện (Quận, Thị xã), Ngân sách xã (Xã,phường, thị trấn)
Đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế trong thời kỳ đổi mới, chuyển từ cơ chếquản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN
có sự quản lý của Nhà nước, trong những năm vừa qua Nhà nước đã ban hànhnhiều văn bản liên quan đến quản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng như:Luật NSNN số 01/2002/QH11; Thông tư số 60/2003/TT- BTC ngày23/06/2003, Quyết định số 94/2005/QĐ - BTC ngày 12/12/2005 của Bộtrưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán ngân sách và tài chínhxã Đây thực sự là một bước phát triển mới trong công tác quản lý NSX,khẳng định rõ NSX là một cấp ngân sách nằm trong hệ thống NSNN, làphương tiện vật chất để chính quyền cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa mình Công tác quản lý Ngân sách xã ngày càng được Đảng, Nhà nước,các cấp, các ngành quan tâm, củng cố và hoàn thiện
1.1.1.2 Đặc điểm của Ngân sách xã
NSX là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, vì vậy nó có đầy đủ
những đặc điểm chung của ngân sách các cấp chính quyền địa phương, cụ thể:
Trang 11+ Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật;
+ NSX được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêuchuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định;
+ Hoạt động thu chi của Ngân sách xã luôn gắn liền với chức năng,
nhiệm vụ của chính quyền xã đã được phân cấp, đồng thời luôn chịu sự kiểmtra, giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước cấp xã - đó là HĐND cấp xã;+ Ngân sách xã là cấp Ngân sách cuối cùng gắn chặt với việc thực hiệnchức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, là nơi trực tiếp giải quyết mốiquan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân Mối quan hệ về lợi ích đó đượcthực hiện thông qua hoạt động thu, chi Ngân sách xã Trên cơ sở đó, chínhquyền cấp xã cũng đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình
Bên cạnh những đặc điểm chung của cấp ngân sách Ngân sách xã cũng
có những đặc điểm riêng: Là cấp ngân sách nhưng không có đơn vị dự toántrực thuộc nào, trực tiếp thực hiện đồng thời duyệt cấp và chi ngân sách
1.1.2 Nội dung nguồn thu, nhiệm vụ chi của Ngân sách xã
1.1.2.1 Nguồn thu của ngân sách xã
Thu NSX được hình thành từ 3 nguồn lớn đó là: Các khoản thu phát sinhtrên địa bàn, NSX hưởng 100% số thu; Các khoản thu phát sinh trên địa bàn,NSX hưởng theo tỷ lệ phần trăm và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
Trong điều kiện triển khai thực thi Luật NSNN đã được Quốc hội khoá XIthông qua tại kỳ họp thứ hai ngày 16/12/2002, cơ cấu nguồn thu cho cấp xã ởcác địa phương khác nhau sẽ do HĐND cấp tỉnh quyết định Việc phân cấpnguồn thu cho NSX phải đảm bảo nguyên tắc:
- Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh củaNhà nước và chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của cấp xã;
- Phù hợp với việc phân định nguồn thu giữa ngân sách trung ương vàngân sách địa phương;
- Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia một số khoản thu giao cho ngân sách xãkhông vượt tỷ lệ phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa
Trang 12phương do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định giao cho từng tỉnh đối vớicác khoản thu đó, riêng đối với 5 loại thuế, lệ phí theo quy định tại điểm bkhoản 1 Điều 34 Luật Ngân sách nhà nước, tỷ lệ phân chia cho ngân sách xã,thị trấn tối thiểu là 70%;
Kết thúc mỗi kỳ ổn định, căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhiệm vụ chicủa ngân sách địa phương, HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thựchiện việc điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngânsách các cấp ở địa phương Khi phân cấp nguồn thu cho xã phải căn cứ vàonhiệm vụ chi đối với cấp xã, khả năng thu từ các nguồn ngân sách nhà nướctrên địa bàn; phân cấp tối đa nguồn thu tại chỗ, đảm bảo các xã chủ động cânđối được các nhiệm vụ chi thường xuyên, các xã có nguồn thu khá có phầndành để đầu tư phát triển, hạn chế việc bổ sung từ ngân sách cấp trên, tăng số
xã tự cân đối được ngân sách, giảm dần số xã phải nhận bổ sung cân đối ngânsách từ cấp trên Các địa phương cũng có thể tham khảo những chỉ dẫn mà BộTài chính đã đưa ra trong Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 vềphân định nguồn thu cho NSX như sau:
*Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%:
Là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tàichính bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư Căn cứ quy mô nguồnthu, chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và nguyên tắc đảm bảo tối đanguồn tại chỗ cho cấp xã, khi phân cấp nguồn thu, HĐND cấp tỉnh xem xétdành cho NSX hưởng 100% các khoản thu dưới đây:
a) Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách xã theo quy định.
b) Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào ngân sách nhànước theo chế độ quy định;
c) Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợicông sản khác do xã quản lý;
d) Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: Các khoảnhuy động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp tự nguyện để
Trang 13đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa vào ngân sách xãquản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác;
đ) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trựctiếp cho ngân sách xã theo chế độ quy định;
e) Thu kết dư ngân sách xã năm trước;
g) Các khoản thu khác của ngân sách xã theo quy định của pháp luật
* Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên:
a) Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước gồm:
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
- Thuế nhà, đất;
- Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình;
- Lệ phí trước bạ nhà, đất
Các khoản thu trên, tỷ lệ ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% Căn
cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, thị trấn, HĐND cấp tỉnh có thể quyết định
tỷ lệ % thu ngân sách xã, thị trấn được hưởng cao hơn, đến tối đa là 100%
b) Ngoài các khoản thu phân chia theo quy định tại điểm a nêu trên, NSXcòn có thể được HĐND cấp tỉnh bổ sung thêm các nguồn thu phân chia khácsau khi các khoản thuế, lệ phí phân chia theo Luật NSNN đã dành 100% cho
xã, thị trấn và các khoản thu NSX được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đốiđược nhiệm vụ chi
*Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã
Trong tổ chức hệ thống NSNN, các cấp ngân sách có quan hệ hữu cơ vớinhau và mỗi cấp phải tự cân đối thu - chi ngân sách Tuy nhiên, trong nhữnghoàn cảnh cụ thể nếu cấp ngân sách (hay một bộ phận của cấp ngân sách) nàokhông tự cân đối được thì ngân sách cấp trên có trách nhiệm cấp bổ sung kinhphí cho cấp ngân sách (hay bộ phận cấp ngân sách) đó để đảm bảo cân đối thu
- chi ngay từ khâu xây dựng dự toán
Trang 14Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, phần lớn ngân sách cấp xã chưa tựcân đối được thu - chi ngân sách nên ngân sách cấp trên phải cấp bổ sung vàhình thành nên nguồn thu thứ 3 cho NSX Cơ chế xác lập số thu bổ sung từngân sách cấp trên được quy định như sau:
- Thu bổ sung để cân đối ngân sách được xác định trên cơ sở chênh lệchgiữa dự toán chi theo các nhiệm vụ được giao và dự toán thu từ các nguồn thuđược phân cấp (các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %)
Số bổ sung cân đối này được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định ngânsách và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm theo Luật NSNN
- Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung để hỗ trợ xã thực hiệnmột số nhiệm vụ cụ thể phát sinh ngoài dự toán giao đầu năm
1.1.2.2 Nhiệm vụ chi của ngân sách xã
Chính quyền nhà nước cấp xã sử dụng ngân sách xã để đảm bảo thực hiệncác chức năng quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tiến tới đạt được các mụctiêu chiến lược về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
Chi ngân sách xã gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên HĐNDcấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi, định mức phân bổ chi thườngxuyên cho ngân sách xã, cụ thể các nhiệm vụ chi như sau:
* Chi đầu tư phát triển: Gồm chi cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới các
công trình thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật của xã như: Đường giao thông,kênh mương tưới tiêu nước, trường học, trạm y tế, hệ thống truyền thanh, nhàvăn hoá xã Các khoản chi đầu tư phát triển thể hiện rõ mục đích tích luỹ,thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSX nên trước khi quyết định đầu
tư, UBND cấp xã cần xác định rõ sự cần thiết phải đầu tư, nguồn vốn đảm bảocho công trình, tránh tình trạng quyết định đầu tư dàn trải khi chưa có nguồnđảm bảo làm tăng nợ XDCB, mất khả năng cân đối ngân sách
* Chi thường xuyên: Bao gồm các khoản chi chủ yếu sau:
a) Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã:
+ Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã
Trang 15+ Phụ cấp đại biểu Hội đồng nhân dân, phụ cấp cấp uỷ
+ Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước
b) Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã
c) Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiếnbinh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam).d) Đóng BHXH, BHYT, KPCĐ cho cán bộ xã và các đối tượng kháctheo chế độ quy định
e) Chi cho công tác an ninh, quốc phòng:
+ Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân
tự vệ và các khoản cho khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngânsách xã Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân
sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp luật.+ Chi công tác an ninh, tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo
vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã
+ Các khoản chi an ninh, quốc phòng khác theo chế độ quy định
g) Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thểthao do xã quản lý
+ Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định(không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc mộtlần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm
xã hội chi); chi thăm hỏi các gia đình chính sách; cứu tế xã hội và công tác xãhội khác
Trang 16+ Chi hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao do xã quản lý.
h) Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, trợ cấp nhà trẻ,lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã,thị trấn quản lý (đối với phường do ngân sách cấp trên chi)
i) Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoảntrang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã
k) Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạtầng do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà vănhóa, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao thông,công trình cấp và thoát nước công cộng
l) Chi sự nghiệp kinh tế: khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư,khuyến lâm, kiến thiết thị chính, SN giao thông theo chế độ quy định
m) Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật
1.1.3 Vai trò của Ngân sách xã
1.1.3.1 Đối với sự phát triển kinh tế
NSX là quỹ tiền tệ tập trung của chính quyền cấp xã, cung cấp nguồnkinh phí cần thiết đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhànước ở cơ sở, giúp chính quyền cấp xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụtheo luật định
NSX là công cụ cần thiết giúp UBND cấp xã thực hiện quản lý hiệu quảcác hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn, điều chỉnh các hoạt động đó điđúng định hướng, là nguồn kinh phí quan trọng giúp UBND cấp xã thực hiệnthắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà các cấp uỷ đảng đã đề ra Thông qua thu NSX, bằng việc đề ra hệ thống luật pháp, hệ thống thuế,công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trênđịa bàn xã được tăng cường, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh theođúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện đồng thời pháthiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động kinh tế phi pháp, kinh doanh hànggiả, hàng kém chất lượng, trốn lậu thuế
Trang 17NSX cung cấp nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội ở địa phương, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời
và phát triển của các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trênđịa bàn xã, đảm bảo cho sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển theo đúngđịnh hướng XHCN, qua đó tạo nguồn thu ổn định với quy mô ngày càng tăngcho ngân sách cấp xã, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn đầu tư cũng như chitiêu thường xuyên ngày càng tăng của chính quyền cơ sở
1.1.3.2 Đối với sự phát triển xã hội
Thông qua các hoạt động thu chi của NSX tạo điều kiện cho kinh tế pháttriển, từ đó nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao dân trí, đẩy lùi các tệ nạn xãhội, giữ vững trật tự, bảo vệ tài sản công cộng, đảm bảo lợi ích hợp pháp củacông dân, thực hiện các chính sách xã hội,…làm cho phúc lợi công cộng củangười dân tăng lên, công bằng xã hội trên địa bàn được đảm bảo
NSX góp phần thực hiện tốt công tác xã hội ở nông thôn thông qua việcchi trợ cấp cho những gia đình khó khăn; thực hiện các chính sách xã hội đốivới các gia đình có công với cách mạng, người già cô đơn, trẻ em mồ côi; hỗtrợ khám chữa bệnh cho người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa Thông quahoạt động chi NSX cho công tác xã hội đã tạo thêm lòng tin của nhân dân vớiĐảng, Nhà nước và chính quyền cấp xã
1.2 CHU TRÌNH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
Cũng như các cấp NS khác, NSX được tổ chức quản lý theo một chu trìnhkhoa học gồm 3 khâu: Lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngânsách xã Nội dung quản lý ngân sách xã được quy định cụ thể tại Luật NSNNnăm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Thông tư số 59/2003/TT -BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số60/2003/NĐ - CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành Luật NSNN; Thông tư số 60/2003/TT - BTC ngày 23/6/2003 của
Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính
Trang 18quan nhà nước có thẩm quyền Nội dung cơ bản về Chu trình quản lý ngânsách xã như sau:
1.2.1 Lập dự toán Ngân sách xã
Đây là khâu đâu tiên trong chu trình quản lý ngân sách xã, nó đặt cơ sởnền tảng cho những khâu tiếp theo Nếu khâu lập dự toán được thực hiệnchính xác, có cơ sở khoa học, hợp thời gian sẽ tạo điều kiện cho công tác điềuhành ngân sách được tốt hơn Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn của UBND cấptrên, UBND cấp xã lập dự toán ngân sách năm sau trình HĐND xã quyết định
1.2.1.1 Yêu cầu của lập dự toán Ngân sách xã
- Dự toán NSX phải phản ánh một cách đầy đủ, chính xác các khoản thu,chi dự kiến có thể phát sinh trong năm kế hoạch theo đúng chế độ, tiêu chuẩn,định mức của nhà nước Điều này có nghĩa khi lập dự toán NSX đòi hỏi ngườilập phải tính toán đầy đủ các khả năng thu NSX, có tính đến khả năng khaithác nguồn thu tiềm năng của xã, đồng thời tính toán phân bổ chi NSX đảmbảo bao quát hết nhiệm vụ chi, tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả
- Dự toán chi đầu tư phát triển phải căn cứ vào các dự án đầu tư có đủđiều kiện và nguồn vốn được đảm bảo, ưu tiên bố trí cho các công trình đangthực hiện dở dang
- Dự toán chi thường xuyên phải được tuân theo các chính sách, chế độ,tiêu chuẩn, định mức của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành
- Lập dự toán NSX phải đảm bảo nguyên tắc cân đối, chi không đượcvượt quá nguồn thu được hưởng theo phân cấp Nghiêm cấm vay dưới mọihình thức, chiếm dụng vốn hoặc để cân đối NSX
- Dự toán phải được lập theo đúng biểu mẫu quy định, đúng thời gian,đúng mục lục NSNN, gửi kịp thời cho các cơ quan chức năng của Nhà nướcxét duyệt, đồng thời phải có thuyết minh làm rõ cơ sở, căn cứ tính toán
1.2.1.2 Căn cứ lập dự toán Ngân sách xã
Dự toán ngân sách xã được lập dựa trên những căn cứ cụ thể, đảm bảoxác lập các chỉ tiêu thu, chi NSX một cách tương đối chính xác, khoa học Cáccăn cứ lập dự toán ngân sách xã bao gồm:
Trang 19- Chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, của huyện;
- Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng,trật tự an toàn xã hội trên địa bàn của xã;
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi Ngân sách do Chính phủ, Thủtướng Chính phủ, Bộ Tài chính quy định Cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm
vụ chi NSX và tỷ lệ phân chia nguồn thu do HĐND cấp tỉnh quy định;
- Số kiểm tra về dự toán NSX do UBND huyện thông báo;
- Tình hình thực hiện dự toán NSX các năm trước, ước thực hiện Ngânsách năm hiện hành
1.2.1.3 Trình tự lập dự toán Ngân sách xã
- Ban tài chính xã phối hợp với cơ quan Thuế, tổ đội Thuế xã (nếu có), tổ
uỷ nhiệm thu, các thôn, đội sản xuất để tính toán các khoản thu ngân sách trênđịa bàn trong phạm vi phân cấp cho xã quản lý theo Nghị quyết HĐND tỉnh
- Các ban ngành, tổ chức của xã (Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hộiphụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh ) căn cứ chức năng nhiệm vụđược giao và chế độ, định mức tiêu chuẩn chi hiện hành, tiến hành lập dự trùkinh phí hoạt động cho các công việc dự kiến năm kế hoạch để cung cấp tưliệu cho Ban Tài chính xã lập dự toán NSX Trường hợp các tổ chức, đoàn thểlập dự trù kinh phí vượt quá định mức, tiêu chuẩn theo số kiểm tra đã thôngbáo thì Ban Tài chính xã có quyền yêu cầu sửa lại cho phù hợp
- Ban Tài chính xã lập dự toán thu, chi và cân đối Ngân sách xã trìnhUBND xã báo cáo thường trực HĐND xã xem xét và gửi UBND huyện,phòng Tài chính - KH cấp huyện để thẩm định Thời gian gửi báo cáo dự toánNSX cho UBND huyện do UBND cấp tỉnh quy định Trên cơ sở đó UBNDhuyện kiểm tra, tổng hợp và ra quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NS chínhthức cho UBND cấp xã Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, phòngTài chính - KH huyện làm việc với UBND xã về cân đối thu, chi NSX thời kỳ
ổn định mới theo khả năng bố trí cân đối chung của ngân sách địa phương.Các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định, phòng Tài chính - KH huyện chỉ tổchức làm việc với UBND xã về dự toán ngân sách khi UBND xã có yêu cầu
Trang 20- Căn cứ Quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NSX do UBND cấp huyệngiao, UBND xã hoàn chỉnh dự toán thu, chi ngân sách xã và phương án phân
bổ ngân sách xã trình HĐND xã quyết định trước ngày 31/12 năm trước
- Dự toán NSX sau khi được HĐND xã quyết định, UBND xã phải báocáo UBND cấp huyện và phòng Tài chính cấp huyện, đồng thời thông báocông khai dự toán thu, chi NSX theo quy định hiện hành
1.2.1.4 Nội dung dự toán Ngân sách xã: Dự toán NSX gồm ba phần:
a Dự toán thu NSX:
Chi tiết các chỉ tiêu dự toán thu ngân sách được lập theo đúng mẫu biểuquy định tại Thông tư số 60/2003/TT - BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính,bao gồm dự toán thu theo nội dung kinh tế và theo mục lục ngân sách Việcxác lập các chỉ tiêu dự toán thu được thực hiện trên cơ sở ước thực hiện nămbáo cáo; số giao dự toán thu của Chi Cục thuế, của UBND huyện; Quyết địnhphân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của UBND cấp tỉnh và các văn bản quyđịnh về chế độ thu ngân sách hiện hành của cấp có thẩm quyền
b Dự toán chi NSX: Dự toán chi ngân sách xã được lập theo đúng mẫu
biểu quy định tại Thông tư số 60/2003/TT - BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tàichính, bao gồm dự toán chi theo nội dung kinh tế và theo mục lục ngân sách
Có thể phân chia các nhu cầu chi tại xã theo các nhóm mục chi như sau:
+ Nhóm chi cho con người: Gồm chi lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, cáckhoản phụ cấp cho cán bộ theo quy định hiện hành
+ Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn và quản lý hành chính: Gồm nhữngkhoản chi nhằm trang trải các chi phí liên quan đến hàng hoá, dịch vụ đã mua
để phục vụ cho hoạt động của cơ quan, chính quyền, các tổ chức đoàn thể xãhội như: Chi mua báo chí, văn phòng phẩm, tài liệu, chè nước, điện thoại, điệnthắp sáng và các khoán chi hoạt động khác Các khoản thuộc nhóm nàythường được tính toán theo một hệ số nhất định so với số chi cho con người ởcác hoạt động tương ứng
Trang 21+ Nhóm chi sửa chữa TSCĐ: Bao gồm cả sửa chữa thường xuyên và sửachữa lớn Việc xác định nhu cầu dự kiến chi cho nhóm chi này phải căn cứvào hiện trạng tài sản cố định ở xã, khả năng cân đối nguồn thu của NSX.+ Nhóm chi đầu tư phát triển: Việc xác định nhu cầu chi ngân sách xã dựkiến kỳ kế hoạch cho nhóm chi này dựa vào các dự án đầu tư đã được duyệt vàkhả năng nguồn vốn ngân sách xã có thể huy động cho đầu tư phát triển, trongkhi phân bổ cần ưu tiên trả nợ cho những công trình XDCB đã hoàn thànhnăm trước mà chưa được thanh toán hết nợ.
+ Chi dự phòng: Theo Luật NSNN, NSX phải thực hiện trích dự phòng từ2% đến 5% tổng chi ngân sách theo dự toán hàng năm nhằm đảm bảo trangtrải các nhu cầu chi đột xuất, bất khả kháng như: Khắc phục hậu quả thiên tai,
lũ lụt, dịch hoạ
c Cân đối ngân sách xã:
Cân đối NSX phải đảm bảo tổng thu NSX cân bằng với tổng chi NSX,đồng thời đưa ra cơ cấu thu, chi ngân sách xã một cách hợp lý, đảm bảo chochính quyền cấp xã thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của mình
Sau khi hoàn thành việc lập các biểu mẫu dự toán thu, chi ngân sách xã,Ban Tài chính xã phải tiến hành lập biểu cân đối tổng hợp dự toán NSX nhằmtổng hợp toán bộ dự toán thu, chi ngân sách được dự kiến cho năm Kế hoạch
và phải đảm bảo cân đối bước đầu: Tổng thu = Tổng chi
1.2.2 Chấp hành dự toán Ngân sách xã
Sau khi dự toán NSX được phê duyệt và năm ngân sách bắt đầu (Tínhtheo năm dương lịch) thì việc thực hiện dự toán NSX được tiến hành Chấphành dự toán ngân sách xã là khâu tiếp theo khâu lập dự toán của chu trìnhngân sách Đó là quá trình tìm kiếm và thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhấtnhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu của kế hoạch ngân sách xã đã đặt ra Khâuchấp hành ngân sách xã có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác quản lý
và điều hành ngân sách, là khâu cốt yếu, trọng tâm, có ý nghĩa quyết định đốivới một chu trình ngân sách
Trang 22Theo Luật NSNN, mọi khoản thu, chi của ngân sách xã đều phải thực hiệnthông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN), các xã đều phải tiến hành mởtài khoản Ngân sách để giao dịch tại KBNN huyện Chủ tài khoản là Chủ tịchUBND xã (Hoặc người được uỷ quyền), kế toán là kế toán Ngân sách xã, cácchức danh Chủ tài khoản và Kế toán phải đăng ký chữ ký và mẫu dấu tại KBNN.Căn cứ vào dự toán và phương án phân bổ dự toán thu, chi NSX cả năm
đã được HĐND xã quyết định, UBND xã thực hiện phân bổ chi tiết dự toánchi NSX theo mục lục NSNN gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm căn
cứ thanh toán và kiểm soát chi
Xã có quỹ tiền mặt tại xã để thanh toán các khoản chi có giá trị nhỏ.Riêng những xã ở xa KBNN, điều kiện đi lại khó khăn, chưa thể thực hiệnviệc nộp trực tiếp các khoản thu của ngân sách xã vào KBNN thì định mức tồnquỹ tiền mặt được quy định ở mức phù hợp
- Trường hợp đối tượng phải nộp ngân sách không có điều kiện nộp tiềntrực tiếp vào NSNN tại KBNN theo quy định thì: Đối với các khoản thu thuộcnhiệm vụ thu của cơ quan thuế, cơ quan thuế thu, sau đó lập giấy nộp tiền vànộp tiền vào KBNN Trường hợp cơ quan thuế uỷ quyền cho Bộ phận kế toán
xã thu cũng thực hiện theo quy trình trên và được hưởng phí uỷ nhiệm thutheo quy định Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của Ban tài chính xã,Ban tài chính xã thu sau đó lập giấy nộp tiền và nộp tiền vào KBNN hoặc nộpvào quỹ của ngân sách xã để chi theo chế độ quy định (đối với các xã miền núivùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện giao dịch thường xuyên với KBNN)
Trang 23- Đối với nguồn thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản: Đây lànguồn thu thường xuyên của ngân sách xã Trong quá trình tổ chức thu,UBND cấp xã không được đấu thầu thu khoán một lần cho nhiều năm làmảnh hưởng đến việc cân đối ngân sách xã của các năm sau Trường hợp thậtcần thiết phải thu một lần cho một số năm, thì chỉ được thu trong nhiệm kỳcủa Hội đồng nhân dân, không được thu trước thời gian của nhiệm kỳ Hộiđồng nhân dân khoá sau.
- Khi thu phải giao biên lai cho đối tượng nộp, nghiêm cấm thu không cóbiên lai, để ngoài sổ sách Cơ quan thuế và Phòng tài chính huyện có nhiệm vụcung cấp biên lai đầy đủ, kịp thời cho Ban Tài chính xã để thực hiện thu nộpNSNN Định kỳ, Ban tài chính xã báo cáo việc sử dụng và quyết toán biên lai
đã được cấp với cơ quan cung cấp biên lai
- Trường hợp cơ quan thẩm quyền quyết định phải hoàn trả khoản thungân sách xã, KBNN xác nhận rõ số tiền đó thu vào ngân sách xã của các đốitượng nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào KBNN Đối với đối tượng nộp qua
cơ quan thu, cơ quan thu xác nhận để Bộ phận kế toán xã làm căn cứ hoàn trả
* Việc luân chuyển từ chứng từ thu ngân sách:
- Đối với các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%, KBNN chuyển
1 liên chứng từ thu cho Ban Tài chính xã
- Đối với các khoản thu phân chia với ngân sách cấp trên, KBNN lậpbảng kê các khoản thu ngân sách có phân chia cho xã gửi Ban Tài chính xã
- Đối với thu bổ sung từ ngân sách huyện cho ngân sách xã (Bao gồm thu
bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu): UBND cấp xã căn cứ số giao thu bổsung từ ngân sách cấp trên tại Quyết định giao dự toán đầu năm và Quyết địnhgiao dự toán bổ sung trong năm của UBND huyện chủ động lập giấy rút dựtoán bổ sung ngân sách cấp huyện về ngân sách xã gửi Kho Bạc NN huyện.Kho Bạc NN huyện căn cứ giấy rút dự toán bổ sung ngân sách cấp trên dongân sách cấp xã lập, đối chiếu với số bổ sung do UBND huyện thông báo tạicác quyết định bổ sung dự toán cho ngân sách cấp xã thực hiện ghi thu bổ
Trang 24sung từ ngân sách cấp trên (thu bổ sung cân đối hoặc bổ sung có mục tiêu) chongân sách cấp xã và ghi chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới đối với ngân sáchcấp huyện (Chi bổ sung cân đối hoặc bổ sung có mục tiêu) Việc rút dự toán
bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách xã do Ban Tài chính xã chủ động kếhoạch thực hiện Đối với khoản thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên, BanTài chính xã có thể rút bổ sung dự toán theo tháng hoặc theo quý, số rút dựtoán phải đảm bảo phải đồng đều giữa các tháng, hoặc các quý (nếu thực hiệnrút theo quý), tổng số rút bổ sung ngân sách cấp trên trong năm không đượcvượt quá số bổ sung do UBND huyện thông báo
1.2.2.2 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách
- Các tổ chức, đơn vị được giao nguồn kinh phí thuộc NSX có tráchnhiệm: Chi đúng dự toán giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, chính sách, định mứcquy định, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm, có hiệu quả Thực hiệnlập dự toán sử dụng kinh phí hàng quý (có thể chia theo tháng) gửi Ban tàichính xã Khi có nhu cầu chi, làm thủ tục đề nghị Ban Tài chính xã rút tiền tạiKho bạc hoặc quỹ tiền mặt tại xã để thanh toán Chấp hành đúng quy định củapháp luật về kế toán, thống kê, quyết toán kinh phí với Ban Tài chính xã vàthực hiện công khai kết quả thu, chi tài chính của tổ chức, đơn vị mình
- Ban Tài chính xã có trách nhiệm: Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phícủa các tổ chức, đơn vị Bố trí nguồn theo dự toán hàng năm và dự toán quý
để đáp ứng nhu cầu chi, trường hợp nhu cầu chi lớn hơn thu trong quý cần chủđộng đề nghị Kho Bạc NN cho phép rút bổ sung dự toán từ ngân sách cấp trêncao hơn quý trước, hoặc tạm thời sắp xếp lại nhu cầu chi phù hợp với nguồnthu theo nguyên tắc đảm bảo chi lương, các khoản có tính chất lương, phụ cấp,chế độ cho các cán bộ, công chức đầy đủ, kịp thời Kiểm tra, giám sát việcthực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các tổ chức, cá nhân, đơn vị trựcthuộc, phát hiện và báo cáo, đề xuất phương án xử lý kịp thời với Chủ tịchUBND xã về những hành vi vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiệnhành của cấp có thẩm quyền ban hành
Trang 25- Chủ tịch UBND xã: Là người trực tiếp quyết định và duyệt các khoảnchi tại xã Việc quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mứcquy định Các khoản chi phải được ghi trong dự toán được giao, đối với việcđiều hành từ nguồn bổ sung có mục tiêu trong năm của NS cấp trên, điều hànhchi từ nguồn chưa giao chi tiết (Chi khác, mua sắm tài sản, nguồn tăng thu,nguồn dự phòng ngân sách ) phải báo cáo xin ý kiến và được sự đồng ý củaThường trực HĐND xã, sau đó có quyết định phân bổ chi tiết.
- Căn cứ vào dự toán chi cả năm, dự toán chi theo quý (có chia tháng vàtiến độ công việc), Ban Tài chính xã làm thủ tục chi trình Chủ tịch UBND xãhoặc người được uỷ quyền ký duyệt gửi Kho bạc NN nơi giao dịch và kèmtheo tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật Việc thanh toán các khoảnchi của NSX được thực hiện bằng giấy rút dự toán, trên giấy rút dự toán phảighi cụ thể, đầy đủ mã chương, mã ngành kinh tế và mã nội dung kinh tế (theomục lục NSNN hiện hành) Việc cấp phát kinh phí được thực hiện dưới 2 hìnhthức: bằng tiền mặt (trả sinh hoạt phí, phụ cấp mua hàng hoá giá trị nhỏ); bằngchuyển khoản do KBNN thực hiện (thanh toán các khoản mua tài sản, vật tư,dịch vụ cho đơn vị cung cấp)
- Đối với các khoản chi từ các nguồn thu được giữ lại tại xã, Ban Tàichính xã phối hợp với Kho bạc NN định kỳ làm thủ tục hạch toán ghi thu, ghichi vào ngân sách Khi làm thủ tục hạch toán thu, chi phải kèm theo bảng kêchứng từ thu, chi theo chế độ quy định
- Đối với các khoản chi thường xuyên: UBND xã phải ưu tiên chi trả đầy
đủ, kịp thời tiền lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ, công chức xã Cáckhoản chi thường xuyên khác phải căn cứ vào dự toán năm, khối lượng thựchiện công việc, khả năng thu của ngân sách xã tại thời điểm chi để điều hànhchi cho phù hợp
- Đối với chi đầu tư XDCB được thực hiện theo phân cấp quản lý củaUBND tỉnh, cơ chế quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước Việc cấp phát,thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSX thực hiện theođúng quy định của Bộ Tài chính và hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền
Trang 261.2.2.3 Cân đối thu - chi ngân sách xã
Muốn thiết lập lại cân đối thu, chi NSX trong quá trình chấp hành,UBND cấp xã cần phải quan tâm và xử lý tốt vấn đề sau:
- Thứ nhất, phải luôn quán triệt quan điểm “Lường thu mà chi” trong quátrình tổ chức chấp hành NSX Điều này có nghĩa NSX được cân đối theonguyên tắc “Tổng số chi không được vượt quá tổng số thu” Biểu hiện cụ thểcủa việc quán triệt quan điểm này trong quá trình chấp hành ngân sách phảitích cực quản lý và khai thác mọi nguồn thu tại chỗ, đồng thời thực hiện điềuhành chi hợp lý trên cơ sở số thu đã tập trung được vào ngân sách
- Thứ hai, xử lý tốt các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tăng, giảm thu,chi NSX Số tăng thu hoặc tiết kiệm chi so với dự toán được duyệt được dùng
để tăng mức trả nợ (nợ vay NS cấp trên hoặc nợ vay khác) hoặc tăng chi đầu
tư XDCB, chi cho các nhiệm vụ cấp thiết khác Nếu giảm thu so với dự toánđược duyệt thì phải sắp xếp lại để giảm một số khoản chi tương ứng
Thứ ba, sử dụng số dự phòng của NS xã: Theo Luật NSNN, mỗi cấp NSkhi lập dự toán chi đều phải bố trí khoản chi dự phòng bằng 2% đến 5% trêntổng dự toán chi NS mỗi cấp cả năm kế hoạch để chi phòng, chống dịch bệnh,khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, dịch hoạ và các nhu cầu cấp thiết khác phátsinh trong năm Thẩm quyền sử dụng dự phòng NS xã do Chủ tịch UBND xãquyết định, khi sử dụng nguồn dự phòng NSX, UBND xã phải báo cáo cụ thểvới Thường trực HĐND xã, đổng thời tuân thủ các điều kiện về chi và quytrình cấp phát giống như các khoản chi NS khác
- Thứ tư, xử lý thiếu hụt tạm thời: Khi sảy ra thiếu hụt tạm thời do nguồnthu trong kế hoạch tập trung chậm hoặc có nhiều nhu cầu chi phát sinh trongcùng thời điểm dẫn đến mất cân đối tạm thời về ngân sách thì cấp xã được vayquỹ dự trữ tài chính của tỉnh, nếu vay từ quỹ dự trữ tài chính tỉnh ở tháng này,hoặc quý này thì tháng sau hoặc quý sau phải tìm cách hoàn trả, chậm nhấtphải hoàn trả vào trước ngày 31 tháng 12 của năm ngân sách đó Nếu hết thờihạn vay như đã cam kết mà cấp xã vẫn chưa hoàn trả thì UBND tỉnh có quyền
Trang 27yêu cầu KBNN tỉnh chỉ đạo KBNN huyện trích tiền từ tài khoản của NSX đểtrả nợ cho tỉnh UBND cấp xã không được xử lý thiếu hụt NS bằng cách đivay của các tổ chức, cá nhân bên ngoài theo lãi suất thoả thuận.
1.2.2.4 Điều chỉnh dự toán NSX trong quá trình chấp hành NS
Khi tổ chức chấp hành ngân sách xã, trong một số trường hợp kế hoạch
NS đã được duyệt phải điều chỉnh một phần hoặc điều chỉnh toàn bộ Điềuchỉnh kế hoạch NS từng phần là tiến hành điều chỉnh các chỉ tiêu thu, chitrong kế hoạch NS đã được duyệt nhưng mang tính chất cục bộ, bộ phận, vềcăn bản không làm ảnh hưởng đến kế hoạch NS năm
Dự toán NSX có thể được điều chỉnh từng phần trong các trường hợp:Tình hình kinh tế - xã hội có những biến động (thiên tai, hạn hán ) nhưngkhông lớn chỉ ảnh hưởng cục bộ đến từng bộ phận hoạt động thu, chi NSXhoặc do Nhà nước thay đổi về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý điều hànhNSNN làm ảnh hưởng đến từng phần hoạt động thu, chi NS xã
Phương án điều chỉnh dự toán thu, chi NSX do UBND xã lập trìnhHĐND xã xem xét, quyết định theo Luật NSNN Khi thực hiện điều chỉnh dựtoán NSX phải theo hướng cụ thể sau:
- Nếu thu không đạt dự toán thì được phép giảm chi một số khoản tương ứng
- Trường hợp chi đột xuất ngoài dự toán nhưng không thể trì hoãn được
mà dự phòng NS không đủ để đáp ứng thì được phép sắp xếp lại các khoản chitrong dự toán được giao để có nguồn đáp ứng nhu cầu chi đột xuất đó
Điều chỉnh toàn bộ dự toán NSX chỉ sảy ra khi có những biến động lớnlàm đảo lộn toàn bộ dự toán NS xã đã được phê duyệt như chiến tranh, cácthiên tai nghiêm trọng sảy ra Việc điều chỉnh toàn bộ dự toán NSX doUBND xã thực hiện xây dựng phương án điều chỉnh dự toán NS mới trìnhHĐND xã xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền
1.2.3 Quyết toán Ngân sách xã
1.2.3.1 Công tác tổ chức hạch toán, kế toán NS xã
UBND cấp xã phải thực hiện tổ chức công tác hạch toán kế toán ngânsách xã theo đúng chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã ban hành tại Quyết
Trang 28định số 94/2005/QĐ - BTC ngày 12/12/2005 của Bộ Tài chính; Tổ chức bộmáy kế toán để thực hiện công tác hạch toán kế toán đầy đủ các nghiệp vụ thu,chi ngân sách xã phát sinh trong niên độ ngân sách
Kế toán ngân sách và tài chính xã có nhiệm vụ:
- Thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi ngân sách, cácquỹ công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân, các hoạt động sựnghiệp, tình hình quản lý và sử dụng tài sản do xã quản lý và các hoạt động tàichính khác của xã;
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chiNSX, các quy định về tiêu chuẩn, định mức; tình hình quản lý, sử dụng cácquỹ công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân; tình hình sử dụngkinh phí của các bộ phận trực thuộc và các hoạt động tài chính khác của xã;
- Phân tích tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách; quản lý và sửdụng tài sản của xã; sử dụng các quỹ công chuyên dùng; cung cấp thông tin sốliệu, tài liệu kế toán Tham mưu, đề xuất với UBND, HĐND xã các giải phápnhằm thực hiện tốt dự toán thu, chi ngân sách xã được HĐND xã phê duyệt
- Thực hiện việc ghi chép, hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh liênquan đến thu, chi NSX, phản ánh đầy đủ vào hệ thống chứng từ, sổ sách, báocáo kế toán theo quy định Việc hạch toán kế toán và quyết toán ngân sách phảithực hiện theo đúng mục lục NSNN và chế độ kế toán NSX hiện hành
- Giúp Chủ tịch UBND xã trong việc lập báo cáo tài chính và báo cáoquyết toán ngân sách trình HĐND xã phê duyệt, phục vụ công khai tài chínhtrước nhân dân theo qui định của pháp luật và gửi Phòng Tài chính Quận,Huyện, Thị xã (gọi chung là Huyện) để tổng hợp vào ngân sách nhà nước
- Lập báo cáo kế toán, quyết toán theo đúng các biểu mẫu và thực hiệnbáo cáo định kỳ hàng tháng, quý theo quy định
Kho bạc Nhà nước huyện nơi giao dịch thực hiện công tác kế toán thu chiquỹ NSX theo quy định Định kỳ hàng tháng, quý báo cáo tình hình thực hiện thu,chi NSX, tồn quỹ NSX gửi UBND xã, và có thể báo cáo đột xuất khi có yêu cầu
Trang 291.2.3.2 Công tác khoá sổ và quyết toán Ngân sách xã hàng năm
Để thực hiện việc khoá sổ kế toán và quyết toán Ngân sách hàng năm,Ban Tài chính xã cần thực hiện một số việc sau:
- Ngay trong tháng 12 của niên độ NS phải rà soát tất cả các khoản thu,chi theo dự toán, có biện pháp đôn đốc thu nộp đầy đủ các khoản phải thu vàoNgân sách và giải quyết kịp thời các nhu cầu chi theo dự toán Trường hợp cókhả năng hụt Ngân sách phải có phương án chủ động sắp xếp lại các khoản chi
để đảm bảo cân đối NSX
- Phối hợp với KBNN huyện nơi giao dịch để đối chiếu tất cả các khoảnthu, chi NSX trong năm, bảo đảm hạch toán đấy đủ, chính xác các khoản thu,chi theo mục lục NSNN, kiểm tra lại số thu được phân chia giữa các cấp Ngânsách theo tỷ lệ quy định Đối với những khoản tạm thu, tạm giữ, tạm vay (nếucó) phải xem xét xử lý hoặc hoàn trả, trường hợp chưa xử lý được thì phải làmthủ tục chuyển năm sau
- Các khoản thu, chi phát sinh vào thời điểm cuối năm được xử lý theonguyên tắc: Đối với thu NSX: Các khoản tạm thu nộp ngân sách phải đượcnộp vào KBNN chậm nhất trước cuối giờ làm việc ngày 31/12, nếu nộp sauthời hạn trên sẽ chuyển vào hạch toán thu niên độ ngân sách năm sau Đối vớichi NSX: Nhiệm vụ chi được bố trí trong dự toán ngân sách năm nào chỉ đượcchi trong niên độ ngân sách năm đó, các khoản chi đã bố trí trong dự toán đếnhết ngày 31/12 chưa thực hiện sẽ bị huỷ bỏ Trường hợp cần thiết phải chinhưng chưa chi được, phải được UBND xã quyết định cho chi tiếp, và đượcquyết toán theo quy định
1.2.3.3 Lập báo cáo quyết toán Ngân sách xã hàng năm
- Ban Tài chính xã có trách nhiệm giúp UBND xã lập báo cáo quyếttoán thu, chi NSX hàng năm theo đúng biểu mẫu, đúng mục lục NSNN ápdụng đối với cấp xã và chế độ kế toán ngân sách xã trình UBND xã xem xét
- UBND xã là cơ quan chấp hành của HĐND xã chỉ thị cho Ban Tài chính
xã tổng hợp, lập các báo cáo tài chính năm theo quy định; ký duyệt và đóng dấu
Trang 30vào các báo cáo với trách nhiệm là chủ tài khoản NSX; chịu trách nhiệm báocáo và giải trình quyết toán trước HĐND xã và UBND cấp trên; chịu tráchnhiệm giải quyết các khiếu nại và kiến nghị của nhân dân, thực hiện quy chếcông khai dân chủ về quyết toán NSX.
- HĐND xã là cơ quan quyền lực Nhà nước ở xã có trách nhiệm chỉ đạogiám sát hoạt động của UBND xã, thẩm tra báo cáo quyết toán thu, chi ngânsách xã do UBND xã lập và ra nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách xã
- Quyết toán chi NSX không được lớn hơn quyết toán thu NSX Số chênhlệch lớn hơn giữa số thu và chi NSX là Kết dư NSX Toàn bộ kết dư nămtrước (nếu có) sẽ được chuyển vào thu Ngân sách năm sau
Sau khi HĐND xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán quyết toán được lậpthành 05 bản để gửi cho HĐND xã, UBND xã, Phòng tài chính huyện, Khobạc Nhà nước huyện nơi giao dịch, lưu Ban tài chính xã và thông báo côngkhai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết Thời gian gửi báo cáo quyếttoán năm cho phòng Tài chính huyện do UBND tỉnh quy định
- Phòng Tài chính huyện là đơn vị được giao trách nhiệm thẩm định báocáo quyết toán thu, chi NSX, trường hợp thẩm tra có sai sót phải báo cáoUBND huyện yêu cầu HĐND xã thực hiện điều chỉnh
* Thời hạn chỉnh lý quyết toán Ngân sách xã
Theo quy định của Luật NSNN năm 2002, thời gian chỉnh lý quyết toánNSX được thực hiện đến hết ngày 31/01 năm sau
Tóm lại:
Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, là quỹ tiền tệtập trung phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa một bên là chính quyền xã vớimột bên là các chủ thể khác thông qua sự vận động của các nguồn tài chínhnhằm đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã trên mọilĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh trật tự và văn hoá, xã hội trên địa bàn theophân cấp
Trang 31Nội dung chương 1 đã nêu rõ được hai vấn đề chính, đó là lý luận chung
về ngân sách xã và quản lý ngân sách xã
Lý luận chung về ngân sách xã bao gồm: Khái niệm; đặc điểm; quá trìnhhình thành và phát triển ngân sách xã; nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã
và vai trò của ngân sách xã
Lý luận chung về quản lý NSX: Nêu rõ chu trình quản lý NSX và yêu cầuquản lý NSX hiện tại, tập trung ở 3 khâu: Lập dự toán thu, chi NSX; chấphành dự toán NSX và quyết toán NSX theo đúng quy định của Luật NSNNnăm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Thông tư số 59/2003/TT -BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số60/2003/NĐ - CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ; Thông tư số 60/2003/TT -BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã vàcác hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn và các văn bản hướngdẫn hiện hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Nắm rõ lý luận chung về NSX và quản lý NSX giúp ta có tư duy và cáchnhìn khách quan trong việc đánh giá thực trạng về công tác quản lý ngân sách
xã trên địa bàn huyện Mê Linh, qua đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằmtăng cường công tác quản lý NSX trên địa bàn trong thời gian tới
Trang 32
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH - TP HÀ NỘI
TRONG GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
2.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CƠ CẤU
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NSX TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH 2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - XH huyện Mê Linh
Mê Linh là huyện nằm ở phía Bắc thành phố Hà Nội, với diện tích tựnhiên 14.164 ha, gồm 18 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có hai thị trấn
là Quang Minh và Chi Đông Trung tâm hành chính của huyện được đặt tại xãĐại Thịnh Địa giới hành chính của huyện phía Bắc giáp thị xã Phúc Yên và
huyện Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam giáp sông Hồng, ngăn cáchvới huyện Đan Phượng và huyện Đông Anh; phía Tây giáp huyện Yên Lạc,
tỉnh Vĩnh Phúc; phía Đông giáp huyện Sóc Sơn
Là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với địa hình tựnhiên được chia thành 3 tiểu vùng: tiểu vùng đồng bằng, tiểu vùng ven đê
sông Hồng và tiểu vùng trũng Địa hình đồng bằng bồi tụ phù sa sông tươngđối bằng phẳng, Phía Đông Bắc huyện có xen núi thấp: Ba Tượng 334m, CoiVây 319m Sông Cà Lồ ở ranh giới phía Bắc huyện, sông Hồng ở ranh giớiphía Nam huyện Quốc lộ 23 chạy chéo qua huyện, đường tỉnh 312, 308,đường xe lửa Hà Nội - Lào Cai đi chéo về phía Đông Bắc huyện
Tổng dân số toàn huyện đến cuối năm 2010 là 196.459 người, tốc độ tăngdân số bình quân của Huyện đạt 1,81%/năm Trong khi tốc độ tăng dân số tựnhiên có xu hướng giảm dần (khoảng 1,4%), thì tốc độ tăng dân số cơ học cónhiều dấu hiệu tăng Về cơ cấu dân số, dân số thuộc khu vực nông nghiệp là140.650 người (chiếm 71,59%), dân số phi nông nghiệp là 55.809 người(chiếm 28,41%)
Trang 33Về cơ cấu lao động: Lao động nông nghiệp có xu hướng giảm, lao độngtrong các ngành phi Nông nghiệp có xu hướng tăng lên Điều đó chứng tỏhuyện đang có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu các ngành kinh tế Lao độngtrong các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chế biến và nhất là đốivới ngành thương mại dịch vụ tăng lên đáng kể
* Tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong những năm qua của huyện Mê Linh cụ thể như sau:
Giai đoạn 2006 - 2010, kinh tế của huyện đạt tốc độ tăng trưởng khá cao
và ổn định với mức bình quân 20,79%/năm, gấp 1,6 lần tốc độ tăng chung củatoàn thành phố Năm 2010, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt trên 10.700
tỷ đồng, bình quân đầu người trên 55 triệu đồng/năm Nhiều chỉ tiêu kinh tế
-xã hội đạt được mức cao, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên Thungân sách hàng năm luôn vượt kế hoạch Đóng góp lớn nhất cho tăng trưởngkinh tế của huyện giai đoạn 2006 - 2010 là ngành công nghiệp & xây dựngvới tốc độ tăng trưởng bình quân đạt đến 25,11%/năm; tiếp đó là đóng gópcủa ngành dịch vụ tăng 15,06%/năm và ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng1,69%/năm
BẢNG 2.1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Phòng Thống kê Mê Linh, 2010
Cơ cấu kinh tế của Huyện trong 5 năm qua về cơ bản đã chuyển dịch theohướng tích cực: Giảm mạnh tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản, tăng nhanh tỷtrọng các ngành phi nông nghiệp trong giá trị sản xuất địa phương Tỷ trọngngành công nghiệp- xây dựng; thương mại - dịch vụ và Nông - lâm - ngư
Trang 34nghiệp chuyển dịch khá mạnh từ cơ cấu tương ứng: 76,3%; 3,9% và 19,7%năm 2005 sang 86,7%; 3,1% và 10,2% năm 2010 Nhiều dự án đầu tư sảnxuất, cung ứng sản phẩm công nghiệp, dịch vụ mới có giá trị kinh tế cao đượcđầu tư trên địa bàn huyện và phát triển khá mạnh như: lắp ráp ô tô, linh kiệnđiện tử, dược, sắt thép, bia…; các dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, dulịch… Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp thay đổi theo hướng hình thành cácvùng trồng hoa, trồng rau và trồng lúa rõ nét hơn cụ thể:
BẢNG 2.2 TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GTSX TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIAI ĐOẠN 2005 - 2010
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê Hà Nội, 2010
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện luôn được đầu tư, nâng cấp.Trên địa bàn đã hình thành các KCN, trung tâm thương mại hiện đại (KCNQuang Minh I, Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza và đang xây dựng KCNQuang Minh II); hạ tầng vùng nông thôn được cải thiện đáng kể Một số khu
đô thị đã hình thành và đang hoàn chỉnh trong quá trình xây dựng như: LongViệt, Hà Phong, Vinaconex 2, Minh Giang - Đầm Và, Làng hoa Tiền Phong
…, góp phần đẩy mạnh việc đô thị hoá nông thôn trên địa bàn huyện, giúp bộmặt nông thôn của Huyện thay đổi theo hướng hiện đại Hoạt động thu hút đầu
tư phát triển kinh tế xã hội trong những năm gần đây đạt kết quả khả quan.Sản lượng lương thực có hạt đạt 55.000 tấn năm 2010 (Chỉ tiêu kế hoạchđến năm 2010 là 46.000 - 47.000 tấn ) Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm
2010 đạt 1.249,4 tỷ đồng (kế hoạch 1000 tỷ đồng)
Trang 35Huyện Mê Linh đã có những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực xã hội
mũi nhọn, nhiều chỉ tiêu xã hội của huyện đạt cao và về trước kế hoạch như:
chất lượng giáo dục được nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh (từ 17% năm
2005 xuống còn 9,36% năm 2010); mức hưởng thụ các dịch vụ y tế, văn hoá,thông tin, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sạch tăng
Tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phòng trên địa bànhuyện luôn được giữ vững, đời sống nhân dân trong huyện không ngừng đượcnâng cao Các nguồn thu huy động vào Ngân sách trên địa bàn ngày càng cao,đảm bảo đáp ứng kịp thời nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội của huyện
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý NSX trên địa bàn huyện Mê Linh
Việc quản lý tài chính, NSX do Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện vàBan tài chính tại các xã, thị trấn thuộc huyện thực hiện Cơ cấu tổ chức vàchức năng của các đơn vị như sau:
a Phòng Tài chính - Kế hoạch: Là một phòng trong hệ thống các phòng
ban thuộc UBND huyện Mê Linh, TP Hà Nội với chức năng, nhiệm vụ thammưu, giúp việc cho UBND huyện về công tác Tài chính - kế hoạch và Ngânsách của huyện Hiện nay, phòng Tài chính - Kế hoạch gồm 2 bộ phận đó làQuản lý NSNN và Kế hoạch
Người đứng đầu, phụ trách công việc chung của phòng là Trưởng phòng,giúp việc cho Trưởng phòng có 02 Phó phòng phụ trách các bộ phận chuyênmôn (01 phụ trách bộ phận kế hoạch; 01 phụ trách bộ phận ngân sách) và các
bộ phận chuyên môn: Kế hoạch đầu tư và đăng ký kinh doanh; Quyết toánvốn đầu tư dự án hoàn thành; Quản lý ngân sách huyện và bộ phận quản lýngân sách xã
* Bộ phận Kế hoạch đầu tư và đăng ký kinh doanh: Tham mưu giúp
Trưởng phòng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàngnăm của huyện đồng thời kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các đơn vị thực
Trang 36hiện kế hoạch được giao Thực hiện thẩm định dự án đầu tư, lập báo cáo kếtquả thẩm định dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu, trên cơ sở đótham mưu giúp UBND huyện ra các văn bản, các quyết định phê duyệt báocáo đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, kế hoạch đấu thầu, kết quả dự thầu, theothẩm quyền được phân cấp Chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan thực hiệnkiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các dự án đầu tư trên địabàn huyện Thẩm định và thực hiện cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho các
tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo thẩm quyền được phân cấp
* Bộ phận quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành:
Giúp Trưởng phòng trong việc thẩm tra quyết toán vốn đầu tư XDCB dự
án hoàn thành trên địa bàn huyện theo phân cấp trình UBND huyện phê duyệttheo thẩm quyền
* Bộ phận quản lý Ngân sách huyện: Đây là bộ phận chuyên quản lý,
theo dõi về mảng Ngân sách của toàn huyện, thực hiện một số nhiệm vụ chínhnhư sau:
- Tham mưu cho Trưởng phòng trong việc xây dự toán Ngân sách,phân bổ dự toán thu, chi NSNN hàng năm cho toàn huyện
- Thực hiện điều hành Kế hoạch, dự toán thu, chi ngân sách được HĐNDhuyện phê duyệt hàng năm Điều chuyển và phân bổ nguồn kinh phí uỷ quyền,nguồn bổ sung có mục tiêu của Thành phố theo quy định
- Hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc lập dự toán, thực hiện dự toán
và quyết toán NSNN trên cơ sở số dự toán do HĐND huyện giao Điều chỉnh
dự toán trong trường hợp cần thiết trình HĐND huyện quyết định nhằm hoànthành các chỉ tiêu dự toán đầu năm Kiểm tra, giám sát việc chấp hành dựtoán thu, chi ngân sách hàng năm tại các đơn vị dự toán trực thuộc Thườngxuyên phối hợp với Chi cục thuế, Kho bạc NN huyện nắm bắt tình hình thựchiện thu ngân sách trên cơ sở đó tham mưu giúp UBND huyện ra những quyếtđịnh điều chỉnh kịp thời để huy động tối đa nguồn thu vào ngân sách
- Thực hiện thẩm tra và phê duyệt quyết toán thu, chi ngân sách tại các
Trang 37đơn vị dự toán thuộc huyện.
- Lập báo cáo thu chi ngân sách định kỳ hàng tháng, 6 tháng, năm; lậpbáo cáo quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm của huyện trình HĐND huyệnphê duyệt theo thẩm quyền và gửi Sở Tài chính theo quy định
- Thực hiện quản lý, theo dõi chặt chẽ tình hình biến động về tài sản củanhà nước tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, hướng dẫn các đơn vị hànhchính sự nghiệp quản lý và sử dụng tài sản theo quy định của Chính phủ vàhướng dẫn của Bộ Tài chính
- Nắm bắt tình hình biến động giá cả thị trường Chủ trì phối hợp với các
cơ quan liên quan thực hiện định giá tài sản, đấu giá quyền sử dụng đất, thanh
lý tài sản và các công việc có liên quan theo quy định của nhà nước
* Bộ phận quản lý ngân sách xã: Giúp Trưởng phòng trong việc quản lý
ngân sách xã với nhiệm vụ được giao cụ thể như sau:
- Phối hợp với Bộ phận ngân sách huyện trong việc lập và giao dự toán,quyết toán thu chi ngân sách hàng năm đối với NSX
- Tổng hợp báo cáo thu, chi ngân sách định kỳ hàng tháng, 6 tháng, năm;tổng hợp báo cáo quyết toán hàng năm đối với ngân sách cấp xã
- Hướng dẫn các xã, thị trấn thuộc huyện trong việc lập, giao dự toán,điều hành và quyết toán ngân sách hàng năm
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện dự toán thu, chihàng năm tại các xã, thị trấn thuộc huyện, hướng các hoạt động thu, chi tàichính, ngân sách xã theo đúng quy định hiện hành
- Kiểm tra, hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện quản lý tài sản, huy động
và sử dụng các quỹ công chuyên dùng tại xã đúng quy định hiện hành
- Quản lý và cấp phát Biên lai thu tiền cho các xã, thị trấn Thực hiệnthanh, quyết toán biên lai tài chính đã cấp đối với các xã, thị trấn
- Thực hiện các nghiệp vụ xét duyệt, thẩm tra báo quyết toán năm đối vớicác các xã, thị trấn trong huyện
Cụ thể sơ đồ tổ chức bộ máy của phòng Tài chính - KH huyện như sau:
Trang 38b Ban tài chính tại các xã, thị trấn: Có nhiệm vụ giúp UBND các xã,
thị trấn thực hiện quản lý NSX theo quy định của Nhà nước và sự hướng dẫn,chỉ đạo của cơ quan tài chính cấp trên Hiện nay, ở huyện Mê Linh, việc tổchức bộ máy Ban Tài chính xã bao gồm: Chủ tịch UBND xã là chủ tài khoản,
vụ trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách xã
- Thủ quỹ: Là người được giao nhiệm vụ quản lý toàn bộ quỹ tiền mặt của
Bộ phận quyết toán vốn đầu tư
DA hoàn thành
Bộ phận quản
lý ngân sách huyện
Bộ phận quản
lý ngân sách xã
Trang 39xã, có trách nhiệm rút tiền mặt từ KBNN về quỹ, thu tiền mặt nhập quỹ hayxuất quỹ khi có yêu cầu thu, chi; Thực hiện báo cáo quỹ theo quy định Chịutrách nhiệm trước Ban tài chính, UBND xã về công tác quản lý thu chi tiền mặtcủa xã.
* Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý Ngân sách xã:
Những năm gần đây, công tác phân công, tổ chức cán bộ làm quản lý ngânsách nói chung, quản lý ngân sách xã nói riêng luôn được Huyện uỷ, UBNDhuyện Mê Linh và các cấp, các ngành quan tâm, đảm bảo ưu tiên tuyển dụngnhững người có đủ năng lực chuyên môn, vững và hiểu biết công tác kế toán,quản lý ngân sách Đội ngũ cán bộ quản lý NSX luôn được kiện toàn và đượctham dự các lớp tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo vận hành đượchoạt động của bộ máy, cung cấp đủ nguồn lực cho hoạt động của hệ thốngchính quyền cấp xã Trong số các cán bộ quản lý NSX hiện nay của huyện MêLinh, hầu hết trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên Hiện nay có 4 đồngchí trưởng ban, 5 đồng chí kế toán NSX đang theo học đại học tại chức, và 2
kế toán theo học cao đẳng Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làmcông tác quản lý ngân sách xã hiện nay như sau:
BẢNG 2.3: TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CÁC BAN TÀI CHÍNH XÃ Trình độ
Chức danh
Số lượng (Người)
Trình độ nghiệp vụ Đại học Cao
đẳng
Trung cấp Sơ cấp
Trưởng ban tài
Kế toán ngân sách xã,
(Nguồn: Phòng Tài chính - KH huyện Mê Linh cấp)
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH - TP HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
2.2.1 Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho NSX trong thời kỳ ổn định
Trang 402008 - 2010
Trong năm 2008, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, việc phân cấpnguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách các cấp được thực hiện theo Nghịquyết 10/2006/NQ - HĐND, Nghị quyết 11/2006/NQ - HĐND ngày17/7/2006 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chigiữa ngân sách các cấp: Tỉnh, huyện, xã ổn định giai đoạn 2007 - 2010; Nghịquyết số 23/2006/NQ - HĐND ngày 18/12/2006 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc
về điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Nghị Quyết 10/2006/NQ - HĐNDngày 17/07/2006 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc
Căn cứ các Nghị quyết trên của HĐND tỉnh Vĩnh phúc, ngân sách cấp xãngoài các khoản thu được hưởng 100% còn được hưởng các khoản thu theo tỷ
lệ điều tiết phát sinh trên địa bàn cụ thể như sau: Thuế nhà đất 70%; Thuếchuyển quyền SD đất 70%; Thuế SD đất nông nghiệp 70%; Thu cấp quyền SDđất 50%; thu đấu giá QSD đất 20%; đất thương phẩm 20%; Trước bạ nhà đất70%; Thuế môn bài từ các hộ đăng ký KD 70%; Thuế GTGT, thuế TNDN từcác cá nhân SXKD 40% ; Thuế TTĐB từ các cá nhân SXKD 20%
Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ - QH 12 ngày 29/5/2008 của QuốcHội, từ ngày 31/7/2008, toàn bộ địa giới hành chính của Huyện Mê Linh đượcsáp nhập vào thành phố Hà Nội Bắt đầu từ năm 2009, việc phân cấp nguồnthu, nhiệm vụ chi NSX trên địa bàn huyện được thực hiện theo Nghị quyết15/2008/NQ - HĐND ngày 10/12/2008 của HĐND Thành phố Hà Nội, cụ thểviệc phân cấp như sau:
2.2.1.1 Phân cấp nguồn thu
* Các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100% gồm:
- Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách xã (phần nộp ngân sách theoquy định của pháp luật)
- Tiền đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất do cấp xã quản lý;
- Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản do cấp xã quản lý;
- Thu phạt vi phạm hành chính (phần nộp ngân sách) do cấp xã, thị trấn
xử phạt (Trừ thu các hoạt động chống buôn lậu, kinh doanh trái pháp luật, phạt