Theo điều lệ NSX ban hành08/04/1972 có nghi: “ NSX là kế hoạch thu chi tài chính của chính quyềncấp xã, để đảm bảo điều kiện vật chất cho hội đồng nhân dân HĐND và uỷ ban hành chính xã
Trang 1Họ và tên: Phạm Thành Vinh Lớp: Kế hoạch 47a
Đề tài: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách
xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……….4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ……… 5
TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ……….6
LỜI NÓI ĐẦU……… 8
CHƯƠNG I: NGÂN SÁCH XÃ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ ( NSX ) I ĐẶC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG THU, CHI NSX 1.Qúa trình hình thành và phát triển của ngân sách xã……… 10
2 Hệ thống ngân sách nhà nước và hoạt động của nó là một công cụ quan trọng của nhà nươc xã hội chủ nghĩa Việt Nam……… 12
3 Đặc điểm chung về ngân sách xã………14
4.Các khoản thu và nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước theo luật ngân sách năm 1997 và thông tư số 118/2000 TT-BTC……… 15
Trang 24.1 Nguồn thu của ngân sách xã……….15 4.2 Nhiệm vụ chi NSX………16
II NSX VÀ QUẢN LÝ NSX CÓ VAI TRÒ CỰC KỲ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC.
I VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN.
1 Điều kiện tự nhiên của huyện Sóc Sơn……… 30
2 Tình hình kinh tế trên địa bàn Sóc Sơn thời gian qua……….31 3.Tình hình xã hội trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong thời gian qua… 34
II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN( 2006-2008)
Trang 31 Lập dự toán ngân sách………38
2 Chấp hành dự toán ngân sách xã……… 39 2.1 Tình hình tổ chức và quản lý thu NSX trên địa bàn huyện……… 41 2.2 Tình hình tổ chức và quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện.55 2.3 Về cân đối thu chi ngân sách xã……… 60
3 Công tác kế toán và quyết toán ngân sách xã……… 62 III NHỮNG THÀNH TỰU, TỒN TẠI VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN YẾU KÉM-KHUYẾT ĐIỂM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSX TRONG NHỮNG NĂM QUA.
1 Những thành tựu và những tồn tại………63 1.1 Những thành tựu……… 63 1.2 Những tồn tại………63
2 Những nguyên nhân chủ yếu gây ra những tồn tại ở trên(được phân tích theo trình tự các tồn tại ở mục 1.2 phần III của chương 2)……….66 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSX TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN- THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
I PHƯƠNG HƯỚNG - MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN.
1 Phương hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Sóc Sơn………72
Trang 42 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Sóc Sơn…….73
II NHỮNG MỤC TIÊU CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ.
III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSX TRONG NHỮNG TIẾP THEO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN
1 Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội…………77
2 Giải pháp nhằm tổ chức quản lý và khai thác tố đa các nguồn thu trên địa bàn xã………80
3 Giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi NSX………… 83
4 Giải pháp nhằm thực hiện tốt việc cân đối ngân sách xã………… 84
5 Giải pháp nhằm tăng cường công tác đào tạo trình độ chuyên môn của cán bộ xã nhằm nâng cao chất lượng quản lý ngân sách xã………85
6 Giải pháp nhằm củng cố chế độ, chính sách của Nhà nước…………86
7 Giải pháp nhằm tăng cường công tác công khai minh bạch……… 88 KẾT LUẬN ……….90
KHOẢ……… 92
Trang 6SỐ THỨ TỰ CÁC BẢNG
BIỂU, BIỂU ĐỒ
TÊN CÁC BẢNG BIỂU,
100%
Biểu đồ 3
Các khoản thu phân chia theo
tỷ lệ % so với ngân sách cấp trên
ngân sách cấp trên
100%
Bảng biểu 3
Các khoản thu phân chia theo
tỷ lệ % với ngân sách cấp trên
ngân sách cấp trên
Trang 7TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ
Là một người con của vùng đất thánh nhưng thật sự những hiểu biết củatôi về nơi mình sinh ra thật hạn chế Có chăng đó chỉ là những hiểu biết vềnhững điều cơ bản nhất Tôi có thể khẳng định với mọi người rằng tôi biếtgần như là tất cả mọi nơi, mọi chỗ ở quê mình Nhưng tôi lại không giámchắc mình đã hiểu được bao nhiêu phần trăm về những mối quan hệ kinh tế
xã hội đang diễn ra mạnh mẽ bên trong chốn làng quê thân thương bình dị
ấy Thật may mắn trong đợt thực tập lần này tôi được nhà trường tín nhiệm
và gửi về thực tập tại phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND huyện SócSơn Với tinh thần và nhiệt huyết của tuổi trẻ tôi quyết định tận dụng cơ hộinày để tìm hiểu kỹ hơn về quê hương mình Và kết quả là sau gần năm thángtìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy rằng trong công tác quản lý ngân sách xã cònrất nhiều những tồn tại, vướng mắc cần phải có những giải pháp để giảiquyết ngay Chính vì vậy tôi đã quyết định chọn và thực hiện đề tài này
Đề tài mà tôi thực hiện dưới đây bao gồm ba chương
Chương một giải thích lịch sủ hình thành và phát triển của Ngân sách xãqua các thời kỳ, các đặc diểm chung của ngân sách xã, vai trò to lớn củaNSX trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương Và muốn quản
lý NSX một cách hiệu quả thì quy trình quản lý NSX phải kết hợp chặt chẽ
ba khâu cơ bản đó là: Lập dự toán, chấp hành dự toán, kế toán và quyết toán
Trang 8NSX Từ đó khẳng định sự cần thiết khách quan phải tăng cường công tácquản lý NSX.
Phần mở đầu của chương hai giới thiệu vài nét về tình hình phát triểnkinh tế xã hội trên địa bàn huyện trong thời gian vừa qua, sau đó đi sâu phântích và đánh giá thực trạng công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện SócSơn – Thành phố Hà Nội giai đoạn 2006-2008 Từ việc phân tích và đánhgiá thực trạng rút ra được các thành tựu cũng như các tồn tại hạn chế đangcản trở quá trình quản lý NSX Đồng thời cũng chỉ ra các nguyên nhân củanhững tồn tại hạn chế nêu trên
Xuất phát từ các nội dung đã trình bày trong chương một và chương hai.Đồng thời căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn trongthời gian tới Theo đó chương ba sẽ tập trung trình bày những phươnghướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Sóc Sơn cũngnhư phương hướng và mục tiêu cơ bản về công tác quản lý NSX Đồng thờinêu ra các giải pháp chính sách cần thiết nhằm tăng cường công tác quản lýNSX trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong các năm tiếp theo
Ngoài ra chuyên đề cũng kèm theo các danh mục bảng biểu, biểu đồ, sốliệu, phụ lục, danh mục các từ viết tắt…để quý thầy cô các anh chị và cácbạn độc giả tiện theo dõi
Trang 9
LỜI MỞ ĐẦU Nền tài chính Quốc gia đã và đang được đổi mới một cách toàn diện
trong sự chuyển đổi sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế Trong cơ chế quản lýkinh tế mới, Tài chính là tổng hoà các mối quan hệ kinh tế, là tổng thể cácnội dung và giải pháp tài chính tiền tệ Tài chính không chỉ có nhiệm vụ khaithác nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tăng doanh thu mà còn phảităng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, mọi nguồn tàinguyên của đất nước Hoạt động tài chính phải được quản lý bằng pháp luật,bằng các công cụ và biện pháp, giải pháp có hiệu lực trong một khuôn khổpháp lý rõ ràng, lành mạnh Luật Ngân sách Nhà nước được Quốc Hội thôngqua và có hiệu lực thi hành từ năm 1997 và đã được sửa đổi bổ sung một số
Trang 10điều của luật Ngân sách Nhà nước được Quốc Hội khoá IX thông qua ngày20/05/1998 đã đáp ứng được đòi hỏi về công tác quản lý Ngân sách Nhànước.
Xã là một cấp chính quyền nhà nước ở cơ sở thực hiện các mục tiêu kinh
tế xã hội do Đảng và Nhà nước đặt ra tại địa phương Hoạt động tài chính xã
cụ thể là ngân sách xã là hoạt động tài chính cơ sỏ trong hệ thống Ngân sáchNhà nước Ngân sách xã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại địaphương, gián tiếp tác động đến tốc độ tăng trưởng của đất nước
Sự rõ ràng minh bạch, công khai hoạt động tài chính xã chính là mộtminh chứng hung hồn cho sự trong sạch của chính quyền và đảm bảo quyềndân chủ của nhân dân, một yếu tố cơ bản cho sự vững mạnh của bộ máy Nhànước của dân do dân và vì dân
Qua nghiên cứu lý luận về quản lý Ngân sách cộng với thực tế thực tập
tại phòng Tài chính - Kế hoạch, tôi quyết định chọn đề tài: Một số giải phấp
nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội.
Mục đích của đề tài này là thông qua nghiên cứu tình hình thu, chi ngân
sách xã và thực tiễn công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện trongthời gian qua để tìm ra giải pháp thiết thực góp phần củng cố và tăng cườngcông tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn
Trang 11Về mặt kết cấu, ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung chính củachuyên đề bao gồm ba chương:
Chương I: Ngân sách xã và sự cần thiết phải tăng cường công tác
quản lý Ngân sách xã.
Chương II: Thực trạng về công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn- Thành phố Hà Nội giai đoạn( 2006 – 2007 – 2008) Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội trong những năm tới.
Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là một phạm trù kinh tế có tính trừutượng, mặt khác thời gian nghiên cứu và trình độ của bản thân còn nhiều hạnchế nên chuyên đề thực tập khi hoàn thành không thể tránh được nhữngthiếu sót Vì thế để chuyên đề có thể hoàn thiện hơn cả về hình thức lẫn nộidung cần đề cập, tôi rất mong nhận được sự đóng góp phê bình của quý thầy
cô các anh chị và các bạn
Trang 12
Chương I NGÂN SÁCH XÃ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ ( NSX )
I ĐẶC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG THU, CHI NSX
1.Qúa trình hình thành và phát triển của ngân sách xã:
Ở nước ta, kể từ khi ra đời cho đến nay trải qua bao thăng trầm của đất
nước NSX đã có một quá trình lịch sử phát triển lâu dài và được gắn liền vớicác triều địa phong kiến từ Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến chế độ xãhội chủ nghĩa ngày nay Mặc dù trải qua mỗi thời kỳ NSX có tên gọi khácnhau, cơ chế hình thành và phương thức quản lý khác nhau Nhưng NSX vẫnluôn được xem là một bộ phận của hệ thống tài chính của Quốc gia
Thời kỳ đầu tự chủ, Khúc Hoạ gọi xã với tên gọi là Giáp Xã, đến cáctriều đại Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn thì xã được gọi là hương xã Nhưngkhông vì cách gọi thay đổi mà chức năng của xã thay đổi Xã vân giữnguyên chúc năng của nó là quản lý bao gồm: quản lý về pháp luật, quản lý
về con người và cải tạo xây dưng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội NSX đượcchính quyền cấp xã sử dụng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ cơ bảnnhư: Gĩư gìn trật tự trị an của đất nước, chăm lo lợi ích của dân, sửa chữa đêđiều, các công trình thuỷ lợi phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhân dân,cứu tế nhân dân khi thiên tai xảy ra, thu thuế, thu tô, lợi tức, phu phen tạpdịch và binh lính…
Trang 13Trải qua từng thời kỳ từng giai đoạn phát triển của đất nước, công tác tàichính NSX luôn được coi trọng, có chức năng nhiệm vụ, chức danh tài chính
cụ thể Ví dụ thời kỳ Khúc Hạo thực hiện chức năng chông coi nhân lực vàđánh thuế là Chi Giáp, đến thời nhà Lê là xã trưởng và Xã Quan là đời nhàTrần….đã có tác dụng to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựngđất nước
Trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, nhất là công cuộc xâydựng và bảo vệ miềm Bắc và giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam thìvai trò của NSX ngày càng đuợc coi trọng, và có vị trí quan trọng Ngày08/04/1972 điều lệ ngân sách ra đời, kể từ đó NSX được quản lý chặt chẽ vàthống nhất bằng hệ thống luật NSNN, lúc này NSX trở thành công cụ huyđộng sức người sức của cho sự nghiệp giải phóng miền Nam Việt Nam vàxây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa Các xã thuộc các vùng đã được giảiphóng ở miền Nam đã sử dụng nhiều biện pháp tài chính đem lại hiệu quảcao: Như xây dựng các quỹ nông nghiệp các quỹ đảm phụ nuôi quân, đảmphụ nông nghiệp…
Hơn nữa, nghị quyết số 138 – HĐBT ( 19/11/1983 ) ra đời trong thời kỳkhôi phục và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở nôngthôn trên phạm vi cả nước đã một lần nữa khẳng định vai trò vị trí của NSX
Ở đây NSX được coi là một cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước( NSNN )
Trang 14Thời kỳ xây và phát triển cơ sở vật chất xã hội chủ nghĩa nông thôn hiệnnay, NSX được coi là công cụ quản lý đặc biệt của chính quyền xã ở địaphuơng, là phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máychính quyền Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việ Nam ở cấp cơ sở.
Trong điều kiện hiện nay, sự tồn tại và hoạt động của NSX là một tấtyếu khách quan của quy luật phát triển Theo điều lệ NSX ban hành08/04/1972 có nghi: “ NSX là kế hoạch thu chi tài chính của chính quyềncấp xã, để đảm bảo điều kiện vật chất cho hội đồng nhân dân ( HĐND ) và
uỷ ban hành chính xã làm trọng trách nhiệm vụ của mình, đảm bảo việc chấphành pháp luật, giữu vững trật tự trị an, bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệquyền lợi hợp pháp của công dân; quản lý mọi hoạt động kinh tế, văn hoá xãhội trong xã, động viên giám sát các hợp tác xã và công dân thi hành nghiêmchỉnh các nghĩa vụ đối với nhà nước” Thông tư số 14 – TC/NSNN ngày28/03/1997 của Bộ tài chính về hướng dẫn quản lý thu, chi ngân sách xã,phuờng, thị trấn ( gọi tắt là ngân sách xã ) và ngân sách phường là một bộphận của ngấn sách nhà nước do uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường ( gọichung là cấp xã ) xây dựng, quản lý và Hội đồng nhân dân xã quyết định,giám sát thực hiện
Thông tư số 118/2000/TT – BTC của bộ tài chính hướng dẫn về quản lýNSX, phưòng thị trấn quy định: “ Hoạt động tài chính ở xã, phường, thị trấn
Trang 15bao gồm NSX và các hoạt động tài chính khác phát sinh trên địa bàn Uỷ bannhân dân xã tổ chức quản lý thống nhất và các hoạt động tài chính khác” Như vậy có thể nói NSX chính là các mối quan hệ tài chính trong việctạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước để thực hiện cácmực tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra Nó phản ánh các mối quan hệ kinh tế
xã hội giữa các chủ thể kinh tế của nàh nước với bộ máy chính quyền củanhà nước ở cấp xã
2.Hệ thống ngân sách nhà nước và hoạt động của nó là một công cụ quan trọng của nhà nươc xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngân sách Nhà nước là một bộ phận cấu thành hệ thống tài chính củaQuốc gia, là một bản tường trình ghi chép quá trình hình thành và sử duạngcác khoản chi của chính phủ trên cở sở hình thành các khoản thu nhất địnhtheo quy mô và tính chất của nền kinh tế
Về thu NSNN chính phủ dùng quyền lực của mình để tập trung một bộphận của tổng sản phẩm quốc dân để hình thành quỹ tiền tệ tập trung củaquốc gia làm nguồn để thực hiện nhiệm vụ của mình, bao gồm các khoản thu
từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, cáckhoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ, các khoảnthu khác theo quy định của pháp luật
Về chi NSNN, chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụngcác quỹ ngân sách nhà nước cho việc thực hiện các nhiệm vụ của chính phủ
Trang 16Thực chất của nó là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho nhiệm vụcủa chính phủ
Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách nhà nước gồm:
- Chi đầu tư phat triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xâydựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội
- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm:
Trang 17Theo tính chất kinh tế, chi ngân sách được chia ra:
- Đầu tư kết cấu hạ tầng: xây dựng cơ bản và khấu hao tài sản
- Phân phối và tái phân phối xã hội: lương công nhân viên chức và cáckhoản trợ cấp xã hội
- Tiêu dùng cuối cùng ( của nhà nước ): các khoản chi thường xuyên chomua sắn của cơ quan Nhà nước
NSNN gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phuơng Ngân sáchđịa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND vàUBND
Thâm hụt NSNN:
Thâm hụt ngân sách nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách nhànước, là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá cáckhoản thu “ không mang tính hoàn trả” của ngân sách nhà nước
Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng chỉtiêu tỉ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhànước
Thâm hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cựcđến nền kinh tế một nước tuỳ theo tỷ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt Nóichung nếu tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và trong thời giandài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực
3 Đặc điểm chung về ngân sách xã:
Trang 18Như trên đã phân tích trong hệ thống ngân sách nhà nước thì ngân sách
xã là môt bộ phận cấu thành Do đó nó có đầy đủ các đặc điểm của NSNN Không chỉ có vậy đây lại là cấp cơ sở sát dân nhất nên nó có một số đặcdiểm chung sau đây:
Thứ nhất, NSX là một loại quỹ tiền tệ của bộ máy chính quyền nhànước ở cấp xã, hoạt động của nó thể hiện ở hai phương diện: Ban đầu NSX
sẽ huy động các nguồn thu vào quỹ sau đó nó sẽ sử dụng các khoản vốn quỹđó
Thứ hai, bất cứ hoạt động thu chi nào được sử dụng vào quá trình pháttriển kinh tế xã hội của mỗi xã đều phải phù hợp với nhiện vụ chức năng đặcđiểm của xã đó Bên cạnh đó NSX luôn luôn được sự quan tâm, theo dõi,kiểm tra, giám sát của hệ thống cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địaphương cụ thể là ở cấp xã Chính vì vậy mà các chỉ tiêu thu chi của NSXluôn mang tính pháp lý
Thứ ba, cùng với các mối quan hệ tài chính xuất hiện từ các hoạt độngthu chi còn có các mối quan hệ về lợi ích Đó là các mối quan hệ về lợi íchgiữa một bên là lợi ích chung của cộng đồng cấp cơ sở mà người đại diện làchính quyền xã với một bên là lợi ích của các chủ thể kinh tế - xã hội khác Thứ tư, đó là sự đa dạng và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhaucủa các hoạt động thu chi NSX Nhưng số thu và số chi chỉ có thể được thực
Trang 19chi khi nó đã được nghi trong dự toán và đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt tuỳ theo hình thức chi.
Cuối cùng, NSX còn có tính chất lưỡng tính điều này thể hiện ở chỗ:NSX vừa là một cấp ngân sách trong hệ thống nhân sách Nhà nước, vừa làmột đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng NSNN
4.Các khoản thu và nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước theo luật ngân sách năm 1997 và thông tư số 118/2000 TT-BTC:
4.1 Nguồn thu của ngân sách xã:
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) với ngân sách cấp
trên
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Thuế nhà đất
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Thuế tài nguyên
- Lệ phí trước bạ nhà đất
- Các khoản thu phân chia khác
Các khoản thu một trăn phần trăm ( % ).
- Các khoản phí lệ phí quy định thu vào ngân sách xã
- Thu từ sự chệnh lệch giữa thu và chi trong đó thu lớn hơn chi từ các hoạtđộng sự nghiệp có thu do xã quản lý
Trang 20- Thu từ thuế môn bài, thu từ các hộ cá nhân, hộ kinh doanh từ bậc 4 đến bậc6.
- Thu đấu thầu , thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công và thu hoa lợi côngsản khác do xã quản lý
- Các khoản đóng góp của các tổ chức cá nhân bao gồm: Câc khoản đónggóp theo luật pháp quy định, các khoản đóng góp với tinh thần tự nguyệnvào mục đích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội do Hội đồngnhân dân xã quyết định đưa vào NSX quản lý và các khoản đóng góp tựnguyện khác
- Thu từ các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân nướcngoài
- Thu kết dư NSX năm trước
- Và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Trên cơ sở chênh lệch giữa dự toán chi được giao với dự toán thu từ cácnguồn thu được phân cấp gồm: Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm(%), các khoản thu một trăm phần trăm để xác định các khoản thu bổ sung từcân đối ngân sách cấp trên Thu bổ sung có mục tiêu nếu có tuỳ theo khảnăng ngân sách và chủ trương chung
4.2 Nhiệm vụ chi NSX
Chi thường xuyên
Trang 21Chi thường xuyên ở NSX cấp xã được chia làm hai loại đó là:
Thứ nhất, chi cho các hoạt động của các cơ quan nhà nước gồm:
- Công tác phí
- Chi phúc lợi tập thể, y tế vệ sinh
- Sinh hoạt phí theo mức quy định hiện hành
- Sinh hoạt phí đại biểu Hội Đồng Nhân Dân
- Chi cho các hoạt động văn phòng như: Điện nước, vật liệu văn phòng,khánh tiết, hội nghị, điện thoại, bưu phí…
- Các khoản chi khác ( kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản ViệtNam của xã sau khi trừ đi khoản thu Đảng phí theo điều lệ và các khoản sinhhoạt phí, các khoản sinh hoạt phí và hoạt động của các tổ chức chính trị - xãhội của xã ( Hội đồng nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản HồChí Minh, Hội phụ nữ Việt Nam, Mật trận Tổ quốc Việt Nam, Hội cựuchiến binh Việt Nam), các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ công tácdân quân tự vệ và các khoản liên quan đến dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụchi của NSX theo pháp luật quy định như đăng ký nghĩa vụ quân sự, tiễnđưa thanh niên đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, các khoản chi theo quy địnhcủa pháp luật
Chi đầu tư phát triển.
Chi đầu tư phát triển chủ yếu là các khoản chi xây dựngn các côngtrình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo sự phân cấp của tỉnh Các khoản
Trang 22chi này thường chủ yếu được lấy từ nguồn ngân sách, từ sự đóng góp tựnguyện của nhân dân và các tổ chức xã hội đối với từng dự án nhất định.
II NSX VÀ QUẢN LÝ NSX CÓ VAI TRÒ CỰC KỲ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC
1 Vai trò của NSX
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ kinh tế xã hội mà Đảng và Nhànước giao cho, các xã phải có các công cụ thực hiện hiệu quả Trong bốicảnh hiện nay, với sự thay đổi cơ chế quản lý kinh tế đã kèm theo sựh thayđổi cơ bản vai trò của NSNN do đó vai trò của NSX cũng thay đổi phù hợpvới vận hành của cơ chế thị trường
Nhờ có NSX mà bộ máy chính quyền xã mới hoạt động hiệu quả VậyNSX giúp cung cấp nguồn lực vật chât nuôi sống bộ máy chính quyền củanó
Nhà nước sử dụng quyền lực mà nó nắm trong tay đê cai trị đất nướcbao gồm: quyền lực kinh tế và quyền lực trính trị Nhưng đẻ có thể phát huynhững quyền lực đó thì đòi hỏi phải có nguồn vật chất cần thiết Tuy nhiên,bản thân bộ máy chính quyền Nhà nước không trực tiếp tạo ra của cải vậtchất cho xã hội mà ngược lại nó còn phải sử dụng một phần của cải xã hội
để trang trải các chi phí phục vụ cho việc cai trị đất nước Đó là các khoảnchi phí thực sự cần thiết để tạo ra, duy trì và đảm bảo các điều kiện , môitrường cho các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị diễn ra trên địa
Trang 23bàn một cách thận lợi Đó cũng là các khoản chi phí thực sự cần thiết dể duytrì tổ chức, hoạt động và hiệu lực của Nhà nước Nguồn để trang trải phảiđược đảm bảo từ NSNN Hơn nữa xã là một bộ phận của bộ máy chínhquyền nhà nước ở cơ sỏ nên nó cũng phải được đảm bảo bởi một nguồn lựcvật chất Nguồn để đảm bảo chính là NSX.
Hàng năm các khoản chi thừơng xuyên và chi cho đầu tư phát triển ởđịa phương rất tốn kém đòi hỏi một khối lượng tiền khổng lồ như chi choquản lý hành chính, lương bổng , các khoản chi mua sắm, sinh hoạt phí củacán bộ xã…mà các khoản chi này đều được lấy từ NSX Vì vậy có thể nóinếu không có các khoản chi NSX thì bộ máy nhà nước ở cơ sở không thể tồntại và phát triển được
Xã là cấp chính quyền cơ sở, trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữanhà nước với dân, mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, mọitâm tư nguyện vọng của người dân được thể hiện ở đây
Thu NSX có vai trò cực kỳ quan trọng bởi vì nó quyết định đến khảnăng chi tiêu của xã Căn cứ vào quá trình thu và số tiền thu được sẽ giúpcho những người làm công tác quản lý biết được tình hình hoạt động sảnxuất kinh doanh vật chất và dịch vụ và các hoạt động khác Từ đó nhữngngười làm công tác quản lý ở cơ sở có thể kiểm tra giám sát và điều chỉnhkhi có sai phạm xảy ra theo đúng hướng và đúng luật, kích thích các hoạtđộng này phát triển theo hướng tích cực
Trang 24Thu NSX sẽ giúp cân bằng giữa những người có nghĩa vụ nộp NSNN,trợ giúp các đối tượng khi gặp khó khăn hay thuộc diện ưu đãi của nhà nước.Không chỉ có vậy, thu NSX sẽ giúp điều chỉnh các cá nhân tổ chức vi phạmtrong việc nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước vàcộng đồng Bởi vì thông qua các khoản thu phạt các cá nhân tổ chức vi phạmpháp luật sẽ phải tự điều chỉnh hành vi của mình.
Hàng năm thực hiện phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm
’’ hàng loạt các công trình giao thông liên thôn liên xã được xây dựng sửachữa và nâng cấp, nhờ đó mà mạng lưới phân bố dân cư được đồng đều hơn,phục vụ đắc lực cho giao lưu, phát triển kinh tế nông thôn Kinh tế nôngthôn từng bước có sự chuyển dịch từ kinh tế nông thôn sang nền kinh tế sảnxuất hàng hoá Có được thành tựu kể trên phải kể đến một phần đóng góplớn từ kinh phí NSX
Để thúc đẩy công tác giáo dục và đào tạo, các khoản chi cho sự nghiệpgiáo dục đào tạo đã khẳng định sự vượt lên trước của sự nghiệp giáo dục và
sự đóng góp quan trọng của NSX nhằm thúc đẩy hơn nữa sự nghiệp giáodục Các khoản chi này đã góp phàn thiết thực vào việc nâng cao dân trí,đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người dân ngay từ bước đầu Những vấn đềliên quan đến sức khoẻ của người dân được quan tâm giải quyết ngay từmạng lưới y tế xã Vấn đề giáo dục mần non, tiểu học, xoá mù chữ được sựtrợ giúp đắc lực của NSX
Trang 25Các khoản chi thăm hỏi và tặng quà những gia đình có công với cáchmạng, chi cứu tế xã hội cho cá nhân, gia đình gặp khó khăn, chi trợ cấp chocác gia đình thương binh…đã thể hiện rằng chi NSX đẫ góp phần đảm bảocho các chính sách xã hội được thực hiện tại địa bàn.
Thông qua các hoạt động chi NSX mà các cơ quan Đoàn thể, các cơquan Đảng mới có thể duy trì hoạt động của mình một cách ổn định đem lạitính hiệu lực cho công tác quản lý Nhà nước ở cơ sở
Trình độ dân trí của người dân ngày càng đựoc nâng cao Có được kếtquả này có một phần đóng góp quan trọng của các khoản chi NSX cho cáchoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao Hệ thống truyền hình , truyềnthanh ở xã cũng được xây dựng, sửa chữa và nâng cấp từ các khoản chi củaNSX nhằm mục đích mở mang văn hoá nâng cao nhận thức con người, xâydựng nông thôn mới, loại trừ các hủ tục văn hoá phẩm đồ truỵ, các âm mưu,hoạt động chống phá chính quyền của các đối tượng thù địch
Qua hoạt động thu, chi NSX đã khẳng định vai trò cực kỳ quan trọngcủa NSX đối với quá trình quản lý kinh tế xã hội của chính quyền Nhà nướccấp cơ sở Nếu NSX được quản lý tốt sẽ tạo ra ra động lực và những đièukiện tối quan trọng cho quá trình phát triển ngược lại khi NSX dược quản lýlỏng lẻo sẽ gây ra tình trạng thất thoát ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trìnhphát triển kinh tế xã hội ở cấp cơ sở Vì vậy, cần phải tăng cường nội lực,
Trang 26đổi mới công tác quản lý cho phù hợp với những đòi hỏi của thời kỳ đổi mớithì NSX mới được thực hiện tốt và có hiệu quả.
2 Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý ngấn sách xã:
NSX hiện nay còn tồn tại nhiều vướng mắc vì nó vừa là một cấp ngânsách vừa là một đơn vị dự toán và là một bộ phận của hệ thống ngân sáchnhà nước Hiện nay cùng với sự nghiệp phát triển chung của đất nước thì ởđịa phương cũng phải không ngừng phát triển các hoạt động kinh tế xã hội,bên cạnh những kế quả đã đạt được trong công tác quản lý NSX vẫn còn tồntại nhiều hạn chế
Các khoản thu đã được các xã khai thác triệt để và đúng pháp luật nhưcác khoản thu 100%, các khoản thu hửơng theo tỷ lệ phần trăm, các khoảnphí, lệ phí, phí chợ, phí trông xe….thực hiện khai thác tối đa các khoản thu
từ các hoạt động sự nghiệp của các xã, các khoản thu từ hoa lợi cộng sản vàcác khoản thu từ quỹ đất công, các khoản thu khác theo quy định của phápluật Nhằm thực hiện cân đối NSX và thự hiện các công trình mục tiêu cáckhoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên hàng năm tăng lên và các khoản thu
đã được tập trung kịp thời qua kho bạc Nhà nước ( KBNN )
Về chi ngân sách xã, các khoản chi ngân sách đã được thự hiện trênnguyên tắc tiết kiệm chi thường xuyên để dành cho chi đầu tư phát triển.Tuy nhiên, nó vẫn còn tồn tại những thiếu sót và hạn chế các sai phạm vẫnthường xảy ra như: nhiều nguồn thu chưa được thực hiện tân thu như thuế sử
Trang 27dụng đất nông nghiệp, hiện tượng lậu thuế trốn thuế còn rất nhiều, thu ngoàiquy định, không thực hiện chính sách miễm giảm thuế phí và lệ phí Côngtác quản lý chi vẫn còn lỏng lẻo đãn đến chi trái chế độ về tiếp khách, quàcáp, chi ngoài ngân sách, phụ cấp … còn xảy ra.
Bên cạnh, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã chưa được đồng đều và đầy
đủ, một số người được hưởng sinh hoạt phí và mức trả sinh hoạt phí trái vớiquy định của nhà nước, cộng với trình độ nghiệp vụ của cán bộ NSX cònthấp nên một số việc thực hiện không đạt yêu cầu đặt ra
Chính quyền xã chính là cấu nối trực tiếp giữa nhân dân với nhà nước,giải quyết toàn bộ mối quan hệ lợi ích giữa nhân dân với nhà nước bằngpháp luật, là đơn vị hành chính cơ sở ở nông thôn, là nơi trực tiếp liên hệ vớinhân dân, bởi vậy chính quyền xã phải có một ngân sách đủ mạnh Một sốkhoản thu chi chỉ có ở xã và chỉ có xã mới có khả năng tổ chức nuôi dưỡng
và khai thác sủ dụng hiêu quả, một số khoản chi không ổn định nhưng hàngngày vẫn thường xảy ra trong công tác quản lý ruộng công sản, quản lýdân…chính quyền cấp xã thực hiện sẽ có tính thuận tiện hơn
Như vậy các phân tích ở trên đã giúp chúng ta thấy rõ nhưng bất cậpthiếu sót trong công tác quản lý ngân sách xã Do đó để NSX thực sự làphương tiện, công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương đòi hỏiphải có sự quan tâm của chính quyền cấp xã trong việc đổi mới công tácquản lý NSX cho phù hợp với cơ chế mới, có như vậy mới có thể đáp ứng
Trang 28nhu cầu phát triển trong thời kỳ mới theo đúng luật NSNN mới ban hànhngày 16/12/2006 và sẽ được đưa vào thực hiện bắt đàu từ năm ngân sách2008.
III QUY TRÌNH QUẢN LÝ NSX
1 Lập dự toán ngân sách xã:
Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh Quốcphòng dự toán NSNN sẽ được lập, Uỷ ban nhân dân xã trên cơ sở hướng dẫncủa Uỷ ban nhân dân Tỉnh dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Huyện sau
đó trình Hội đồng nhân dân xã quyết định sẽ lập dự toán NSX
Căn cứ lập dự toán NSX
- Chế độ quy định về thu, chế độ, định mức tiêu chuẩn về chi ngân sách
- Chế độ phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của NSX
- Các nhiệm vụ kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng
- Số kiểm tra về dự toán NSX năm hiện hành
Trình tự lập dự toán NSX.
- Các tổ chức thuộc Uỷ ban nhân dân xã và các ban căn cứ vào chức năng,nhiệm vụ được giao và chế độ định mức, tiêu chuẩn chỉ lập dự chù nhu cầuchi
- Ban tài chính xã phối hợp với đội thu thuế tính toán các khoản thu NSNNtrên địa bàn
Trang 29- Ban tài chính xã cân đối lập dự toán thu chi NSX trình Uỷ ban nhân dân xãsau đó báo cáo Chủ tịch và phó chủ tịch Hội đònh nhân dân xã xem xét và
có quyết định
Quyết định dự toán NSX.
Uỷ ban nhân dân xã hoàn chỉnh dự toán NSX theo từng lĩnh vực trìnhHội đồng nhân dân xã quyết định Việc này được tiến hành ngay sau khinhân được quyết định giao nhiệm vụ thu chi ngân sách của Uỷ ban nhân dânHuyện
Uỷ ban nhân dân xã sẽ tiến hành báo cáo cho Uỷ ban nhân dân Huyện,phòng tài chính vật giá huyện, đồng thời thông báo công khai cho nhân dânbiết theo quy chế công khai tài chính về NSNN, ngay sau khi được Hội đồngnhân xã quyết định
Điều chỉnh dự toán NSX ( nếu có )
Khi có yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp trên điều chỉnh để đảm bảophù hợp với định hướng chung
Uỷ ban nhân dân xã sẽ tiến hành lập dự toán điều chỉnh, trình Hộiđồng nhân dân xã quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân Huyện quyết định,khi có biến động tương đối lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi Dự toán điềuchỉnh sau khi đựoc duyệt là dự toán ngân sách chính thức của xã trong năm
kế hoạch
Yêu cầu khi lập dự toán NSX.
Trang 30Phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về NSNN và NSX Khi lập dự toán NSX các xã phải bán sát kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội ở địa phương và có tác động tích cực trong việc xây dựng nông thônmới
2 Chấp hành dự toán ngân sách xã:
Uỷ ban nhân dân xã sẽ tiến hành phân bổ chi tiết dự toán NSX cho cácđơn vị dự toán sau đó gửi KBNN nơi dao dịch để thực hiện thanh toán vàkiểm thoát thu chi Điều này được thực hiện căn cứ vào dự toán NSX cả năm
do Hội đồng nhân dân quyết định
Tìm kiếm biện pháp kinh tế - tài chính - hành chính nhằm thực hiện tốtcác mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương chính là tổchức chấp hành dự toán NSX
Căn cứ váo khả năng thu, nhu cầu chi của từng quý và dự toán của cảnăm, Uỷ ban nhân dân xã tiến hành lập dự toán thu, chi quý
Tình hình hoạt động của xã và dự toán thu chi quý luôn luôn gắn liềnvới nhau một cách sát thực và cụ thể Dự toán thu, chi quý là một bộ phậncủa dự toán năm Do đó để thực hiện tốt dự toán thu, chi năm thì dự toánthu, chi quý phải được thực hiên một cách tốt đẹp và hiệu quả
Để đạt được mục tiêu thu, chi đúng, đày đủ, kịp thời, hướng tới thuvượt dự toán được giao thì công tác lập dự toán thu, chi quý phải dược chấphành đúng chế độ quy định, định mức tiêu chuẩn do Nhà nước đặt ra Do có
Trang 31một số xã có các nguồn thu chủ yếu theo mùa vụ nên có những lúc khôngđảm bảo được tiến độ Vì vậy Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã phải có những
đề nghị trình lên cơ quan tài chính cấp trên tăng tiến độ cấp bổ sung trong dựtoán đã được giao để điều hành chi theo tiến độ công việc
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc người được Chủ tịch Uỷ ban nhândân xã uỷ quyền là chủ của tài khoản thu chi NSX Uỷ ban nhân dân xã lập
dự toán thu chi quý NSX và gửi KBNN nơi giao dịch để bố trí kinh phí Đểthanh toán các khoản chi có giá trị nhỏ thì các xã đều phải có các quỹ tiềnmặt và KBNN nơi giao dịch sẽ quy định mức tồn quỹ tiền mặt của mỗi xã.Trong một số trường hợp có một số xã nằm cách xa KBNN nơi giao dichnên không có điều kiện đến nộp trực tiếp hoặc phải tốn khá nhiều thời giankhi đến nộp thì KBNN sẽ định mức tồn quỹ tiền mặt ở mức phù hợp vớitừng địa bàn mỗi xã sao cho thuận tiện nhất
Tổ chức thu
- Để đảm bảo phương châm thu đúng, thu đủ và thu kịp thời thì cơ quanthuế và ban tài chính xã phải phối hợp với nhau trong quá trình tổ chức kiểmtra, giám sát các nguồn thu NSNN Các khoản thu từ tài sản công và hoa lợicộng sản, quỹ đất công 5% là nguồn thu thường xuyên của NSX Do đó xãkhông được đấu thầu thu khoán một lần cho nhiều năm mà chỉ được đấuthầu khoán theo mùa vụ, chỉ có trong những trường hợp thật sự cần thiết thì
Trang 32phải tiến hành thu một lần cho một năm nhưng chỉ được thực hiện trong mộtnhiệm kỳ của một Hội đồng nhân dân.
- Đối với những trường hợp phải nộp ngân sách nhưng lại có thể nộptrực tiếp vào KBNN thì tiến hành lập giấy nộp tiền và trích tài khoản tiềngửi căn cứ vào thông báo của cơ quan thu hoặc ban tài chính xã hoặc mangtiền nộp trực tiếp vào KBNN
Trong trưòng hợp ngược lại, có những trường hợp mà đối tượng phảinộp ngân sách nhưng không thể nộp trực tiếp vào NSNN thông qua KBNNthì tiến hành như sau: Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của ban tàichính xã thì ban tài chính xã sẽ tiến hành viết giấy nộp tiền và mang tiền tớinộp trực tiếp vào KBNN( làm như vậy cũng được xem như là nộp trực tiếpvào NSNN), ban tài chính xã có nhiệm vụ quyết toán biên lai thu với cơquan cung cấp biên lai: Còn đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ của cơquan nhà nước chủ yếu là cơ quan thuế thì cơ quan thuế sẽ tiến hành viếtgiấy nộp tiền sau đó mang tiền tới KBNN để nộp tiền vào NSNN
- Mọi khoản thu đều phải có biên lai, đặc biệt nghiêm cấm các trườnghợp thu không có biên lai và thu để ngoài sổ sách
- Trong trường hợp phải thoái thu NSX thì KBNN phải tiến hành thủtục xác nhận rõ số tiền đã thu vào NSX để ban tài chính làm căn cứ thoáithu
Trang 33- Các yêu cầu cần thiết phải được đảm bảo của việc luân chuyểnchứng từ thu cụ thể là: Các khoản thu phân chia với ngân sách cấp trên thìKBNN sẽ tiến hành mởi tài khoản để lập bảng kê các khoản thu ngân sáchphân chia cho xã gửi ban tài chính xã; Các khoản thu NSX được hưởng100% KBNN chuyển chứng từ thu cho ban tài chính xã.
- Đối với số thu bổ sung của NSX, căn cứ vào khả năng cân đối củangân sách huyện, dự toán số bổ sung đã giao cho từng xã, dự toán thu chiquý, phòng tài chính huyện sẽ thông báo số bổ sung quý Đồng thời phòngtài chính huyện cũng cấp bổ sung cho xã theo định kỳ hàng tháng có nhưvậy thì xã mới đảm bảo được nguồn chi đặc biệt là là chi cho bộ máy Nhànước
- Thực hiện bằng chuyển khoản đối với các khoản thanh toán từ NSXqua KBNN cho các đối tượng có tài khoản giao dịch ở KBNN hoặc ở ngânhàng
Trang 34- Ban tài chính xã và KBNN phải phối hợp với nhau trong các định kỳghi thu và ghi thu vào NSX, đối với các khoản chi từ các nguồn thu được gữilại tại xã thì khi tiến hành làm thủ tục ghi thu, ghi chi phải luôn luôn kèmtheo bản thống kê chứng từ thu và bảng kê chứng từ chi.
+ Đối với chi thường xuyên: Ưu tiên chi trả sinh hoạt phí, tình hình cấpbách của công việc, khả năng của NSX tại thời điểm chi,các khoản phụ cấpchi thường xuyên khác căn cứ vào dự toán năm để tiến hành thực hiện chicho phù hợp
+ Đối với chi đầu tư phát triển: Việc thực hiện chi được thực hiện nhờviệc chia nhỏ nguồn vốn dành cho các đối tượng đầu tư như sau: Các dự ánđược đầu tư bằng các khoản đóng góp tự nguyện thì phải mở sổ theo dõi.Không chỉ có vậy các kết quả đầu tư và quyết toán dự án phải được minhbạch hoá tức là phải công khai cho nhân dân được biết Còn các dự án đượcđầu tư từ NSX thì việc quản lý phải được thực hiện theo phân cấp của Tỉnh
và theo quy định của Nhà nước
+ Đối với hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động của NSX: Việc thựchiện thu chi phải luôn luôn được đặt dưới sự giám sát của Hội đồng nhândân xã; Các cơ quan tài chính cấp trên( đặc biệt là cơ quan cấp huyện) phảithường xuyên kiểm tra và hướng dẫn công tác quản lý NSX
3 kế toán và quyết toán ngân sách xã:
Trang 35Quyết toán NSX là công việc tổng kết lại quá trình thực hiện dự toánnăm, sau khi năm ngân sách kết thúc, nhằm theo dõi và đánh giá lại toàn bộkết quả hoạt động của một năm ngân sách rồi từ đó rút ra các ưu điểm vànhược điểm, những bài học kinh nghiệm trong các năm ngân sách sau này Căn cứ vào Mục lục NSNN mới bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01/2003dược áp dụng cho cấp xã Ban tài chính xã sẽ có trách nhiệm thực hiện côngtác quyết toán và hạch toán kế toán NSX, thực hiện chế độ báo cáo quyếttoán theo quy định.
Thời gian tiến hành chỉnh lý báo cáo quyết toán NSX là hết ngày31/01 năm sau
Thẩm quyền phê duyệt quyết toán NSX: Báo cáo quyết toán NSX phảiđược chia thành 05 bản ngay sau khi Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn:
- Một bản được lưu lại tại ban tài chính xã
- Một bản được gửi cho Hội đồng nhân dân xã
- Một bản được gửi cho phòng tài chính vật giá của huyện
- Một bản được gửi cho Uỷ ban nhân dân xã
- Một bản được dùng vào việc công khai minh bạch hoá cho toàn thểnhân dân trong xã được biết
Uỷ ban nhân dân xã sẽ tiến hành xem xét và trình Hội đồng nhân dân
xã phê chuẩn sau khi ban tài chính xã lập xong báo cáo quyết toán Đồngthời gửi phòng tài chính vật giá huyện để tiến hành tổng hợp Chậm nhất là
Trang 36ngày 15 tháng 02 năm sau Uỷ ban nhân dân xã phải gửi báo cáo quyết toánnăm cho phòng tài chính huyện tiến hành tổng hợp.
Phòng tài chính huyện sẽ tiến hành tổng hợp và sau khi tổng hợpxong sẽ báo cáo cho Sở tài chính Thành phố Hà Nội Nếu trong khi tiếnhành tổng hợp báo cáo mà phát hiện có sai sót thì phải thông báo cho Uỷ bannhân dân huyện để Uỷ ban nhân dân huyện thông báo lại cho Hội đồng nhândân xã tiến hành điều chỉnh cho kịp thời gian Công tác lập, chấp hành vàquyết toán NSX phải đảm bảo thực hiện đúng luật NSNN đã có quy địnhriêng cho NSX Bởi vì chỉ có như vậy hoạt động quản lý NSX mới được tiếnhành lành mạnh, trơn chu, tiết kiệm, hiệu quả, thúc đẩy tăng trương kinh tế ởđịa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế địa phương ngày càng vữngmạnh, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của đất nước Từ đó sự nghiệp côngnghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước mới có thêm những bước tiến dài trêncon đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 37Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN ( 2006 – 2007 – 2008 )
I VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN.
1 Điều kiện tự nhiên của huyện Sóc Sơn.
Trang 38Về vị trí địa lý, Sóc Sơn nằm ở phía Bắc Thành phố Hà Nội, là một huyện
ngoại thành Sóc Sơn có diện tích tự nhiên là 30.651 ha( trong đó diện tíchđất nông nghiệp là 13.112 ha, diện tích đât canh tác là 12.226 ha)
Phía Đông huyện giáp tỉnh Bắc Ninh
Phía Tây huyện giáp huyện Vĩnh Phúc
Phía Nam huyện giáp huyện Đông Anh
Phía Bắc huyện giáp tỉnh Thái Nguyên
Về đặc điểm địa hình, Sóc Sơn có cả ba dạng địa hình: đồi núi đồng bằng
và trung du trong đó địa hình trung du phức tạp là phổ bíên nhất Cao độ mặtđất biến đổi đa dạng , không có vùng châu thổ lớn như các huyện vùng đồngbằng, địa hình mặt đất bị chia cắt nhỏ lẻ Hơn nữa, dân số Sóc Sơn khoảng24.5 vạn người và phần lớn người dân Sóc Sơn chủ yếu sinh sống bằng nghềnông Dó vậy có thể nói với dạng địa hình như vậy đã gây khó khăn chocuộc sống của người dân vốn đã nhiều vất vả
Về lịch sử hình thành, Sóc Sơn được hình thành trên cơ sở sát nhập haihuyện Đa Phúc và Kim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phú nay đã tách thành hai tỉnhVĩnh Phúc và Phú Thọ cùng với tỉnh Xuân Hoà theo quyết định 178/QĐngày 5 tháng 7 năm 1997 của Hội đòng chính phủ Việt Nam Khi ấy huyệnSóc Sơn vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Phú Ngày 29/12/1978 huyện Sóc Sơn đượcchuyển về Hà Nội
Trang 39Về cơ cấu và các đơn vị hành chính huyện, Chủ tịch Hội đồng nhân dânhuyện: Nguyễn Duy Hiếu, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân: Nguyễn Văn Nguyệt,
Bí thư huyện uỷ: Trần Đức Hoàn Các phòng ban của huyện gồm: phòngthống kê, phòng tài chính - kế hoạch, phòng tài nguyên môi trường, phòngkinh tế, phòng lao động thương binh và xã hội, phòng khoa học kỹ thuật vàphát triển nông thôn, phòng xây dựng đô thị, phòng y tế, phòng giáo dục,văn phòng Hội đồng nhân dân Uỷ ban nhân dân, phòng nội vụ, phòng thanhtra nhà nước, phòng tư pháp, phòng thể dục thể thao, Uỷ ban dân số gia đình
và trẻ em, phòng văn hoá thông tin, Hội chữ thập đỏ, Ban tôn giáo HuyệnSóc Sơn có 25 xã và một thị trấn: Thị trấn Sóc Sơn và các xã ( Tiên Dược,Phù Linh, Xuân Thu, Xuân Giang, Bắc Phú, Trung Gĩa, Bắc Sơn, ĐôngXuân, Mai Đình, Phú Cường, Hiền Ninh, Minh Trí, Tân Dân, Tân Minh,Kim Lũ, Đức Hoà, Việt Long, Tân Hưng, Hồng Kỳ, Nam Sơn, Phù Lỗ, PhúMinh, Quang Tiến, Minh Phú, Thanh Xuân
Sóc Sơn có ba khu du lịch khá nổi tiếng được bạn bè gần xa biết đến và
ca tụng bởi vẻ đẹp của chốn thâm sơn cùng cốc pha lẫn với nét hiện đại, cónhững chỗ phong cảnh giống như Đà Lạt Đó là đền Sóc Sơn, Chùa NonNước, Sân Golf Minh Trí
Về dân số và thành phần dân tộc: có thể nói chưa có một huyện nào màngười dân có gốc gác từ nhiều nơi như ở Sóc Sơn, thật đúng như câu đấtlành chim đậu Nhưng có một điều rất thú vị, cho dù người dân đổ về dây từ
Trang 40nhiều nơi nhưng họ chủ yếu là người kinh còn các thành phần dân tộc khácthì chiếm một tỷ lệ vô cùng nhỏ Theo ý kiến chủ quan của cá nhân tôi thìhiện tượng này có lẽ là do tinh thần mến khách của người dân Sóc Sơn và sựphát triển đang lên của địa phương.
2 Tình hình kinh tế trên địa bàn Sóc Sơn thời gian qua:
Tuy Sóc Sơn có điểm xuất phát tương đối thấp nhưng nhờ sự nỗ lực vươnlên của người dân cộng với sự qua tâm của Đảng và Nhà Nước mà trongmấy năm trở lại đây tình hình kinh tế của huyện đã có những bước tiến đángkhích lệ: Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm huyện đã chútrọng đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, mặc dù còn một số xã do chưa có đủkinh phí đóng góp nên vẫn chưa được làm tuyến đường liên xã, thì nhìnchung trên toàn huyện cơ bản có 100% tuyến đường dẫn đến các xã đã đượcgiải nhựa, 100% các hộ dân trong xã đã có điện để phụ vụ cho sinh hoạt Cóđược thành quả tốt đẹp đó phải kể đến sự tận tình quan tâm của Đảng vàNhà nước đối với sự nghiệp phát triển của huyện nhằm xoá hẳn các hộnghèo trrên địa bàn huyện, đua Sóc Sơn sánh ngang với các huyện khác củaThành phố Hà Nội Là một huyện nghèo so với các huyện khác, người dântrong huyện chủ yếu sống bằng nghề nông, nên tỷ trọng nông nghiệp chiếmphần lớn trong cơ cấu kinh tế Nhưng mấy năm ngần đây do áp dụng và thựchiện chính sách kinh tế nên một số thành phần kinh tế đẫ xuất hiện và nhanhchóng phát triển mạnh mẽ, nhiều thành phần đã xuất hiện hình thức nông